lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Minh-Vân

Trúc-Lâm Yên-Tử (1) Tựa gốc; (2) Tựa do TLYT đặt lại cho phù hợp với tinh thần của trang nhà và Hội Sử Học.

***

Nền Tảng Tân-Quốc-Ngữ Và Những Sai Lầm Nghiêm-Trọng Của Bộ GD và ĐT Nhà Cầm Quyền CHXHCNVN (2)

Những Sai Lầm Nghiêm Trọng Của Bộ GD&ĐT Nhà Nước CHXHCNVN (1) (Đã Hiệu Đính)

Minh-Vân

Kính cáo :

"Cùng Cộng Đồng Người Việt Trong Và Ngoài Nước "

Chúng tôi viết bài nầy để gởi trực tiếp đến "Bộ Giáo Dục và Đào Tạo", thông qua Nhà Nước,Chính Phủ và các Cơ quan Trung Ương thuộc ngành Văn Hóa - Giáo Dục Nhà Nước CHXHCNVN. Xin trình gởi Hàn Lâm Viện Khoa Học, Viện Sử Học Quốc Gia, các Nhà Văn Hóa chúng tôi may mắn được biết Đ/chỉ riêng. Cùng xin được gởi đến một số Trang Mạng và Báo chí có uy tín tại Quốc Nội và Quốc tế, nếu được quý Ban Biên Tập đồng cảm quan tâm đón nhận cách nhiệt tình, hy vọng sẽ được chuyển tải đến Cộng Đồng Người Việt ở bốn phương trời Thế giới, để rộng đường dư luận với nhiều  sự nhận định của mọi người. Đồng thời chúng tôi cũng mạo muội xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng trong sự góp ý, sửa chữa, thay đổi, bổ sung, không phân biệt Tôn Giáo, Đảng phái, Sắc Tộc, Tuổi tác, Giới tính và Địa vị Xã Hội, dù được sự đồng tình chấp nhận hay phản bác, đều rất đáng trân trọng đối với chúng tôi. Đặc biệt, chúng tôi xin phép được gởi đến Lm. Bề Trên Giám Tinh Dòng Tên Việt-Nam và Thông trình lên Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam, xin vì ý thức Trách nhiệm và Tinh thần Dân tộc, thỉnh cầu Quý Ngài lên tiếng can thiệp bảo vệ nền Văn Học Nước Nhà, chặn đứng mọi hình thức lộng hành Văn học đến điên loạn như hiện nay. Kính xin Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam và Cộng Đồng Dân Tộc cảm thông cho nhiều thiếu sót.

***

Mục Lục

Dẫn Nhập
I. Chủ Trương "Cải Tổ" Chữ Tân-Quốc-Ngữ

II. Miêu-Duệ Nguyễn-Ngu-Í
III. Vần Tân-Quốc-Ngữ, Một Cấu Trúc Chữ Viết Có Đầy Đủ Bản Sắc Dân Tộc
IV. Chữ Tân Quốc Ngữ, Rất Xa Lạ Với Thế Giới Đương Đại
V.  Tính Ưu Việt Của Văn Phạm Tân-Quốc-Ngữ
VI. Những Đao Phủ Thủ Tinh Thần
VII. Những Hình Thức Cải Tổ
VIII. Trách Nhiệm Về Ai?
IX. Nhà Toàn-Cầu Bác-Học Danh-Gia
X. Cần Chấn Chỉnh Những Hình Thức Lai Căng Mất Gốc

XI. Văn Học Dân Tộc Là Linh Hồn Của Tổ Quốc
XII. Thất-Tinh-Hội
XIII. Sự Đóng Góp Của Các Thừa Sai Hải Ngoại Và Nhiều Học Giả Công Giáo Pháp Cho Nền Văn Học Việt-Nam
XIV. Những Vấn Nạn
XV. Công-Tội Về Ai ?
XVI. Trách Nhiệm Và Quyền Hạn Của Bộ GD&ĐT
XVII. Các Nhà Văn Hóa Dân Tộc Đã Đứng Trước Một Bức Tường Siêu Thép, Bất Khả Xâm Phạm
XVIII. Thế Hệ Dụng Ngữ
XIX. Nguyện Vọng
XX. Kết Luận

Trúc-Lâm Yên-Tử:  Có hai loại chú thích, số nhỏ trong ngoặc đơn là của tác giả Minh-Vân; số lớn trong ngoặc đơn là của TLYT. Phần chú thích của tác giả nằm cuối bài; phần của TLYT nằm bên trên được phân biệt bởi ba dấu *.

(1) Đây là ý kiến riêng của tác giả Minh-Vân. Thực ra việc xử dụng quốc-ngữ đã được nhà văn Nhượng-Tống đưa vào thực tế khi ông tham gia vào báo Khai Hóa (1921), Thực nghiệp dân báo (1924) v.v..., ông Hồ-chí-Minh chỉ là người nối tiếp tiền nhân; (2) Chữ Nôm cũng đã xử dụng dưới triều Tây-Sơn của vua Quang-Trung; (3) Đất nước sẽ may mắn hơn nếu người chiến thắng và thống nhất đất nước là vua Quang-Trung; (4) Trong tinh thần đại chúng của Hội Sử Học cũng như trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử chúng tôi vẫn quen xử-dụng cụm từ ngày 30-04-1975 hơn là giải-phóng; (5) Ngoài ra còn có những cuộc chiến khác sau năm 1975, như cuộc chiến với Cao Miên năm 1978, Trung Việt năm 1979, Trung Việt 1984 - 1985; (6) Cắt từ "Chỉ nghe ...rằng" trang 58, đoạn này không phản ảnh thực tế của miền Nam, nếu có chỉ là vài trường hợp cá nhân; (7) Việt-Nam Tự-Điển do Lê-Văn-Đức cùng một nhóm văn hữu soạn, Lê-Ngọc-Trụ hiệu-đính, nhà sách Khai Trí xuất bản tại Sài-Gòn Việt-Nam năm 1970 và tái bản ở Hoa-Kỳ vào thập niên 1980; (8) Sự kiện ra hải ngoại của ông Hồ-chí-Minh là tìm phương sinh sống, việc làm làm cách mạng hay cứu nước (theo quan niệm riêng của ông ta) cũng chỉ đến sau khi đơn xin vào làm trong cơ quan thuộc địa của Pháp bị bác bỏ; (9) Nếu ông Hồ là nhân vật thông thái nhiều mặt thì đã không du nhập chủ nghĩa cộng sản vào đất nước Việt-Nam. Nguyễn-Duy-Ân, một cộng tác viên của Hội Sử Học có bài Hồ-Chí-Minh đại thi hào chôm chỉa, và đây có thể là một khía cạnh thông thái khác của nhân vật họ Hồ mà chúng ta cần phải biết thêm; (10) Nhìn trường hợp cụ Huỳnh-Thúc-Kháng; (11) Xin cắt bỏ vì xử dụng quá nhiều lần;

***

III. VẦN TÂN-QUỐC-NGỮ, MỘT CẤU TRÚC CHỮ VIẾT CÓ ĐẦY ĐỦ BẢN SẮC DÂN  TỘC

Chữ Tân-Quốc-Ngữ ta đang sử dụng ngày nay cũng vay mượn từ Mẫu tự La-Tinh như đa số Chữ tượng âm trên thế giới, nhưng đã có những đặc điễm Độc đáo, thoát ra ngoài hệ thống cấu trúc của Mẫu tự La-Tinh như nhiều Mẫu chữ nước ngoài:

A.  Chữ Tân-Quốc-Ngữ là một Mô hình "Việt-Hóa Mẫu-Tự La-Tinh" :

Có nghĩa rằng Dòng Tên đã lấy Mẫu Tự La-Tinh biến thành chữ viết của người Việt như nhiều nước Âu, Mỹ, Úc, Á, nhưng không ai gọi đó là La-Tinh-Hóa hay La-Mã-Hóa Âu-Châu, kể cả chữ Trung-Quốc trong hệ Chữ Quan-Thoại hiện tại, cũng viết theo Mẫu Tự La-Tinh như ta, đó không phải là một hình thức La-Tinh-Hóa Trung-Quốc. Đúng nghĩa là "Hoa-Hóa Mẫu Tự La-Tinh" như Việt-Nam và các nước Tây-Âu mà thôi.

Cụm từ "La-Tinh-Hóa Việt-Nam" như giới Hũ Nho Triều đình Nhà Nguyễn thường dùng với ác ý xuyên tạc Giáo Hội Công Giáo sử dụng chữ La-Tinh là La-Mã-Hóa Việt-Nam, cố tình kích động quần chúng thiển cận, ít học, phát động phong trào Thù địch Công Giáo, hầu tiến đến việc tàn sát đến độ làm cỏ sục bùn có tính tuyệt đối và rộng khắp qua 3 đời vua, đặc biệt là dưới Triều TỰ-ĐỨC.

Từ Romanisation mà các Nhà Truyền Giáo sử dụng đã có một ý nghĩa khác. Mỗi Tín Hữu Công Giáo mặc nhiên là một Công Dân Công-Giáo La-Mã. Công Dân một Cộng Đồng Thế Giới Công Giáo Toàn Cầu. Ngoài trách nhiệm Công Dân xây dựng Đất nước trần thế của Dân tộc mình, Tín hữu Công Giáo cũng còn trách nhiệm là một Công Dân xây dựng Nước Trời, một Xã Hội Siêu hình muôn thuở. Romanisation không có nghĩa La-Mã-Hoá tiếng Việt, càng không có nghĩa là La-Mã hóa Việt-Nam như nhiều người ta xuyên tạc và ngộ tưởng, lại càng không thể dịch là La-Tinh-Hóa.

"La-Tinh-Hóa Việt-Nam" như xưa nay người ta thường hàm súc một ác ý lại hoàn toàn vô nghĩa.

a) Các nhà Truyền Giáo không hề cố tâm dạy tiếng La-Tinh cho Giáo dân Việt-Nam để thay thế tiếng Mẹ đẻ mình như Nhà Nước Pháp và người Tàu đã dạy tiếng Pháp và Chữ Nho cho dân Việt với chủ trương Pháp hóa và Hán hóa dân ta. Hai Nhà nước đô hộ Pháp Tàu, đã chỉ chuyên dạy người Việt học Nói và Viết Tiếng Hán, chữ Hán và tiếng Tây chữ Tây mà thôi. Người Việt luyện văn, học chữ trong các trường lớp lúc bấy giờ, không phải bằng tiếng Việt và chữ Việt.

Muốn viết thư từ, làm đơn trương, giao dịch phải viết bằng chữ Nho (Miền Trung) hay tiếng Pháp. Họ quyết loại bỏ bỏ hẵn tiếng việt. Phải lệ thuộc vào Văn hóa Chủ Nô. Ngày nay cũng đã từng có Quốc gia hoàn toàn lệ thuộc vào nền Văn hóa ngoại lai, đã bị Anh-Hóa, Hoa-Kỳ-Hóa. Chữ viết vốn có của đất nước họ không còn nữa, họ không còn biết viết chữ Bản địa của mình, như Dân An-Nam ta ngày xưa đã hoàn toàn mất gốc, phế bỏ luôn cả Chữ Tượng Âm Giao-Chỉ của Ông cha! Văn chương chữ nghĩa, phong tục tập quán chỉ còn là của Tàu!

Hiện nay cũng còn một vài Quốc gia Phát triển nếu muốn khôi phục lại chữ viết Bản địa mà ông cha họ đã để mất gốc, hầu trở lại được nền Văn học Dân tộc ngày nay, cũng phải trải qua một thời gian dài và rất dài. Người Do-Thái, thời hồi hương tái lập Quốc 1945, đã không ít khó khăn để quay về chữ viết nguồn cội đã gần 2000 năm mất gốc, nhưng chỉ với một thời gian kỹ lục, từ ngày xuống tàu đến khi bước chân lên lại Đất Nước mình, Do-Thái đã hoàn thành việc trở về lại nguồn cội Chữ viết Tổ tiên! Thực tuyệt diệu đối với một Dân Tộc "quá thông minh"! Các nước khác cũng phải qua nhiểu thập kỷ, chưa chừng có đến Thế kỷ.

b) Giả thuyết Việt-Nam không có hệ thống chữ viết ngày nay, liệu mấy ai theo học nổi chữ Nôm? Tất nhiên theo học Pháp dễ dàng và dơn giản hơn, thì Việt Nam ta ngày nay đã bị Pháp-Hóa hoàn toàn, còn chữ Nho rõ ràng phải lo đi chơi chỗ khác, vì chỉ có giới Quan trường, Đại gia, Quý tộc mới học nổi! Trung Quốc ngày nay đã định nghĩa Chữ Pháp Lý của Chế độ hiện hành là "Chữ Quan Thoại", có nghĩa là chữ giao dịch, trao đổi của giới Quan Trường mà thôi. Dân dã không ai học nổi, nếu còn chủ trương dạy "Song tự" (Chữ Tượng Hình và Tượng Âm). Nếu Trung Quốc có chủ trương đào tạo toàn dân đi đến xóa nạn mù chữ, chỉ phải dạy riêng mỗi Chữ Hán Hóa Mẫu Tự La-Tinh mà thôi. Ấy thế mà Công Giáo đã từng bị buộc tội làm Bồi Tây, là bán nước, là La-Mã hóa Dân Tộc! Vậy Chữ Tân-Quốc-Ngữ là một hình thức La-Tinh-Hóa hay Việt-Hóa?

B. Cách cấu trúc Chữ Tân-Quốc-Ngữ :

Thực tế đã cho ta thấy G/sĩ ĐẮC-LỘ đã đạt đến trình độ ngôn ngữ học hoàn chỉnh, không chỉ rất Khoa học mà còn uyên bác cả về "Thanh sắc" (cao thấp) nhưng còn cả về "trường độ" (ngắn-dài) trong tiếng Việt. Ngoài các dấu Sắc, Huyền, Nặng, G/sĩ ĐẮC-LỘ còn có khả năng cảm nhận cách tinh tế, phân biệt được đến độ tỉ mỉ cả "Dấu Hỏi và Dấu Ngã" mà ngày nay Bộ GD&ĐT cũng đã cảm nhận được, vẫn chưa đủ can đảm gộp hai dấu nầy thành một như i và y. Học trò còn bị bắt lỗi chính tả cách nghiêm ngặt giữa 2 dấu nầy, đó là một bằng chứng.

G/sĩ đã phân giọng đúng theo những thanh âm riêng từng mỗi từ, không phải là một sự bịa đặt vô căn cứ. Hầu hết dân cư thất học các Tỉnh lẻ và các Đô thị khác ngoài Hà-Nội đều hiểu như vậy. Nếu ai chưa có ý thức lắng nghe "Cư dân chính cống sinh trưởng tại Thủ đô Hà-Nội đọc và nói, đều chưa cảm nhận đầy đủ được âm giọng tiếng Việt có tiết tấu như một "Thanh nhạc nói" với đầy đủ 6 Âm sắc và âm độ tiếng Việt, nó tuyệt diệu đến độ không tưởng.

Giọng đọc và tiếng nói của "Cư dân chính cống gốc Nội thành Hà-Nội và được sanh trưởng tại Hà-Nội" (không xét ở ngoại ô) đã được ghi nhận chính xác trong mọi kết cấu của Chữ Tân-Quốc-Ngữ hiện đại nầy. Xin đừng nghĩ rằng chúng tôi nói quá hoặc đề cao Dân Hà-Nội cách vô ý thức. Vốn dĩ chúng tôi cũng không phải người Hà-Nội, cũng hiếm khi đến "Thủ đô Nghìn Năm Văn Vật"(4), chỉ may mắn nhờ có nhiều dịp được hầu chuyện với một vài Nhà Văn Hóa, các nhà Sư phạm gốc Hà-Nội trong nhóm Di-Cư 54, mới được học hỏi thêm đôi điều chưa nắm vững! 

Chúng tôi xin nhấn mạnh thêm rằng, chỉ có các Nhà Giáo, nhà Văn Hóa, Nhà Ngôn ngữ người Việt thuộc dạng tầm cỡ và Cư dân "Gốc Nội Thành Hà-Nội" chưa bị pha trộn cũng không thuộc dạng lai tạp NGUYỄN-THỊ-BÌNH, thì mới phát chuẩn xác "Âm sắc" và "Âm độ" tiếng Việt, cái mà chỉ có mỗi G/sĩ ĐẮC-LỘ đã tìm ra được, mặc dù Ngài chỉ bị quản thúc một thời gian ngắn tại Hà-Nội vào tháng Giêng 1630 để chờ trục xuất khi có tàu buôn Âu-Châu đến. Tuy G/sĩ ĐẮC-LỘ chỉ tiếp cận với cư Dân nội thành Hà-Nội thời gian rất ngắn, cũng đã nắm vững được âm ngữ, phân định cách chính xác âm giọng cư dân Thủ đô đến độ hoàn chỉnh, đã đủ cho thấy một trình độ nghiên cứu Ngôn ngữ học uyên bác đến độ nào, Đó chính là một Nhân vật kỳ tài, dày kinh nghiệm, mới loại bỏ âm giọng bản địa ở nhiều nơi Giáo sĩ từng cư ngụ, đặc biệt là giọng nói đất Quảng-Nam vì phần lớn Ngài sanh sống và lui tới Hội-An là chính. Ngay cả Đại Học Giả TRƯƠNG-VĨNH-KÝ cũng đã phải nghiêng mình bái phục G/sĩ ĐẮC-LỘ về điểm tinh tế nầy.

Đàm thoại trong giao tế hàng ngày, hầu hết người dân gốc Hà-Nội – xin đừng hiểu người dân ở Hà-Nội (dạng Bà Bộ Trưởng NGUYỄN-THỊ-BÌNH) – đều phát âm trầm bổng rạch ròi 6 "Thanh Nhạc Nói" trong ngôn ngữ người Việt. G/sĩ ĐẮC-LỘ đã phân định 2 hệ âm chính Trắc và Bình trong âm ngữ. Giọng Trắc có bốn âm bậc gồm "Thượng Thanh Trắc" là thanh giọng dấu "Sắc" được phát cao nhất. Đến "Hạ Thanh Trắc", thanh âm dấu "Nặng", thấp nhất. Đến "Khứ Thanh Trắc" thanh âm dẩu "Hỏi", được phát giọng bổng đưa hơi vút lên. Rồi đến "Hồi Thanh Trắc" dấu "Ngã", thanh trầm nặng và hồi lại. Bình có "Thượng Bình Thanh" tức từ vựng không dấu phát hơi cao và "Hạ Bình Thanh", âm từ có dấu "Huyền", phát thấp hơn.

Ngoài Thanh nhạc trầm bổng nói trên, Giáo Sĩ còn phân định được cả "Âm Lượng" tương ứng như Nhạc lý, có cả "Trường Âm" và "Đoản Âm". Nguyên âm “y" phát dài ra như Sử “ký”, Nguyên âm "i” phát ngắn lại như Họa “sĩ”. Xin lưu ý, "ký""sĩ" độ trường, đoản rất rành mạch và khác nhau không thể nào lầm lẫn được đối với Cư Dân Thủ Đô Hà-Nội.

Cũng thế, các Phụ âm "c" hay "t", "n" hay "ng" đi liền sau các nguyên âm, đều được phát khác nhau. Phụ âm "C" theo sau Nguyên âm, có độ cắt dứt khoát, như tức khắc, vừa phát thành âm là cắt ngay. Phụ Âm "T" theo sau, có độ lỏng, như vật chất được thả ra. Phụ âm kép "ng" đứng sau nguyên âm, có độ trường như quang đãng phát dài ra, còn Phụ âm "n" đứng sau Nguyên âm thì phát theo độ đoàn như can gián đoạn phát ngắn.

Quý vị nghi ngờ, có quyền kiểm chứng, xác minh thực tế với Giới Trí thức Hà-Nội. Có thể nói được rằng, bất cứ ngôn ngữ nào, hầu hết chỉ có người dân Thủ đô mới phát âm chuẩn hơn cư dân các tỉnh lẽ và đô thị khác. Vì thế, các nhà Từ điển Tiền bối và ngành Sử Học Việt-Nam đã nghiên cứu cách thận trọng, đã xác định những nguyên tắc ghép vần của G/.sĩ ĐẮC-LỘ không thể nào chuyển đổi được dù chỉ một nét nhỏ. Nó đã trở thành máu huyết của một Dân Tộc "Bốn Nghìn Năm Văn Hiến". Cấu trúc ghép vần Tân-Quốc-Ngữ đã trở thành một "Quy Luật Cố Định" trong Văn học Việt, hầu như bất di bất dịch cho đến muôn đời!

Không giống cách viết của tuyệt đại đa số các địa phương, cứ nói sao viết vậy. Cụ thể người chỉ "Tốt-Nghiệp" Bình Dân Học Vụ, là cư dân Quảng-Nam họ chỉ biết viết Trái xòi thay vì xoài, năm ngói thay vì ngoái (bỏ a), mái nhoà thay vì nhà (thêm o), chó kén (thay cắn), nhen reng thay nhăn răng (đọc ă thành e). Nếu cư dân Nha-Trang, họ sẽ viết hu thay qu, như Ông huan (thay quan), cái huần (quần), vải huyến (quyến). Còn nhiều địa phương viết sai bậy hơn thế nữa, như ch thay tr, con châu thay cho trâu, nh thay l, như nhũy che thay cho lũy tre... cái không hề có ở cư dân nội thành Thủ Đô. Ngoài Hà-Nội, tại miền Bắc, ngay trên nhiều "Tác phẩm", ta vẫn gặp cách viết đúng như âm giọng bản địa của Tác giả, không khá hơn "Học chò chường nhàng", trân châu“chân trâu” rồi độc giả cứ "đọc thư phải ráng cầu lý". Có ai hiểu các Mệnh phụ Phu nhân đã xỏ dây mang trên ngực một bộ phận của con vật để chưng diện, làm duyên, khoe của? Cũng từng có Tác phẩm của một vài Văn sĩ nhà vườn đã "cẩn thận" viết Con Châu (trâu)! Nếu học trò được sống trong tình trạng Mở của Bộ GD&ĐT ngày nay, thì thời gian không lâu nữa, cách viết Bản địa sẽ tràn lan trên sách vở, kể cả sách Giáo Khoa và Từ điển! Văn minh là đó, Văn hóa là đó và Đổi mới cũng là đó!

C. Mt cấu trúc ghép vần đc đáo :

Tìm thấy giá trị cách ghép Vần Chữ Việt của G/sĩ ĐẮC-LỘ ta sẽ nhận thấy độc đáo nhất, có thể nói là vô tiền khoáng hậu trên mọi loại Chữ viết xưa nay trên thế giới (sẽ đề cập sau), nên Nhà Toàn Cầu Bác Học Danh Gia TRƯƠNG-VĨNH-KÝ mới chịu "ngậm nghe" và chịu nghiêng mình tùng phục. Có thế Tiên sinh mới có đủ can đảm để đương đầu với Nhà nước Thuộc Địa Pháp quyết "khai hóa" Dân việt bằng Chữ Pháp và Triều đình Phong kiến Huế đã quá bị nhiễm độc Nho học, để "Khai Sinh" cho bằng được Chữ Tân-Quốc-Ngữ cho đất nước mình, mà chính Tiên sinh cũng đã trãi qua nhiều ức chế.

Riêng các Giáo Sĩ Truyền giáo lúc bây giờ không hề có cao vọng biến mẫu tự La-Tinh thành Chữ Tân-Quốc-Ngữ cho dân Việt. Các Ngài chỉ quyết tâm đào tạo Chữ mới nầy cho bằng được trong hàng ngũ Giáo dân, như là điều kiện tiên quyết để truyền giáo tại Việt-Nam. Như phương tiện thuận lợi cho việc học hỏi Giáo Lý và nâng cao trí thức Văn hóa Âu-Châu để Giáo dân có đủ điều kiện xuất dương vào các Đại học nước ngoài hầu người Bản địa được thụ phong Linh Mục, Tu Sĩ hầu nối gót các Ngài để bảo tồn Giáo Hội.

JACQUES ROLAND cũng đã xác định: "Nó cho họ (các nhà Tr/giáo, MV chú thích) một phương tiện tiếp cận khá thuận tiện với ngôn ngữ nói; cũng cung cấp một phương tiện trao đổi trí tuệ và giao tiếp bằng văn bản với những giới lãnh đạo người Việt của cộng đồng Ki-tô-hữu, những người buộc phải học thứ chữ mới vì mục đích đó. Tình trạng phổ biến rất hạn chế của chữ Quốc ngữ thay đổi hết sức chậm cho đến giữa thế kỷ XVII. Khi đó, thứ chữ viết dùng chữ cái bắt đầu lan ra trong các cộng đồng Kitô giáo, có lẽ vì lý do an toàn đối lại với chính sách chống dị giáo và có lẽ cũng vì dễ sử dụng".

Việt lấy chữ La-Tinh làm Chữ Tân-Quốc-Ngữ Việt-Nam, không là mục đích, cũng chẳng là giấc mơ của các Nhà Truyền Giáo Tây phương. Các vị Thừa Sai cũng không hề mở một trường nào có chủ trương dạy Pháp văn thuần túy cho Giáo Dân để Pháp Hoá Thuộc Địa theo chủ trương Bộ Giáo Dục Pháp, dù họ từng khuyến khích và sẽ được "tài trợ kinh phí đến tận răng".

Hội Thừa Sai Ba-Lê chỉ quyết tâm khai hoá Giáo dân Việt-Nam bằng chính ngôn ngữ Việt và chữ viết bằng tiếng Việt, có được hợp pháp hóa hay không các Ngài cũng chẳng bận tâm. Dù không được phổ biến rộng khắp cho Dân Việt trên đất nước nầy, tối thiểu cũng phải thành hình được một Mẫu Chữ Viết riêng cho Tín Hữu Việt-Nam trong nội bộ Giáo Hội đang đứng trước quá nhiều áp lực giữa Hán Tự và Pháp Văn. Chữ Nho đã chính thức trở thành tiếng mẹ đẻ, đã ăn sâu vào tiềm thức hàng trí giả Việt-Nam, còn Nhà nước Thuộc địa đã quyết tâm thay thế Chữ Nho bằng tiếng Pháp và chữ Pháp. Tất nhiên họ không muốn thấy một loại chữ viết nào khác có mặt nữa, để xen vào ảnh hưỡng tinh thần cho quyền thống trị của họ.

Trong công cuộc đấu tranh phát triển Chữ Tân-Quốc-Ngữ không mệt mỏi, Tiên sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ đã nhiều lần gây bực mình khó chịu cho Vị Soái phủ Pháp tại Sài-Gòn. Vị Thống Soái PAUL VIAL đã một lần gay gắt ra mặt với PETRUS KÝ, mặc dù ông ta luôn dè dặt và tôn trọng PETRUS KÝ, một Nhân vật rất có uy thế trong Chính giới và Văn nhân Pháp. Ông gay gắt: “… hơn một lần tôi đã nhắc nhở Giáo Sư tinh thần Đại Pháp rằng lúc nầy sự thâm nhập ngôn ngữ Pháp, văn hoá Pháp là sự cần thiết để cắt đứt mối liên hệ ngôn ngữ Tàu…....” Tất nhiên muốn ám chỉ sự có mặt của Chữ Tân-Quốc-Ngữ mà Tiên Sinh đang phát động, vì PETRUS KÝ không hề mở trường dạy chữ Tàu cho ai cả. Vấn đề cấp thiết và duy nhất của Bộ Thuộc địa là phải đào tạo Pháp ngữ cho dân An-Nam mà thôi. Trước mắt là tại Sài-Gòn và các vùng Đô thị.

Tiên Sinh đáp lại: “SĨ-NHIẾP, Viên Thái Thú Tàu đã định đồng hoá Dân tộc chúng tôi. Trải qua 1.500 năm, điều đó đã không thành… mọi ép buộc, nhiều khi phản lại chính nó”.

VIAL hỏi ngược: “Vậy theo Giáo Sư, nước Pháp phải bắt đầu từ đâu?” .

Tiên Sinh trả lời dứt khoát không một chút ngần ngại:“Hãy cho người An-Nam hôm nay thấy rõ Lang-Sa văn minh hơn sự thô bạo của người Tàu từ Thế Kỷ III (Lang-Sa, tên gọi nước Pháp thời đó. MV chú thích). Trước mắt hãy dùng chữ Việt-Hoá La-Tinh song hành với chữ Lang-Sa trong các trường học và những nơi người Pháp kiểm soát. Như vậy người An-Nam cảm thấy mình cũng được tôn trọng, cũng được có một thứ chữ riêng của mình… Tất nhiên khi đó 2 dân tộc sẽ sớm hiểu nhau và nhanh chóng hoà hợp nhau hơn. Điều nầy Thống Soái LAGRANDIÈRE đã thực hiện từ năm 1864”.

Bối cảnh Lịch sử xây dựng Văn Hoá Dân Tộc, đã chập chững từng bước một đi lên, lê thê kéo dài qua nhiều Thế Kỷ trước nhiều áp lực chống đối lẫn thanh toán của Chính quyền, Quan lại. Lần hồi mới chính thức thay thế được chữ Nho. Còn Chữ Nôm chưa được thông dụng trong đại chúng và cả về pháp lý. Nhưng dẫu có được chính thức hợp pháp hóa, và đổ công của cũng không thể tạo cho mọi người học nổi. 

Trước viễn ảnh mất còn của Chữ Nho lúc bấy giờ, Thi Sĩ TRẦN-TẾ-XƯƠNG (1870-1907) cũng từng khóc:

“Cái học nhà Nho đã hỏng rồi,
“Mười người đi học, chín người thôi”. 

Lịch sử phát triển Văn Hoá bị ảnh hưởng  quá nặng nề do cục bộ Chính Trị, bên nầy bị Pháp chèn ép, bên kia bị Triều Đình Huế với lớp Triều thần Quan lại Nho gia bảo thủ tẩy chay. Hàng Quan lại không thể chấp nhận loại chữ ngoằn ngoèo rồng rắn giun bò, kiểu chữ “Mên” chữ “Hời” mọi rợ. Nhất thiết chỉ có chữ Hán, loại chữ ô vuông tượng hình mới là Chữ Thánh Hiền văn minh nhất Thế giới mà thôi. Phương Tây, chỉ là bọn Bạch quỷ Man di! Các cô thanh nữ càng thối thúc người yêu:

“Khuyên chàng gắng học chữ Nho,
“Chín năm thiếp đợi, mười năm thiếp chờ”.

Tưởng chừng tư tưởng NGUIỄN-NGU-Í đã qua đi, nhưng không ngờ nó vẫn còn ám ảnh trong tiềm thức nhiều người cầu danh lập dị, khoái tỏ ra mình là một Nhà Văn Hóa xuất chúng, một Siêu nhân Hiện đại. muốn loại bỏ ĐẮC-LỘ, để trở thành Cha Đẻ cuộc Cách Mạng Văn-Học Việt-Nam. nên Bà NGUYỄN-THỊ-BÌNH, Bộ Trưởng bộ GD& ĐT hãy còn lặp lại hình ảnh cải biến của NGUIỄN-NGU-Í, xem là một "Nhà Văn hóa Vĩ Đại" nhất của Dân tộc và Loài người! Bà chỉ biết hạn hẹp cách qua loa đại khái trong mỗi chữ "y""i" mà thôi, không đủ trình độ nắm bắt được mô hình cải cách toàn diện của NGUIỄN-NGU-Í. Vì thế Bà Bộ Trưởng GD&ĐT chỉ quy định như sau: “… trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy…; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị. Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im, yêu”.

Nếu như thế, xét ra chỉ thay đổi "chút chút" về chữ iy vẫn là điều chưa cần thiết cho ý thức đơn giản hóa toàn bộ cách ghép vần của hệ thống Chữ Tân-Quốc-Ngữ, các quy tắc cũ vẫn còn nguyên hình đến 99,999% là của ĐẮC-LỘ, điều đó cũng là chuyện thừa, không cần thiết, nó có quá khôi hài và lố bịch lắm không. Chưa ai có thể gọi đó là một Quy Định cải cách Văn Học. Cũng chỉ là trò chơi ngông cuồng (silly and extravagant) con trẻ không hơn kém.

MINH-VÂN @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site