lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks:
Thiền Với Tư Tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên
...
" Từ-Vinh lấy vợ họ Tăng, Tăng-thị sinh con trai là Từ-Lộ, tức là Từ-Đạo-Hạnh. Ít tuổi, Từ-Lộ có tính ngông-nghênh, ngày thường ông kết bạn với Nho-giả Phi-Sinh, Đạo-sĩ Lê-Toàn-Nghĩa và con hát Vi-Ất. Tối thì chịu khó đọc sách, ngày thì đánh cầu, thổi sáo, đánh bạc làm vui. Cha Từ-Vinh thường trách là lười-biếng. Một đêm cha lén vào phòng ngủ dòm trộm, thấy đèn chong suốt đêm, sách vở chồng đống. Từ-Lộ thì tựa án ngủ, tay không buông sách. Từ đấy cha không lo nữa.
Sau Từ-Lộ dự kỳ thi Tăng-quan, liền đỗ thứ nhất khoa-thi Bạch-Liên-khoa, cũng như cha thủa trước. Bạch-Liên vốn là tên một Tôn trong Phật-giáo do nhà sư Tuệ-Viển đời Tấn ( 265 - 419 ) bên Tầu tổ-chức một xã Bạch-Liên, lấy " qui y tịnh độ " làm tôn-chỉ. Về sau dòng này biến thành một dòng mượn đạo Phật để lợi-dụng phép " sấm vĩ phù lục " là phép ma-thuật .
Từ-Vinh thường dùng tà-thuật quấy Diên-Thành-Hầu. Hầu nhờ Pháp-sư Đại-Diên dùng phép đánh chết. Thành-tích Chùa Láng, Chùa Thày và các nơi thờ Từ-Đạo-Hạnh có nói rằng Từ-Vinh dùng phép tàng-hình lẩn vào trong hậu-cung của Diên-Thành-Hầu để ghẹo cung-phi, Hầu nhờ Đại-Diên bắt. Một hôm Đại-Diên lấy tro rắc trước cửa phòng cung-nhân rồi đọc chú, vẽ bùa và giao cho cung-nhân một cuộn chỉ ngũ-sắc, Đại-Diên dặn cung-nhân rằng nếu Vinh tới thì lấy chỉ buộc vào lưng rồi hô-hoán lên. Vinh túng-thế, nhưng mắc vào lưới phép không chạy được. Y bèn biến hình làm con dán và trốn vào vách. Đại-Diên tới tìm mãi không thấy, sau thấy có râu dán thò ra. Đại-Diên bèn cầm râu kéo ra thì là một con dán trắng. Đại-Diên đánh chết lại hiện ra thây người là Từ-Vinh. Cứ theo " Thiền Uyển Tập Anh " thì sau khi đánh chết, Đại-Diên vứt thây nhà sư phá-giới xuống sông Tô-Lịch. Thây trôi đến cầu Vu-Quyết, trước nhà Diên-Thành-Hầu thình-lình đứng dựng lên mà trỏ tay vào nhà Hầu tỏ vẻ về sau thù tất báo. Hầu sợ-hãi liền đi tìm Đại-Diên Pháp-sư. Pháp-sư đọc câu kệ rằng :
" Tăng hận bất cách tức "
( Thầy tu có giận ai không để qua đêm khác ) .
Tức thì cái thây ngã xuống mà trôi đi .
Từ khi Từ-Vinh phạm tội, vợ con bị tróc nã thì Từ-Lộ với mẹ trốn về cố-hương ở làng Phục-Lạp tỉnh Sơn-Tây. Từ đấy để ý trả thù cho cha, cắt tóc làm Tăng, tìm thày học đạo. Giữa đường gặp Nguyễn-Chí-Thành, tức là Nguyễn-Minh-Không cùng môn học Phật. Hai người kết bạn, đi thăm cảnh Hương-Tích tức Chùa Hương ở hạt Hà-Đông, được Đức Quan-Thế-Âm hiện-hình trỏ đường lên núi rồi truyền đạo trao pháp. Sách Lĩnh-Nam Trích-Quái chép rằng : " Từ-Lộ định đi đến nước Ấn-Độ cầu thuật linh-dị, giữa đường đến nước Kim-Xỉ-Man ( Vân-Nam ) thấy hiểm-trở bèn về tu ở Chùa Phật-Tích ( Sai-Sơn ) thuộc Quốc-Oai, Sơn-Tây bây giờ ". Sách Sự-Tích Thực-Lục chép rằng : " Từ-Lộ một hôm rình được Đại-Diên đi ra, làm phép lấy gậy đánh bóng Đại-Diên, nhưng nghe thấy trên không-trung có tiếng thét lên : Thôi ! Thôi ! Lộ vứt gậy về nhà, thương nhớ đến cha càng tức-giận, muốn đi đến Ấn-Độ, bên Tây-Thiên cầu phép linh-dị. Bấy giờ cùng bạn là Minh-Không và Giác-Hải đều đi đến Kinh-Xỉ-Man đường lối hiểm-trở toan trở về. Thấy một bà già ngồi ở cái thuyền con trên mặt sông. Lộ thấy, hỏi : _" Độ bao lâu nữa thì đến Tây-Thiên ? " Bà đáp : _ " Hiểm-trở không đi được nhưng lão có cái thuyền nhỏ có thể trở đi và có cái trượng nhỏ có thể chỉ thẳng sang Tây-Thiên được ". Bà cho mượn thuyền và trượng rồi đọc kệ tiễn đi. vụt chốc ba người đều đến Tây-Thiên. Từ-Lộ giữ thuyền, Minh-Không và Giác-Hải đi học phép được rồi về ngay trước. Lộ đợi trong thuyền ba ngày chẳng thấy hai bạn trở về, chỉ thấy một bà già vơ-vẩn đến bờ sông. Lộ hỏi : " Bà có thấy hai gã đi cầu đạo không ? ". Bà ấy đáp rằng : " Hai người ấy đã được ta dạy cho phép thiêng đắc đạo trở về rồi." Bà lại bảo Lộ gánh hai thùng nước về nhà rồi dạy cho phép thiêng gồm cả phép xúc-địa ( rút đường ) nữa, cùng lời chú Đà-La-Ni là mật-ngữ của Phật-Bồ-Tát tóm đủ mọi đức. Lộ mới đọc thần-chú làm cho Minh-Không, Giác-Hải giữa đường đau bụng, rồi hiện hành phép xúc-địa để đi lên trước. Đến Cầu Ngải, tức Ngải-cầu ( xã Hà-Đông ) Lộ hóa hình con hổ gầm lên trong bụi để nát hai bạn. Nhưng họ cũng học được phép thiêng, biết ngay là Lộ lộng phép giả hình, bèn cùng nhìn nhau bảo rằng : " Bạn muốn thân này, kiếp sau sẽ được thân ấy ". Lộ tức thì hiện hình nói lại : "Chúng ta cùng được Đức Thế-Tôn truyền đạo. Nếu hậu-thân tôi phải xuống thế-gian ở ngôi nhân-chủ quyết không tránh khỏi quái-bệnh, tôi với bạn đã có duyên, nguyện lại cứu cho ".
Sài-Sơn Thắng-Tích Tạp-Chí chép rằng :
" Khi Từ-Lộ và Minh-Không đã được Đức Quan-Âm trao cho phép-thuật, hai thày thử lẫn nhau. Minh-Không đi vài trăm bước lên trước, giả làm mỏi-mệt ngồi dưới gốc cây lớn, Từ-Lộ chẳng đoái lại và cứ sấn bước đi lên ước chừng một dặm, rồi nắm tay quyết hóa ra con dao rạch bụng lôi ruột ra, hóa thành con hổ đói gầm thét chực bắt người. Minh-Không biết là Từ-Lộ hóa hình, nhưng giả làm như không biết, cứ lướt qua. Vì tình bè-bạn không nỡ dùng phép-thuật yểm-trừ, Minh-Không chỉ vạch đất làm Thành để tránh miệng hổ, phàn-nàn như rủa rằng : " Đạo-Hạnh học đạo cầu Tiên lại muốn làm giống thú-dữ ! Sau này sẽ phải chịu kiếp ấy ! " Từ-Lộ sợ lại hóa thân như cũ, lạy bạn vừa khóc vừa nói : " Trót dại quá vui thử phép, sau nếu phải chịu quái-bệnh thì nhờ bạn cứu cho ".
Từ-Lộ từ-biệt Minh-Không và Giác-Hải trở về tu-luyện ở Chùa Thiên-Phúc, núi Sài-Sơn ( Sơn-Tây ), ngày thường Từ tụng chú Đại-Bi-Tâm-Đà-La-Ni, niệm đủ một vạn tám nghìn lần, mổi lần ngắt một cành thông làm ghi đến nỗi hai cây thông trống quang không. Một vị Thần xưng là Tứ-Trấn-Thiên-Vương cảm công-phu trì-tụng ấy lại hầu. Từ-Lộ đã tự-phụ mình đã tức-trí thần-thông bèn quay về Yên-Lãng để trả thù cho cha. Khi đến Cầu Yên-Quyết, Vu-Quyết, làng Cót trên sông Tô-Lịch, Lộ phóng cái trượng trên mặt nước, trượng đứng xứng lên rồi đi như bay ngược lên Cầu Tây-Dương là chỗ xưa kia cái thây Từ-vinh đứng trước nhà Hầu-Diên-Thành. Mừng rằng phép của mình thắng được phép của Đại-Diên, Lộ đi thẳng đến tận nơi, thì Đại-Diên nhắc lại việc trước. Lộ mới trông lên trời, thấy yên-lặng bèn đánh chết Đại-Diên rồi vứt xác xuống sông Tô-Lịch. ( Vì thế nên hàng năm cứ ngày Hội Chùa Láng, có lệ rước Thánh-giá qua Chùa Yên-Quyết Dịch-Vọng, là Chùa của Đại-Diên trù-trì để diễn lại việc đánh nhau ).
Sau khi thù cha đã sạch, Từ-Lộ đi thăm các Tùng-lâm để tham-thiền học-đạo, rồi lại trở về núi Sài-Sơn tu-luyện, một ngày một đắc-đạo hơn, sai-khiến được cả sơn-cầm dã-thú và ra tay phù-lục chửa bệnh hiệu-nghiệm như Thần.
Còn Đại-Diên thì xác theo giòng sông trôi đến bãi Trung-Loan thuộc địa-phận Trường-An-Lương ( Ninh-bình ). Dù xác thịt đã nát, tinh-phách hãy còn, hóa thành đứa tiêu-đồng ở trong mo cây cau ngã xuống, biết nói ngay, tự xưng là Giác-hoàng ( Vua Giác tức là Phật ). Vào năm Ất-Tỵ ( 1115 ) đời Vua Nhân-Tôn, dân Thanh-Hóa, vì Trường-An bấy giờ thuộc xứ này, mới tâu Vua biết. Vua sai đi xem, quả nhiên thông-minh tú-lệ, bèn truyền cho đưa về ở Chùa Báo-Thiên, chỗ hiện nay là Nhà Thờ Lớn Hà-Nội. Vua
định dùng Giác-Hoàng làm Hoàng-thái-tử, quần-thần đều can-ngăn, nói nếu Giác-Hoàng thật có linh-dị thì nên đầu-thai vào cung. Vua cho lập đàn thác-thai ở Chùa Báo-Thiên. Ông Hoàng-Xuân-Hãn đã dịch sự-tích này ở Việt-Sử-Lược đời Trần và Thiền-Uyển-Tập-Anh Ngữ-Lục như sau :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...