lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Minh-Vân

Trúc-Lâm Yên-Tử (1) Tựa gốc; (2) Tựa do TLYT đặt lại cho phù hợp với tinh thần của trang nhà và Hội Sử Học.

***

Nền Tảng Tân-Quốc-Ngữ Và Những Sai Lầm Nghiêm-Trọng Của Bộ GD và ĐT Nhà Cầm Quyền CHXHCNVN (2)

Những Sai Lầm Nghiêm Trọng Của Bộ GD&ĐT Nhà Nước CHXHCNVN (1) (Đã Hiệu Đính)

Minh-Vân

Kính cáo :

"Cùng Cộng Đồng Người Việt Trong Và Ngoài Nước "

Chúng tôi viết bài nầy để gởi trực tiếp đến "Bộ Giáo Dục và Đào Tạo", thông qua Nhà Nước,Chính Phủ và các Cơ quan Trung Ương thuộc ngành Văn Hóa - Giáo Dục Nhà Nước CHXHCNVN. Xin trình gởi Hàn Lâm Viện Khoa Học, Viện Sử Học Quốc Gia, các Nhà Văn Hóa chúng tôi may mắn được biết Đ/chỉ riêng. Cùng xin được gởi đến một số Trang Mạng và Báo chí có uy tín tại Quốc Nội và Quốc tế, nếu được quý Ban Biên Tập đồng cảm quan tâm đón nhận cách nhiệt tình, hy vọng sẽ được chuyển tải đến Cộng Đồng Người Việt ở bốn phương trời Thế giới, để rộng đường dư luận với nhiều  sự nhận định của mọi người. Đồng thời chúng tôi cũng mạo muội xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng trong sự góp ý, sửa chữa, thay đổi, bổ sung, không phân biệt Tôn Giáo, Đảng phái, Sắc Tộc, Tuổi tác, Giới tính và Địa vị Xã Hội, dù được sự đồng tình chấp nhận hay phản bác, đều rất đáng trân trọng đối với chúng tôi. Đặc biệt, chúng tôi xin phép được gởi đến Lm. Bề Trên Giám Tinh Dòng Tên Việt-Nam và Thông trình lên Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam, xin vì ý thức Trách nhiệm và Tinh thần Dân tộc, thỉnh cầu Quý Ngài lên tiếng can thiệp bảo vệ nền Văn Học Nước Nhà, chặn đứng mọi hình thức lộng hành Văn học đến điên loạn như hiện nay. Kính xin Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam và Cộng Đồng Dân Tộc cảm thông cho nhiều thiếu sót.

***

Mục Lục

Dẫn Nhập
I. Chủ Trương "Cải Tổ" Chữ Tân-Quốc-Ngữ

II. Miêu-Duệ Nguyễn-Ngu-Í
III. Vần Tân-Quốc-Ngữ, Một Cấu Trúc Chữ Viết Có Đầy Đủ Bản Sắc Dân Tộc
IV. Chữ Tân Quốc Ngữ, Rất Xa Lạ Với Thế Giới Đương Đại
V.  Tính Ưu Việt Của Văn Phạm Tân-Quốc-Ngữ
VI. Những Đao Phủ Thủ Tinh Thần
VII. Những Hình Thức Cải Tổ
VIII. Trách Nhiệm Về Ai?
IX. Nhà Toàn-Cầu Bác-Học Danh-Gia
X. Cần Chấn Chỉnh Những Hình Thức Lai Căng Mất Gốc

XI. Văn Học Dân Tộc Là Linh Hồn Của Tổ Quốc
XII. Thất-Tinh-Hội
XIII. Sự Đóng Góp Của Các Thừa Sai Hải Ngoại Và Nhiều Học Giả Công Giáo Pháp Cho Nền Văn Học Việt-Nam
XIV. Những Vấn Nạn
XV. Công-Tội Về Ai ?
XVI. Trách Nhiệm Và Quyền Hạn Của Bộ GD&ĐT
XVII. Các Nhà Văn Hóa Dân Tộc Đã Đứng Trước Một Bức Tường Siêu Thép, Bất Khả Xâm Phạm
XVIII. Thế Hệ Dụng Ngữ
XIX. Nguyện Vọng
XX. Kết Luận

Trúc-Lâm Yên-Tử:  Có hai loại chú thích, số nhỏ trong ngoặc đơn là của tác giả Minh-Vân; số lớn trong ngoặc đơn là của TLYT. Phần chú thích của tác giả nằm cuối bài; phần của TLYT nằm bên trên được phân biệt bởi ba dấu *.

(1) Đây là ý kiến riêng của tác giả Minh-Vân. Thực ra việc xử dụng quốc-ngữ đã được nhà văn Nhượng-Tống đưa vào thực tế khi ông tham gia vào báo Khai Hóa (1921), Thực nghiệp dân báo (1924) v.v..., ông Hồ-chí-Minh chỉ là người nối tiếp tiền nhân; (2) Chữ Nôm cũng đã xử dụng dưới triều Tây-Sơn của vua Quang-Trung; (3) Đất nước sẽ may mắn hơn nếu người chiến thắng và thống nhất đất nước là vua Quang-Trung; (4) Trong tinh thần đại chúng của Hội Sử Học cũng như trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử chúng tôi vẫn quen xử-dụng cụm từ ngày 30-04-1975 hơn là giải-phóng; (5) Ngoài ra còn có những cuộc chiến khác sau năm 1975, như cuộc chiến với Cao Miên năm 1978, Trung Việt năm 1979, Trung Việt 1984 - 1985; (6) Cắt từ "Chỉ nghe ...rằng" trang 58, đoạn này không phản ảnh thực tế của miền Nam, nếu có chỉ là vài trường hợp cá nhân; (7) Việt-Nam Tự-Điển do Lê-Văn-Đức cùng một nhóm văn hữu soạn, Lê-Ngọc-Trụ hiệu-đính, nhà sách Khai Trí xuất bản tại Sài-Gòn Việt-Nam năm 1970 và tái bản ở Hoa-Kỳ vào thập niên 1980; (8) Sự kiện ra hải ngoại của ông Hồ-chí-Minh là tìm phương sinh sống, việc làm làm cách mạng hay cứu nước (theo quan niệm riêng của ông ta) cũng chỉ đến sau khi đơn xin vào làm trong cơ quan thuộc địa của Pháp bị bác bỏ; (9) Nếu ông Hồ là nhân vật thông thái nhiều mặt thì đã không du nhập chủ nghĩa cộng sản vào đất nước Việt-Nam. Nguyễn-Duy-Ân, một cộng tác viên của Hội Sử Học có bài Hồ-Chí-Minh đại thi hào chôm chỉa, và đây có thể là một khía cạnh thông thái khác của nhân vật họ Hồ mà chúng ta cần phải biết thêm; (10) Nhìn trường hợp cụ Huỳnh-Thúc-Kháng; (11) Xin cắt bỏ vì xử dụng quá nhiều lần;

***

V.  TÍNH ƯU VIỆT CỦA VĂN PHẠM TÂN-QUỐC-NGỮ

Nhìn sang các nước Văn Minh Âu-Mỹ, ta phải thừa nhận rằng Văn Phạm Việt-Nam đã được G/Sĩ ĐẮC-LỘ đơn giản hóa gấp nhiều lần.

A.  Cấu trúc Chữ Tân-Quốc-Ngữ của G/sĩ ĐẮC-LỘ hiếm có "Phụ âm thừa" :

Đặc biệt hơn nữa, các Nhà Văn Hóa lớn đều có một nhận xét chung rằng các phụ âm Chữ Tân-Quốc-Ngữ đều được phát thành âm đúng như chữ La-Tinh. Không một phụ âm nào đứng sau nguyên âm của một từ vựng đã trở thành dư thừa, không được phát thành âm trong giọng đọc và tiếng nói. Khác với các phụ âm nhiều nước Tây phương không hề nghe khi đọc cũng như trong đàm thoại. Mọi phụ âm đã được G/sĩ ĐẮC-LỘ nghiên cứu kỹ đến độ tinh vi trong cấu trúc phát âm đã đến độ thượng thừa.

Như chúng tôi đã trình bày trên, các Nhà Văn Hóa Việt-Nam đều nhận thấy nếu ta phát đúng âm giọng tiếng Việt truyền thống như người Hà-Nội, ta sẽ cảm nhận được chữ đứng sau các nguyên âm như "c" hay "t", "n" hay "ng" đều được phát âm khác nhau. Nó có độ cắt (như tức khắc), độ lỏng (như chết ngất), độ trường (như quang đãng), độ đoản (như can gián). G/sĩ ĐẮC-LỘ đã phân định cách rõ ràng như thế, nhưng hầu như Bộ GD&ĐT Nước CHXHCNVN chưa cảm nhận được hết các đặc tính phát ra âm độ đến mức "chi li" nầy trong tiếng Việt! Đáng tiếc và đáng thương cho một khối Đầu não Văn Hóa Dân Tộc Việt-Nam ngày nay!

Chữ ng sau nguyên âm của một từ ngữ như chữ Ngang, thì chữ g không bị bỏ sót, nó được phát dài hơn chữ Ngan (không g). Trong tiếng nói, nó có "độ dài hơn" những từ không có g. Đó là nét độc đáo nhất của tiếng Việt mà G/sĩ ĐẮC-LỘ đã phát hiện được và tìm ra cách viết đến độ chính xác của nó. Nhưng ngày nay người ta đã cố tình hủy hoại Văn hóa Dân tộc một cách hết sức ngu xuẩn và đầy thương tâm. Họ không đủ trình độ nhận thức được cái tinh túy của ngôn ngữ Cha Ông mình là ở đó! Rõ ràng không thể có một nhà Văn hóa nào có được một trình độ nghiên cứu đến dày công và tinh tế như vậy. Chưa hề có ở các Học giả thời danh người Việt xưa nay, kể cả Nhà "Toàn Cầu Bác Học Danh Gia TRƯƠNG-VĨNH-KÝ" của cả nhân loại ngày nào.

Nếu đem so sánh với các cấu trúc "Âm – Vận" các ngôn ngữ Âu-Tây, ta sẽ thấy họ còn có quá nhiều Phụ âm thừa không hề nghe đến. Còn có những Nguyên âm đọc không giống nhau. Nhưng họ vẫn bắt buộc phải viết đúng như thế trong từ vựng, không một quyền lực nào được cải biến!

Người ta đã đánh giá hệ thống cấu trúc chữ Tân-Quốc-Ngữ của G/sĩ ĐẮC-LỘ là quá khắt khe thì đúng, vì chính G/sĩ cũng không có cuộc sống tùy tiện, tự đơn giản hóa bản thân mình. Cũng chính sự khắt khe đó mới có một Hệ thống Cấu Trúc ghép Chữ Tân-Quốc-Ngữ tinh tế như ta đang thấy ngày nay. Nhưng đánh giá G/sĩ ĐẮC-LỘ là cứng ngắt thì không.

G/sĩ ĐẮC-LỘ rất khắt khe, Ngài không hề bỏ sót một tình tiết nào dù bé nhỏ nhất trong âm ngữ Việt. Chi li và tỉ mỉ đến mức phân định được dấu "Hỏi" và đấu "Ngã" đúng thanh sắc âm ngữ của người dân Thủ Đô (Hà-Nội). Ngay cả dân trí thức người Việt hiện nay vẫn chưa nhận ra âm và điệu của c-t, n-ng đi sau Nguyên âm, nó có âm độ khác nhau như thế nào. Cơ hồ sự tách biệt giữa đấu "Hỏi" và dấu "Ngã". Nhưng Bộ GD&ĐT, là Đầu não (nerve-centre) một nền Văn Học Dân Tộc cũng đã không phân biệt nổi sự khác biệt giữa y i với âm độ "trường – đoản" của chúng!  Thương thay cho Vị GIA-SƯ chưa đủ trình độ Phổ Thông ra làm BỘ-TRƯỞNG! Lịch sử Văn hóa Thế Giới chưa thể có biểu hiện một trường hợp ngu dân thứ 2 nào khác!

Phê phán G/sĩ ĐẤC-LỘ quá cứng ngắt và lạc hậu quả là lệch lạc. Vì định kiến Ý Thức Hệ, người ta muốn "láy lận" để gây ấn tượng xấu cho Ngài, cố biến dạng Chữ Tân-Quốc-Ngữ trở thành tùy tiện vô nguyên tắc. Người ta đã vô tình đánh phá một cách tàn nhẫn tất cả nét đẹp Văn hóa căn bản Dân tộc, một nét đẹp phong phú và uyển chuyển. Quyển Văn phạm của G/sĩ không hề có một sự gán ghép nào theo kiểu Âu-Tây để gọi được là cứng ngắt. Ngài không cấu tạo cách viết vô thanh và theo dạng liên âm thẳng cứng theo Âu-Tây. Văn phạm Pháp, Bồ, La-Tinh, ảnh hưởng như đã thành thịt, da, xương, tủy và máu huyết của Ngài, nhưng tuyệt nhiên không hề có hiện tượng đó trong Văn phạm tiếng Việt! Sử dụng được "Thanh nhạc" trong chữ viết của ngôn ngữ đời thường tiếng Việt không hề đơn giản. Liệu đã có ai đủ trình độ làm được việc đó không? Rõ ràng G/sĩ ĐẮC-LỘ không hề cứng ngắt, không bảo thủ, không theo các nguyên tắc Âu-Tây.

Ngay trong Văn học Anh, Pháp… đã có những chữ thừa thãi, vô duyên như loại Mạo từ (article) “le, la, les, the” đều hoàn toàn không cần thiết, bỏ đi càng gọn nhẹ, không hề mất nghĩa. Nhưng người ta vẫn phải viết đi lặp lại cả trăm lần trong một văn bản không dài lắm.

Cách riêng, tiếng Pháp có rất nhiều Phụ Âm thừa cuối từ không bao giờ nghe phát, như các chữ "s", "x", "d".... Các danh từ và tính từ số nhiều phài thêm "s" hay "x", không bao giờ nghe phát thành âm gió giống như La-ngữ hoặc Anh-văn. Dù viết Poix (nhựa), Pois (đậu Hà-Lan), Poids (trọng lượng, sức nặng), đọc hay nói vẫn nghe là "Poi" (Boa) như nhau, không phát gió chữ s, không nghe âm x, cũng không xuất hiện âm "d lặng" nào cả. "X", "S" "DS" sau  "Poi" như đi chơi chỗ khác! Đã xem ra là quá dư thừa, không nhất thiết phải có đối với kẻ nghe người nói hay đọc, thế nhưng nghười Pháp phải viết đúng như vậy. Những Quy tắc cấu trúc của một nền Văn học đã đi vào quy cũ như vậy, thì phài viết đúng như vậy, không được bớt một thêm hai, hay thay đổi một chữ nào. Nhưng đó lại là nét đẹp Văn hóa, đặc trưng một nền Văn Học Pháp.

B. Là mt trong những loi Văn phm ít Lut trừ và đơn giản nhất Thế giới :  

So ra, hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều có nhiều Luật Trừ rườm rà (verbose) và nghiêm ngặt hầu như rất ít thấy trong cấu trúc Chữ Tân-Quốc-Ngữ. Riêng Động từ (Verbes) được chia từng "Thì" quá phức tạp (complicate). Nói chung Văn phạm Âu-Mỹ phiền phức hơn văn phạm G/sĩ ĐẮC-LỘ soạn thảo cho Chữ Tân-Quốc-Ngữ gấp chục lần.

a) Chẳng hạn, Pháp văn, phụ âm kép “ch” phải phát âm như chữ "s" tiếng Việt, Cheval (con ngựa) đọc là “sơ-vanh”, cheveux (tóc) đọc “sơ-vơ”…, nhưng Choeur (Ca đoàn), Enfant de choeur (Lễ sinh Công-giáo) phải phát âm là “C". Vì thế Choeur người Pháp phải phát âm là "Cơ" giống như Coeur là trái tim, thay vì Ch phải phát là S (Sơ).... Cả hai từ Choeur và Coeur đều phát âm là “Cơ” như nhau, đồng âm nhưng “dị tự” và “dị nghĩa”. Đây chỉ là một luật trừ đơn giản nhất. Vẫn còn quá nhiều Luật trừ khác trong cách thay đổi số ít ra số nhiều của hàng loạt Danh từ (noms) và Tính từ (adjectifs) rất khác nhau, khi là "s" (enfant = enfants) khi là "x" (morceau = morceaux), có khi còn đổi cả chữ cuối và thêm "x" (animal = animaux). Đổi tính từ giống đực ra giống cái chỉ thêm "e" (petit = petite), nhưng còn nhiều luật trừ, chẳng hạn "beau" giống đực đối sang giống cái lại là "belle"....

b) Cách chia các Động từ quy tắc (Verbes réguliers) đã không kém rườm rà. Chỉ xét riêng về cách chia Động từ cho các Thì (temps) trong Anh văn, với Quá khứ, Hiện tại và Tương lai, người ta đã thấy là nhẹ nhàng, nhưng so với động từ tiếng Việt chúng cũng còn quá rườm rà, đều không thuộc dạng bất biến (invarable), không đơn giản hóa được như chữ Việt.

So với cách chia Động từ trong tiếng Pháp ta còn thấy phức tạp hơn nhiều lần.  Chia theo các Thì (Temps) có Quá khứ (Passé), Hiện tại (Présent) và Tương lai (Future) với 3 Hình thức (Formes): Chủ động (active), Bị động (passive) và Tự thân (pronominale) với 7 Modes: A- Indicatif có 10 Thì (temps):  1) Le présent, 2) Le passé simple, 3) Le passé composé, 4) Le passé antérieur, 5) L'imparfait, 6) Le plus-que-parfait, 7) Le future simple, 8) Le future antérieur, 9) Le future du passé, 10) Le future anté passé. B- Conditionnel có 3 Thì: 1) Présent, 2) Passé 1ère forme, 3) Passé 2ème forme, C- Subjonctif có 4 Thì: 1) Présent, 2) Imparfait, 3) Passé, 4) Plus-que-parfait. D- Impératif chỉ có Présent, (Passé không mấy khi dùng). E- participe có Présent (chủ động, bị động và tự thân), G- Gérondif có Présent (chủ động, bị động và tự thân). F- Infinitif có Présent (chủ động, bị động và tự thân), và Passé (chủ động và bị động).

Tiếng Pháp có 2 Động từ căn bản "Avoir" và "Être", được gọi là "Trợ Động từ" (auxiliaire), làm nòng cốt cho các động từ khác trong nhiều Thì chủ động và bị động. Tương tự như "Have" và "Will" trong tiếng Anh, nhưng cách chia và sử dụng phức tạp hơn Anh văn rất nhiều. Phần lớn các Động từ đều dùng Trợ Động từ "AVOIR". Tất cả các Động từ tự thân (có "Se") đều dùng Trợ Động từ "ÊTRE" cộng với 13 Động từ có luật trừ chia theo Trợ Động từ "ÊTRE", như Aller, Venir, Arriver v.v... Động từ thường được chia ra khoảng 21 Thì khác nhau, chưa tính còn phải chia theo thể Bị động.

Nếu ta còn tính đến luật trừ cho cách chia các Động từ phi nguyên tắc (Verbes irréguliers) thì còn phải thuộc lòng (know by heart) đến hàng trăm động từ như thế và cách chia còn nhiều phức tạp hơn nữa. Vì thế, chúng mới được gọi là "Động từ Phi nguyên tắc" cộng theo hàng loạt Quy tắc và Luật trừ cá biệt.

Thế mà người Pháp không cảm thấy phiền toái trong Hành văn của họ, họ cho đó là một nét đẹp Văn Hóa Dân Tộc. Chỉ cần đọc qua một bài viết, đủ biểu hiện được trình độ học vấn của Tác giả. Người bình dân, không đủ trình độ sử dụng hết các Thì (temps) của động từ, thay đổi danh từ, tính từ cách đầy đủ.

Người bình dân Pháp chỉ sử dụng cao lắm là các Thì Présent, Future simple, Passé simple, Passé composé, Imparfait. Còn các Thì Passé antérieur, Plus-que-parfait, Future antérieur, Future du passé, Future anté passé. Chỉ mỗi giới có trình độ học vấn cao mới sử dụng đầy đủ. Vì thế người Pháp, nói chung là Âu-Mỹ, rất hãnh diện về những cấu trúc phức tạp trong văn phạm mình, biểu hiện rõ trình độ của người viết. Nếu nói hay viết sai Văn phạm, người nghe, người đọc vẫn hiểu, nhưng họ gọi đó là nói "Tiếng Bồi", viết "Văn Bồi". Cũng như một Văn bản tiếng Việt viết không phân biệt mệnh đề chính, phụ, sai Chính tả –  trừ vài sai sót vô tình – đều bị đánh giá là văn Nhà quê, có nghĩa Tác giả mới thuộc diện Xóa nạn mù chữ, cũng có thể đã "Tốt Nghiệp" Bình Dân Học Vụ. Đừng tưởng rằng chơi ngông, theo kiểu viết "ca sỹ, địa lí (NGUYỄN-THỊ-BÌNH), Ủy Pan Nhân Zân, tranh chấb, cây lêu, kách mệnh (PHẠM-THỊ-LANH)" v.v…, sẽ được người ta đánh giá cao, xem là con người văn minh thức thời, có trình độ học vấn cao, có tầm cỡ bậc thầy đối với Người Việt Bốn phương, trong cũng như ngoài nước! Vâng loại nầy vẫn xuất hiện trên Mạng không ít giữa người Việt hải ngoại đang hô hào bảo vệ non sông! Đó là Ái Quốc, là tình yêu Dân tộc, là bảo trọng Văn hóa nước nhà của giới Việt-Kiều tứ chiến đấy! Nó biểu hiện tình yêu nước hay chạy theo phong trào phá hoại Văn hóa Dân tộc cách vô ý thức, nếu không đánh giá là những Bộ Mặt Việt Gian Trá Hình!

Đặc biệt La-Văn, việc chia Động từ "nguyên tắc" và "phi nguyên tắc" không kém phức tạp, nhưng còn nhiêu khê hơn trong cả thuật dụng ngữ cho Danh từ và Tính từ tùy theo vị thế của chúng trong mệnh để (proposition). Vì thế Danh từ còn phải chia như động từ, phải chia theo 12 thể cách (cas), 6 cho số ít (singulier) và 6 cho số nhiều (pluriel) tùy từng vai trò của nó đối với động từ trong câu. Danh từ làm Chủ từ (sujet) có thể cách "Nominatif" ; là Tiếng reo, Tiếng than (exclamation) thuộc thể cách "Vocatif" ; đóng vai trò Túc từ Sở hữu (complément du nom) là "Génitif" ; ở vị trí Trực tiếp Túc từ (complément direct) có "Accusatif" ; là Gián tiếp Túc từ (complément indirect) đã có "Datif" và Định vị Túc từ (complément circonstenciel) là "Ablatif". Còn phải chia theo số ít, số nhiều khác nhau, không phải thêm s hay x như nhiều ngôn ngữ Âu-Mỹ. Tính từ còn chia gấp 3 lần Danh từ, phải chuyển thể theo giống đực (masculin), giống cái (féminin) và trung tính (neutre), cũng theo số it, số nhiều, phụ thuộc theo danh từ, rất ư là phiền phức. Chưa nói đến nhiều cách chia các loại Danh từ và Tính từ phi nguyên tắc, nhiêu khê và và rất phức tạp không hề có trong Văn phạm tiếng Pháp. Nhiều từ ngữ La-Tinh còn  có những luật trừ về cách phát âm, chẳng hạn "Nihil" (Nihil novi sub Sole, dưới Mặt trời không có gì bí mật), thì phải đọc "ni-kin" thay vì "Ni-hin" (Ni-kin no-vi xúp Xô-lê). Cũng thế "Fiat Mihi" (xin thể hiện nơi tôi, có nghĩa là Xin vâng) phải đọc "Phi-ách Mi-ki", không hề đọc Mi-hi... Có nghĩa rằng H ở đây phải theo luật trừ riêng của nó, là phát âm như "K". Còn với bao nhiêu luật trừ rắc rối khác phải ghi bằng nhiều "số không" theo sau...

Nói chung, Văn Phạm Âu-Tây có quá nhiều rắc rối về Quy tắc và Luật trừ trong cấu trúc một Mệnh đề. La-ngữ và tiếng Pháp, chỉ ngoại trừ mỗi Giới từ (préposition), Liên từ (conjonction), Trạng từ (adverbe) là bất khả biến thể (invariable) mà thôi. Trong khi tiếng Việt, không một từ ngữ nào biến thể, cũng rất ít luật trừ, đó là một đặc điểm đã may mắn được G/sĩ ĐẮC-LỘ hạn chế đến mức tối đa. Văn phạm Việt-Nam không quá nhiêu khê như người ta đã đánh giá do ngộ nhận do trình độ dân trí của mình.

Trong phạm vi vài chục trang giấy, không cho phép chúng tôi đi sâu thêm nữa, cũng không đủ trình độ để phân tích tỉ mỉ hơn. Chúng tôi chỉ nêu ra một vài sự phức tạp trong Văn Học của đôi nước Văn minh được xem là hệ thống Văn học hàng đầu Thế giới, nhưng so sánh với Văn Phạm và cấu trúc ghép Vần chữ Việt, để thể hiện được một âm lượng, âm hưỡng chuẩn xác thanh giọng Việt, cần phải có một cấu trúc ghép vần chặt chẽ (close) nhưng lại được đơn giản hóa Văn phạm đến mức độ khó ngờ! Vì thế, Bộ GD&ĐT nên quan tâm nhiều hơn, đừng để nền Văn Học Việt biến thành Văn học Bộ lạc, Bảng làng của thời Tiền Sử. Nếu còn nhiều sai sót, mong Quý vị lượng tình góp ý sửa chữa và bổ sung.

Văn Phạm là Nét đẹp Văn hóa truyền thống của các Dân Tộc Văn Minh trên Thế giới là ở đó, ở những Luật trừ không riêng chỉ có ở Việt-Nam. Qua hàng nghìn năm Sử Học, không bao giờ được cải đổi, được đơn giản hóa một cách vô ý thức. Bộ GD&ĐT đã tự ý thay đổi i và y trong cấu trúc ghép vần Chữ Tân-Quốc-Ngữ ngày nay là vô nguyên tắc. Văn Phạm là một Phạm trù Pháp quy Văn học, còn được gọi là "Ngữ Pháp", như một Định chế Pháp luật, không phải ai cũng có thể thọc tay vào sửa đổi được. Mọi Nguyên tắc Chữ viết trong Văn học, bắt buộc phải tuân hành một cách tuyệt đối như Quốc Pháp, để bảo vệ truyền thống Dân tộc trong Kỷ luật Văn học. Ta nên chấp nhận với tinh thần cởi mở, bỏ đi mọi định kiến, mọi cố chấp cục bộ, để cùng nhau  nối rộng vòng tay bảo vệ Tổ Quốc.

C. Đơn âm của tiếng Việt, là nét đẹp đặc thù của một số nước Châu-Á :

G/sĩ ĐẮC-LỘ cũng đã giữ được nguyên nét đặc thù Đơn âm trong tiếng Việt như LÊ-THÁNH-TÔN, TRỊNH-KIỂM, Hải-Phòng, Hà-Nội không ghép thành "LÊTHÁNHTÔN", "TRỊNHKIỂM", "Hảiphòng", "Hànội"... trên các Văn bản chữ Việt. Các Nhà Thừa Sai Âu-Châu vẫn giữ đúng nguyên tắc trong Phiên âm Việt Hóa Chữ La-Tinh có đủ âm sắc đơn ngữ như BÊ-NÊ-ĐI-TÔ bởi BENEDICTUS. Các Nhà Truyền Giáo đã Việt-hóa thành BÊ-NÊ-ĐI-TÔ không hề Âu-hóa theo kiểu viết "BÊNÊĐITÔ". Nét đẹp và nét đặc trưng Chữ Việt là ở đó. Trong khi chữ Quan thoại Trung-Quốc đã viết thành "Liên Âm", như "Fujian" (Phúc-Kiến), "SIMA GUANG" (TƯ-MÃ QUANG), họ đã Âu-hóa đánh mất nét đặc thù đơn âm truyền thống như chữ Hán. Nhưng ngày nay ta cũng đã không thiếu người muốn lai căng Âu-hóa là TÊRÊXA, GIAXINTA, PHANXICÔ học đòi kiểu Trung-Quốc cho ra vẻ Văn minh hiện đại Âu-Mỹ, ý muốn thoát khỏi sắc màu Giao-Chỉ mà họ cho là man di, bẽ mặt là "Ngố", "Cù lần", không ra Tây, cũng chẳng giống Tàu!

Có tư tưởng tiến bộ theo đà nầy, chỉ thời gian không lâu nữa ta sẽ viết Hoathịnhđốn, Côngtằngtônnữbíchly, Hồlyvọng, Mạctưkhoa, Áinhĩlan, Quáncàphê, Tiệmhớttóc, Nguyễngiabảo, Nguiễnnguí ... thì hết biết. Nhìn vào dễ ngộ nhận là tiếng Công-Gô! Khi đó mới lộ rõ nét Văn Minh Việt-Tàu, Việt-Mỹ, Việt-Pháp, Việt-Lào, Việt-Campuchia...!

Ta phải xác định rằng Văn phạm là Luật pháp, một Pháp định, là điều kiện, là nguyên tắc ứng dụng Văn Học một Ngôn ngữ. Phải xem đó là một Bộ Luật tuyệt đối Bất Khả Xâm Phạm, không ảnh hưởng chế độ, cục bộ ý thức hệ từng thời. Vì thế, không đơn giản thuộc quyền một cá nhân, một tập thể, một tổ chức nào được đơn phương chỉnh sửa. Quyền đó là Quyền Tác giả, Quyền thừa kế Tác Giả, kế đến là quyền của Cộng Đồng Sở Hữu tức là của Toàn Khối Cộng Đồng Dân Tộc Người Việt cả trong và ngoài nước với sự đồng thuận của Tác Giả. Đó là Quy luật của muôn đời!

Mặc dù Ông LÊ-BÁ-KÔNG, từng là Tác giả nhiều bộ sách dạy Anh văn rất có giá trị trong đào tạo Quốc tế từ thời Việt-Nam Cộng-Hòa, đồng thời Ông cũng là Tác giả Bộ Từ Điển Anh-Việt – Việt-Anh nổi tiếng, từng có phát kiến đề nghị thêm, bớt, thay đổi một số Phụ Âm trong hệ thống Chữ Tân-Quốc-Ngữ. Có nghĩa Ông đã cho rằng Cấu trúc Chữ Tân-Quốc-Ngữ vẫn còn nhiều thiếu sót, theo Ông có thể thái quá hoặc bất cập, vẫn chưa hoàn chỉnh. Nhưng Ông cũng đã đánh giá rất cao Cấu trúc chữ Việt của G/sĩ ĐẮC-LỘ, nên cũng đã có sự đánh giá cụ thể rằng: "Nếu so sánh với Anh ngữ thì quốc ngữ (Việt) hợp lý bội phần; thực vậy, văn tự Anh có thể coi là bất hợp lý nhất, thí dụ một chữ A mà có nhiều cách phát âm: cat (kaet), make (mêk), saw (xo), zebra (zíbrơ), England (íngland), barn (ba:n)… Phụ âm cũng rắc rối lắm: rough (răf), church (tsơts), choir (quái-ơ), cab (kaeb), cease (xi:s)..."  (Tg. không phiên âm theo ký hiệu Qt (IPA) nhưng phiên âm theo ký hiệu LBK, Việt-Nam).

Chúng ta đã thấy rõ, tiếng Anh viết thế nầy, đọc thế khác, không có một nguyên tắc nào để phát âm các phụ âm và nguyên âm được thống nhất. Có thể nói mỗi chữ viết trong Anh Văn đều phải có một "Luật Trừ". Vì thế, chỉ có duy nhất mỗi chữ Anh là phải chú theo cách đọc cho từng từ vựng. Để biết cách phát âm từng Từ vựng phải "mả hóa" bằng cách sử dụng một hệ thống Ký tự rất phức tạp để đọc ra tên nó. Các ký hiệu như ɱ ɳ ɲ ŋ ʈ ɖ ɟ ɸ β θ ð ʃ ʒ ʂ ʐ ç ʝ χ ʁ ʕ ʢ ɦ β̞ ʋ ɻ ɰ v.v... mà người Anh gọi là "International Phonetic Alphabet" (Ký Tự Phiên Âm Quốc tế, viết tắt là IPA). Cả Nguyên âm lẫn Phụ âm chữ Anh đều phát theo từng từ ngữ, không có một cách phát duy nhất cho một Nguyên âm, Phụ âm. Ví dụ Phụ âm V trong "vacation" (kỳ nghỉ) khác với chữ V trong "love" (yêu).

Thực tế hầu như không có hệ thống chữ viết của một Dân tộc nào phải sử dụng ký hiệu phát âm dành cho cư dân Bản địa. Nếu tiếng Việt, Pháp, Đức, Ý, Nga có kèm theo Ký hiệu phát âm nầy, chẳng qua cũng chỉ là một lối phô trương vô bổ, vì người bản xứ đã biết chữ thì không ai không biết đọc đúng âm ngữ mình, vì họ viết sao đọc đúng âm sắc mẫu tự của họ như vậy, chẳng ai biết ký hiệu chú giải đó là gì. Tuy nhiên, nếu soạn sách dạy người Anh, lại phải phát âm bằng ký tự IPA. để người Anh dễ học phát âm tiếng Nước ngoài mà thôi. Tuy nhiên một khi người Anh đã thông thạo một ngoại ngữ, họ sẽ tự đọc không phải sử dụng cách ghép Ký hiệu phiên âm Quốc tế nữa.

Chữ Anh chỉ khác với chữ Tượng hình ở chỗ: Ô chữ Tượng hình phải viết rõ từng nét tỉ mỉ như một bức tranh trừu tượng, mới có thể nhận dạng và đọc được một từ ngữ theo trí nhớ cho mỗi từ. Học sinh phải coi thuộc hàng vạn bức Tranh Chữ như thế, trong khi tiếng Anh chỉ học thuộc mặt mấy chục chữ Cái La-Tinh mà thôi. Người nghe chỉ cần viết theo mẫu tự được nghe đánh vần là đủ. Tối trí lắm cũng chỉ cần một tuần là đã học thuộc nằm lòng hơn 20 mặt chữ cái!

Nhưng đem so với Chữ Tượng âm các nước, người ta viết sao, đọc vậy, nghe sao viết vậy, không cần phải đánh vần cho người nghe "Tên Riêng" của mình. Ví dụ ta nghe một người tự giới thiệu tên "Nguyễn-Văn-Liểng", ta có thể viết ngay là Nguyễn-Văn-Liễn, không cần nghe đánh vần. Nếu có sự dị biệt của tên đó, người mang tên chỉ cần lưu ý người nghe rằng Liểng có "g" và dấu "hỏi" là đủ. Vì Liễn đứng mình, không bao giờ có "g" và chỉ có dấu "ngã". Còn Liểng (có g) là "Liểng xiểng" có dấu hỏi mà thôi. Liểng có g và dấu hỏi không đứng một mình.

Khác với một người Anh nói tên mình với một Nhân viên người Bản địa, họ luôn được yêu cầu phải đánh vần từng mẫu tự tên mình, vì tiếng Anh viết là một việc, còn đọc hay nói là một việc khác. Không giống các ngôn ngữ khác có mẫu tự với cách phát âm căn bản như La-tinh, Pháp, Đức, Ý, Nga... nếu ta đã học biết viết và biết đọc các ngôn ngữ nầy, ta có thể viết được ngay những từ ta mới nghe, dù không hiểu nghĩa. Nhưng Anh ngữ thì không, chính người Anh cũng cần phải nghe đọc từng Chữ rồi mới ghép thành một Từ vựng của mình..

Tuy thế, xin nhấn mạnh lại lần nữa, trên nguyên tắc, không bao giờ có một Cơ quan, một Tổ chức nào, dù có quyền lực đến đâu, đã dám thay đổi dù một nét, dẫu thấy nó hoàn toàn dư thừa và vô lý! Vì đó là "Nét Đẹp Văn Hóa Truyền Thống" cũng là một nét "Đặc Thù của một Dân Tộc Văn Minh". So sánh như thế, thì Chữ Tân-Quốc-Ngữ đã đạt đến mức độ tuyệt hảo, thậm chí còn trên cả tuyệt vời, thì không có một lý do gì chính đáng để thay đổi cấu trúc của nó, ngoại trừ có thể thêm vào một vài Mẫu tự tùy sự cần thiết từng thời mà thôi. Nhưng cũng không thuộc quyền hạn cá nhân nào tùy ngẫu hứng được sử dụng trên các Văn bản Giáo Khoa và Pháp Lý kiểu Nhạc sỹ, Đỵa lí, như Tập đoàn ĐẶNG-THỊ-LANH đã quyết tâm nhập cuộc (sẽ xét đến sau) theo cái đà thất học NGUYỄN-THỊ-BÌNH.

Xét ra chưa có Văn phạm nào đơn giản hơn Văn phạm tiếng Việt do G/sĩ ĐẮC-LỘ nghiên cứu và biên soạn. Trong Thế kỷ XIX, Học giả LUDWIK LEJZER ZAMENHOF, người Ba-Lan, đã cống hiến trọn cuộc đời mình, biên soạn Hệ thống Ngôn ngữ Esperanto, ý muốn thống nhất ngôn ngữ toàn cầu về một mối, được gọi là "La Lingvo Internacia" (Quốc Tế Ngữ). Tiên sinh đã dồn tất cả mọi nỗ lực, cố biên soạn cho được một quyển Văn phạm đơn giản nhất cho ngôn ngữ nầy, để nhân loại dễ học, nhưng vẫn không đơn giản hơn Văn phạm tiếng Việt ta hiện nay. Nghi ngờ, quý vị có thể so sánh. Thế mà không thiếu người Việt thời @, đã than phiền, chê bai, phê bác, chống đối và chỉnh đổi đến vô lý, thế mà họ vẫn làm được, viết được và nói được! "IQ" của họ đã đạt đến mức thượng thừa! Thực hết biết!

Các Học giả, nhà Văn Hóa, Ngôn ngữ học, nói chung hàng Trí giả tầm cao Việt-Nam đã cảm nhận được đầy đủ như vậy, nên tất cả đã trân trọng và bảo vệ hoàn toàn mọi Cấu trúc Chữ Tân-Quốc-Ngữ hiện đại. Các Bậc Thầy nầy đã xem Cấu trúc Chữ Tân-Quốc-Ngữ có một tầm cao không kém Văn minh hơn các nước Văn minh nhất. Thế giới cũng cảm thấy xa lạ với nét độc đáo của loại "Chữ Tượng Thanh" hy hiếm nầy. Nhưng não trạng tập thể Bộ GD&ĐT NGUYỄN-THỊ-BÌNH còn vượt trội hơn.

MINH-VÂN @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site