lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Minh-Vân

Trúc-Lâm Yên-Tử (1) Tựa gốc; (2) Tựa do TLYT đặt lại cho phù hợp với tinh thần của trang nhà và Hội Sử Học.

***

Nền Tảng Tân-Quốc-Ngữ Và Những Sai Lầm Nghiêm-Trọng Của Bộ GD và ĐT Nhà Cầm Quyền CHXHCNVN (2)

Những Sai Lầm Nghiêm Trọng Của Bộ GD&ĐT Nhà Nước CHXHCNVN (1) (Đã Hiệu Đính)

Minh-Vân

Kính cáo :

"Cùng Cộng Đồng Người Việt Trong Và Ngoài Nước "

Chúng tôi viết bài nầy để gởi trực tiếp đến "Bộ Giáo Dục và Đào Tạo", thông qua Nhà Nước,Chính Phủ và các Cơ quan Trung Ương thuộc ngành Văn Hóa - Giáo Dục Nhà Nước CHXHCNVN. Xin trình gởi Hàn Lâm Viện Khoa Học, Viện Sử Học Quốc Gia, các Nhà Văn Hóa chúng tôi may mắn được biết Đ/chỉ riêng. Cùng xin được gởi đến một số Trang Mạng và Báo chí có uy tín tại Quốc Nội và Quốc tế, nếu được quý Ban Biên Tập đồng cảm quan tâm đón nhận cách nhiệt tình, hy vọng sẽ được chuyển tải đến Cộng Đồng Người Việt ở bốn phương trời Thế giới, để rộng đường dư luận với nhiều  sự nhận định của mọi người. Đồng thời chúng tôi cũng mạo muội xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng trong sự góp ý, sửa chữa, thay đổi, bổ sung, không phân biệt Tôn Giáo, Đảng phái, Sắc Tộc, Tuổi tác, Giới tính và Địa vị Xã Hội, dù được sự đồng tình chấp nhận hay phản bác, đều rất đáng trân trọng đối với chúng tôi. Đặc biệt, chúng tôi xin phép được gởi đến Lm. Bề Trên Giám Tinh Dòng Tên Việt-Nam và Thông trình lên Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam, xin vì ý thức Trách nhiệm và Tinh thần Dân tộc, thỉnh cầu Quý Ngài lên tiếng can thiệp bảo vệ nền Văn Học Nước Nhà, chặn đứng mọi hình thức lộng hành Văn học đến điên loạn như hiện nay. Kính xin Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam và Cộng Đồng Dân Tộc cảm thông cho nhiều thiếu sót.

***

Mục Lục

Dẫn Nhập
I. Chủ Trương "Cải Tổ" Chữ Tân-Quốc-Ngữ

II. Miêu-Duệ Nguyễn-Ngu-Í
III. Vần Tân-Quốc-Ngữ, Một Cấu Trúc Chữ Viết Có Đầy Đủ Bản Sắc Dân Tộc
IV. Chữ Tân Quốc Ngữ, Rất Xa Lạ Với Thế Giới Đương Đại
V.  Tính Ưu Việt Của Văn Phạm Tân-Quốc-Ngữ
VI. Những Đao Phủ Thủ Tinh Thần
VII. Những Hình Thức Cải Tổ
VIII. Trách Nhiệm Về Ai?
IX. Nhà Toàn-Cầu Bác-Học Danh-Gia
X. Cần Chấn Chỉnh Những Hình Thức Lai Căng Mất Gốc

XI. Văn Học Dân Tộc Là Linh Hồn Của Tổ Quốc
XII. Thất-Tinh-Hội
XIII. Sự Đóng Góp Của Các Thừa Sai Hải Ngoại Và Nhiều Học Giả Công Giáo Pháp Cho Nền Văn Học Việt-Nam
XIV. Những Vấn Nạn
XV. Công-Tội Về Ai ?
XVI. Trách Nhiệm Và Quyền Hạn Của Bộ GD&ĐT
XVII. Các Nhà Văn Hóa Dân Tộc Đã Đứng Trước Một Bức Tường Siêu Thép, Bất Khả Xâm Phạm
XVIII. Thế Hệ Dụng Ngữ
XIX. Nguyện Vọng
XX. Kết Luận

Trúc-Lâm Yên-Tử:  Có hai loại chú thích, số nhỏ trong ngoặc đơn là của tác giả Minh-Vân; số lớn trong ngoặc đơn là của TLYT. Phần chú thích của tác giả nằm cuối bài; phần của TLYT nằm bên trên được phân biệt bởi ba dấu *.

(1) Đây là ý kiến riêng của tác giả Minh-Vân. Thực ra việc xử dụng quốc-ngữ đã được nhà văn Nhượng-Tống đưa vào thực tế khi ông tham gia vào báo Khai Hóa (1921), Thực nghiệp dân báo (1924) v.v..., ông Hồ-chí-Minh chỉ là người nối tiếp tiền nhân; (2) Chữ Nôm cũng đã xử dụng dưới triều Tây-Sơn của vua Quang-Trung; (3) Đất nước sẽ may mắn hơn nếu người chiến thắng và thống nhất đất nước là vua Quang-Trung; (4) Trong tinh thần đại chúng của Hội Sử Học cũng như trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử chúng tôi vẫn quen xử-dụng cụm từ ngày 30-04-1975 hơn là giải-phóng; (5) Ngoài ra còn có những cuộc chiến khác sau năm 1975, như cuộc chiến với Cao Miên năm 1978, Trung Việt năm 1979, Trung Việt 1984 - 1985; (6) Cắt từ "Chỉ nghe ...rằng" trang 58, đoạn này không phản ảnh thực tế của miền Nam, nếu có chỉ là vài trường hợp cá nhân; (7) Việt-Nam Tự-Điển do Lê-Văn-Đức cùng một nhóm văn hữu soạn, Lê-Ngọc-Trụ hiệu-đính, nhà sách Khai Trí xuất bản tại Sài-Gòn Việt-Nam năm 1970 và tái bản ở Hoa-Kỳ vào thập niên 1980; (8) Sự kiện ra hải ngoại của ông Hồ-chí-Minh là tìm phương sinh sống, việc làm làm cách mạng hay cứu nước (theo quan niệm riêng của ông ta) cũng chỉ đến sau khi đơn xin vào làm trong cơ quan thuộc địa của Pháp bị bác bỏ; (9) Nếu ông Hồ là nhân vật thông thái nhiều mặt thì đã không du nhập chủ nghĩa cộng sản vào đất nước Việt-Nam. Nguyễn-Duy-Ân, một cộng tác viên của Hội Sử Học có bài Hồ-Chí-Minh đại thi hào chôm chỉa, và đây có thể là một khía cạnh thông thái khác của nhân vật họ Hồ mà chúng ta cần phải biết thêm; (10) Nhìn trường hợp cụ Huỳnh-Thúc-Kháng; (11) Xin cắt bỏ vì xử dụng quá nhiều lần; (12) Đây là ý riêng của tác giả Minh-Vân;

***

XIX. NGUYỆN VỌNG

Chúng tôi hết lòng trông chờ Hàng Trí Giả và Cộng Đồng Người Việt khắp bốn phương trời, trong nước cũng như Hải Ngoại, kiên quyết lên tiếng cách thẳng thắn và dứt khoát hơn nữa, để cứu nguy tinh thần Văn Học Việt-Nam đang bị tàn phá.

Cách riêng chúng tôi tha thiết kêu cầu Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia, nhất là Quốc Hội nước CHXHCNVN nên có thái độ rõ ràng đối với việc làm vô nguyên tắc, vô ý thức của Bộ Giáo Dục vẫn còn mưu đồ phá hoại có tính quy mô đại trà, muốn xâm nhập vào hệ thống Giáo Khoa ngày nay. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cần tự mình sửa sai gấp những gì cần sửa, để tinh thần tôn trọng tính giáo dục trong lòng Giới trẻ ngày càng cao, hơn là tự tôn cố chấp, quyết ăn thua với hết mọi người. Cầu xin Nhà nước, Chính Phủ dừng buông xuôi mọi sự như khách bàng quan ngoại cuộc. Đừng để Ngành Sử Học Việt-Nam một ngày mai phải kết tội Bộ GD&ĐT có ý thức hủ hóa đất nước theo chính sách ngu dân.

Ngày 31.7.2012 Tác giả XUÂN-HUY có viết trên một trang Báo Công Giáo & Dân Tộc, đã đánh giá một Cơ quan chuyên ngành của Nhà Nước: "..... Cái ngành có tình hình trông giống với ngành giáo dục, cứ 'hết chuyện nầy lại đến chuyện khác, triền miên bất tận, lôn xộn đủ điều'.... dùng một sai lầm nầy để chữa cho một sai lầm khác...chẳn có một chủ trươngđường lốigiải pháp gì căn cơ hay nhất quán cho ra hồn cả!... Hàng chục năm nay, báo chí phanh phui rất nhiều vụ việc 'có vấn đề'... nhưng mọi việc thường chỉ ì xèo được lúc đầu để sau đó là một khoảng lặng, 'chìm xuống', rồi đi vào quên lãng để chờ... một vụ việc mới khác nữa xảy ra, mà không nghe thấy có cơ quan chức năng nào chịu trách nhiệm hay bị xữ lý đến mức đưa ra tòa xử cả... Đúng hơn thì cũng có xữ lý... kỷ luật dưới hình thức 'kinh điển' rồi chuyển sang công tác khác để tiếp tục gây hại trên những môi trường khác..."

Tác giả kết luận: "Do những biểu hiện về cách làm việc vô trách nhiệm theo các kiểu như trên, chúng ta sẽ không lấy làm lạ mà hoàn toàn có thể giải thích được tại sao... khi ra trước Quốc hội cứ hứa khắc phục nầy nọ mãi mà thực tế chưa bao giờ thấy cải thiện điều gì coi được, nếu không muốn nói còn để cho tình trạng bất mãn trong dân ngày càng gia tăng đến mức kinh ngạc".    

Hoặc Bộ GD&ĐT xét thấy một ai đó, có đủ khả năng tạo được một hệ thống chữ Quốc Ngữ văn minh, tiến bộ hơn hơn 2 Nhà Văn Hóa Thiên Phú Kỳ Tài ĐẮC-LỘ TRƯƠNG-VĨNH-KÝ, cộng với công sức của các Nhà Văn Hóa Tiền Bối đã dày công nghiên cứu và xây dựng nền Văn Học Việt-Nam qua hàng Thế kỷ cho đến ngày nay, xin hãy công khai công bố trước Dân Tộc Việt-Nam và loài người trên thế giới: “Chữ Tân-Quốc-Ngữ hiện nay đã lỗi thời, đã lạc hậu, đã đến lúc bất khả dụng", cần phải loại bỏ. Nếu họ có đủ tài năng xuất chúng như thế, cần cho phép và khuyến khích họ sáng tạo một hệ thống chữ viết khác tân kỳ hơn, nhưng tuyệt đối hình thức bôi trét, vẻ vời, đạo văn không được xuất hiện trên hệ thống Chữ Tân-Quốc-Ngữ đương hành. Một hành động xâm phạm trắng trợn quyền Tác Giả của Cố Giáo Sĩ A-LỊCH-SƠN ĐẮC-LỘ, Bản quyền vẫn còn thuộc Dòng Tên Việt-Nam, trên Thế giới và Giáo Hội Công Giáo Việt-Nam bảo vệ. Đặc biệt các Nhà Mô  Phạm, các Nhà Văn Hóa, các Nhà Ngôn Ngự Học, các Học Giả cùng đồng tình "Bảo Vệ" đã được phân tích cụ thể như trên.

Dẫu rằng Nhà Toàn-Cầu Bác-Học Danh-Gia TRƯƠNG-VĨNH-KÝ có tái thế theo thuyết “Luân Hồi” nhà Phật, cũng không đủ tư cách thay đổi một nét nào các Quy tắc cấu trúc Mẫu Tự La-Tinh trong hệ thống Từ điển Tiếng Việt nguyên tuyền của Cố G/sĩ ĐẮC-LỘ, chứ đừng nói chỉ một chữ ký ngây ngô của vị Bộ Trưởng Giáo Dục lại có đủ thẫm quyền thay đổi Quy tắc cấu trúc Chữ Viết một Dân Tộc.

Ta cần cảm thông với Tiên Sinh NGUYÊN-HỮU-NGƯ, có xu hướng Cách Mạng Văn Hóa đã phải vĩnh biệt cỏi trần tại “Dưỡng Trí Viện” Biên-Hòa. Ta không thể phát động lại Phong trào điên loạn, để biến cả nước trở thành một Dưỡng Trí viện Vĩ đại cho một Cộng Đồng Người Việt Loạn thần (psychotic illness)! Hãy khép lại thời điểm các thế hệ Trí thức Trẻ ngày nay, lớp con em hậu sinh phải lên tiếng than phiền vì ray rứt như chúng tôi đã trích dẫn ở trang 8. Đó cũng là điều đáng cho các Quan chức Văn hóa nên quan tâm.

Dẫu biết rằng, với một trình độ văn hóa bình dân như chúng tôi, viết không lưu loát, thiếu tế nhị, không nhẹ nhàng, đọc đau mắt, nghe chói tai, có thể khó nuốt. Nhưng trước những con người có mắt không muốn thấy, có tai không muốn nghe, có trí không muốn hiểu, thì lối văn cục mịch nầy có thể dễ thấm hơn. Những phần tử cứ theo định kiến lỗi thời vô tâm, thù hận vô căn cứ, quyết tâm gạt bỏ G/sĩ ĐẮC-LỘ, Vị Ân Sư Độc nhất và Duy nhất của Dân Tộc, một Nhà Sáng lập Chữ Tân-Quốc-Ngữ, ra khỏi tầm ảnh hưởng Văn Hóa Việt-Nam, xin thưa đó cũng là một mộng ảo giữa ban ngày trong thời điểm Văn minh nầy. Họ đã tùy nghi chặt cánh, thêm râu, bôi phết thành một bức tranh Văn học hỗn độn, một hình thức lộng hành, cướp công, phá hoại, là chính họ đã trực tiếp phá hoại Tổ Quốc, thì không ai có thể tự cho phép mình quyền thinh lặng và nhẹ nhàng hơn được nữa. Đã đi với Phật, hãy mặc Áo Cà sa, nhưng khi đi với Ma ta cần thay Áo Giấy. Cách riêng đối với lớp người sống vô tri vô cảm, bất kể trình độ văn hóa họ cao thấp thế nào!

Gs. PIERRE DARRIULAT từng sinh sống tại VN suốt 11 năm qua, theo kinh nghiệm đã nêu lên một số ý tưởng về cải cách Giáo dục ở Việt-Nam với thái độ dứt khoát trước sự bức xúc của mình. Cùng một sự đồng cảm với Gs, chúng tôi thấy đã đến lúc cần phải mạnh dạn hơn, dứt khoát hơn khi liều mình viết bài nầy. Tưởng nghĩ cũng đã đến lúc như thế, thì đành phải thế, dù hậu quả có thế nào.

Giáo Sư DARRIULAT nhận định: “Ở Việt Nam, tôi được biết về các loại gỗ mới, cứng như thép. Để đóng một cái đinh lên chúng, bạn cần phải đập hết lần này đến lần khác mà vẫn khó nhận thấy sự dịch chuyển. Mỗi nhát búa chỉ làm nó nhích vào thớ gỗ ít hơn một milimet, và mỗi lần đập lại là một lần chiếc đinh có nguy cơ bị quằn đi. Ở Việt Nam, tôi đã học được ý nghĩa của cụm từ "dần dần từng bước một".…… đó không phải là ý tưởng của riêng tôi mà bất cứ ai có một chút kinh nghiệm với giáo dục đại học và nghiên cứu cũng sẽ nói những điều tôi đã nói... mặc dù tôi tin rằng tất cả những điều cần phải nói đã được nói và chúng đã được lặp đi lặp lại nhiều lần, và đó là những điều đã được nói đến nhiều năm nay bởi rất nhiều người Việt có kinh nghiệm, có năng lực và hiểu biết hơn tôi và rằng đã đến lúc phải lắng nghe họ. Không người nào điếc hơn người không muốn nghe, không người nào mù hơn người không muốn nhìn. Chúng ta cần một chiếc búa lớn hơn... và những gì chúng ta cần bây giờ không phải là nói nữa mà là hành động. Hy vọng thêm một nhát búa nữa sẽ không hại gì và chiếc đinh sẽ không bị quằn… …

“Thật vậy, không khó để có thể xác định được những cái cần phải thay đổi. Đó không phải là vấn đề về quan điểm mà là vấn đề về lương tri và sự trung thực, vấn đề về tính nghiêm ngặt của tri thức và đạo đức… Những gì họ nói có thể được tóm lược lại thành bốn câu: chúng ta phải dừng việc nói một đằng, làm một nẻo; chúng ta phải khôi phục lại phẩm giá cho giới trí thức và học giả; chúng ta phải có kế hoạch rõ ràng cho nghiên cứu và giáo dục cho tương lai; chúng ta phải chấm dứt nạn chảy máu chất xám. (Gs Darriulat nhắc lại ý Đại Tướng Võ-Nguyên-Giáp và Gs. Hoàng-Tụy. MV chú thích).

"Người ta nói rằng đến năm 2020 Việt Nam sẽ đào tạo được hai mươi ngàn tiến sĩ mới. Tôi đã mất mười năm để đào tạo ba tiến sĩ. Thử hỏi, chúng ta tìm đâu ra được hơn năm nghìn giáo sư những người có thể dành thời gian hướng dẫn và đào tạo một số lượng lớn nghiên cứu sinh như vậy? Tuyên bố thực hiện mục tiêu đầy thử thách này cần phải giải thích về cách thức để đạt được mục tiêu đó. Tháng mười hai năm ngoái, một sinh viên của tôi đã bảo vệ luận án tiến sĩ tại một trường đại học uy tín của Pháp. Cô ấy đã xuất sắc, nhận được đánh giá cao từ hội đồng chấm luận văn. Luận án đã được thực hiện theo bản thoả thuận ký kết trước đó giữa Việt Nam và Pháp: bản thoả thuận ghi rõ cách tiến hành thực hiện luận án để công bằng cho cả hai nước, nghiên cứu sinh dành thời gian thực hiện luận án ở cả Việt Nam và Pháp và sẽ nhận bằng tiến sĩ do cả hai nước cấp. Cô đã nhận được bằng của Pháp từ lâu nhưng vẫn chưa nhận được bằng của Việt Nam vì gặp phải khó khăn với những quy định lỗi thời có lẽ đã được soạn thảo cho những năm năm mươi của thế kỷ trước nên hoàn toàn bất hợp lý trong thế giới khoa học hiện nay.

"Một cách ngây thơ, tôi đã nghĩ rằng đáng lẽ đại học Việt Nam phải rất vui mừng và tự hào khi có một luận án tiến sĩ thực hiện dưới dạng hợp tác đồng hướng dẫn với một trong các trường đại học uy tín nhất châu Âu. Nhưng không phải như vậy. Ông hiệu trưởng của trường, một người đầy hiểu biết mà tôi rất tôn trọng, đã làm hết sức để giải quyết vấn đề, nhưng ngay cả ông, người đứng đầu hệ thống phân cấp, cũng không thể thay đổi các quy tắc đã trở nên hoàn toàn không phù hợp trong bối cảnh hiện tại. Quy tắc được tạo ra để được tôn trọng khi chúng có ý nghĩa và cần phải được thay đổi khi trở nên lạc hậu. Nhưng ngay cả hiệu trưởng cũng không có đủ thẩm quyền để thay đổi quy định để làm cho chúng trở nên tốt hơn. Vậy ai là người có khả năng? Làm sao chúng ta có thể hy vọng có một trường đại học Việt Nam lọt vào top 200 trường đại học của thế giới vào năm 2020 như đã tuyên bố trong khi chúng ta thậm chí không thể sửa đổi những thiếu sót hiển nhiên như vậy? Bất cứ ai yêu khoa học đều nhạy cảm với vấn đề đạo đức học thuật. Tính chính xác của tri thức luôn gắn liền với sự nghiêm túc về đạo đức. Trong khoa học, gian lận là tự sát. 

"Nhưng tôi tin chắc rằng đã đến lúc chúng ta phải hành động, phải tạo cơ hội cho thế hệ trẻ tham gia nhiệt tình vào thời kỳ phục hưng trí tuệ của đất nước bằng cách thúc đẩy mạnh mẽ giáo dục đại học và nghiên cứu. Thế hệ trẻ không trải qua sự áp bức thuộc địa, họ không trải qua các cuộc chiến tranh, họ không biết đến những năm tháng khó khăn sau chiến tranh, họ là những người con của Đổi Mới. Chiếc búa lớn hơn mà Việt Nam cần đang ở trong tay họ. Chúng ta đừng bỏ lỡ cơ hội này và chúng ta hãy làm hết khả năng để động viên, giúp đỡ và hỗ trợ thế hệ trẻ. (<http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&News=3950 &CategoryID=6”>). 

Trả lời PV. SƠN-KHÊ, GsTs. TRẦN-TRÍ-DÕI, Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học (NNH) – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà-Nội, cũng đã cho rằng dù rất muốn cải tiến chương trình đào tạo sau đại học cho phù hợp hơn nhưng Trường “đành bó tay” vì cơ chế quản lý của Bộ Giáo dục Đào tạo quá lạc hậu. Đúng là các tư tưởng lớn, dù Đông hay Tây cũng đều gặp nhau trên một điểm.

Lãnh đạo Bộ Quốc-Gia Giáo-Dục, ngày nay là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, đã nắm giữ một "Thiên Chức", đóng một vai trò quan trọng trong Đào tạo "Trồng người" và phát triển Văn Hóa, bảo tồn và củng cố nền Văn học Dân tộc là "Linh hồn của Tổ Quốc". Với một Thiên chức nặng nề và vô cùng cao quý như thế, thì đòi hỏi Cấp Lãnh đạo phải có một trình độ thật khôn ngoan và thông thái, có nền tảng Văn hóa tối ưu, mới đóng được vai trò Làm Thầy các Bậc thầy của toàn Dân Tộc. Thay vì phải có một kiến thức tầm cỡ “Học Giả” Quốc tế, thì trái lại Vị Bộ trưởng GD&ĐT nước CHXHCNVN ngày nào chỉ có trình độ một "Gia Sư Cấp II Trung Học" không hơn kém!

Một Nhân vật cán đáng vai trò Lãnh Đạo nền Văn hóa một đất nước là thế! Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục xem ra còn tệ hơn một Giáo Viên Tiểu học Vùng sâu vùng xa! Lớp Giáo viên nầy còn cần phải đổ Tú tài, chứ không phải trình độ lớp 11 và phải có chuyên môn tối thiểu là qua đào tạo, có được Chứng chỉ Sư Phạm Trung cấp! Thì ra, Tướng LƯU-Á-CHÂU, Chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân Quân khu Bắc Kinh cũng đã có nhận định rất xác dáng và cũng khá bất ngờ khi đánh giá: "Có đầu óc thì không có chức vụ, có chức vụ thì không có đầu óc". Đã rất ám hạp với tình trạng văn học nước ta! Phải chăng là một cặp song sinh giống nhau như hai giọt nước!

Tuyển bổ một Y tá làm Bộ Trưởng điều hành Bộ Y Tế Quốc gia là một điều khó hiểu, cơ hồ một Cứu Thương viên, một ông Lang băm, thì hậu quả sẽ như thế nào, không ai cần suy luận. Họ đều là những nạn nhân ngu dốt bị áp đặt đảm trách những chức vụ trọng yếu để đưa Xã hội đi vào tự diệt, thì đáng thương hơn đáng trách!

Cảm thông với những ai đã quan tâm và cùng thao thức cho nền Văn Hóa nước nhà đang quay đầu trở về Thế kỷ XVII! Chính nó cũng đang đồng hành với các tư tưởng Cấp tiến ba xu, đề cao kiểu Hội nhập Văn hóa Tàu. Đều là những vết hằn ngựa hoang thời nghìn năm Nô lệ, được phủ lên một danh từ Hoa mỹ trong mọi hành động "Trở Về Nguồn"! Trở về nguồn "SĨ-NHIẾP".

Hỡi toàn khối Cộng Đồng Người Việt, hãy bảo vệ Truyền thống Dân Tộc thuần khiết từ muôn đời Tiên Tổ Ông Cha để lại. Mọi tập tục Văn hóa Nô lệ cần phải chôn sâu vào lòng đất, để Dân Việt không phải triền miên nhìn thấy và chịu đựng những hình ảnh tủi nhục dưới gót giày của bọn Thái thú Tàu vô nhân tính. Bao hình ảnh đen tối rợn rùng như mơ màng như phản phất đâu đây, tưởng chừng là vô tận, khó thể xóa nhòa!

Truyền thống Văn Hóa Dân tộc Việt-Nam ngày nay chỉ còn chiếc Áo dài Phụ nữ, chiếc Khăn đóng và chiếc Nón Gò-Găng, nhưng dần dà cũng đã biến dạng. Lễ nhạc, Quan, Hôn, Tang, Tế theo nghi thức Giao-Chỉ đã hoàn toàn bị tẩy sạch cả rồi! Văn hóa Việt-Nam không thể để bất cứ một áp lực ngoại bang nào còn thọc tay vào khống chế, mưu đồ tẩy chay Hệ thống Văn học Quốc ngữ là nền tảng Văn hóa đích thật của một Dân tộc. Không để một ai biến nó trở thành tạp nhạp, hỗn độn, lai căng dưới mọi hình thức ngu đân, để bảo thủ Văn Minh Nho Giáo, tiếp tục cam chịu một nền Văn hóa Nô lệ nối dài!

Cách riêng, chúng tôi cũng xin Lm. Giám Tỉnh Cộng Đoàn Dòng Tên Việt-Nam ghi nhận rằng, tâm tình người Việt đang cần Cộng Đoàn Dòng Tên, một Cộng đoàn duy nhất đầy đủ tính Pháp lý, chính thức có tư cách Thừa kế Quyền Tác Giả của G/sĩ ĐẮC-LỘ, can thiệp ở mọi nơi, bằng mọi giá, công khai và kiên quyết bảo toàn Quyền Tác Giả của G/sĩ ĐẮC-LỘ, để bảo vệ nền Văn học Việt-Nam đang bị phá hoại rất ư là Ngu Í.

Chúng con cũng thỉnh cầu Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam hổ trợ Dòng Tên trong thiên chức bảo vệ quyền Đồng Tác giả của Giáo Hội Công Giáo Việt-Nam. Xin hãy đủ can đảm với tiềm lực tinh thần sẵn có, cần chận đứng ngay mọi hành động phá hoại của lớp người nối khố "Học Giả Dưỡng Trí Viện" Biên-Hòa ngày nào, đang manh nha “Khai Hóa” Dân Tộc theo chiều hướng tâm thần! Cần cảnh cáo lớp người “Trí Thức” đang lợi dụng ngành Giáo Khoa, chuyển biến thế hệ trẻ trở thành những “Quái thai” Ngu Í, đúng danh xưng và ý nghĩa của nó, phát xuất từ tiềm thức bản thân ông ta theo cảm nhận của riêng mình. Không ai hiểu mình và đánh giá mình đúng hơn chính mình tự hiểu và tự đánh giá lấy mình! Cộng đồng Dân tộc Việt không bao giờ chấp nhận kiểu kế thừa ngu ý toàn diện và vĩnh viễn.

Việc biếu tặng, bán mua không có nghĩa đã mất quyền Tác Giả. Một bức họa, một bản nhạc, bài thơ do mua bán hay biếu tặng, thậm chí đã bán bản quyền cho Nhà Xuất Bản, chủ sở hữu có quyền xé đốt, bỏ sọt rác, gói bánh kẹo, làm giấy vệ sinh,  nhưng không được quyền tùy tiện canh vẻ, bôi phết, chỉnh sửa, tẩy xóa, thêm bớt vào tác phẩm đó một cái phẩy, một dấu chấm hay bằng bất cứ hình thức nào. Đó là hành động vi phạm và xúc phạm Quyền Tác Giả. Không một Luật Pháp Quốc gia lẫn Quốc tế nào cho phép. Dù còn sống, hay phải ra đi, chúng tôi vẫn xác định đây là Quy luật của Quốc Gia và Quốc Tế đến muôn đời.

Xin bảo toàn những nét độc đáo một hệ thống "Chữ Tượng Thanh" của thế giới dương đại. Một lối viết tỉ mỉ và tinh vi có đủ âm sắc và âm lượng mà G/sĩ ĐẮC-LỘ đã sưu tầm soạn thảo cách hoàn chỉnh đến như tuyệt đối. Đã trở thành một Bản nhạc Đại chúng không Khung không Nốt, như sự đánh giá của nhiều Học Giả tên tuổi cổ kim.

Một câu nói tiếng Việt là một lời ca tự phát. Một bài viết là một bản nhạc thiên nhiên, có đủ âm hưởng du dương, tuy không có độ ngân của đàn hơi cho Phong cầm, độ rung của đàn dây cho Vĩ cầm, nhưng đã đủ thanh âm trầm, bổng, cắt, thả, ngắn, dài không kém bản nhạc có khung nốt, ẩn hiện những ký hiệu Quốc tế vô hình, không quy luật thành văn. Chữ Việt đã hội đủ một hệ thống âm thanh vô cùng uyển chuyển. Đặc tính Bác học âm thanh đó chỉ có mỗi G/sĩ ĐẮC-LỘ là người duy nhất cấu thành, không một thiên tài thứ hai nào sáng tạo được một khung hình Nhạc nói thứ hai cho tiếng Việt.

Cảm nhận được cái tinh túy đó, nên Gs. TRẦN-TRÍ-DÕI, một trong những Nhà Văn Hóa đương đại cũng đã phải nhức nhối về một Quy định sai lầm của Bộ GD&ĐT! Nhận định của Giáo sư, chưa phải là một sự xác quyết điển hình đáng trân trọng đó sao? Chưa đủ cho các Nhà Văn Hóa Giáo Dục Nước CHXHCNVN phải lắng nghe, phải quan tâm và phải bảo trọng sao?

Bộ GD&ĐT đừng vì tự ái cục bộ để cố chấp trước Lịch Sử. Tổng Thống GEORGE WASHINTON, được xem là Vị Cha Già Dân Tộc Hoa-Kỳ, vẫn không quên lời Mẹ dạy: “Khi làm sai, con đừng sợ phải nhận điều sai, đó không phải là điều xấu, nhưng nó là lòng dũng cảm”. Bộ GD&ĐT có đủ ý thức dũng cảm như thế không? Chính vì đó mà WASHINTON đã trở thành Vị Cha Già Hiệp-Chủng-Quốc, một con người Vĩ Đại thật sự giữa Nhân loại trên Hành tinh nầy.

Cộng đồng Dòng Tên không thể và cũng không có quyền chấp nhận cho ai được tùy tiện thay đổi, bôi bẩn tác phẩm tinh thần của Giáo sĩ ĐẮC-LỘ. Nếu Vị Bề Trên Dòng Tên và HĐGMVN làm ngơ cho mặc ai dẵm đạp lên cấu trúc chữ Tân-Quôc-Ngữ là phản bội G/sĩ ĐẮC-LỘ và Cộng Đồng Dòng Tên Thế Giới. Chưa làm hết sức mình để chận đứng hành động phá nát chữ Tân-Quốc-Ngữ là Linh Hồn Tổ Quốc, tức phải mang tội với Giáo Hội và Dân tộc Việt-Nam và các thế hệ con em sau nầy. Hàng trí giả người Việt Tự do, sẽ không đành lòng im lặng để mặc tập đoàn vô văn hóa phá hoại tinh thần Dân tộc, cố tình gây trọng tội với Tổ Tiên và Lịch sử.

Không ai cho phép bất cứ giới chức nào có quyền đánh phá vẻ đẹp tinh nguyên tính truyền thống của nền Văn Hóa Dân Tộc Việt-Nam. Cũng đã cách đây nửa Thế kỷ, Hàng Giáo Phẩm Việt-Nam cũng đã hơn một lần từ chối bất cứ một sự thay đổi nào, kể cả thêm một vài mẫu tự tương đối hợp lý, dù có cảm thấy quá khắt khe, một khi Cộng Đồng Dân tộc chưa có biểu hiện đồng tình, thì Hang Giáo Phẩm hiện nay cũng không thể không kiên quyết như các Đấng Tiền Nhiệm thời trước.

Nếu Hàng Giáo Phẩm dưới chế độ Việt-Nam Cộng-Hòa đã không kiên quyết như thế, thì chữ Tân-Quốc-Ngữ đã rách nát tả tơi từ lâu, đâu chờ đến đời "NGU-Í NGUIỄN-THỴ-PỲNH" ngày nay? Ngay cả trên các trang mạng giao lưu Quốc tế cũng đã xuất hiện nhiều nét độc đáo trong cao trào phá hoại! Phải chăng đã đến thời điểm vô phương cứu vảng, thưa Đức TGM Chủ Tịch và HĐGMVN? Bản quyền Tác Giả luôn được Luật Pháp Quốc Gia và Quốc Tế bảo vệ nghiêm ngặt. Trách nhiệm Quyền Thừa kế Tác giả còn phải im lặng đến bao giờ?

Văn chương chữ nghĩa thuộc phạm vi Văn Học Văn Hóa một Dân tộc, một Đất nước mà người ta cố tình bôi bác, sử dụng như một trò đùa, không sợ nhục Quốc thể! Dù dưới hình thức nào và lý do gì cũng vẫn thể hiện một ý thức vô Văn hóa. Do sự thiếu hiểu biết cá nhân hay tập thể, học đòi hay bỏ mặc cho Bộ Giáo Dục CHXHCNVN tùy nghi, vẫn phải mang tội với Văn Học Sử Việt-Nam ở ngày mai. Để bất cứ ai đánh mất ý thức tôn trọng chữ Mẹ Đẻ của mình, là gieo mầm ngu dân cho tuổi trẻ, tạo ý thức coi khinh Chữ Việt là đánh mất tinh thần Việt! Xin đừng xem đó là một sự Sáng tạo Trí thức, là một hình thức "Cải Cách Trở Về Nguồn"! Ý thức đó của Bộ GD&ĐT, xin hãy trả lại cho Bộ GD&ĐT, nó không thuộc tiềm thức của Cộng Đồng Dân Việt!

Có lẽ các Dưỡng Trí Viện Việt-Nam hiện đã quá tải, không còn chỗ để dung nạp lớp trí thức rất Ngu Ý nầy an dưỡng chuỗi ngày còn lại với những kiểu cách khác người!

Vì tinh thần bảo vệ nền Văn Học Dân Tộc là Linh Hồn của Tổ Quốc, để phá bỏ tinh thần Dân tộc đó, là hiện tượng làm suy vong đất nước, chúng tôi, một lần nữa tha thiết kêu mời Hàng Thức giả Việt-Nam trên thế giới lên tiếng mạnh mẻ hơn nữa trong tinh thần bảo tồn nền Văn Học Dân Tộc Việt-Nam. Đó cũng là một đòi hỏi cấp thiết trong tinh thần yêu nước, cứu nước và giữ nước, để bảo vệ non sông đất Việt.

MINH-VÂN @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site