lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks:
Thiền Với Tư Tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên
...
" Đến quá trưa, vào tạm nghỉ ở Chùa Giác-Hạnh. Sáng sớm lại đi, vượt ải qua đèo, lặn suối trèo non, mệt mỏi đến không sao tiến bước được nữa.
" Trẫm bèn xuống ngựa vịn đá mà đi. Đến giờ Mùi thì đến chân núi Yên-Tử. Sớm hôm sau trèo lên đỉnh núi tìm gặp Quốc-sư là Sa-Môn trong phái Trúc-Lâm. Nhà sư gặp thì mừng-rỡ, thong-thả nói với Trẫm rằng : _ Lão tăng ở nơi sơn giã đã lâu, xương cứng da mồi, ăn rau ăn hạt, uống nước suối, chơi trong rừng, lòng nhẹ như mây nổi, theo gió mà đến đây. Nay Bệ-hạ bỏ địa-vị làm chủ nhân-dân, nghĩ đến kẻ hèn nơi rừng hoang này, quả có điều gì khích-động mà đến đây chăng ? Trẫm nghe nói hai hàng lệ tuôn rơi bèn bộc-bạch : _ Trẫm nay còn thơ trẻ đau đớn mất hai thân, một mình đứng đầu sĩ dân, không có chỗ nương-tựa. Nghĩ lại đời trước, sự-nghiệp của Đế-Vương hưng phế không thường, cho nên Trẫm vào núi này chỉ cầu tu Phật, không cầu được vật gì khác. Quốc-sư trả lời : _ Núi vốn không có Phật. Nay Bệ-hạ nếu giác-ngộ Tâm ấy thì đứng ở trần-gian mà thành Phật không phải khốn khổ cầu Phật ở ngoài ".
Xem đấy đủ thấy tâm-sự một nhà Vua biết-bao thiết-tha về đạo-lý, chúng ta không còn khó hiểu vì sức đức-hóa của một chính-trị thân-dân, cho nên khí-dân mới được hùng mạnh, nhân tâm trong nước mới khỏi chia lìa. Sở-dĩ có kết-quả ấy là vì tinh-thần Phật-giáo Việt-Nam chuyên chú-trọng về Thiền ; mà đạo Thiền thì cố luyện-tập lấy khí-lực tâm-linh để tập-trung vào hành-động xã-hội nhân-sinh, tức như đúc-tính " dũng " ở Khổng-học. Do đấy mà tinh-thần Phật-giáo ở Việt-Nam không những không gây xung-đột với các môn tư-tưởng khác như Khổng, Lão, mà lại còn đem lại cho người ta một quan-điểm rộng-rãi về tâm-linh-học. Mở đầu " Thiền-Tôn Chỉ-Nam " của tác-giả Khóa-Hư chúng ta thấy ngay quan-điểm tổng-hợp đồng-nhất trong sai-biệt : " Phật vô Nam, Bắc quân khả tu cầu. Tính hữu trí ngu đồng tu giác-ngộ " ( Phật không có chia ra Nam, Bắc. Đã là Phật thì dù Nam hay Bắc nên cầu lấy cả. Tính con người có thông-minh và ngu-độn nhưng đều phải giúp lẫn nhau mà giác-ngộ ).
Ngày nay tư-tưởng Phật-giáo ở Việt-Nam nên noi theo tiêu-chuẩn tâm-linh hoạt-động ấy, tưởng không hại gì cho khuynh-hướng bác-ái từ-bi của ngành Quan-Âm Bồ-Tát, hay đạo-lý tình-yêu đại-đồng. Hơn nữa tinh-thần Phật-giáo Việt-Nam đời Lý, Trần có khơi nguồn, khai mạch thì mới có thể dọn đường cho văn-hóa Việt-Nam tiếp-thụ và đồng-hóa các trào-lư văn-hóa Cơ-đốc hay Khoa-học ngày nay, ở thế-giới năm châu một chợ, bốn bể một nhà, vì nó căn-cứ vào thực-nghiệm tâm-linh, thỏa-mãn cho cả lý-trí lẫn tình-cảm.
Nguyễn Đăng Thục
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...