lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks:
Thiền Trúc Lâm Tư Tưởng Triết Lý
ĐINH QUANG MỸ
Giải thích của Thông Biện đầu tiên cho biết mối tương quan giữa Phật và Tổ, bằng một định nghĩa. Rồi định nghĩa ấy được mở rộng một ít chi tiết. Theo đó, Phật tượng trưng cho toàn thể chân lý tuyệt đối. Chân lý này được tỏ ngộ và được thực hành bởi các Tổ. Nhưng thể hiện của chân lý có hai: Quyền và Thật. Trong 49 năm, những cái được giảng thuyết chỉ có tính cách tạm bợ. Cuối cùng, một cánh hoa và một nụ cười bao hàm tất cả chân lý ảo diệu. Vì sự thể hiện của Chân lý có hai, nên sự thực hành của Tổ cũng có hai. Tức là, hoặc truyền Giáo pháp, hoặc truyền Tâm tông. Như vậy, theo báo cáo của Thông Biện, Phật học Việt Nam cho đến đời nhà Lý gồm có hai đường hướng truyền bá rõ rệt. Một là Giáo tông, và một là Thiền tông, hay Quán tông. Về Thiền tông, sự truyền thừa có phả hệ hẳn hoi, mà chúng tôi đã thiết lập ở chương trước. Nhưng còn sự truyền thừa của Giáo tông diễn ra như thế nào?
Cho đến đời nhà Đường, Phật giáo Trung Hoa đã được thiết định bằng 10 tông phái. Mỗi tông phái đều có phả hệ truyền thừa riêng biệt. Ở Việt Nam, chúng ta không thấy có hiện tượng đó, Giáo tông hầu chỉ được truyền thừa một cách rải rác. Dĩ nhiên, TUTA không cung cấp cho ta những dữ kiện lịch sử về trường hợp này. Dù vậy, chúng ta có thể lượm lặt một ít dữ kiện liên hệ từ các sử liệu Trung Hoa.
Dữ kiện thứ nhất, là việc ghé ngang Giao chỉ của Giác Hiền , dịch giả của kinh Hoa Nghiêm (60 quyển). Giác Hiền được liệt vào hàng tiền bối của Hoa Nghiêm tông tại Trung Hoa. Chúng ta không biết gì nhiều hơn, ngoài việc Giác Hiền đã có ghé Giao chỉ.
Một dữ kiện khác, trường hợp Cát Tạng, được nói là đã từng qua lại trong các vùng Giao Quảng . Cát Tạng là người thiết định hệ thống Tam luận tông. Tông phái này không rõ được truyền thừa như thế nào tại Việt Nam. Nhưng đã có rất nhiều Tăng sĩ Việt Nam theo học nó. Trường hợp Thiền sư Đại Thặng Đăng là một thí dụ. Tước hiệu tuy gọi là Thiền sư, nhưng kỳ thực là đồ đệ của Huyền Trang, sáng tổ Duy thức tông Trung Hoa. Vã, dù là đồ đệ của Huyền Trang, nhưng Thặng Đăng lại chuyên khảo về Trung luận và Bách luận, tức chịu ảnh hưởng Tam luận tông, và hình như cũng đã có viết một tác phẩm thất truyền tựa đề Duyên sinh luận, mà chúng ta có thể phỏng chừng là nói đến một khía cạnh nào đó của Tam Luận tông. Bởi vì Duyên sinh là tư tưởng then chốt của Tông này.
Trên đây là hai vết tích rất mờ nhạt về hai tông phái Đại thừa: Hoa nghiêm và Tam luận.
Tài liệu được khai quật tại thành Hoa Lư gần đây, của ban sử học Hà nội, cho biết, Đinh Tiên Hoàng Đế đã có dựng một trăm cột trụ thần chú Phật Đỉnh Tôn Thắng. Người ta có thể nghi ngờ về sự có mặt của Mật tông tại Việt Nam, ít nhất là đương thời nhà Đinh. Nhưng thần chú này không liên hệ đến tư tưởng của Mật tông. Chỉ vì tính cách thần bí ma thuật của nó, mà được liệt vào loại bí mật.
Nếu so với Thiền tông, chúng ta thấy rõ sự truyền bá của các ngành Giáo tông tại Việt Nam, cho đến đời nhà Lý, còn trong tình trạng phôi thai. Vì phôi thai, nên chúng không tự lập, mà phải tựa vào Thiền tông, gần như trọn vẹn. Do đó, chúng ta thấy Thái hậu nhà Lý, sau khi được Thông Biện giải thích về ý nghĩa Phật và Tổ, bà hỏi thêm: «Giáo tông hãy gác lại đó. Còn như hai phái Thiền thì có sự hiệu nghiệm nào?»
Như vậy, mặc dù bản lược đồ của Thông Biện đề cập song song về Giáo tông và Thiền tông, nhưng chung qui, chỉ có Thiền tông mà thôi. Chính vì các tông phái không tự lập riêng biệt, không gây nổi phong trào, nên Thiền tông đã phải đảm trách cả hai mặt: học thuật và hành trì. Do đó, Thiền tông Việt Nam pha trộn rất nhiều khuynh hướng dị biệt.
Tóm tắt, khởi sự từ Mâu Bác, để rồi tất cả được qui kết các thế hệ Thiền tông, lịch sử tư tưởng Phật học Việt Nam đã phát triển trên con đường đồng qui, tổng hợp. Đó chính là bối cảnh tư tưởng cho sự xuất hiện của Trúc Lâm vậy.
Trong bản lược đồ của Thông Biện phác họa như trên, chúng ta đã kết luận rằng Thiền tông là con đường đồng qui, tổng hợp của các tông phái Phật giáo tại Việt Nam. Ở đây, chúng ta thử quảng diễn những điểm cần thiết về con đường đồng qui đó, bằng cách phân tích tổng quát về TUTA. Nói cách khác, từ sách này chúng ta thử nhặt ra một vài tư tưởng điển hình chứng tỏ về con đường đồng qui như đã được phác họa.
Nói một cách đại cương, hai dòng Thiền khởi thủy của Việt Nam đều mang hai khuynh hướng màu sắc riêng biệt. Phái Tì-ni-đa-lưu-chi thì thiên trọng về thần bí, tín ngưỡng ma thuật. Phái Vô Ngôn Thông thì thiên trọng về học thuật, tư tưởng lãng mạn . Tuy nhiên, dù phái Tì-ni-đa-lưu-chi có một lịch sử lâu dài hơn, nhưng về sau đã không phát triển bằng phái Vô Ngôn Thông. Do đó, cuối cùng, cả Tì ni và Vô Ngôn Thông lại được qui về một mối, mà phả hệ truyền thừa vẫn lấy Vô Ngôn Thông làm chính thống (xem đồ biểu C và D, Chương I).
Khuynh hướng thần bí của Tì-ni-đa-lưu-chi chỉ được bộc lộ rõ rệt nơi các Thiền sư trước đời nhà Lý. Từ nhà Lý về sau, chỉ có một Từ Đạo Hạnh là đáng kể mà thôi. Điều đáng ngạc nhiên là cái quang cảnh thần bí bao trùm cả xã hội Việt Nam đời Lý , thế mà trong TUTA, chúng ta thấy mức độ ảnh hưởng Mật giáo của thời đó không bằng Đinh Lê đời trước. Có thể nói, trên lãnh vực tư tưởng, khuynh hướng tư tưởng học thuật lãng mạn của Vô Ngôn Thông càng ngày càng phát triển, nên đã lấn át tính chất thần bí nơi Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi. Vã lại, những sinh hoạt mang tính chất thần bí của các Thiền sư trước nhà Lý hầu hết chứng tỏ như là phương tiện vận động một ý thức hệ nào đó trong lòng quần chúng. Để rồi, đến khi quốc gia độc lập và thịnh trị, Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi nhường bước cho Thiền Vô Ngôn Thông. Đã hẳn đó là con đường phát triển tất nhiên theo cùng với sự chuyển hướng của lịch sử nước nhà của Thiền tông Việt nam.
Dưới đây, xin liệt kê một ít Thiền sư tiêu biểu cả hai dòng Thiền, và những hoạt động của họ.
1. Đời thứ 4, Thiền sư Thanh Biện (tịch năm 686), chuyên tụng kinh Kim cang, trải qua tám năm; sau nhờ Sùng Nghiệp chỉ điểm mà tỏ ngộ.
2. Đời thứ 8, Thiền sư Định Không (tịch năm 808), có những lời tiên đoán về gốc tích của Lý Công Uẩn; không thấy nói sở đắc của sư về đạo Thiền.
3. Đời thứ 10, trưởng lão La Quí An (tịch năm 963), giỏi sấm ký, và cũng có những tiên đoán về gốc tích của nhà Lý.
4. Đời thứ 10, Pháp Thuận (915-991), giỏi sấm ký, có tài vương tá, giúp Lê Đại Hành sáng nghiệp. Soạn Bồ tát hiệu sám hối văn, một quyển,
5. Đời thứ 10, Thiền sư Ma Ha (1029), chuyên tu sám hối, trì tụng chú Đại Bi mà được tỏ ngộ. Về sau, chuyên tu Tổng trì Tam Muội, giỏi trị bịnh bằng ma thuật.
6. Đời thứ 12, Thiền sư Vạn Hạnh (1001), thông suốt tam học, giỏi Bách luận, chuyên tu Tổng trì tam ma địa. Có bài kệ thị chúng:
身如電影有還無 Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
萬木春榮秋又枯 Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô,
任運盛衰無怖畏 Nhiệm vận thịnh suy vô bố úy,
盛衰如露草頭鋪 Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Thượng tọa Mật Thể dịch:
Thân như bóng chóp chiều tà,
Cỏ xuân tươi tốt, thu qua rụng rời,
Sá chi suy thịnh việc đời,
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.
1. Thiền sư Viên Chiếu (1090), thường trì kinh Viên Giác, thông suốt phép Tam quán của kinh này, chứng được ngôn ngữ Tam muội. Có soạn Tham đồ hiển khuyết. Có để lại rất nhiều ứng đối đượm màu sắc văn học.
2. Đời thứ 16, Thông Biện (1134), có tư tưởng bác học, được biết nhiều qua cuộc đối thoại với Thái hậu nhà Lý.
3.Đời thứ 17, Mãn Giác (1090), tư tưởng văn học lãng mạn được bộc lộ khá rõ qua bài kệ thị tịch:
春去百花落 Xuân khứ bách hoa lạc,
春到百花開 Xuân đáo bách hoa khai.
事逐眼前過 Sự trục nhãn tiền quá,
老松頭上來 Lão tùng đầu thượng lai.
莫謂春殘花落盡 Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận.
庭前昨夜一枝梅 Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Ngô Tất Tố dịch:
Xuân qua, trăm hoa rụng,
Xuân tới, trăm hoa cười.
Trước mắt, việc đi mãi,
Trên đầu, già đến rồi.
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước một cành mai.
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...