lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks:
Thiền Với Tư Tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên
...
Trước hết chúng ta phải công-nhận rằng tín-ngưỡng Vật-linh quả là tín-ngưỡng đầu tiên của dân Việt, dù những di-tích văn-hóa Đông-Sơn, như văn-hóa " Trống Đồng " có cho ta ngờ rằng trước khi các nền giáo-lý chính Đông-phương như Nho, Lão, Phật du-nhập vào đất Việt, dân Việt bản-xứ vốn đã tín-ngưỡng Vật-Tổ, linh-hồn bất-diệt, căn-cứ vào các hình thuyền khắc trên mặt " Trống Đồng " tả cuộc lễ chuyên-chở linh-hồn người chết sang bên kia thế-giới, như tục-lệ của dân Dayak ở Bornéo còn sót lại.
" Trong những đề-tài cổ-truyền có một đề-tài bầy tỏ những nét giống một cách không chối cãi với những hình thuyền khắc ở " Trống Đồng " Hà-Nội. Đấy là một chiếc " thuyền vàng " chở dân Dayak đầu tiên đổ-bộ lên Bornéo thủa xưa. Từ ngày chiếc thuyền ấy không đi trên bể nửa, nó được dùng để chở những linh-hồn người chết sang đảo Bồng-Lai Cực-Lạc ở giữa Vân-Hồ ……
" Như thế " Trống Đồng " tại Hà-Nội với hình điêu-khắc phong-phú có lẽ là bằng-chứng của một nền văn-hóa cổ xưa còn sót lại vết-tích ngày nay ở dân Dayak tại Bornéo ". _ ( Victor Goloubew, " Thờì-Đại Thanh Đồng ở Bắc-Việt và phía Bắc Trung-Việt, -- E.F.E.O tr. XXIX , 1929 )
Mặc dầu tín-ngưỡng cố-hữu của dân Việt nguyên-thủy là Vật-Tổ, Vật-linh, hay Linh-hồn bất-diệt, một điều dĩ nhiên là ở thời nhà Lý, một triều-đại đã có ý-thức tối-cao về dân-tộc độc-lập và tồn-tại, chống với Bắc-địch, phạt Chiêm-Thành phương Nam, ở thời ấy dân-tộc Việt-Nam đã đồng-hóa thuần-thục được ba nền tôn-giáo chính của Á-Đông vào dân-tộc-tính thành một nền Tam-Giáo Đồng-Nguyên phong-phú, làm sinh-lực sáng-tạo của mình. Vậy thử hỏi cái quá-trình tâm-linh-hóa tín-ngưỡng của nhân-dân nhà Lý đã tiến tới mức nào ?
Bắt đầu là tín-ngưỡng Vật-linh, vốn là trình-độ tín-ngưỡng chung của tất cả nhân-loại thời nguyên-thủy cũng như các Bộ-lạc du-mục miền Thượng-du ngày nay. Chân tay không, hàng ngày tiếp-xúc với mọi hiện-tượng thiên-nhiên, nhân-loại bắt đầu sợ-hãi trước những mãnh-lực của vũ-trụ. Từ sợ-hãi họ đi đến suy-tôn thờ-kính. Từ lòng kính sợ ấy sinh ra có tục nhân-cách-hóa các mãnh-lực thiên-nhiên, và đồng thời vì hàng ngày lặn chìm nơi rừng núi, thân-mật với các mãnh-lực và cũng vì mục-đích thực-tiễn sống còn, lại nhân sẵn có sức cảm-thông tự-nhiên với hoàn-cảnh, người ta nhân-cách-hóa những mãnh-lực thiên-nhiên trong sự cầu-tụng. Trong sự cầu-tụng ấy người ta tìm cách làm thỏa-mãn những mãnh-lực thiên-nhiên, coi như những linh-hồn tương-tự với mình và rồi người ta tìm bắt-chước để thâu lượm tư-hữu những mãnh-lực ấy cho mình. Đấy là con đường tín-ngưỡng Vật-linh đưa đến tín-ngưỡng Ma-thuật của các dân-tộc du-mục xưa cũng như nay. Bên cạnh việc nhân-cách-hóa các mãnh-lực thiên-nhiên đẻ ra tín-ngưỡng thiên-nhiên Vật-linh, Vật-tổ, còn có cả một ma-thuật như phù-trú, để đồng-hóa các mãnh-lực thiên-nhiên vì mục-đích thực-tiễn.
Người ta không thể đồng-hóa hay nhân-bản-hóa thiên-nhiên, nếu không gần-gũi thiên-nhiên, cảm-thông đồng-điệu tham-gia vào thiên-nhiên như cùng một thể. Đấy là cái trực-giác " Vạn vật nhất thể " nó làm nguồn-gốc cho cái tín-ngưỡng Vật-linh, Vật-tổ với hậu-quả của nó là ma-thuật, vì biết của trực-giác là thể-hiện và thể-hiện là quyền-năng. Một đoàn-thể tôn-sùng một hiện-tượng thiên-nhiên làm Vật-tổ, thì tự coi mình là cái Vật-tổ ấy, có tất cả cái xấu cũng như cái tốt của Vật-tổ. Nếu Vật-tổ là con thú nào thì đoàn-thể tự coi mình có những tính-tình và năng-lực của con thú ấy. Đấy là tinh-thần ma-thuật Vật-linh của nhân-loại cổ-sơ, cho biết là thể-hiện hai vật tham-gia vào với nhau chứ không đối đãi chủ với khách, vì tính-tình chất-phác, trí-thức chưa phát-triển, họ chưa ý-thức được mình biệt-lập với hoàn-cảnh. Từ cái tâm-hồn dễ thông-cảm ấy mà nẩy-nở các vần thơ để ca-tụng đồng thời cúng-cầu. Và cũng từ cái tâm-hồn chất-phác ấy mà có sự mê-tín về ma-thuật.
Ma-thuật là khả-năng biến-hóa ở thiên-nhiên. tự nó không có gì là mê-tín hay hoang-đường, vì sức tiến-hóa của thiên-nhiên thì vô-cùng, mà khoa-học ngày nay mới giải-thích và sử-dụng được một phần nào.
Sở dĩ có mê-tín ma-thuật là người xưa gán cho những nguyên-nhân bí-mật đứng bên ngoải hiện-tượng để điều-động những hiện-tượng một cách hỗn-độn vô trật-tự, ngẫu-nhiên tùy theo ý muốn quỷ-thần xấu hay tốt. Họ không tìm ở tại bản-tính của sự-vật để giải-thích và tìm-hiểu lý-do, ví như quả táo rơi vì có ma-quỷ ẩn trên cây đã tinh-nghịch ném quả táo, chứ không phải ở bản-tính quả táo có cái sức hấp-dẫn với mặt-đất.
Nhưng không phải tâm-hồn chất-phác cổ-xưa đều mê-tín. Có những hạng tiên-tri ẩn-dật nơi thâm-sơn cùng-cốc đã cảm-thông với thiên-nhiên và thực-nghiệm ở nội-tâm các Ngài trong trầm-tư mặc-định cái bản-tính đồng-nhất-thể với toàn-thể thiên-nhiên. Trên con đường nội-tỉnh ấy các Ngài cùng tuyên-bố, ở nhân-loại có những khả-năng biến-hóa vô cùng như ma-thuật.
Lão-Tử viết ở Đạo-Đức Kinh :
" Bất xuất hộ tri thiên hạ
" Bất hành nhi tri
Bất kiến nhi danh
Bất vi nhi thành ".
( Không ra khỏi cổng mà biết thế-giới
Không đi mà biết
Khổng thấy mà gọi được tên
Không làm mà nên ) .
_ ( Lão-Tử, -- ch. 47 )
Hay là :
" Lục hành bất ngộ
Nhập quân bất bị giáp binh " .
(Đi trên đất không gặp hổ báo tê-giác
Vào trong chiến-trận không bị giáp binh ) .
_ ( Lão-Tử, -- ch. 50 )
Tóm lại, đấy là các phép thần-thông của các Đạo-sĩ trong các đạo thờ thiên-nhiên. Họ lập ra cả một khoa tu-luyện để biến-hóa năng-lực sinh-lý ra năng-lực thần-thông tâm-linh, căn-cứ vào một khoa Siêu-tâm-lý-học.
Ở thời nhà Lý, tín-ngưỡng thiên-nhiên đã nối với Đạo Lão và Đạo Phật ngành Thiền-tôn, cho nên ở triều-đình cũng như giới trí-thức, người ta thấy lưu-truyền nhiều chuyện về thần-thông của các nhà Thiền-sư, nào chuyện Nguyễn-Bông, Giác-Hoàng, Từ-Đạo-Hạnh, Lê-Văn-Thịnh, Sư giáng hổ, giáng sấm, thủy-cung gọi nước v.v…. Nay chỉ xin kể lại sựtích nhà Thiền-sư Từ-Đạo-Hạnh để thấy tư-tưởng ma-thuật, tư-tưởng linh-hồn và tư-tưởng tâm-linh trà-trộn với nhau mật-thiết.
" Từ-Đạo-Hạnh mà nay có tượng thờ ở Chùa Láng, là nơi danh-tiếng gần Hà-Nội, vốn là con Từ-Vinh, nguyên làm chức Tăng-quan-đồ-sát đã trụ-trì Chùa này từ đời Lý-Nhân-Tôn ( 1077 - 1127 ). Vinh từng du-học ở Làng Yên-Lãng ( làng Láng ) cho nên gọi là Chùa Láng, và Từ-Đạo-Hạnh là Đức Thánh Láng.
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...