CHIẾN TRANH và BẤT BẠO ĐỘNG
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
Nguyên tác : " Religion and Society " by S. Radhankrishnan
do nhà xuất bản George Allen and Unwin LTD ấn hành
Dịch giả : Hòa Thượng Thính Quảng Độ
VII. QUAN ĐIỂM CỦA GIA TÔ GIÁO
Trong Cựu Ước có hai dòng tư tưởng, một ôn hòa[1] và một, có ưu thế hơn, hiển nhiên là quá khích. Thượng đế trong Cựu Ước tán trợ chiến tranh và giết chóc.
Lời dạy của Jesus không phải là một vấn đề được quyết định bằng cách tham chiếu những lời tuyên bố mâu thuẫn với luật lệ chiến tranh và những lời cho phép sử dụng vũ lực, mà nó phải được hiểu theo nhân cách và gương mẫu của Jesus. Từ quan điểm ấy, chúng ta có thể nói rằng Jesus gạt bỏ tất cả mọi sự bạo động, loại trừ chiến tranh như một phương pháp cưỡng bức ý muốn của các dân tộc. Khi Jesus trích dẫn giới đều: “Ngươi không được giết” trong Cựu Ước, Jesus cho nó một nghĩa rộng. Ngài nói: “Kẻ nào giận dữ với anh em kẻ ấy sẽ bị phán xử.” sự mà quán của những kẻ quá khích là đề tài của một câu ngụ ngôn nỗi tiếng trong Tân Ước: “Khi một kẻ mạnh canh gát lâu đài của y thì của cải của y được an toàn. Nhưng khi một kẻ mạnh hơn y xâm nhập và đánh bại y thì hắn lột hết áo giáp của y mà y đặt trọn tin tưởng vào đó và chia chiến lợi phẩm của y”.[2]
Sự mặc khải (Revelation) của Jesus về thượng đế như người cha của hết thảy đã lu mờ vì những tập quán của các dân tộc theo đạo Thiên Chúa. Bài giảng huấn trên núi như một lời khuyên nhủ tuyệt vọng chỉ được áp dụng, nếu có thể, cho những cá nhân chú không phải cho những quốc gia. Châm ngôn của Jesus: “Kẻ nào tát con vào má bên phải, hãy chìa nốt má bê trái”. “Đừng chống lại tội ác”. “Kẻ nào dùng gươm sẽ chết vì gươm”. “Nếu vương quốc của ta là thế giới này thì ta muốn cho kẻ nô bộc của ta chiến đấu, nhưng vương quốc của ta không phải từ đây” v.v…v Tất cả được coi như chỉ liên hệ đến cá nhân mà thôi. Jesus không phải là một nhà lập pháp và chủ nghĩa bất đề kháng của ngài chỉ dành cho một số “Con chiên” trong một hoàn cảnh thù nghịch. Jesus không dạy cho người ta thủ tiêu hệ thống luật pháp công cộng. Một xã hội có tổ chức không thể không áp dụng vũ lực. Ngay cả các quốc gia theo Thiên Chúa giáo cũng phải đàn áp những kẻ tội phạm và phải tự vệ chống lại những kẻ xâm lăng. Sự chống trả bằng vũ trang không trái với Phúc Âm của Jesus. Jesus đã lên án những thành phố Chorazin, Bethsaida và Capernaum bằng những lời rất mãnh liệt. Ngài ghét cay ghét đắng những người Scribes và Pharisees. Ngài dùng roi đuổi những người đổi tiền ra khỏi đền thờ. “Và Jesus tiến vào đền thờ thượng đế và đuổi tất cả những người mua bán ra khỏi đền, và lật đổ những cái cái bàn của những người đổi tiền, cái ghế ngồi của những người bán chim bồ câu”. Cử chỉ này hoàn toàn không phù hợp với tính tình hiền hòa dịu dàng của Jesus và không thể tưởng tượng được trong trường hợp của một Gandhi, thường được dùng để biện minh cho sự sử dụng vũ lục và bạo động. Nói đến tình trạng sáo trộn về chính trị mà ngài trông đợi sau khi chết, Jesus khuyên tín đồ của ngài bán hết quần áo và mua gươm khi cần. “Ta đến đây không phải để đem lại bình an nhưng là thanh gươm”. Ngài tuyên bố: “Kẻ nào đụng đến một trong những đứa nhỏ này thì kẻ ấy sẽ phải mang một cái cối đá vào cổ hay sẽ bị giềm xuống đáy biển”. Jesus cực dữ tợn đối với kẻ ác và nghiêm khắc với những kẻ phạm tội mà không biết hối cải. Sự sống của con người đầy dẫy những mâu thuẫn và ta phải chọn lấy đều kém xấu hơn trong hai điều xấu. Trong bất cứ hoàn cảnh cụ thể nào chúng ta cũng phải cân nhắc thiện và ác, và tìm cầu phúc lợi cho con người đến mức tối đa có thể được trong mọi trường hợp. Đôi khi sự lựa chọn là giữa một cuộc giải phẫu quan trọng và cái chết cầm chắc của bệnh nhân. Giáo hội Thiên Chúa giáo khuyên chúng ta áp dụng nguyên tắc bất bạo động một cách trung dung, và không đòi hỏi tín đồ phải tuyệt đối vứt bỏ “của cải, vợ con hay vũ khí”.
Giáo hội nguyên thủy đã chống lại chiến tranh. Justin, Martyr, Marcion, Origen, Tertullian, Cyprian, Laetanitus và Eusebius v.v… tất cả đều lên án chiến tranh như là trái với Thiên Chúa giáo. Clément của Alexandria (190-255) phản đối những sự chuẩn bị chiến tranh và ví những người Thiên Chúa nghèo như một “Đội quan không có vũ khí, không có chiến tranh, không có đổ máu, không thù hận và nhơ nhuốc”. Tertullian (198-203) nói rằng khi Peter cắt tai của Malchus, Jesus “nguyền rủa mãi mãi hành vi tàn bạo ấy”. Hippolytus (203) quan niệm Đế Quốc La Mã như một con vật thứ tư của Apocalypse. Cyprian (257) lên án chiến tranh “Đã gieo rắc tàn bạo đẫm máu khắp nơi”. Ngay cả khi bị quyền lực thế tục mạnh nhất đàn áp. Giáo hội nguyên thủy cũng lên án sự dùng bạo lực. Nhưng, từ thời đại Theodosius đại Đế (379-395) Thiên Chúa giáo đã trở thành quốc giáo và đã bại hoại, giáo hội đã chống lại bất bạo động. Kể tử đó, các cuộc tranh đấu của giáo hội và nhà nước đã thường xảy ra và giáo hội không còn thì giờ để quyết định xem bạo động là phải hay quấy. Trong ba thế kỷ đầu tiên, rõ ràng giáo hội ThiênChúa đã bát bỏ chiến tranh, tuy nhiên, khi Thiên Chúa giáo được thiết lập như một quốc giáo thì chiến tranh đã len lõi và Thiên Chúa giáo, lúc đầu được dung thứ và sau đó được giáo hội ban phúc. Trong điều khoản 37 ghi rõ rằng “Theo mệnh lệnh của nhà cầm quyền, người Thiên Chúa giáo được phép mang vũ khí và phục vụ chiến tranh”. Điều khoản ấy không nói rằng giúp đỡ quốc gia trong một cuộc chiến tranh chính nghĩa là nhiệm vụ đạo đức, nhưng, theo quan điểm của người Thiên Chúa, những ai hành động như vậy là hành động hợp pháp. Người Thiên Chúa giáo chủ trương rằng những kẻ công bằng, đức hạnh “có quyền sử dụng thanh gươm” trong trường hợp chính nghĩa và không màng đến tư lợi. Thánh Thomas Aquinas khuyên hàng giáo sỹ phải cổ vũ quân lính, vì “Nhiệm vụ của các nhà mục sư là khuyến khích những người khác tham gia các cuộc chiến tranh chính nghĩa”. Nếu ngày nay các Giáo Hoàng và Tổng Giám mục bảo nhiệm vụ của người Thiên Chúa giáo là phải giết thì đó chỉ là sự biểu hiện cái tinh thần đã xâm nhập thế giới Thiên Chúa giáo cách đây hàng thế kỷ. R. H. Heygrodt nói năm 1915: “Nếu Jesus của Nazareth, người giản dạy thương yêu kẻ thù, lại xuất hiện giữa chúng ta bằng xương bằng thịt - có lẽ không nơi nào ngài sẽ hiện thân hơn là ở nước Đức - thì theo các bạn, ngài sẽ hiện thân ở đâu? Các bạn có ngĩ rằng ngài sẽ đứng trên tòa giảng và nói một cách bực tức: “Những người Đức tội lỗi kia, hãy thương yêu kẻ thù của các ngươi?” chắc chắn là không. Trái lại, ta sẽ thấy ngài ngay trên trận tuyến, đứng hàng đầu những người mang gươm đang chiến đấu với niềm thù hận ngút trời. Đó là nơi mà ngài sẽ hiện thân, và ngài sẽ ban phúc cho những bàn tay vấy máu và những vũ khí giết người, có lẽ chính ngài sẽ cấm thanh gươm phán xét và đuổi những kẻ thù của người Đức ra khỏi biên thùy của nước Chúa, như ngài đã đuổi những lái buôn Do Thái và những người cho vay nợ lãi ra khỏi đền thờ.”[3]
Sự điều hòa giữa “Đừng chống lại tội ác” và “chống lại tội ác bằng vũ lực”, giữa “chìa má bê trái’” với “tát trã lại” là điều hòa giữa ánh sáng và boáng tối, giữa thiện và ác. Chỉ có sự hòa giải ấy là được quan niêm như một nhượng bộ đối với nhược điểm của bản tính con người. Trong thời đại Cải Cách đã có một sự chống đối chiến tranh cao cả. Erasmus viết: “Đừng nói gì đến một người Thiên Chúa, đối với một người thường thôi, không có gì nhơ nhớp, ti tiện và tàn bạo hơn chiến tranh. Nó xấu xa ác độc hơn thú vật, đối với loài người, không có dã thú nào nguy hiểm hơn chính đồng loại của mình. Khi thú vật đánh nhau thì chúng đánh nhau thì chúng đánh nhau bằng những vũ khí mà thiên nhiên đã ban cho chúng, còn chúng ta thì tự võ trang để tàn sát lẫn nhau bằng những vũ khí mà thiên nhiên chưa bao giờ tưởng tượng đến. Thú vật cũng không thù nghịch vì những nguyên nhân nhỏ nhặt, chúng chỉ mất trí khi cơn đói hành hạ, hay khi chúng tự thấy bị tấn công, hoặc là khi con cái chúng bị đe dọa. Còn chúng ta, vì những nguyên cớ không đâu, đã gây bao sân khấu thảm hại trên sân khấu chiến tranh?” “Hãy thương yêu kẻ thù” đòi hỏi một thái độ đúng đắn đối với người đồng loại của mình. Điều cần thiết không phải chỉ là bất đề kháng, từ bỏ hận thù và ý niệm phản động, nhưng là một tinh thần yêu thương. Chúng ta không thể cứu thế giới bằng một tội ác như chiến tranh trừ phi chúng ta sẵn sàng chịu đựng những khổ đau bao hàm trong đó. Chúng ta phải tránh xa những tham vọng man rợ và giết người của thế giới vây quanh chúng ta, hy vọng môt ngày nào đó sẽ có cơ hội phát triển một nguyên lý tốt đẹp hơn. Chnúg ta phải thắp lên một ngọn nến của tình thương yêu trong một thế giới điên rồ và thù hận.
Người ta bảo tội ác chỉ có thể ngăn chặn bằng vũ lực, rằng trong một thế giới tranh giành và bạo động, công lý sẽ tiêu diệt nếu không được bảo vệ. Nhưng chúng ta có nên nghĩ đến những hậu quả của sự kết hợp với tinh thần thương yêu không? Trời sẽ thấy sự chiến thắng của lẽ thiện chống lại điều ác. Bổn phận của chúng ta là áp dụng luật thương yêu trong tất cả mọi trường hợp và khắp nơi khắp chốn, đừng bao giờ ham mê uy quyền, công danh và lợi lộc là những thứ xuất phát từ sự sợ hãi và tính ích kỷ. Chúng ta không thể tin tưởng ở một đấng cha chung mà lại tán đồng một chính sách giết người hàng loạt một cách cực tàn nhẫn. Những tín đồ của Chúa buộc phải từ bỏ chiến tranh vì nó phản lại với tinh thần sáng suốt và tình thương yêu. Dù các ngài có che đậy và ngụy trang cách nào đi nữa thì chiến tranh cũng vẫn là sự cố gắng của một nhóm người cưỡng bức một nhóm khác bằng cách gieo rắc chết chóc và hủy diệt. Nguồn gốc của chiến tranh nằm trong lòng con người, trong sự hãnh diện và sợ sệt, trong ganh tỵ và tham lam, nhất là khi những tính xấu ấy lại khoát bộ áo dân tộc.
Chúng ta có thể tham dự vào các cuộc chiến tranh “chính nghĩa”, “tự vệ” và “thánh chiến” không? Câu trả lời của Jesus cho vấn đề này rất rõ ràng và quyết liệt. Không thể có một chính nghĩa nào thiêng liêng hơn cái chính nghĩa của các tín đồ chiến đấu với kẻ thù của đấng Cứu Thế để bảo vệ cho ngài. Họ muốn chiến đấu không những chỉ cho vương quốc trên trái đất mà còn cho cả nước Chúa mà trước mặt ngài chủ nghĩa ái quốc cao quí nhất cũng phải tan biến. Nhưng không thể cứu thế giới bằng vũ khí mà chỉ có thể bằng đức nhẫn nhục chịu khổ và tình thương yêu đầy hy sinh của Thập Tự Giá mà thôi. Đừng báo thù, đừng trả oán, dù là quốc gia hay cá nhân, chúng ta đừng nghĩ rằng nguyên tắc của tình thương chỉ giới hạn trong những liên hệ giữa cá nhân chứ không thể áp dụng cho những mối bang giao quốc gia hay quốc tế. Lương tâm công giáo đang tiến bộ, và vì thế, cách đây 15 năm, các tổng Giám mục và Giám mục đã tuyên bố trong cuộc hội nghị tại Lambeth rằng chiến tranh “trái với tinh thần chúa Kitô”. Chúng ta đã bắt đầu cảm nhận rằng nếu chúng ta được coi là văn minh thì chúng ta phải cố gắng tận diệt mọi cuộc chiến tranh. Lương tri nhân loại đang tiến bộ với sự tiến bộ ý thức của chúng ta về điều phải và điều quấy.
Chú thích:
[1]-Xem Matthew V. 43-45, Luke IX. 51-56.
[2]-Luke XI. 21-22
[3]-Thus Spake Germany, Coole and Potter, P. 8.