lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Thiền Trúc Lâm Tư Tưởng Triết Lý

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

ĐINH QUANG MỸ

«Vật mà có tính, tình, hình, thể tất có thanh âm. Có thanh âm tức có luật lữ, có xướng họa. Luật lữ là sự biến hóa mà giao của trời đất. Xướng họa là cảm ứng mà hợp của âm dương. Vì rằng, đạo của thanh âm gốc ở Tứ tượng. Tứ tượng mà lập gốc ở cực số. Cực thì phân cực số. Cực thì phân âm dương. Số của dương thì, trời là một; một diễn thành mười, số khởi mười can. Số của âm thì, đất là hai; hai diễn thành mười hai; số khởi 12  chi. Hiệp dương cương, số của tháithiếu được 40; hiệp âm nhu, số của tháithiếu được 48. Đó là con số thể của Tứ tượng.»
Như vậy, trời đất biến hóa mà giao, cùng với âm dương cảm ứng mà hợp, số khởi 10 Can và 12 Chi, chúng ứng với thời gian, gồm các khí tiết, cũng như ứng với không gian, gồm tứ chính và tứ duy. Nhìn trong bản đồ của ĐCVGT chúng ta sẽ thấy rõ.

Với nền tảng biện chứng âm dương đó, ĐCVGT đã phô diễn như thế nào về thể cũng như dụng của 24 thanh?

Chúng ta có thể lấy sự trình bày về Không thanh làm thí dụ. Phần dẫn khởi của «Không thanh» nói:

«Khi vận Tý chưa khai, vận Sửu chưa đóng, thì tiếng đó ở trong nơi hổn độn mịt mờ. Khi khí dương đã giáng khí âm đã thăng thì tiếng đó ở khắp trong vũ trụ bao la. Từ cổ chí kim, từ hành tới thức thảy đều ở trong cái tiếng Không, chỉ có thể nghe mà thấy nhưng không thể kiếm tìm cho ra. Như thế mới gọi là Không. Không ấy tức là chứa ở trên trời mà là cái tiếng không có tiếng vậy.»

Cần phải đối chiếu với bản đồ chúng ta mới có thể thấu triệt lối giải thích về Không thanh vừa trích trên đây. Trong bản đồ, chúng ta thâý, Không thanh ứng với Tý mà phương vị là chính Bắc, nằm giữa khoảng Nhâm Quý thuộc thủy. Thế tức là bắt đầu với quẻ Phục, khi một hào dương vừa mới xuất hiện dưới các hào âm. Nếu đối chiếu với đồ biểu của Dật Am thiết lập để giải thích hệ thống thanh âm của Thiệu Khang Tiết, thì chúng ta có thể nói, Không thanh ứng với các quẻ: Phục, Di, Truân và Ích. Tức là trọn cả tiết Đông chí, lan một phần sang tiết Tiểu hàn. Tuy nhiên, hình như ĐCVGT không theo sát hệ thống của Thiệu Khang Tiết. Thực ra, hệ thống thanh âm và khí tiết của Thiệu Khang Tiết căn cứ nơi Tiên Thiên Bát Quái, trong đó, hệ thống của ĐCVGT căn cứ nơi Hậu Thiên Bát Quái.

Kế đến, chúng ta đọc cách giải thích trong Hoàng cực kinh thế, về quẻ Phục, và quẻ vận Tý.

Về quẻ Phục, lời giải nói: «Tịch nhiên bất động, quay lại gốc mà trở về tĩnh, đó là thời của Khôn. Cảm rồi mới có thông, đó là cái cớ của thiên hạ. Dương động ở trung gian, không có đến cả một sợi tóc, đó là nghĩa của Phục.» Dật Am chú thích đoạn này rằng: «Khôn ở ngay vào thời tịch nhiên bất động, gốc ở thể vốn tĩnh mà quay trở lại vậy. Do Khôn tĩnh mà đi tới động. Tĩnh với âm hút động với thời là thông dương khép; thời là lúc cảm rồi mới có thông. Không một mảy may tơ tóc lảng vảng trong khoảng giữa đó. Vì vậy, đó là nghĩa đặt Phục ở ngay sau Khôn vậy.»

Về vận Tý: «Từ Hợi bước sang Tý, sáu hào âm đã đến cùng cực, là lúc một hào dương bắt đầu động..Phối với tiết lệnh là Đông chí và Tiểu hàn, gặp các quẻ: Phục, Di, Ích, tượng của chúng thảy là u ám.» Giải thích này gồm luôn cả Không thanh và Ngộ thanh, đúng như trong bản đồ của ĐCVGT trong đó Không thanh thuộc tiết Đông chí và Ngộ thanh thuộc tiết Tiểu hàn, mà cả hai trực thuộc Tý.

Qua biện chứng âm dương điển hình như trên, quả thực Thiền TrúcLâm không chỉ kết nạp Nho gia trên hình thức, mà còn cả nội dung. Và nội dung đó sẽ được nỗ lực thi hành trong đời sống, tạo thành một căn bản cho pháp môn tu tập độc đáo của phái này. Pháp môn đó, một khi lấy âm thanh làm tôn chỉ, tất nhiên đã lấy tín ngưỡng sùng bái Bồ Tát Quan Thế Âm làm trọng tâm, phù hợp với những gì mà chúng ta đã trình bày trong bối cảnh tư tưởng của Thiền Trúc Lâm.

4. KINH LĂNG-NGHIÊM: CĂN BẢN TƯ TƯỞNG.

Kinh Lăng-nghiêm quảng diễn cực kỳ tế nhị về các hoạt động của Chân Tâm. Kinh mở đầu bằng giai thoại ngài A Nan, một đệ tử có tài đa văn bậc nhất trong hàng đệ tử Phật, bị cám dỗ bởi dâm nữ Ma-đăng- dà, suýt nữa phá giới, chỉ vì không nhận ra căn bản vô trụ của Chân tâm. Sau nhờ Phật thị hiện uy lực qua thần chú Lăng-nghiêm, rồi ngài sai Bồ tát Văn-thù mang đến giải nguy cho A Nan. Ngoài những phương thức luận lý cũng như căn bản tư tưởng Chân tâm, Lăng-nghiêm còn chứng tỏ khuynh hướng thần bí của Mật giáo, đặc trưng nhất là năm hội thần chú «Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng-nghiêm» và các phương pháp tụng niệm thần chú này. 

Mật giáo, hay Chân ngôn tông, lấy bản thể và tác dụng của ngôn ngữ làm sở y để tu tập, và cũng từ trên đó mà xây dựng cả một nhân sinh quan và vũ trụ quan. Có thể tóm tắt căn bản đó, theo Không Hải đại sư, người sáng lập ngành Chân ngôn tông Nhật Bản như sau:

五大皆有響                Ngũ đại giai hữu hưởng
十界具語言                Thập giới cụ ngữ ngôn.
六塵悉文字                Lục trần tất văn tự
法身是實相                Pháp thân thị thật tướng

Ngũ đại: địa, thủy, hỏa, phong, không, trong vũ trụ quan của Mật giáo, chúng là bản thể, tương ứng với hiện thân của năm vị Phật, và năm thứ trí tuệ. Khi năm đại này khởi lên tác dụng, chúng phát hiện âm hưởng, tức tiếng vang. Mười thế giới, từ thế giới của Phật cho đến thế giới của địa ngục, tất cả đều lấy ngũ đại làm bản thể, do đó, mỗi giới đều có ngôn ngữ riêng tương ứng với tác dụng của ngũ đại.

Theo Thật Phạm, một nhà Mật tông Nhật Bản cổ đại, trong A Tư Nghĩa, quan niệm về tác dụng của âm thanh trong Mật giáo được nói theo quan niệm của Long Thọ trong Luận Đại trí độ. Theo đó, âm thanh chỉ là tiếng vang phát hiện sự xúc chạm của các bộ phận trong cơ thể, mà ĐCVGT nói rằng: «Thanh phát ra từ sự gõ; gõ lớn thì kêu lớn, gõ sẻ thì kêu sẻ.»

Rồi từ trên quan niệm căn bản về âm thanh đó, ĐCVGT mở rộng quan điểm về bản thể âm thanh rằng: «Chỉ có thể nghe chứ không thể tìm thấy», vì bản thể của nó vốn là vô trụ: Vô sở tùng lai diệc vô sở chí. Kỳ thực, kiến giải âm thanh của ĐCVGT mô phỏng theo những gì được trình bày trong kinh Thủ Lăng-nghiêm. Trong phần trình bày đó, kinh lấy sự chứng ngộ viên thông của Bồ tát Quan Thế Âm làm trọng tâm.

Sau khi 24 vị A-la-hán và Bồ tát trình bày sở chứng của mình, đến lượt Bồ tát Quan Thế Âm nói về sự chứng ngộ của ngài, mà Thủ-lăng-nghiêm đúc kết rằng:

音聲性動靜                Âm thanh tánh động tĩnh
聞中為有無                Văn trung vi hữu vô
無聲現無聞                Vô thanh hiện vô văn
非實非無性                Phi thật phi vô tánh
聲無既無滅                Thanh vô ký vô diệt
聲有亦無生                Thanh hữu diệc vô sanh
生滅二遠離                Sanh diệt nhị viễn ly
是則常真實                Thị tắc thường chân thật.

Bản tánh của âm thanh bao hàm cả hai phương diện, tĩnh và động. Cho nên trong tác dụng của nó, âm thanh tức là hữu và cũng tức vô. Thanh tức vô, thì tác dụng của nó được gọi là vô văn, không nghe ra. Nó không phải là thực, nhưng cũng không phải là vô tánh. Thanh do đó không sinh cũng không diệt. Nó vượt hẳn ngoài hiện tượng sinh diệt, nên là thường chân thật. Thừơng chân thật, do đó, dù khi không thấy tác dụng của nó, nhưng không phải vì vậy mà thanh không hiện hữu. Thanh bấy giờ hiện hữu được ví dụ như khi người ta nằm ngủ. Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: Dù cho trong mộng tưởng, không phải là không có.

Đúng như ĐCVGT phát biểu:

«Đến như ngủ yên, yên mà lặng, lặng mà không có tiếng, đó tức là ngủ mà không biết vậy. Cái thanh đó tức là cái tiếng hồn nhiên của tạo hóa không tiết lộ ra.»

Vậy thì, bản thể tồn tại của âm thanh là thường chân thật, nghĩa là tuyệt đối vĩnh cửu; và tác dụng của nó cũng mang tính cách siêu việt, như kinh Thủ-lăng-nghiêm nói:

譬如人靜居                Thí như nhân tĩnh cư
十方俱擊鼓                Thập phương cu kích cổ
十處一時聞                Thập xứ nhất thời văn
此則圓真實                Thử tắc viên chân thật.

Người ta khi ngồi yên ở một chỗ, mà mười phương cùng dóng trống trong một lúc, tất cả cùng được nghe và được phân biệt ra trong cùng một lúc. Đây là nói về tác dụng viên thông của nhĩ căn. Từ nơi tác dụng viên thông đó, Bồ tát Quan Thế Âm thường trụ trong cảnh giới vô trụ của Bồ tát, nhưng bất cứ nơi nào trong mười phương, một khi khởi lên âm thanh kêu cứu khổ não, tức thì có ngay hiện thân của ngài.

Qua những trình bày về các nguồn ảnh hưởng được thấy trong ĐCVGT, người ta có thể thấy khuynh hướng tổng hợp  Tam giáo của Thiền Trúc Lâm được đặt trên một căn bản tư tưởng và tín ngưỡng vô cùng rộng rãi. Đây là chỗ mà bản sắc của Phật học Việt Nam đã phát huy đến cùng độ của nó. Đáng tiếc là chúng ta không có một tác phẩm thứ hai có những nét đặc sắc như ĐCVGT để củng cố cơ sở kiến của mình. 1

Đ.Q.M

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site