lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận Đại

- Cuộc Chiến Tranh Hồ chí minh Đánh Dân Tộc Việt Nam Tập 1 -

lịch sử việt nam, tem thư việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

Nhóm Tâm Việt Úc Châu Biên Khảo

(tái bản có sửa chữa)

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
07-2010

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
CUỘC CHIẾN TRANH CỦA HỒ CHÍ MINH..       tr. 05
CHƯƠNG 2
LỄ TẾ CỜ CỦA HỒ CHÍ MINH                                 36
CHƯƠNG 3
HỒ CHÍ MINH, KẺ MANG TÊN GIẢ                         75
CHƯƠNG 4
CÁI BÁNH VẼ CỦA HỒ CHÍ MINH                           97

++++++++++++++++++++++

Lời giới thiệu của Khối 8406

Năm 2007, Tủ sách Khối 8406 đã hân hạnh mở đầu với tập tài liệu “Cuộc chiến tranh của Hồ Chí Minh đánh Dân tộc” do Nhóm Tâm Việt, Sydney, Úc châu, biên soạn, gồm có 5 chương. Với thời gian, Nhóm tác giả đã sửa chữa rồi bổ túc thêm cho phong phú (đặc biệt bằng cách trích dẫn vô số chứng từ) và đã hoàn thành đầu năm 2010 với 10 chương cả thảy. Nay được phép các tác giả, chúng tôi ấn hành tài liệu này thành 3 tập (theo khuôn khổ bình thường của Tủ sách), tập nhất 3 chương rưỡi, tập nhì 3 chương rưỡi và tập cuối 3 chương.

Mở đầu với chương “Cuộc chiến tranh của HCM đánh dân tộc” (vốn trở thành nhan đề của tác phẩm), tác giả cho thấy ngay từ khởi thủy, Hồ Chí Minh, một nhân viên của Đệ tam Quốc tế Cộng sản, không bao giờ có ý định đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc, đem tự do cho Dân tộc, nhưng chỉ muốn mở rộng đảng Cộng sản và Đế quốc đỏ ở vùng Đông Nam Á, theo lệnh của Stalin. Với mục tiêu này, HCM chỉ coi dân Việt là phương tiện. Vì thế, ai cản trở ông và đảng ông trên con đường mở rộng chủ nghĩa và chế độ CS thì phải bị tiêu diệt. Lễ tế cờ của ông (chương 2), mở đầu cuộc chiến tranh này, do đó đã làm đổ máu 20 ngàn nạn nhân (cuối 1945 đầu 1946).

Tiếp theo đó, tác giả cho thấy những phương cách mà HCM đã tiến hành cuộc chiến tranh đánh Dân tộc: dùng nhiều tên giả để che giấu tung tích (chương 3), đưa ra cái bánh vẽ tự do, độc lập, hạnh phúc để lường gạt người Việt (chương 4), đào tạo nhân viên, cài cắm cán bộ vào trong lòng mọi tổ chức quốc gia, mọi tầng lớp xã hội để theo dõi, kiểm soát, khống chế, lũng đoạn và tiêu diệt (chương 5).
(xin vui lòng xem tiếp tập 2)

CHƯƠNG 1

CUỘC CHIẾN TRANH CỦA HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC

Hồ Chí Minh xuất hiện!

Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, xuất hiện một nhân vật mang tên Hồ Chí Minh. Đó là một ngày vô cùng quan trọng đối với Dân tộc Việt Nam: ngày Hồ Chí Minh xuất hiện như Cha già Dân tộc yêu nước thương dân và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Trên hai mươi triệu người dân Việt, với khí thế hào hùng vừa phá vỡ được xiềng xích của cả trăm năm nô lệ, tưng bừng với nỗi vui mừng được độc lập tự do hạnh phúc và chung một lòng hướng về tương lai huy hoàng rực rỡ.

Trong quyển Nếu đi hết biển, tác giả Trần Văn Thủy thuật lại chuyện đã gặp bác Nguyễn Văn Quý, một nhân chứng có mặt ở Hà Nội trong giây phút lịch sử đó. Bác Quý là dân Hà Nội, di cư vào Nam sau hiệp định Genève, là viên chức cao cấp của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, rồi lại bị Việt cộng bắt đi học tập cải tạo, và sau cùng may mắn vượt biên thành công và được định cư tại Tây Đức. Trần Văn Thủy hỏi bác Quý (trang 50 sách đã dẫn, sđd): “Nghe nói vào tháng 8, tháng 9 năm 1945 bác có mặt ở Hà Nội, bác có kỷ niệm gì đáng nhớ?”. Bác Quý, người miền Bắc di cư, một thuyền nhân vượt biên, đã từng nếm mùi học tập cải tạo của Việt Cộng, trả lời như sau: “Tôi đã có mặt trong ngày Tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945. Quảng trường Ba Đình như một biển người cuồn cuộn, cuồn cuộn. Một rừng cờ và biểu ngữ, trùng trùng, điệp điệp. Cụ Hồ đi một chiếc xe Peugeot hay Citroen gì đó, có hai đoàn xe đạp hộ tống, tiếng hoan hô vang dậy...

Theo Trần Văn Thủy thì khó tìm gặp được một người nào kể về Cách mạng Tháng tám, kể về ngày 2-9-1945 mà hào hứng, tình cảm, sinh động, da diết như bác Quý.

Một nhân chứng thứ hai thuật lại ngày lịch sử 2-9-1945 cũng hào hứng không kém. Đó nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, cũng là người miền Bắc di cư. Với bút hiệu Nguyễn Kiên Trung, trong tác phẩm Đem tâm tình viết lịch sửđược giải Văn học Nghệ thuật thời Đệ I Cộng hòa, ông đã khéo léo dùng hình thức một lá thư gởi cho một người bạn tên Trung để kể lại giây phút hào hùng của lịch sử. Lá thư của tác giả gởi cho người bạn tên Trung đề ngày 3-9-1945 được viết như sau (tr. 17 sđd):

“Hôm nay viết cho Trung mà tâm hồn tôi còn thắm mầu của cả một rừng cờ, còn rực lên tiếng reo của muôn vạn người say sưa giữa vườn hoa Ba Đình. Chao ôi, Trung! Chúng tôi, hôm qua, đã uống từng tiếng, từng chữ của bài Tuyên ngôn Độc lập. Và thế là chúng ta đã trở nên những công dân của một nước Độc lập, trước quốc tế, trước thế giới, trước nhân loại và trước Trời, Đất.

Tôi có thể nói với Trung rằng mười lăm đêm nay tôi không hề chợp mắt ngủ. Mà tôi không mệt. Trái lại, sau mỗi đêm thao thức để toan tính, để thèm khát những ngày mai nhất định rực rỡ, rực rỡ như cha mẹ tôi, ông bà tôi chưa bao giờ biết, thì cứ mỗi lần ánh sáng mặt trời trở lại chiếu vào lá cờ đỏ thắm vẫn phấp phới trước cửa nhà là một lần tôi được tiêm thêm một liều sinh lực. Mỗi ngày chúng tôi một thêm khỏe, mỗi ngày chúng tôi một thêm hăng hái. Chúng tôi hăng hái đến nỗi có những lúc muốn chết, muốn chết ngay cho Tổ quốc, và chết ngay giữa lúc vinh quang sáng chói này.”

Giữa lúc vinh quang sáng chói đó, Hồ Chí Minh xuất hiện. Đó là lần đầu tiên Hồ Chí Minh xuất hiện trước Dân tộc và long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Như một loài Linh tửu vô cùng quý giá mang tên Độc lập được tinh luyện hằng tám mươi năm dài, ngày hôm đó người dân Việt được thưởng thức và đã uống từng tiếng, từng chữ của bài Tuyên ngôn Độc lập ấy. Họ đã say men Độc lập, say đến nỗi có những lúc muốn chết, muốn chết ngay cho Tổ quốc, và chết ngay giữa lúc vinh quang sáng chói đó. Nhưng than ôi! Họ đã lầm! Bác Quý của Trần Văn Thủy đã lầm! Người bạn viết thư cho Trung đã lầm! Dân tộc Việt Nam đã lầm! Người dân Việt đã uống nhầm thuốc độc!Hồ Chí Minh đã dối gạt Dân tộc ngay trong lần xuất hiện đầu tiên!

Bây giờ, qua thế kỷ 21, trên 60 năm sau, chúng ta hãy bình tâm nghiên cứu bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh tuyên cáo cùng Quốc dân Đồng bào ngày 2-9-1945 để xem Hồ Chí Minh đã dối gạt Dân tộc như thế nào. Bản Tuyên ngôn đó như sau:

Hỡi đồng bào cả nước,

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được: trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời nói bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các Dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng: Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là lẽ phải không ai chối cãi được.

Bản Tuyên ngôn của Hồ Chí Minh còn dài nhưng xin ngưng trích.

Nguyễn Ái Quốc xuất hiện!

Đến đây, nếu ta theo dõi hành tung của Hồ Chí Minh trong quyển Bác Hồ trên đất nước Lênin, Hồng Hà là chấp bút, chúng ta tìm lại được Lời hứaHoài bão của Hồ Chí Minh lúc ông ở lứa tuổi ba mươi và còn mang tên Nguyễn Ái Quốc. Trong ngày Lễ Lao động 1-5-1924, ở tại Mạc Tư Khoa trên đất nước Lênin, Hồ Chí Minh được đứng trên khán đài danh dự cùng với các đại biểu Quốc tế Cộng sản sau Lá Cờ đỏ thêu hàng chữ Chúng tôi nguyện đem Lá Cờ của Người đi khắp thế giới. Chữ Người của khẩu hiệu trên là Lênin, lá cờ là Cờ Búa liềm của Liên Xô, và khẩu hiệu trên là mục tiêu tranh đấu của Cương lĩnh Lênin về vấn đề thuộc địa. Đó là Hoài bão của Bác.

Còn Lời hứa của Bác đối với Manuilski thì như sau: “...Tôi (tức Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc) còn chịu trách nhiệm trước Quốc tế Nông dân về tham gia chỉ đạo phong trào nông dân châu Á. Manuilski tuyên bố trao cho Nguyễn trọng trách lớn hơn: “Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản chấp thuận đề nghị của đồng chí. Quốc tế Cộng sản cử đồng chí làm ủy viên ban Phương Đông, phụ trách cục Phương Nam, chỉ đạo phong trào cách mạng ở các nước Đông Nam châu Á. Nguyễn Ái Quốc hứa với Manuilski: Tôi tin rằng lần sau gặp đồng chí thì Tổ quốc Việt Nam của tôi đã có đảng Cộng sản”.Với lời hứa đó, ngày 25-9-1924 ban chấp hành Quốc tế Cộng sản ra quyết định: “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc cần đi Quảng Châu. Mọi chi phí do ban Phương Đông đài thọ”.

Trong chân lý của lịch sử, khi Hồ Chí Minh về nước đọc bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, thì 21 năm trước tức là năm 1924, ông đã là Quốc tế ủy của Cộng sản Đệ tam Quốc tế, đã ôm ấp hoài bão đem lá cờ đỏ của Lênin đi khắp thế giới, và có lời hứa sẽ thành lập đảng Cộng sản Việt Nam. Đi Quảng Châu để công tác trong phái bộ Borodin, mọi công tác phí đều do ban Phương Đông đài thọ, mỗi tháng được trợ cấp 60 rúp, nhưng Hồ Chí Minh đã đặt điều dối gạt trong quyển tự truyện Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịchcủa chính ông viết với bút danh Trần Dân Tiên rằng ông qua Trung Quốc là tìm đường về nước với mục đích truyền bá lý tưởng bình đẳng, tự do, bác ái học được ở Pháp. Ông lại đặt điều láo khoác rằng: “Ở Trung Quốc, nhờ đọc báo ở mục tìm người làm thông ngôn, nên ông mới đến xin việc với Borodin, nếu không thì ông chỉ đi bán báo và thuốc lá để kiếm sống!

Có nhiều nhà phê bình cho rằng Hồ Chí Minh lấy bút danh Trần Dân Tiên để viết quyển truyện Những mẩu chuyện... tự ca ngợi mình là Cha già Dân tộc, là điều vô liêm sỉ, một việc không nên làm, nếu thật sự ông đúng là Cha già Dân tộc. Bất chấp lễ nghĩa liêm sỉ, Hồ Chí Minh đã làm được việc tự bốc thơm mình, nhưng thiên bất dung gian, ông cố gắng giấu bộ mặt Cộng sản mà lại lòi đuôi Cáo Hồ. Sự thật trong lịch sử bang giao Nga Hoa trong thời gian Tôn Dật Tiên còn chủ trương Liên Nga Dung Cộng thì phái bộ Borodin được Nga phái sang Quảng Châu cố vấn cho Trung Hoa Dân quốc có Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (dưới ám danh Lý Thụy) tháp tùng với mọi chi phí do ban Phương Đông đài thọ. Tác giả Hồng Hà còn ghi chú thêm tiền trợ cấp hàng tháng là 60 rúp. Mãi sau nầy, năm 2002, nữ Tiến sĩ người Mỹ Sophia Quinn-Judge còn đưa ra ánh sáng thêm: một ngân phiếu của Quốc tế Nông dân vào tháng 8-1925 gởi cho Hồ Chí Minh 5000 rubles (tiền Nga tương đương với 2500 Mỹ kim vào lúc ấy), tiền gởi qua trương mục của Borodin trong ngân hàng Viễn Đông. Ông nào có đi bán báo và thuốc lá để kiếm sống đâu mà bày đặt chuyện nhờ đọc báo thấy mục tìm người thông ngôn mới đến xin việc với phái bộ Borodin. Ông nào có làm công việc thông ngôn tầm thường đâu mà nhiệm vụ của ông là chỉ đạo phong trào Cộng sản ở các nước Đông Nam Á. Ông đã là Quốc tế ủy Kominternchik rồi kia mà! Tại sao Hồ Chí Minh che giấu sự thật và đặt điều dối trá như vậy? Tại sao?

Khi huyền thoại tan tác như sương mù dưới ánh thái dương, người đi tìm chân lý trong lịch sử sẽ thấy rõ như ban ngày vào lúc Hồ Chí Minh về nước đọc Tuyên ngôn Độc lập thì ông đã có 21tuổi đảngvà đảng của ông gia nhập thường được gọi là đảng Bolshevik, là nhóm Stalinien, là Đệ tam Quốc tế, là Komintern, viết tắt là QT3, nhưng thực sự là Đế quốc đỏ Liên Xô có tham vọng bành trướng khắp thế giới, một Đế quốc đi ngược chiều lịch sử của nhân loại. Đã là Đảng viên cao cấp được ủy nhiệm của Đệ tam Quốc tế, là Quốc tế ủy Kominternchik, thế tại sao trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam ông lại sao cóp ý của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc?” Tại sao?

Cóp nhặt ý từ bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ chưa đủ, ông lại còn thuổng lời cao ý đẹp “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi”của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Tại sao?

Tại sao ông lại thuổng, sao chép, cóp nhặt, chôm chỉa rất tinh tế những tư tưởng cao đẹp trong Tuyên ngôn của nước Mỹ và Pháp để bày tỏ với Dân tộc Việt Nam trong ngày quan trọng nhất của Đất nước? Tại sao? Tại sao hết lớp vỏ bọc này đến lớp vỏ bọc khác, ông luôn tìm cách che dấu chân tướng Cộng sản của mình? Tại sao?

Cái “Cẩm nang thần kỳ, Chủ nghĩa Lênin bách chiến bách thắng” mà ông luôn luôn ca tụng, ông để ở đâu mà sao ông không đem ra khoe? Tại sao? Tại sao Hồ Chí Minh lại quyết tâm và nhẫn tâm lừa phỉnh Dân tộc bằng miếng mồi Tự do Dân chủ Nhân quyền của các nước Mỹ và Pháp ngay trong lần xuất hiện đầu tiên? Tại sao?

Người đi tìm chân lý trong lịch sử sẽ nghe vang vọng từ hàng nghìn trang chiến sử tiếng khóc than oan ức trong hàng nghìn hàng triệu câu hỏi “Tại sao?” như vậy. Mỗi một người Việt chết trong cuộc chiến là một câu hỏiTại sao?”. Một triệu người chết là một triệu câu hỏiTại sao?

Người chết bất luận ở chiến tuyến nào, bác sĩ Đoàn Mạnh Hoạch của Quân đội miền Nam hay nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm của Bộ đội miền Bắc. Tại sao họ phải chết? Tại sao nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm phải sanh Bắc tử Nam? Tại sao?

Và còn biết bao bác sĩ Việt Nam khác nữa như Nguyễn Văn Nhứt, Phạm Đình Bách, Trần Ngọc Minh, Trương Bá Hân, Lê Hữu Sanh, Đỗ Vinh, Nghiêm Sĩ Tuấn, Nguyễn Văn Đệ, v.v… , tất cả là Tinh hoa của Dân tộc, tại sao họ phải chết ngoài chiến tuyến trong khi vào thời gian lịch sử đó các bác sĩ của các nước Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Ấn Độ... được làm lương y săn sóc người bịnh của nước họ trong cảnh thanh bình. Tại sao như vậy?

Không những các bác sĩ Việt Nam bị chết trong chiến trận ngoài tiền tuyến, mà có ba vị bác sĩ người Đức là Krainick, Discher, và Alterkoster, cùng vợ của bác sĩ Krainich là bà Krainich, tất cả bốn người đều bị Việt Cộng bắt giết khi chúng chiếm Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Mãi đến đầu tháng 4-68, mới tìm được xác họ chôn chung một hầm ở gần chùa Tường Vân. Tại sao họ phải chết khi họ đến Việt Nam vì mang nặng tình nhân loại và lòng vị tha để giảng dạy các sinh viên y khoa ở Huế, chạy tiền nuôi bệnh viện, xây bệnh xá tâm thần và phong cùi, mở bệnh xá ở miền quê cách Huế 30 cây số để khám bịnh miễn phí cho người nghèo? Tại sao?

Vén bức màn dày đặc của huyền thoại, người đi tìm chân lý trong lịch sử sẽ thấy rõ như ban ngày là Hồ Chí Minh đã mang hoài bão đem lá cờ đỏ của Lênin đi khắp thế giớivà đã có lời hứa Sẽ thành lập đảng Cộng sản Việt Namngay từ năm 1924. Thế tại sao đến năm 1945 Hồ Chí Minh nhẫn tâm đem miếng mồi Tự do Dân chủ của nước Pháp và Mỹ để nhử Dân tộc Việt Nam? Người đi tìm chân lý trong lịch sử sẽ thấy ngay Hồ Chí Minh là kẻ làm chính trị theo kiểu treo đầu dê bán thịt chó dối gạt Dân tộc, bởi lẽ chủ nghĩa Cộng sản với Tam vô Đấu tranh Giai cấp Độc tài Đảng trị đối nghịch với chế độ Tự do Dân chủ của Tây Phương như nước với lửa, không bao giờ đi chung với nhau. Người đi tìm chân lý trong lịch sử sẽ nhận rõ “Hoài bão đem Lá Cờ đỏ của Lênin đi khắp thế giới” “Lời hứa sẽ thành lập đảng Cộng sản Việt Nam” của Hồ Chí Minh lúc còn mang tên Nguyễn Ái Quốc đã là “Mầm mống nội loạn”, đã là “Hạt giống chiến tranh”, ngay từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã mang về gieo trồng trên Đất nước thân yêu của chúng ta! Ngay từ năm 1924!

Thiện chí Hòa bình và Hòa hợp của Dân tộc

Từ xưa đến nay không ai thích chiến tranh như câu “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện” dẫn giải. Người cầm binh khiển tướng phải dùng tài trí biện biệt đâu là thượng sách, trung sách, và hạ sách hoặc thất sách để lựa chọn hoặc né tránh. “Bất chiến tự nhiên thành” hoặc là “Công tâm hơn công thành”là kế sách của những bậc du thuyết tài ba ngày xưa lưu truyền đáng được noi theo. Vào những ngày đầu tiên đi tìm Độc lập cho Dân tộc, thiện chí hòa bình hợp tác được xem trọng và đề cao do Cựu hoàng Bảo Đại và vị Thủ tướng đầu tiên của ngài là Trần Trọng Kim. Cựu hoàng đã biểu lộ thiện chí của Ngài như sau (Trích quyển Le Dragon d’Annam, trang 222): “Rất thực tâm liên hiệp với VMCS ngay những ngày đầu để quốc dân được hưởng thái bình.

Tuy nhiên, ngay những ngày đầu tiên, Cựu hoàng đã thấy sự trí trá xảo quyệt của Hồ Chí Minh trong sự việc Cựu hoàng không ra ứng cử dân biểu Quốc hội mà lại được đắc cử với số phiếu bầu 92% ở tỉnh Thanh Hoá! Với Hồ Chí Minh, sự xảo quyệt lớn trong chính trị như chuyện bầu cử ở Thanh Hoá hay sự dối trá vụn vặt trong cuộc đời thường, “Bác Hồ nhà ta” không thiếu thứ nào! Về chuyện thuốc lá của Bác Hồ, Cựu hoàng kể rằng: “Hồ là kẻ nghiện thuốc lá Mỹ, nhất là thuốc Phillip Morris. Nhưng ở nơi làm việc và tiếp khách, lúc nào Hồ cũng giữ một bao Bastos xanh hay vàng… khiến cho khách khứa cứ tưởng hắn ta sống bình dân, hút thuốc bình dân. Lẽ dĩ nhiên, lúc không có người ngoài quan sát, Hồ chỉ hút Phillip Morris.

Vào khoảng tháng 7-1945, Thủ tướng Trần Trọng Kim từ Huế ra Hà Nội thương thuyết với Tổng Tư lịnh Quân đoàn 38 của Nhật là Tsuchihashi Yuitsu giữ chức Toàn quyền Đông Dương để thu hồi chủ quyền ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Nam Bộ. Cuộc thương thuyết thành công. Ngay ngày hôm sau, ba thành phố được giao hoàn cho Việt Nam. Còn về Nam Bộ, thì chỉ chờ Thủ tướng Trần Trọng Kim vào Nam hoặc cử một đại diện vào Sài Gòn, người Nhật sẽ làm lễ bàn giao ngay. Vào lúc đó, Hồ Chí Minh chưa về Hà Nội, nhưng đã đưa thủ hạ đánh phá phủ huyện khắp nơi, khiến quân đội Nhật phải bắt giữ rất đông. Nhân dịp ra Bắc này, vị Thủ tướng họ Trần cũng xin Nhật thả những thanh niên theo Việt Minh bị quân đội Nhật giam giữ.

Vào lúc đó, áp lực của VMCS rất mạnh. Trần Trọng Kim muốn biết chủ trương của chúng nên mới bảo Phan Kế Toại tìm cho ông một vài người Việt Minh để bàn chuyện. Phan Kế Toại đưa đến một thanh niên Việt Minh. Rất tiếc Trần Trọng Kim không ghi lại tên tuổi của người nầy, nhưng cuộc đối thoại giữa hai người rất l ‎‎‎‎‎‎ý thú. Xin trích nguyên văn cuộc nói chuyện được ghi lại trong Một cơn gió bụi, hồi k ý chính trị của Thủ tướng Trần Trọng Kim, bút hiệu Lệ Thần:

Hôm sau ông Toại đưa một thiếu niên Việt Minh đến, tôi nói:
        - Chúng tôi ra làm việc chỉ vì nước mà thôi, chứ không có ‎‎ý cầu danh lợi gì cả, tôi chắc đảng các ông cũng vì nước mà hành động. Nếu vậy chúng ta tuy đi con đường khác nhau, nhưng cũng một mục đích như nhau, các ông thử xem ta có thể hợp tác với nhau, kẻ ở trong người ở ngoài, để cứu nước được không?”
        Người ấy nói:
        - Sự hành động của chúng tôi đã có chủ nghĩa riêng và có chương trình nhất định để đem nước đến chỗ hoàn toàn Độc lập. Chúng tôi có thể làm lấy được.
        - Sự mưu cầu cho nước được Độc lập cũng là mục đích của chúng tôi, nhưng vì đi đường thẳng có nhiều khó khăn nên chúng tôi phải uyển khúc mà đi từ từ có lẽ chắc chắn hơn.
        - Chúng tôi chỉ có một con đường thẳng đi đến hoàn toàn Độc lập chứ không có hai.
        - Theo như ý các ông như thế, tôi sợ rất hại cho dân, mà chưa chắc đã thành công được.
        - Chúng tôi chắc thế nào cũng thành công. Nếu có hại cũng không cần, có hại rồi mới có lợi. Dù người trong nước mười phần chết mất chín, chúng tôi sẽ lập một xã hội mới với một thành phần còn lại, còn hơn với chín phần kia”.

Thủ tướng Trần Trọng Kim thuật tiếp rằng sau đó người thiếu niên ấy đọc một bài hình như đã thuộc lòng để kể những công việc của “đảng Việt Minh”. Thấy thái độ của người Việt Minh như vậy, biết không lấy nghĩa l ý nói chuyện được, ông mới nói:

- Nếu các ông chắc lấy được quyền Độc lập cho nước nhà, các ông không vào chính phủ làm việc, cần gì phải đánh phá cho khổ dân?
        - Chúng tôi sẽ cướp lấy quyền để tỏ cho các nước Đồng Minh biết chúng tôi mạnh, chứ không chịu để ai nhường.
        - Các ông chắc là các nước Đồng Minh tin ở sức mạnh của các ông không?
        - Chắc lắm. Chắc trăm phần trăm!
        - Tương lai còn dài, các ông nhận lấy trách nhiệm đối với quốc dân và lịch sử.

Người thiếu niên ấy hẳn là một cán bộ cao cấp đã được học tập và thấu hiểu đường lối “Kách mệnh”. Bởi lẽ một tháng sau đó, quả nhiên Hồ Chí Minh cướp chính quyền ở Hà Nội. Vận mệnh của Đất nước, than ôi, đã lọt vào tay của nhóm kẻ chủ trương “Dù người trong nước mười phần chết mất chín, cũng sẽ lập một xã hội mới với một phần còn lại, còn hơn với chín phần kia”. Sau ngày 30-4-1975, cuộc Kách mệnh của Hồ Chí Minh thành công, lời nói trên được ứng nghiệm, xã hội mới chỉ gồm có ba triệu đảng viên của Hồ Chủ tịch, Dân tộc với 80 triệu người còn lại thì không được nói, còn bị bịt mắt bịt tai, thì sống cũng như chết! Lời nói của Thủ tướng Trần Trọng Kim vào tháng 7-1945, “Tương lai còn dài, các ông nhận lấy trách nhiệm đối với quốc dân và lịch sử”, bây giờ đã là thế kỷ 21, trên 50 năm đã trôi qua, lời nói ấy có còn vang vọng trong lương tâm của ai không?

Những lời tâm huyết của Cựu hoàng trong Chiếu Thoái vị

Người đi tìm chân lý trong lịch sử, đọc lại Chiếu Thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại, mới hiểu tấm lòng cao cả hy sinh cả ngai vàng của Cựu hoàng vì Cựu hoàng viễn kiến muốn cứu Dân tộc, muốn Dân tộc thoát khỏi cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Ngày 25-8-1945, khi trao quyền cho chính phủ Hồ Chí Minh để được làm Công dân Vĩnh Thụy, Cựu hoàng chỉ có ba điều mong ước, đó là Ba điều tâm huyết của Cựu hoàng! Xin Dân tộc hãy đọc kỹ những Lời vàng ngọc trong Chiếu Thoái vị để suy ngẫm và hiểu tấm lòng của Cựu hoàng:

1- Đối với tông miếu và lăng tẩm của liệt thánh, chính phủ mới nên xử trí thế nào cho có sự thể.

2- Đối với các đảng phái đã từng tranh đấu cho nền Độc lập quốc gia, nhưng không đi sát phong trào dân chúng, Trẫm mong chính phủ mới sẽ lấy sự ôn hòa xử trí để những phần tử ấy cũng có thể giúp vào việc kiến thiết và tỏ rằng chính phủ dân chủ Cộng hòa nước ta đã xây đắp trên sự đoàn kết của toàn thể quốc dân.

3- Đối với quốc dân, Trẫm khuyên hết cả các giai cấp, các đảng phái, cho đến cả người hoàng phái cũng vậy, đều nên hợp nhất mà ủng hộ triệt để chính phủ dân chủ, giữ vững nền Độc lập của nước, chứ đừng vì lòng quyến luyến Trẫm và hoàng gia mà sinh chia rẽ.

Chiếu Thoái vị của Cựu hoàng chấm dứt với hàng chữ “Từ nay Trẫm lấy làm vui được làm dân tự do của một nước Độc lập”. Những lời sau cùng này thật đẹp tợ bông hoa thêu kết vào bức gấm tô điểm cho vị thế của vị Hoàng đế cuối cùng trong sách sử lưu truyền cho đời sau.

Người đi tìm chân lý trong lịch sử sẽ nhận rõ rằng đối với bản Tuyên ngôn Độc lập do chính Hồ Chí Minh soạn thảo và tuyên đọc, ông còn lếu láo dùng làm chiêu bài để lừa phỉnh Dân tộc thì những yêu cầu chính đáng của Cựu hoàng muốn Chính phủ Dân chủ Cộng hòa của ông xây đắp trên sự đoàn kết để cùng nhau kiến thiết quốc gia, ông nào có coi ra gì! Cảm thương thay cho Cựu hoàng đã hy sinh cả ngai vàng để cứu Dân tộc thoát khỏi vòng chinh chiến mà không được toại nguyện! Cựu hoàng đã giao trứng cho ác rồi! Phong cách hành xử vương đạo không tham quyền cố vị của Cựu hoàng cao cả bao nhiêu, thì tâm địa tranh bá đồ vương theo lối bàng môn tả đạo của HCM lại hèn hạ ty tiện và ác độc bấy nhiêu! Thật đáng buồn cho Dân tộc!

Ngay khi Chiếu Thoái vị của Cựu hoàng còn chưa ráo mực, thì bộ đội của Hồ Chí Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ Nga My, Ninh Bình của đảng Đại Việt Duy dân (ngày 1-9-1945), và trong mười ngày đầu tháng 9-1945, Võ Nguyên Giáp nhân danh Bộ trưởng Nội vụ ký một loạt sắc lịnh giải tán các đảng Đại Việt Quốc gia Xã hội và Đại Việt Quốc dân đảng và bắt giam lãnh đạo Thanh niên Ái Quốc hội vu cáo là Việt gian. Ngày 11 tháng 9 Hoàng Minh Giám, Xử l ý Bộ trưởng Nội vụ k ý nghị định kiểm soát báo Ngày nay của Quốc dân đảng. Ngày 22 tháng 9 Trần Huy Liệu ra thông cáo áp dụng chế độ kiểm duyệt báo chí, và đến ngày 1 tháng 10, ra thông cáo đặt các cơ sở in ấn dưới quyền kiểm soát của nhà nước, ăn cướp nhà in Ngày Nay của nhóm Tự lực Văn Đoàn. Tất cả là những hành động sát hại và đàn áp những người quốc gia yêu nước chống Pháp, vậy mà ngoài miệng Hồ Chí Minh cứ mãi hô hào: “Đoàn kết! Đoàn kết! Đại đoàn kết!” Theo dõi mãi hành tung đạo tặc và tâm địa tráo trở của Hồ Chí Minh, theo dõi mãi cũng phát chán!

Công nghiệp hiển hách của Triều đại Nguyễn Phúc

Giờ xin bình tâm hướng về công nghiệp hiển hách của các vua chúa Triều đại Nguyễn Phúc, gồm 9 Chúa và 13 Vua. Khởi từ dinh Ái Tử ở đất Thuận Hóa là mảnh đất đầu tiên Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên vào trấn nhậm (năm 1558), đến chín đời sau là đời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (năm 1744), thì lãnh thổ Đàng Trong gồm đến mười hai dinh (từ 1 dinh tăng lên thành 12 dinh), trải dài đến tận Hà Tiên và Cà Mau. Chưa hết, lãnh thổ còn vươn dài ra biển Nam Hải và vịnh Thái Lan với các đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Côn Sơn và Phú Quốc. Đến khi vua Gia Long thắng nhà Nguyễn Tây Sơn, thống nhứt Đàng Trong với Đàng Ngoài thì Đất nước Đại Nam dưới triều đại Nguyễn Phúc rộng lớn nhất kể từ 4000 năm lập quốc. Về viễn kiến của vua Gia Long đối với vấn đề chiến lược, xin trích dẫn bài Quần đảo Hoàng Sa Trường Sa của cựu đại úy Thái Văn A thuộc Bão biển Đệ nhị Hải sư, hiện định cư ở Melbourne (Bài đăng trong đặc san Nguyễn Đình Chiểu-Lê Ngọc Hân 2002, xuất bản ở Sydney):

Đến khi Nguyễn Ánh thống nhất sơn hà và lên ngôi hoàng đế năm 1802, chọn Huế làm kinh đô, Ngài cảm thấy cần bảo vệ cho Đế đô từ phiá đông bằng cách cho hải quân ra chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, đồng thời cho người vẽ lại bản đồ chi tiết quần đảo nầy. Khi sai sứ xin tấn phong ở Bắc Kinh đã cho nộp luôn cả bản đồ vùng Hoàng Sa. Nhà Thanh nhận những tài liệu nầy, đồng thời cũng nhận luôn chủ quyền của nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa”.

Đối vớinhững người Pháp theo giúp vua Gia Long trong công cuộc thống nhứt đất nước như Chaigneau, Vannier và Despiau, thì vua phong làm quan tại triều và ban cho mỗi người 50 lính hầu, tuy đến buổi chầu thì không bắt lạy mà thôi. Dải giang sơn gấm vóc 23 Trấn 4 Doanh dưới triều vua Gia Long, trong thơ văn và tình tự Dân tộc, đã đi vào tâm khảm người Việt thành chuỗi từ thân thương thật đẹp: Dải đất hình cong như shữ S chạy dài từ Ải Nam Quan đến tận Mũi Cà Mau. Học lại lịch sử cho thấu đáo, ta mới biết rằng công cuộc thống nhất Đàng Trong và Đàng Ngoài của vua Gia Long để cho sông Gianh không còn là ranh giới ngăn cách Bắc Nam hẳn là cuộc thống nhất thật đẹp trong lịch sử. Và trường nữ Trung học Gia Long của thành phố Sài Gòn không phải đặt theo tên vua Gia Long. Những nhà giáo dục tiền bối ở miền Nam không phải là không cân nhắc khi chọn tên để đặt cho ngôi trường nữ trung học lớn nhất ở Sài Gòn: thực sự tên trường Gia Long là kết tự của “Gia Định và Thăng Long” để biểu dương cho sự thống nhất Đất nước. Vì mang ý nghĩa thật đẹp như thế cho nên tên trường nữ Trung học Gia Long phải được bảo tồn bằng bất cứ giá nào!

Nhắc lại công nghiệp huy hoàng của triều đại Nguyễn Phúc để hiểu Cuộc Thoái vị của Cựu hoàng Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng, là một Quốc sách cứu Dân tộc thật cao cả và đầy ý nghĩa. Vất bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh vào sọt rác lịch sử và đọc lại Chiếu Thoái vị, tức là những Lời Tâm huyết của Cựu hoàng, ta hãy đọc lại từng chữ, nghiên cứu lại từng hàng, nghiền ngẫm lại từng câu, ta mới thấy rõ sự phi lý cùng cực của cuộc chiến tranh do Hồ Chí Minh gây ra để đánh Dân tộc. Tác giả Minh Võ phê bình quyển Vision accomplished? The enigma of Ho Chi Minh của Tiến sĩ Nguyễn Khắc Huyên đã cho biết lập trường của hai vị hoàng thân sau đây (Hồ Chí Minh, Nhận định tổng hợp, trang 207):

Hoàng thân Bửu Hội, nhà bác học duy nhất của Việt Nam lúc ấy, nhân danh hoàng tộc, khuyên Pháp nên điều đình với chính phủ Hồ Chí Minh và hoàng thân Ưng Úy, thân sinh của nhà bác học Bửu Hội, bỏ thành phố ra vùng kháng chiến với Việt Minh.

Hoàng hậu Nam Phương dứt khoát không chịu tiếp các vị đặc sứ do Đô đốc Thierry d’Argenlieu cử đến, lúc đó d’Argenlieu giữ chức Cao ủy Đông Dương thay thế chức Toàn quyền thời Pháp thuộc. Ngay cả vị Khâm sứ Tòa thánh đến khẩn khoản thỉnh cầu hoàng hậu đổi ý, Nam Phương hoàng hậu không nói một lời mà lại đến chiếc dương cầm cử bài Tiến Quân ca của Văn Cao lúc đó là bản quốc thiều của Việt Minh. Bằng một phong cách thật đẹp và duyên dáng, vị Hoàng hậu cuối cùng của Đất Việt biểu hiện tấm lòng vâng thuận theo Chiếu Thoái vị của Cựu hoàng, nhất định không chấp nhận đưa hoàng tử Bảo Long lên ngôi hoàng đế và Hoàng hậu giữ quyền Nhiếp chính. Đó là đề nghị của d’Argenlieu đưa ra (Trích bài phê bình quyển The Struggle for Indo-china của Ellen Hammer do tác giả Minh Võ, trang 323, sđd).

Lập trường tán thành chính phủ Dân chủ Cộng hòa và ủng hộ Hồ Chí Minh của Nam Phương hoàng hậu và của các hoàng thân Bửu Hội và cha là Ưng Úy thật quang minh chánh đại. Lập trường của các vị trong hoàng tộc đối với Hồ Chí Minh thuận lợi như vậy, thế thì Hồ Chí Minh ứng xử ra sao? Ông đã tàn ác ra lịnh ám sát hai người thân tín của Cựu hoàng. Đó là vị Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Bắc Việt Bác sĩ Trương Đình Tri và Khâm sai Nam Bộ Nguyễn Văn Sâm. Hai người nầy bị giết cách nhau không đầy 24 giờ, một ở trong Nam, một ở ngoài Bắc! Hồ Chí Minh nhìn vào Dân tộc, thấy ai ai cũng là kẻ thù của mình!

Bây giờ, rà soát lại lịch sử, ta tìm ra chân lý là chính Hồ Chí Minh là người đã gieo trồng mầm mống nội loạn và hạt giống chiến tranh ngay từ năm 1924, cả mười mấy năm trước khi nhạc sĩ phản chiến Trịnh Công Sơn chào đời! Nào ai có biết! Cuộc chiến tranh Việt Nam đã được đặt cho rất nhiều tên: nào là cuộc chiến Quốc Cộng, nào là cuộc chiến Giải phóng Dân tộc, nào là cuộc thánh chiến Đánh Mỹ cứu Nước, cuộc chiến tranh Đông Dương lần Thứ nhất, cuộc chiến tranh Đông Dương lần Thứ hai, cuộc Chiến tranh Mười ngàn ngày, sử gia Vũ Ngự Chiêu dùng một từ Hán Việt là Tam Thập Niên Chiến (1945-1975)... biết bao nhiêu là tên. Thêm một tên gần sát với thực trạng là cuộc chiến tranh Đông Dương của Hà Nội. Vâng, đúng là “của Hà Nội”, do Bắc Bộ Phủ ở Hà Nội phát động để đánh miền Nam. Trong bài bàn về Quân lực Việt Nam Cộng hòa: 1968-1975, sử gia Bill Laurie, một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam đã nhận xét như vậy. Nhưng nếu xét về quan điểm Hồ Chí Minh là kẻ quyết tình gieo trồng vun xới hạt giống chiến tranh, Dân tộc Việt Nam từ Bắc chí Nam là nạn nhân phải gánh chịu, chúng ta phải trả chân lý lại cho lịch sử, cuộc chiến tranh phải được định lại cho đúng chính danh là: CUỘC CHIẾN TRANH CỦA HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC

Hồ Chí Minh nâng bi Stalin

Ngay sau khi đọc Bản Tuyên ngôn tuyên truyền mỵ dân khoác lác, Hồ Chí Minh đã xách động dân chúng Hà Nội không ngừng. Có một cuộc biểu tình thật lạ lùng do nhận xét tinh tế và ghi chép trung thực của nhân chứng Bùi Diễm, lúc đó là một đảng viên Đại Việt thân cận với đảng trưởng Trương Tử Anh. Trong quyển Gọng kìm Lịch sử, tác giả Bùi Diễm tường thuật (trang 65):

Đường phố Hà Nội đầy rẫy những biểu ngữ đủ loại và từng đoàn người lũ lượt kéo nhau đến các công trường, tạo cho thành phố một quang cảnh ồn ào tấp nập. Điển hình nhất về phương pháp đấu tranh này, là một cuộc biểu tình lạ lùng mà tôi còn nhớ mãi về sau này, đó là cuộc biểu tình chống tướng độc tài Franco ở Tây Ban Nha.

Nhân đây, xin có lời tri ân tác giả Bùi Diễm đã ghi chép lại một chi tiết rất nhỏ của lịch sử, nhỏ nhưng rất quan trọng vì đã giúp các thế hệ sau hiểu rõ thâm ý và tâm địa của Hồ Chí Minh vào lúc đó. Xin mời quý bạn đọc tiếp.

Biểu tình chống tướng độc tài Franco của Tây Ban Nha! Kỳ lạ chưa? Vào lúc đó, ngay sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, hô hào dân chúng biểu tình chống thực dân Pháp thì mới hợp tình hợp lý chớ tại sao lại chống tướng Franco của Tây Ban Nha? Tại sao?Chống tướng Franco để làm gì? Tướng Franco đã làm gì ở Âu Châu thì mặc kệ ông, mắc mớ gì đến Việt Nam mà ta phải biểu tình chống đối! Theo nhân chứng Bùi Diễm thì trong số hàng ngàn người Việt ở Hà Nội đả đảo Franco hôm đó, “chưa chắc đa số biết Franco là ai”! Nhưng Hồ Chí Minh thì biết Franco rất rõ. Có một giai đoạn trong lịch sử châu Âu, khi Stalin và Hitler liên minh để chia nhau xâu xé nước Ba Lan, như hai người bạn cùng chia nhau ăn một cái bánh, thì Stalin xem Hitler là bạn, do đó cũng xem Franco là bạn vì Franco có gởi Sư Đoàn xanh (Blue Division) sang trợ lực quân Đức Quốc xã và một số thợ thuyền sang lao động ở các xưởng máy của Đức. Nhưng đến khi Đức đem quân đánh Liên Xô, Stalin ngả về phe Đồng minh Anh Pháp Mỹ để chống cự Đức và để nhận viện trợ dồi dào từ Mỹ quốc, thì Hitler và Franco đã bị chuyển từ bạn sang thù rồi. Vì Hitler và Franco là kẻ thù của Stalin, Hồ Chí Minh biết thế, nên để lấy lòng Stalin, Hồ Chí Minh mới xua dân Hà Nội biểu tình đả đảo Franco, chỉ chống tướng Franco mà thôi! Tại sao lại không chống luôn cả Hitler? Tại sao Hồ Chí Minh chỉ lựa con chốt là Franco mà bỏ con xe Hitler? Khi chúng ta đặt được nghi vấn như vậy, tức là chúng ta đã tìm ra câu trả lời: vào lúc đó lòng dân căm thù và chống Thực dân Pháp dâng lên thật cao, vì Hitler là kẻ thù đã xâm lăng nước Pháp, chống Hitler hóa ra cùng phe với nước Pháp hay sao, cho nên Hồ Chí Minh phải bỏ Hitler ra khỏi danh sách mà chỉ đạo diễn cuộc biểu tình chống một mình tướng Franco mà thôi! Nếu con người là vốn quý như Hồ Chí Minh thường nói, thì phải xử dụng vốn quý để phụng sự cho Dân tộc và Tổ quốc. Ngay trong những ngày đầu của cuộc Cách mạng Mùa thu 1945, Hồ Chí Minh đã xử dụng vốn quý bừa bãi nhưng cân nhấc thật tinh vi để có lợi cho bản thân mình. Bắt dân Hà Nội biểu tình chống Tướng Franco chỉ là để nâng bi Stalin, điều mà Dân tộc Việt Nam không cần phải làm. Cho nên mãi về sau, thật quá tội tình cho vốn quý của Dân tộc! Hồ Chí Minh đã xử dụng biết bao nhiêu xương máu của Dân tộc để mang Lá Cờ đỏ của Lênin đi khắp nơi, để phục vụ cho Stalin và đảng Staliniens, để xây dựng đảng Cộng sản, và để xây lăng cho mình, trong khi lăng vua chúa triều đại Nguyễn Phúc thì miệt thị là “Mả vua”! Thật quá tội nghiệp cho Đất nước và biết bao nhiêu thế hệ bà mẹ Việt phải chịu cảnh tre khóc măng!

Bây giờ, chúng ta thử xét Cuộc chiến tranh của Hồ Chí Minh đánh Dân tộc Việt Nam trong bối cảnh của cuộc Chiến Tranh lạnh trên toàn thế giới để hiểu thêm về vai tuồng của Hồ Chí Minh. Khái niệm Chiến Tranh lạnh là cách nói để diễn tả tình trạng căng thẳng giữa hai khối cường quốc có vũ khí nguyên tử, một bên là khối tự do Anh Pháp Mỹ, bên kia là Liên Xô. Tất cả các cường quốc ấy đều không có can đảm “đối đầu nóng” với nhau để có thể gây ra thảm họa Thế chiến Thứ ba tức là Chiến tranh Nguyên tử. Thế nhưng Liên Xô là Đế quốc Thực dân đỏ đi ngược chiều lịch sử với tham vọng bành trướng khắp thế giới. Đó là mầm mống của Chiến Tranh lạnh được tác giả Đào Trường Phúc, trong quyển Những điểm nóng trên thế giới sau Chiến Tranh lạnh, dẫn giải như sau (trang 7):

Những nhà phân tích chính trị đều có chung nhận định rằng mầm mống của Chiến tranh lạnh đã phát lộ ngay từ khi trận Đại chiến Thứ hai chưa kết liễu. Đằng sau những cái bắt tay thân thiện trong Hội nghị Yalta (tháng 2-1945) giữa Winston Churchill, Franklin Roosevelt và Joseph Stalin, đã là mối xung khắc căn bản giữa nguyên tắc Dân tộc Tự quyết (mà các nhân vật lãnh đạo khối Tây Phương đề ra) và ý đồ áp đặt chủ nghĩa Cộng sản trên toàn cõi Đông Âu của nhà lãnh tụ Liên bang Xô viết.

Về thời điểm chính xác khi Chiến tranh lạnh khởi đầu thì không nhất trí. Tùy theo cách nhìn của từng người, Chiến Tranh lạnh được xem như mở màn kể từ lúc Ba Lan trở thành quốc gia Cộng sản chư hầu đầu tiên của Liên Xô, hoặc kể từ lúc Liên Xô thiết lập Bức Màn sắt cắt đôi Âu Châu, hoặc từ lúc Liên Xô phong tỏa Tây Bá Linh khiến cho Mỹ phải thiết lập cầu không vận để tiếp tế cho dân chúng kẹt trong thành phố đó, hoặc khi khối NATO của Tây Âu ra đời để đối đầu với khối Varsovie của Cộng sản Đông Âu. Bây giờ ta thử xem chiến tranh lạnh và chiến tranh nóng phát hiện như thế nào trên đất Việt. Ngay từ năm 1924, lúc Hồ Chí Minh còn mang tên Nguyễn Ái Quốc sang Mạc Tư Khoa đầu quân dưới trướng của Stalin để trở thành Quốc tế ủy Kominternchik, thì xem như Stalin đã có một tên lính thật tài ba và trung thành để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nóng ở Việt Nam sau nầy. Nói cách khác, khi Chiến Tranh lạnh thế giới chưa mở màn, thì Hồ Chí Minh đã tình nguyện nhập ngũ vào Bộ đội Cộng sản Quốc tế rồi. Stalin đã chuẩn bị thật chu đáo việc đào tạo tên lính Hồ Chí Minh để đánh Dân tộc Việt Nam. Đến tháng 6 năm 1925, tên lính Hồ Chí Minh đã bắn được phát đạn đầu tiên vào Dân tộc!

Phát đại bác đầu tiên của Hồ Chí Minh bắn vào Dân tộc

Đó là đề tài vụ bán Phan Bội Châu cho Pháp, được tác giả Minh Võ Vũ Đức Minh tường thuật trong chương 45 của quyển Hồ Chí Minh, Nhận định tổng hợp (do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Virginia, Hoa Kỳ), một quyển sách tiếng Việt viết về Hồ Chí Minh đầy đủ nhất từ xưa đến nay. Xin mở dấu ngoặc để nhắc lại lịch sử: vào ngày 1-9-1847, tướng hải quân Pháp là Rigault de Genouilly chỉ huy hạm đội gồm 14 chiến thuyền Pháp và 1 tàu Tây Ban Nha vào bắn phá cửa Đà Nẵng. Đó là lần đầu tiên hải quân Pháp nổ súng trên đất Việt để mở màn cho nền Pháp thuộc dài cả trăm năm. Đó là phát đại bác đầu tiên của Pháp bắn vào Dân tộc!

Trong suốt thời Pháp thuộc, biết bao nhiêu nhà ái quốc nổi lên chống ngoại xâm, từ vua đến quan, những bậc đỗ đạt khoa bảng, đến những nông dân, những Nghĩa sĩ Cần Giuộc, ngay đến những người chuyên trồng trầu vô danh ở đất Hốc Môn Bà Điểm cũng đã đi vào lịch sử với tên Cuộc Kháng chiến 18 thôn vườn trầu, tất cả đều chung một lòng, không phân biệt giai cấp sang hèn, giàu nghèo, vua quan hoặc thứ dân nơi đồng nội. Trong danh sánh dài những tên tuổi lừng danh ái quốc đó, nổi bật tên Sào Nam Phan Bội Châu. Từ lúc tổ chức Sĩ tử Cần vương đội năm 1885, mà cụ làm Phó đội lúc 17 tuổi, đến lúc đậu Cử nhân trường Nghệ (cụ đỗ Thủ khoa) năm 33 tuổi, cụ không ra làm quan mà đi khắp Trung Nam Bắc tìm những người yêu nước cùng một chí hướng với mình. Cụ tôn Kỳ Ngoại hầu Cường Để lên làm Hội chủ, sáng lập trường Đông kinh Nghĩa thục để nâng cao dân trí, thành lập Phong trào Đông du để đưa thanh niên sang Nhật du học. Phong trào Đông du phát triển rần rộ khắp ba kỳ, khắp nơi hưởng ứng, có lúc du học sinh lên đến 200 người. Đến khi Pháp lo sợ mới điều đình với chính phủ Nhật yêu cầu giải tán số du học sinh đó, phong trào mới lụn bại, cụ Phan phải dời địa bàn hoạt động từ Nhật sang Tàu.

Phong trào Đông Du lụn bại, nhưng lòng yêu nước của cụ Phan vẫn sáng ngời và cụ vẫn là tượng trưng cho tinh thần kháng chiến chống Pháp ở hải ngoại. Thanh niên yêu nước khắp ba kỳ tìm cách xuất dương để làm cách mạng đều biết tiếng cụ và tìm đến cụ để đầu quân. Uy thế chính trị của cụ vẫn vững vàng, Hồ Chí Minh biết thế, cho nên phải triệt hạ cụ bằng mọi giá. Từ Mạc Tư Khoa sang Quảng Châu “làm việc” khoảng tháng 12-1924, thì chỉ hơn 7 tháng sau, Hồ Chí Minh đã cho nội tuyến xâm nhập vào Tâm Tâm xã, một tổ chức do cụ Phan thành lập. Nắm được quyền chủ động Tâm Tâm xã, Hồ Chí Minh liền đổi tên thành Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Đồng thời, Hồ Chí Minh âm mưu với Lâm Đức Thụ mật báo cho Pháp biết lộ trình của cụ Phan, do đó cụ Phan bị Pháp bắt ở Thượng Hải, trong tô giới của Pháp. Lúc đó là vào khoảng tháng 6-1925.

Chỉ trong vòng 7 tháng có mặt ở Quảng Châu, Hồ Chí Minh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của QT3 giao phó. Vụ bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, Hồ Chí Minh được hai điều lợi. Điều lợi thứ nhất là được Pháp thưởng 100 ngàn đồng bạc Đông Dương (số tiền đó lớn vô cùng, theo Hoàng Văn Chí trong quyển Từ Thực dân đến Cộng sản thì vào lúc đó một con trâu chỉ trị giá có 5 đồng). Điều thuận lợi thứ hai là Hồ Chí Minh đã loại được một địch thủ lợi hại. Không còn sự hiện diện của cụ Phan Bội Châu, chính trường ở Hoa Nam hoàn toàn nằm trong tay tên Quốc tế ủy lão luyện là Hồ Chí Minh điều động, và những thanh niên yêu nước chân ướt chân ráo vừa mới vượt biên giới Hoa Việt tất cả đều lọt vào tay Hồ Chí Minh. Phiá Quốc gia Dân tộc bị đặt vào thế hạ phong chỉ chờ ngày thua thiệt. Bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, Hồ Chí Minh đã bắn được phát đại bác đầu tiên vào Dân tộc! Giai đoạn lạnh của Cuộc chiến đánh Dân tộc có thể xem như bắt đầu từ đấy!

Lâm Đức Thụ là lái buôn người

Nghề làm Việt gian Cộng sản bắt tay hợp tác với Thực dân Pháp đã đem lại một mối lợi quá lớn, chỉ trong một dịch vụ bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, Hồ Chí Minh thâu đoạt được 100 ngàn đồng bạc Đông Dương mà khỏi cần xuất vốn, cho nên Bác ta nào có chịu ngừng ở đấy. Theo tác giả Hoàng Văn Chí, Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục hợp tác với Lâm Đức Thụ, tên Việt gian có biệt danh là lái buôn người trong dịch vụ này (Trích quyển Từ Thực dân đến Cộng sản, trang 39):

Việc buôn bán cách mạng này tiếp tục trong nhiều năm. Mỗi thanh niên Quang Phục hội (tổ chức nầy do cụ Phan Bội Châu thành lập để đưa người xuất ngoại) đưa sang Tàu phải nộp cho Lâm Đức Thụ ở Hồng Kông hoặc cho đại diện của hắn ở Quảng Châu hai bức hình, nói là để lập hồ sơ xin vào trường Hoàng Phố. Đến ngày những sinh viên này tốt nghiệp, sẵn sàng lên đường về nước để hoạt động cách mạng thì số phận mỗi người đã được định sẵn. Những người đã nghe theo tuyên truyền Cộng sản và đã gia nhập Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội thì được an toàn đưa về quê hương để hoạt động bí mật. Còn những người vẫn khăng khăng giữ vững lập trường quốc gia thì hễ qua khỏi biên giới là bị mật thám đón bắt, vì theo ám hiệu của Cộng sản, Lâm Đức Thụ trao cho lãnh sự Pháp ở Hồng Kông một tấm ảnh của những người mà Cộng sản không thu phục được. Những thanh niên này bị bắt và bị đưa dần vào tù, khiến phong trào quốc gia ở Việt Nam mất liên lạc với trụ sở ở Quảng Châu. Những người trong nước phái ra liên lạc với bên ngoài cũng hoặc bị Cộng sản thu hút, hoặc bị Pháp bắt vào tù. Tình trạng cứ tiếp diễn đến nỗi những sinh viên tốt nghiệp Hoàng Phố mà không chịu theo Cộng sản thường không giám về nước, và chỉ còn cách là gia nhập quân đội Quốc dân Đảng Tàu. Dần dà phong trào quốc gia mỗi ngày mỗi suy sụp và phong trào CS mỗi ngày một bành trướng.

Hồ Chí Minh, kẻ chủ mưu buôn người

Theo tác giả Hoàng Văn Chí, Lâm Đức Thụ là lái buôn người, nhưng xét cho kỹ thì hắn chỉ là tòng phạm. Hồ Chí Minh mới chính là kẻ chủ mưu buôn người. Bởi lẽ chính Hồ Chí Minh là người quyết định ai theo Cộng sản để thành “Vốn quý của Bác” được giữ lại, và ai không theo thì bị bán cho Pháp, Bác mới ra lịnh cho Lâm Đức Thụ thi hành. Đúng là Hồ Chí Minh đã luyện tập tuyệt kỹ môn pháp Ném đá giấu tay. Khi thực dân Pháp bằng lòng bỏ tiền mua mạng những người Việt Nam yêu nước và khi Hồ Chí Minh sẵn sàng bán để loại trừ địch thủ của mình, cán cân cung cầu đã được thiết lập, công cuộc buôn bán hẳn rất sòng phẳng, nghề buôn người không cần vốn của Hồ Chí Minh hẳn phát đạt nhưng hàng ngũ Quốc gia Dân tộc thì càng ngày càng cạn kiệt. Biết bao nhiêu thanh niên yêu nước đã bị Hồ Chí Minh hãm hại, ngay khi Hồ Chí Minh còn ở trên đất Tàu chưa về nước hoạt động. Ngày nay, ai là người thấu hiểu và khóc thương cho Quốc gia Dân tộc đây!?

Hồ Chí Minh nâng bi Lênin

Để hiểu rõ chân tướng của Hồ Chí Minh vào lúc nầy, lúc còn mang tên Nguyễn Ái Quốc, không gì bằng xem lại những lời Hồ Chí Minh tán tụng lãnh tụ Lênin và phê bình nhà ái quốc Phan Bội Châu. Khi Lênin chết, Hồ Chí Minh viết trên báo Pravda ngày 27-1-1924 như sau: “Lênin đã mất. Tin này đến với mọi người như sét đánh ngang tay, truyền đi khắp các bình nguyên ở châu Phi và các cánh đồng xanh tươi ở châu Á.” Và ông kết thúc bài khóc Lênin: “Khi còn sống, Người là người cha, người thầy, người đồng chí và là vị cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội. Lênin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.

Trong truyền thống DânTộc, QUÂN SƯ PHỤ là những bậc được người Việt chúng ta tỏ lòng kính trọng. Trong lời tán tụng Lênin trên đây, Hồ Chí Minh đã tôn vinh Lênin là SƯ tức là thầy và PHỤ tức là cha rồi, chỉ thiếu điều quỳ lạy tung hô Lênin là VUA mà thôi! Thầy nào trò nấy, Hồ Chí Minh phải bản lãnh về Nghệ thuật nâng bi như vậy, mới xứng đáng làm thầy của Tố Hữu sau nầy. Hãy xem bài thơ Tố Hữu khóc Stalin 29 năm sau đó: “Thương cha, thương mẹ, thương chồng. Thương mình, thương một, thương Ông thương mười.

Thật là xứng đào xứng kép, Hồ Chí Minh khóc Lênin và Tố Hữu khóc Stalin, một bầy nâng bi, gây điếm nhục cho Hồn thiêng Sông núi!Hồ Chí Minh xưng tụng Lênin như vậy, nhưng với nhà ái quốc Phan Bội Châu, người được Dân tộc tôn kính, thì Hồ Chí Minh đã dùng ẩn danh Trần Dân Tiên để phê bình rằng phương cách cứu nước của cụ Phan là “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau vì dựa vào Nhật”, hàm ý đó là hạ sách hoặc thất sách, không đáng noi theo.
Đúc kết những sự việc kể trên, người đi tìm chân lý trong lịch sử, có thể vẽ lại bức tranh khá hoàn chỉnh về Hồ Chí Minh: đó là tên Cộng sản thuộc hàng quốc tế, tức là Quốc tế ủy, được tài trợ dồi dào từ Đệ tam Quốc tế có hỗn danh là Thực dân đỏ, âm mưu bắt tay với thực dân Pháp là Thực dân trắng để bán cụ Phan Bội Châu, vừa loại được địch thủ vừa nhận được tiền thưởng của Pháp, rồi tiếp tục bán cho Pháp những sinh viên yêu nước tốt nghiệp trường Hoàng Phố mà không theo Cộng sản để làm suy yếu hàng ngũ Quốc gia Dân tộc. Tất cả những sự việc kể trên đưa Dân tộc vào vòng nô lệ Cộng sản thì tệ hại cho Đất nước nào có kém gì những tràng đại bác của Rigault de Genouilly bắn phá cửa Đà Nẵng đâu. Bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, Hồ Chí Minh đã bắn được phát đại bácđầu tiênvào Dân tộc và do đó Cuộc Chiến tranh Của Hồ Chí Minh đánh Dân tộc thực sự đã mở màn vào tháng 6 năm 1925 khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị Pháp bắt an trí ở Huế để trở thành Ông già Bến Ngự, nhường chính trường ở Hoa Nam cho Hồ Chí Minh tung hoành.

Vài điều viết thêm về cụ Phan Bội Châu. Vào ngày 15-9-1928, tổng bộ Việt Nam Quốc dân đảng họp bàn về đề tài thống nhất các lực lượng quốc gia và quyết định cử người vào Huế mời cụ Phan Bội Châu giữ chức Chủ tịch danh dự của đảng. Cụ Phan đã vui lòng nhận là một đảng viên VNQDĐ và nói: “Tôi tuy già yếu thật, nhưng nếu còn có thể giúp ích được việc gì cho tổ quốc, thì tôi nguyện đem hết sức mình phục tòng mệnh lệnh của đảng.” Sự tham gia của nhà đại ái quốc lão thành Phan Bội Châu đã làm tăng uy tín cho VNQDĐ rất nhiều và các đảng viên thanh niên vô cùng phấn khởi.

Đảng phải trả lời: tại sao lại Phản Bội Châu?

Trong khi cụ Phan Bội Châu, mặc dầu bị an trí ở Huế, vẫn hết sức hòa mình vào phong trào kháng chiến chống Pháp của Dân tộc, thì Cộng sản lúc đó còn hoạt động bí mật mà đã tìm đủ phương cách và cơ hội để hạ uy tín của cụ. Có câu chuyện Tại sao lại Phản Bội Châuthật lý thú sau đây. Chuyện do tác giả Thu Tâm Phạm Thị Bách, người cháu kêu Nguyễn Thiện Thuật bằng ông cậu, thuật thoáng qua trong quyển hồi ký ngắn Những ngày xa xưa ấy. Lúc Thu Tâm viết hồi ký thì bà đã 80 tuổi. Nhớ lại thuở thanh xuân vào thập niên 30, bà từng là tình nhân của Trần Huy Liệu. Đáng lý ra với tình yêu sâu đậm của bà đối với Trần Huy Liệu, bà có thể là vợ lẻ của ông theo xã hội ở miền Bắc thuở đó còn chấp nhận tục đa thê. Nhưng vì lúc đó Đảng đang lo tranh thủ nhân tâm, lại thêm chuyện trâu cột ghét trâu ăn, nên mới chống hủ hóa, và ra lịnh ông phải xa bà. Trong lần hẹn hò sau cùng năm 1939 ở thành phố Huế thơ mộng, Thu Tâm muốn đi thăm cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, nhưng Trần Huy Liệu nhất định không cho mà không giải thích tại sao, xin đi thăm một mình thì Trần Huy Liệu cũng nhất định không chịu. Vỡ lẽ ra thì vào lúc đó tờ báo Tin tứccủa đảng Cộng sản có đăng bài với tựa thật lớn là Phản Bội Châu tường thuật sự việc thống sứ Chatel viếng thăm cụ Phan Bội Châu: “Viên thống sứ Pháp dường như có biếu cụ Phan một bó hoa và lúc ra về hai người có bắt tay từ giã. Câu chuyện chỉ có vậy. Chỉ vì cụ bắt tay viên thống sứ là quan thuộc địa theo phép xã giao Tây phương mà không chắp tay vái chào theo cung cách lễ giáo Á Đông, cho nên mới bị báo Tin tứccủa đảng mạ lỵ là Phản Bội Châu (Trích Những ngày xa xưa ấy, tác giả Thu Tâm, trang 61). Đảng Cộng sản thì luôn luôn bới lông tìm vết và chuyên nghề mạ lỵ vu khống.

Nhắc lại lịch sử thì phải nhắc cho trọn vẹn. Ngày 19-5-1946 ở Hà Nội, Hồ Chí Minh đón tiếp phái đoàn của Pháp do Đô đốc d’Argenlieu hướng dẫn. Ngày lịch sử đó, Hồ Chí Minh ngụy nhận là ngày sinh nhật của mình, để cho “Nhân dân” treo cờ xí khắp Hà Nội mừng sinh nhật “Bác”, nhưng thật ra chỉ để đón tiếp d’Argenlieu cho long trọng. Học giả Hoàng Xuân Hãn có mặt trong giây phút Hồ Chủ tịch gặp Đô đốc Cao ủy Pháp và viết lại như sau (Trích quyển Một vài kí vãng về Hội nghị Đà Lạt, trang 186): “Tôi theo Cụ trong phòng khách đi ra cửa. Xe Đô đốc dừng dưới thang cấp trước dinh. Đô đốc lên khỏi bực thang. Chủ tịch tiến nhanh nhẹn ra, ôm lấy Đô đốc mà hôn má; rồi bắt tay những vị tùy tùng. Cụ giới thiệu tôi, rồi chủ khách vào phòng khách uống trà, nói chuyện tươi cười.

Dân tộc có thấy không, Hoàng Xuân Hãn đã ghi vào lịch sử: Hồ Chí Minh ôm Cao ủy Đô đốc d’Argenlieu và hôn vào má! Ngụy nhận ngày 19-5 là ngày sinh nhật của mình để “Nhân dân” treo cờ xí với chủ đích gian xảo là để đón tiếp Cao ủy d’Argenlieu của Pháp cho được long trọng, chuyện trí trá đó Dân tộc có thể gắng gượng thông qua. Nhưng đến việc ôm hôn vào má d’Argenlieu, chào theo kiểu Liên Xô, thì chắc chắn Dân tộc phải nghiêm khắc mà “đánh rớt Bác” chiếu theo khuôn phép lễ giáo cổ truyền Á đông. Cụ Phan Bội Châu bị mạ lỵ là “Phản Bội Châu” chỉ vì cụ đã bắt tay với khâm sứ Chatel theo phép xã giao Tây phương. Còn Hồ Chí Minh ôm d’Argenlieu và hôn vào má thì sao? Nhất là 2 người chẳng phải bạn bè gì cả và mới gặp nhau lần đầu! Xin miễn bàn vì có nhiều sự việc còn nhơ nhuốc hơn thế nữa! Dân tộc chỉ xin nhắc lại cho Đảng đừng quên rằng Hồ Chí Minh đã có lần bắt tay với mật thám Pháp, việc bắt tay nầy nhơ nhuốc vô cùng vì Bác đã hợp tác và điềm chỉ cho Pháp bắt nhà ái quốc Phan Bội Châu để lãnh thưởng!? Nếu Đảng cho rằng đó là những chuyện nhơ nhuốc đáng phỉ nhổ thì Đảng hãy chửi vị Chủ tịch đảng của mình một trận xem sao.

Chợt đến chiến dịch CCRĐ, trong khi Hồ Chí Minh chễm chệ ở Bắc Bộ Phủ, thì đảng của ông cũng không tha cụ Phan Bội Châu, mặc dù lúc đó cụ đã qua đời 15 năm trước. Giáo sư Nguyễn Ngọc Phách, sưu tầm những tệ trạng đốn mạt của chế độ Hồ Chí Minh trong quyển Việt sử đương đại, đã cho chúng ta biết hành vi cực kỳ phi nhân, vô đạo của đội CCRĐ của Hồ Chí Minh gởi đến quê cụ là làng Đông Liệt, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An như sau (trang 222 sđd):

Theo ông Phan Thiện Cơ, cháu đích tôn nhà đại cách mạng họ Phan, lúc đó mồ yên mả đẹp được 15 năm, cán bộ CCRĐ đã tuyên án cụ Phan là một “địa chủ ác ôn”, tịch thu từ đường, và đốt hình nộm cụ. Trước khi phóng hỏa, chúng còn bôi phân vào mặt hình nộm theo đúng lời dạy của Mao Trạch Đông “trí thức không bằng cục phân”.  

Đừng nghe những gì Hồ Chí Minh nói và viết, mà hãy nhìn những gì Hồ Chí Minh làm, xin Dân tộc ghi nhớ kỹ như vậy. Chủ mưu bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp vào tháng 6-1925, thì 3 tháng sau, trong báo Le Paria(Người Cùng Khổ số 36-37 tháng 9-10/1925), Nguyễn Ái Quốc (tức là Hồ Chí Minh) đã viết: “Phan Bội Châu, bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì Độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng.

Chi tiết này được tác giả Đỗ Thông Minh và nhóm học giả ở Nhật sưu tầm và viết trong quyển Kỷ niệm 100 năm Phong trào Đông Du 1905-2005 (trang 139). Cũng trong quyển sách trên, ta đọc được dòng chữ đáng u buồn cho Dân tộc (trang 240): “Thế mà cháu, chắt của cụ sau này có lúc cũng bị nhà cầm quyền Cộng sản đối xử phân biệt. Chắt của cụ đậu vào đại học Huế nhưng bị loại, sau nhờ một số người vận động mới được vào học.

Than ôi! Nếu Đảng còn cầm quyền, thì không biết người chắt của cụ Phan Bội Châu sau khi tốt nghiệp đại học có được Đảng cho một chỗ làm để kiếm cơm hay không?! Dân tộc đã khóc cho số phận hẩm hiu của mình, Đảng có nghe không? Đảng có biết không?

Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ

Trong ngày lễ Lao động 1-5-1924 tại Thủ đô Mạc Tư Khoa, với tư cách là một ủy viên trong 11 người của ban chấp hành Quốc tế Nông dân, Hồ Chí Minh được đứng trên khán đài danh dự cùng với các đại biểu Quốc tế Cộng sản. Sáu năm sau, cũng đúng vào ngày lễ Lao động 1-5-1930, ở trên đất Việt, bùng phát nhiều cuộc nổi dậy của nông dân ở khắp nơi nhưng mãnh liệt nhất ở vùng Nghệ An Hà Tĩnh. Hồ Chí Minh lúc đó là Nguyễn Ái Quốc vội vã trình báo với Quốc tế Cộng sản và Quốc tế Nông dân (tháng 11-1930):“Hiện nay ở một số Làng đỏ, Xô viết Nông dân đã được thành lập.

Do đó mới có tên phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Phong trào được phát động với khẩu hiệu Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ. Nhìn vào khẩu hiệu, ta thấy sát khí đằng đằng bốc lên từ lòng hận thù của nông dân đối với toàn thể Dân tộc. Nông dân bị đầu độc phải đoàn kết đứng lên và dùng bạo lực để trừng trị bốn thành phần thù địch là trí thức, phú nông, địa chủ, và kỳ hào trong vùng. Họ bị khích động phải đào tận gốc, trốc tận rễ, tức là phải tàn sát cả toàn gia bất kể già trẻ bé lớn của các giai cấp phản động.

Bạo động kéo dài cho đến cuối tháng 4-1931, gây nên thảm cảnh chém giết tàn bạo, mấy trăm địa chủ ở Nghệ Tĩnh bị sát hại, làm sụp đổ chính quyền địa phương ở 9 huyện lỵ và Đông Dương Cộng sản đảng đã tổ chức các Nông hội Xô viết để thay thế. Thực dân Pháp đàn áp dã man, dùng đến cả phi cơ thả bom tàn sát 2 làng Lộc Châu và Lộc Hải thuộc huyện Nghi Lộc, khiến cho nhiều nông dân bị sát hại.

Với khẩu hiệu đầy sắt máu “Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ”, những người Cộng sản đầu tiên ở vùng Nghệ Tĩnh đã mang đấu tranh giai cấp vào chính trị, tỏ rõ bộ mặt chuyên chính vô sản độc tài đảng trị phá nát tình Đoàn kết Dân tộc khiến cho đến tận ngày nay, lời kêu gọi Hòa hợp Hòa giải vô vọng của Đảng đối với Dân tộc cũng giống y như câu nói của bọn cướp của giết người rồi lại kêu gọi khổ chủ trở về nhà cũ làm ăn dưới quyền thống trị của chúng để rồi lại bị cướp triền miên bất tận!

Chiếu Cần vương thấm đậm tình Đoàn kết Dân tộc

Sáng Đảng nhưng Mù tình Dân tộc, những người Cộng sản tiên phong đã chủ trương đào tận gốc trốc tận rễ các bậc trí phú địa hào ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh vào năm 1930. Hãy nhìn lại tấm gương trong sáng của lịch sử, 45 năm trước tức là năm 1885, vua Hàm Nghi hạ Chiếu Cần vương, kêu gọi quốc dân giúp vua để chống quân Pháp xâm lăng, lời chiếu thấm đậm tình Đoàn kết Dân tộc. Người dân từ Thanh Nghệ Tĩnh ra đến Bắc Kỳ và từ Bình Thuận vào đến Nam Kỳ đều nhiệt liệt hưởng ứng Chiếu Cần vương nổi lên chống quân Pháp xâm lăng nào có phân biệt ai là nông dân, ai là trí phú địa hào đâu. Vùng Thanh Nghệ Tĩnh là vùng đáp ứng mạnh nhất lời kêu gọi của vua và tại đó phong trào Cần Vương mạnh nhất. Phong trào Cần Vương mới thật xứng đáng được gọi là cuộc Kháng chiến chống Pháp mà hậu sinh chúng ta ngày nay học được tình yêu nước nồng nàn cùng với bài học Đoàn kết Dân tộc để chống ngoại xâm của tiền nhân tiêu biểu là ông Phan Đình Phùng. Sau đây, xin trích một phần Chiếu Cần Vương của vì Vua Cách mạng Hàm Nghi:

“…Từ vua quan cho đến quân dân không thể cứ cúi đầu, giặc Pháp bảo gì thì cứ nghe nấy. Phàm những ai biết chia lo việc nước, đều hiểu như vậy và đều nghiến răng căm phẫn. Cái lòng ghét giặc Pháp, người Việt Nam ai là chẳng có.

Quốc dân và trăm quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, người trí giúp mưu, người dũng giúp sức, người giàu xuất của để giúp quân nhu, cùng nhau đoàn kết, chẳng ngại gian hiểm, hết thảy mọi người đều hết lòng, hết sức cùng Trẫm chuyển loạn ra trị, chuyển nguy thành an, thu lại đất đai, khôi phục lại bờ cõi…”

Khi ta đem Xô viết Nghệ Tĩnh đậm nét đấu tranh giai cấp vô nhân bất nghĩa đối chiếu với Phong trào Cần vương nồng ấm tình Dân tộc và nghĩa Đoàn kết Đồng bào để ủng hộ nhà vua bảo vệ Đất nước, chúng ta mới nhận rõ chính tà đôi ngả tương phân rõ rệt. Là người Việt, ai cũng biết câu vè dân gian Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rong, nhất nông nhì sĩ. Câu vè đọc lên nghe vui tai lạ, nông thay phiên nhau đứng nhất nhì, nào có ai hơn ai đâu mà phải bận tâm tranh dành. Nếu không làm được thì theo nông, cũng có sao đâu, như trong ca dao đã nói Văn chương phú lục chẳng hay - Trở về làm ruộng cấy cày cho xong. Ta cũng thường nói Nông Công Thương, tức là Thương đứng chót, nhưng hãy xét lại vì Phi thương thì bất phú. Tóm lại, người Việt chúng ta gọi nhau là Đồng bào, chúng ta là Đồng bào với nhau, có truyền thuyết Một mẹ trăm con, và trong ngôn ngữ chan hòa thân mến thương yêu: Lá lành đùm lá rách - Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ - Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn - Nước kia còn quyện nên đồi, huống chi ta chẳng tài bồi lấy nhau - Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng... Trong truyền thống Dân tộc đẹp như vậy, chúng ta quyết không chấp nhận sách lược Đấu tranh Giai cấp do Hồ Chí Minh du nhập từ Nga Tàu, học được từ Lênin, Stalin và Mao Trạch Đông. Hồ Chí Minh đã nhẫn tâm áp dụng những sách lược giết hại đồng bào như vậy, thật đúng là kẻ thù của Dân tộc. Đúng! Hồ Chí Minh là kẻ thù của Dân tộc! Nhưng Xô viết Nghệ Tĩnh chỉ là điềm triệu khởi đầu như tiếng kêu của loài chim báo tử, chỉ là “một cú đánh thử” như một tác giả đã ghi. Đến 20 năm sau vào thập niên 50, Cải cách Ruộng đất mới thật sự là cú đánh thật, là Đại Thanh trừng biến miền đất phương Bắc của VN thành Killing Field khổng lồ sát hại hàng mấy trăm ngàn người!

Không Tự do hơn, có quý gì Độc lập!

Câu nói Không có gì quý hơn Độc lập Tự do thường được ca ngợi là tư tưởng vĩ đại của Hồ Chí Minh. Trong dân gian, cũng với 9 chữ vĩ đại của Bác, câu nói được sắp xếp lại thành câu vè Không Tự do hơn, có quý gì Độc lập. Câu vè của dân gian nhằm chống đối và đả phá tư tưởng vĩ đại của Bác. Trớ trêu thay, cả hai câu đều được truyền tụng, mỗi câu một cách. Nghe Bác Hồ là Đệ nhất Việt cộng Kominternchik nói Không có gì quý hơn Độc lập Tự do, những tên Việt Cộng đàn em sáng Đảng mà mù tình Dân tộc hẳn phải vỗ tay khen vang lừng, cho đó là tư tưởng vĩ đại của Bác. Nhưng Dân tộc luôn luôn nhớ câu nói trứ danh của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu Đừng nghe những gì Việt cộng nói, mà hãy nhìn những gì Việt cộng làm, và trong dân gian cũng có câu vè tương tự Nói vậy mà không phải vậy, cho nên những lời của Hồ Chí Minh nói chỉ để nghe mà thôi, và chỉ đáng vất vào sọt rác lịch sử! Dân tộc đã sáng mắt chỉ thấy toàn những hành động tàn nhẫn, ác độc, gian xảo và mị dân của Bác, nên mới nuốt hận mà than rằng Không Tự do hơn, có quý gì Độc lập!

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site