lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks:
Thiền Với Tư Tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên
...
" Khoa-học Raja Yoga ( tức là Thiền-học ) nhằm mục-tiêu trước tiên là mang lại cho chúng ta phương-tiện để quan-sát những trạng-thái bên trong ( nội-tại ). Dụng-cụ dùng là chính Tinh-thần, Sức-mạnh của chú-ý, khi nào hướng-dẫn chính-đáng và hướng vào nội-giới thì có thể phân-tích tinh-thần ( phân tâm ) và soi sáng những thực-kiện. Những năng-lực của tinh-thần khác nào như những tia-sáng lu-mờ khi nào người ta tập-trung lại thì chúng soi sáng. Đấy là phương-tiện duy-nhất của chúng ta để thâu-thái tri-thức. Mỗi người đều sử-dụng phương-tiện ấy, đối với ngoại-giới cũng như đối với ở nội-giới, nhưng nhà tâm-lý-học phải quan-sát nội-giới một cách tỉ-mỉ, cũng như nhà khoa-học khảo-sát ngoại-giới, và vì thế mà phải có nhiều công-phu tập-luyện. Từ thuở nhỏ chúng ta chỉ được dạy nhìn sự-vật bên ngoài mà ít khi nhìn vào sự-vật bên trong. Cho nên chúng ta phần lớn đã mất cái khiếu quan-sát cơ-quan nội-tại. Như vậy thì chuyển hướng tinh-thần vào bên trong nội-giới, không cho nó phóng ra bên ngoài, rồi tập-trung tất cả năng-lực của nó lại và chiếu thẳng vào chính tinh-thần để nó tìm hiểu về chính bản-tính nó, ấy là cả một công-trình kỳ-khu. Tuy nhiên đấy là phương-tiện độc-nhất và duy-nhất để tìm một đường lối khoa-học tiếp-cận cho sự khảo-cứu này.
" Cái biết ấy dùng làm gì ? Trước hết trí-thức tự nó là một phần-thưởng tối-cao, và sau nữa nó có ích-lợi. Nó làm cho người ta mất hết đau-khổ phiền-não. Khi nào phân-tích chính cái tâm của mình, người ta đến trước nhỡn-tiền với cái gì bất-di bất-dịch, cái gì mà tự bản-tính nó vĩnh-viễn thuần-nhất và hoàn-hảo, người ta sẽ không khổ-sở nữa, không đau-phiền nữa. Tất cả đau-khổ đều do sợ-hãi, dục-vọng, bất-mãn sinh ra. Khi nào người ta thấy không bao giờ chết nữa, thì người ta không còn sợ chết. Khi nào nó biết nó hoàn-hảo, nó không còn khát-vọng hão-huyền nữa. Hai nguyên-nhân ấy đã không còn nữa thì đau-khổ cũng hết, chỉ còn lạc-thú hoàn-toàn dù ngay khi người ta đương còn sống trong thân-thể này vậy " . _ ( Raja Yoga, " Yoga Pratiques ", ed. Albin Michel, tr. 374 -375 )
Đấy là mục-đích của Thiền-định mà Thiền-Tôn lấy làm con đường tu-luyện, thờ-phụng, cung-kính chính căn-bản tối cần-thiết, vì chính ở đấy mới chứng-nghiệm cho tín-ngưỡng, khiến nó có thể tiến-bộ về tinh-thần, hoán-cải tâm-tính. Tất cả những hình-thức khác của tín-ngưỡng bất quá chỉ là phụ-thuộc để dọn đường cho thực-nghiệm tâm-linh của Thiền-định. Tất cả tri-thức đều dựa vào thực-nghiệm như Vivekananda đã tuyên-bố, và tập-trung tinh-thần hay Thiền-định chính là căn cốt của tất cả tri-thức chân-chính. Tri-thức chân-chính ở đây là tri-thức tâm-linh, tri-thức trực-tiếp về Thượng-Đế, về Phật-tính, tức là về một thực-thể duy-nhất của toàn-thể vũ-trụ nội-giới cũng như ngoại-giới. Đấy là tri-thức thực-nghiệm về linh-hồn, về bản-tính của tâm mà Thiền-học lấy làm cứu-cánh cho tín-ngưỡng, cho tất cả tôn-giáo. Và đối với Thiền-học thì người ta không cần phải có lòng tin hay tín-điều gì hết. Đạo-sĩ Vivekananda bảo : " Các anh không nên tin vào cái gì mà chính các anh không tự đã thấy, đấy là điều mà Thiền-học dạy các anh " .
Như vậy đủ thấy Thiền-Tôn đã quan-niệm vấn-đề Tam-giáo Đồng-nguyên trên nền-tảng tri-thức tâm-linh thực-nghiệm. Và cũng căn-cứ vào lịch-sử tín-ngưỡng Đông - Tây để thực-nghiệm tâm-linh như thế, mà gần đây triết-gia Ấn Radhakrishna đã dung-hòa các tôn-giáo, các tín-ngưỡng trong triết-học tôn-giáo của ông như sau :
" 1/_ Trước nhất, thực-nghiệm tâm-linh là một thái-độ phản-ứng của toàn-thể con người với Thực-tại. Nó bao-hàm và siêu-vượt tất cả hoạt-động tri-thức, luân-lý và tình-cảm. Nó là tri-thức trong thực-hiện. Bởi thế cho nên cụ-thể và có tính-cách cá-nhân chứ không trừu-tượng và đại-cương như tri-thức khái-niệm. Nó cũng không có thể trao-đổi qua danh-từ hợp lý. Người ta chỉ có thể biết tinh-thần bằng thực-nghiệm với nó, cũng như người ta biết tình yêu bằng yêu-đương chứ không bằng đọc sách về tình-yêu.
" 2/_ Hai là, nó là trực-tiếp toàn-thể mang theo với nó sự chính-xác của nó. Nó ngự-trị bởi chính quyền của nó được ngự-trị, tự nó thiết-lập cho nó tự duy-trì lấy, tự sáng với ánh-sáng của nó. Nó không cần đến sự xác-nhiên nào khác ở ngoài nó.
" 3/_ Ba là nó biểu-lộ cho chúng ta thấy một Hữu-thể Tuyệt-đối và Trường-cửu, ngoài các phạm-trù của tư-tưởng và biểu-hiệu. Tuy nhiên khi chúng ta bảo rằng tuyệt-đối biểu-thị ở thực-nghiệm thần-bí thì không có mảy-may phẩm-tính và chỉ có thể mô-tả bằng cách phủ-định. Chúng ta muốn nói ở đây rằng tất cả tính xác-thực bất-khả tư-nghị của nó vượt tất cả các hình-thức tư-tưởng. Chúng ta gọi là Không, bởi vì nó không là cái gì Hữu-thể của chúng ta tạo ra nên không có thể quan-niệm với tinh-thần hữu-hạn của chúng ta, nhưng không phải bởi vì nó tuyệt-đối Không .
" 4/_ Bốn là thực-nghiệm tâm-linh có ba đặc-tính là Thực-tại, Ý-thức và Cực-lạc ( tức là Sat, Chit, Ananda ) theo các nhà Tiên-tri Ấn-Độ mô-tả. Tuy chúng ta phân-biệt những phẩm-tính ấy, nhưng ở Thượng-Đế chúng ta không phân-biệt. chúng ta cũng gán cho Thượng-Đế những đức-tính thiêng-liêng, công-lý, tình-yêu, dung-thứ, v.v… bởi vì đấy là những đức-tính tối-cao nhân-loại biết được. Nhưng khi gán những đức-tính ấy chúng ta chớ nên quên rằng chúng có ở tại Thực-tại cùng tột với ý-nghĩa khác chúng có ở nơi ta. Cùng tương-tự như thế mà dù tuyệt-đối có vượt lên trên tất cả quan-niệm về Hữu-ngã và Vô-ngã, nhân-cách và phi-nhân-cách. Chúng ta cũng gán nhân-cách cho Ngài như là một Phạm-trù cao nhất chúng ta có thể biết được. Nhân-cách của Thượng-Đế như vậy chỉ là một tượng-trưng. Đấy biểu-thị cái gì có thể gọi là quan-điểm thi-văn về Thượng-Đế hơn là quan-điểm khoa-học. Đấy biểu-thị Thượng-Đế đối với chúng ta chứ không phải Thượng-Đế ở chỗ Tự-tại .
" 5/_ Năm là thực-nghiệm tâm-linh không những biểu-lộ cho chúng ta một một thực-tại siêu-nhiên, mà còn đem lại cho chúng ta cái tin-tưởng về duy-nhất của thế-giới. Nhà Đạo-học tâm-linh thần-hóa tri-giác thực-tại không những siêu-nhiên mà còn tiềm-tại. Đối với các Ngài tất cả sự-vật sống động và hiện-thực ở tại trong một tâm-linh đại-đồng.
" 6/_ Sáu là khẳng-định có lẽ là trọng-đại nhất về thực-nghiệm tôn-giáo ấy là sự đồng-thể cảm thấy giữa linh-hồn và Thượng-Đế. Chúng ta nghe thấy nói rằng trong lúc tuệ-giác tối-cao biên-giới tự-ngã cá-nhân với thực-tại cùng-tột biến mất. Nhà tâm-linh thần-hóa cảm thấy bản-ngã của mình có thể nói chỉ là trung-tâm của một tâm-linh biến-tại " vô sở bất tại ". Đấy là một điểm nhắc đi nhắc lại trong tất cả truyền-thống tâm-linh thần-hóa, trong tâm-linh-học Ấn-độ-giáo, trong Tân-Bá-Lạp-Đồ phái, trong Hồi-giáo và trong Thiên-Chúa-giáo. Lời Kinh Upanisad danh tiếng " Thử Tức Bỉ " và lời tuyên-bố của Jésus " Ta với Thiên-phụ ta là một ", cùng là bao nhiêu bằng-chứng của các nhà thần-hóa khắp thế-giới đều nhận rõ một loại thực-nghiệm tương-tự.
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...