CHIẾN TRANH và BẤT BẠO ĐỘNG
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
Nguyên tác : " Religion and Society " by S. Radhankrishnan
do nhà xuất bản George Allen and Unwin LTD ấn hành
Dịch giả : Hòa Thượng Thính Quảng Độ
VIII. ẢO TƯỞNG CHIẾN TRANH
...
Nhưng, chúng ta có thể luôn luôn tham chiến ngay cả khi chúng ta biết là chúng ta có chính nghĩa? Động cơ duy nhất chính đáng của chiến tranh là ngăn chặn bất công. Vì mục đích đó mà ta chấp nhận chiến tranh như một điều kém ác hơn trong hai điều ác. Nếu không có viễn tượng chiến thắng cầm chắc trong tay thì sự chống trả quân sự sẽ tăng thêm tội ác chứ không giảm bớt. Chúng ta đừng tin tưởng ở bạo lực, và hãy phán đoán chính nghĩa của ta bằng sức mạnh bạo lực đằng sau chính nghĩa ấy.
Có một cái gì khủng khiếp hơn cả chiến tranh: sự giết chết tâm linh của con người. Một thế giới Đức Quốc Xã có thể có sự đoàn kết hơn bao giờ hết, nhưng đó sẽ là sự đoàn kết không hồn, giống như những xã hội của loài côn trùng. Mặc dầu những khuyết điểm, các nước Đồng Minh đứng lên để giành lại tự do cho con người, hòa bình cho thế giới và công lý cho những kẻ bị cướp đoạt trên thế giới. Tuy nhiên, hàng triệu người trên thế giới cảm thấy cả hai đều bám chặt vào đường lối cũ, và không màn đến công bằng của kẻ bị áp bức. Cả hai phe đang chiến đấu để bảo vệ hay cướp đoạt những thuộc địa và sẵn sàng chấp nhận sự khủng khiếp của chiến tranh để bảo toàn quyền lợi của họ.
Quan niệm của chúng ta về nhà nước cần phải được thay đổi. Quyền hành và bạo lực không phải là một thực tại chung cùng trong xã hội loài người. Một quốc gia là một đoàn thể sống trong một lãnh thổ được quy định với một chính phủ chung. Khi một quốc gia được coi là hùng cường hơn một quốc gia khác thì điều đó có nghĩa là dân cư của nước ấy, nhờ những sự thuận lợi lào đó, về dân số, vị trí chiến lược đó mà họ muốn những người đó làm. Ngày xưa, cá nhân nào có sức mạnh hơn người về thể chất sẽ làm chủ người yếu kém hơn, các quốc gia hùng cường cũng vậy, làm bá chủ các quốc gia nhỏ yếu. Trên nguyên tắc, điều này có khác gì người chồng đánh người vợ của hắn, một kẻ côn đồ bắt giữ một người ở góc phố và giật lấy túi xách của họ, hay một công nhân phá vỡ cuộc bãi công? Sự tin tưởng vào bạo lực đã trở thành một chứng bệnh đã phá hoại và hành hạ thế giới. Nó đã cướp mất nhân tính của ta. Một thế giới trong đó đầy dẫy những khả năng tính chiến tranh thì thế giới ấy không đáng được cứu. Chúng ta hãy loại bỏ nền trật tự xã hội và thế giới ác mộng được duy trì bằng những loa phóng thanh, ánh đèn chóa mắt và chiến tranh định kỳ. Chiến tranh dựng lên một vòng luẩn quẩn độc ác, một nền hòa bình gượng ép bằng trả thù, sự bất mãn và lòng khao khát trả thù về phía kẻ thua trận, rồi lại chiến tranh! Đó là điều nhục nhã cho tất cả chúng ta, một kỹ thuật mới, một kỹ thuật cách mạng, phải được áp dụng. Về sự tranh chấp giữa hai gia đình Capulet và montague, Mercutio bị giết trong trận quyết chiến, trước khi trút hơi tjở cuối cùng đã kêu lên: “Một điều nhục nhã, khốn nạn cho cả hai gia đình các ngài”. Cuộc tranh đấu giữa hai gia đình kình địch ấy bị cắt ngang bởi một tình thương đã đập nát cái vòng thù ghét độc ác. Vào phút cuối cùng của tấu tuồng, Capulet nói: “Anh Montague ơi! Hãy nắm lấy tay tôi”.
Chú thích:
[1]- P. 335
[2]- Trong cuốn: “The rise of European Civilization” Charles Seignobos nói: “Các nhà quý tộc (ở thời Trung Cổ) không coi chiến tranh là một tai họa nhưng là một trò giải trí, không, hơn thế nữa, một cơ hội trở nên giàu có bằng cách cướp đoạt đất đai của kẻ địch, hay bắt cầm tù để đòi thục mạng. Để thay cho chiến tranh, đôi khi một cuộc đua tranh giữa các nhà quý tộc trong cùng một xứ được sắp đặt trước. Đây là hình thức chính của cuộc đấu võ trong đó cả hai bên chiến đấu với những vũ khí giết người, họ cầm tù người thua trận để đòi tiền chuộc mạng”.
[3]- Cp. Treitschke: “Chỉ một số ít người ảo tưởng khiếp nhược mới nhắm mắt trước sự huy hoàng của Cựu Ước đã ca ngợi vẽ đẹp của một cuộc Thánh Chiến, chính nghĩa v.v… một dân tộc cứ mơ ước hảo huyền một nền hòa bình vĩnh cữu sẽ tự cô lập hóa và suy đồi đến phải tiêu diệt v.v… Nếu bảo rằng chiến tranh vĩnh cữu phải được loại trừ khỏi thế gian thì đó chỉ là niềm hi vọng không những vô lý mà còn phi đạo đức. Nếu không có chiến tranh, những năng lực cao cả của linh hồn con người sẽ bị tiêu hao và cả thế giới sẽ là một ngôi đề thờ chủ nghĩa vị kỷ”. Thus Spake Germany, Coole and Potter (1941), pp. 59-60.
[4]- X. 25. cp. Frederik the Great: “Phương pháp chắc chắn nhất để che giữ một bí mật của người cần quyền là bên ngoài phải tỏ ra hòa bình, chờ khi nào thuận tiện sẽ thực hiện ý đồ bí mật của mình”.
[5]- Đạo đức kinh XXXI.
[6]- Sir Edward Grigg: “Nếu tôi phải cầm vũ khí để chứng tỏ rằng sử dụng vũ khí là một tội trạng chống lại nhân loại, thì tôi tin rằng tôi cũng không hơn gì người hàng xóm của tôi sử dụng vũ khí chỉ để chúng tỏ rằng anh ta có thể sử dụng nó khá hơn tôi và vì thế có quyền cai trị tôi. Mục đích của hắn và của tôi, phương pháp của hắn và của tôi trở nên giống nhau y hệt: Tôi phải cai trị hắn bằng vũ lực nếu không thì hắn cai trị tôi”. – The Faith of an Englishman.
[7]- (1938), P. 405.
[8]- Sự thật về những điều ước hòa bình, (1938), trang 6.
[9]- The Truth about the Peace treaties (1938), pp. 294-5. Bá tước Von Brock Dorff Rantzau, nhân danh phái đoàn Đức phát biểu khi các điều khoản của bản thỏa ước được đệ trình, nhắc đến sự bạo tàn của chiến tranh, ông nói: “Những tội ác trong chiến tranh có thể không được tha thứ, nhưng người ta phạm phải trong lúc chiến đấu để giành chiến thắng, trong ý chí bảo vệ sự sống còn của dân tộc, trong sự nồng cháy của dục vọng làm tiêu tan lương tri của các dân tộc. Hàng trăm nghìn dân thường đã bị giết chết từ ngày 02 tháng 02 bằng sự phong tỏa, bị giết một cách cố ý thản nhiên, sau chiến thắng. Hãy nghĩ về điều ấy khi các ngài luận về tội ác và bồi thường” (p. 979).