lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Minh-Vân

Trúc-Lâm Yên-Tử (1) Tựa gốc; (2) Tựa do TLYT đặt lại cho phù hợp với tinh thần của trang nhà và Hội Sử Học.

***

Nền Tảng Tân-Quốc-Ngữ Và Những Sai Lầm Nghiêm-Trọng Của Bộ GD và ĐT Nhà Cầm Quyền CHXHCNVN (2)

Những Sai Lầm Nghiêm Trọng Của Bộ GD&ĐT Nhà Nước CHXHCNVN (1) (Đã Hiệu Đính)

Minh-Vân

Kính cáo :

"Cùng Cộng Đồng Người Việt Trong Và Ngoài Nước "

Chúng tôi viết bài nầy để gởi trực tiếp đến "Bộ Giáo Dục và Đào Tạo", thông qua Nhà Nước,Chính Phủ và các Cơ quan Trung Ương thuộc ngành Văn Hóa - Giáo Dục Nhà Nước CHXHCNVN. Xin trình gởi Hàn Lâm Viện Khoa Học, Viện Sử Học Quốc Gia, các Nhà Văn Hóa chúng tôi may mắn được biết Đ/chỉ riêng. Cùng xin được gởi đến một số Trang Mạng và Báo chí có uy tín tại Quốc Nội và Quốc tế, nếu được quý Ban Biên Tập đồng cảm quan tâm đón nhận cách nhiệt tình, hy vọng sẽ được chuyển tải đến Cộng Đồng Người Việt ở bốn phương trời Thế giới, để rộng đường dư luận với nhiều  sự nhận định của mọi người. Đồng thời chúng tôi cũng mạo muội xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng trong sự góp ý, sửa chữa, thay đổi, bổ sung, không phân biệt Tôn Giáo, Đảng phái, Sắc Tộc, Tuổi tác, Giới tính và Địa vị Xã Hội, dù được sự đồng tình chấp nhận hay phản bác, đều rất đáng trân trọng đối với chúng tôi. Đặc biệt, chúng tôi xin phép được gởi đến Lm. Bề Trên Giám Tinh Dòng Tên Việt-Nam và Thông trình lên Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam, xin vì ý thức Trách nhiệm và Tinh thần Dân tộc, thỉnh cầu Quý Ngài lên tiếng can thiệp bảo vệ nền Văn Học Nước Nhà, chặn đứng mọi hình thức lộng hành Văn học đến điên loạn như hiện nay. Kính xin Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam và Cộng Đồng Dân Tộc cảm thông cho nhiều thiếu sót.

***

Mục Lục

Dẫn Nhập
I. Chủ Trương "Cải Tổ" Chữ Tân-Quốc-Ngữ

II. Miêu-Duệ Nguyễn-Ngu-Í
III. Vần Tân-Quốc-Ngữ, Một Cấu Trúc Chữ Viết Có Đầy Đủ Bản Sắc Dân Tộc
IV. Chữ Tân Quốc Ngữ, Rất Xa Lạ Với Thế Giới Đương Đại
V.  Tính Ưu Việt Của Văn Phạm Tân-Quốc-Ngữ
VI. Những Đao Phủ Thủ Tinh Thần
VII. Những Hình Thức Cải Tổ
VIII. Trách Nhiệm Về Ai?
IX. Nhà Toàn-Cầu Bác-Học Danh-Gia
X. Cần Chấn Chỉnh Những Hình Thức Lai Căng Mất Gốc

XI. Văn Học Dân Tộc Là Linh Hồn Của Tổ Quốc
XII. Thất-Tinh-Hội
XIII. Sự Đóng Góp Của Các Thừa Sai Hải Ngoại Và Nhiều Học Giả Công Giáo Pháp Cho Nền Văn Học Việt-Nam
XIV. Những Vấn Nạn
XV. Công-Tội Về Ai ?
XVI. Trách Nhiệm Và Quyền Hạn Của Bộ GD&ĐT
XVII. Các Nhà Văn Hóa Dân Tộc Đã Đứng Trước Một Bức Tường Siêu Thép, Bất Khả Xâm Phạm
XVIII. Thế Hệ Dụng Ngữ
XIX. Nguyện Vọng
XX. Kết Luận

Trúc-Lâm Yên-Tử:  Có hai loại chú thích, số nhỏ trong ngoặc đơn là của tác giả Minh-Vân; số lớn trong ngoặc đơn là của TLYT. Phần chú thích của tác giả nằm cuối bài; phần của TLYT nằm bên trên được phân biệt bởi ba dấu *.

(1) Đây là ý kiến riêng của tác giả Minh-Vân. Thực ra việc xử dụng quốc-ngữ đã được nhà văn Nhượng-Tống đưa vào thực tế khi ông tham gia vào báo Khai Hóa (1921), Thực nghiệp dân báo (1924) v.v..., ông Hồ-chí-Minh chỉ là người nối tiếp tiền nhân; (2) Chữ Nôm cũng đã xử dụng dưới triều Tây-Sơn của vua Quang-Trung; (3) Đất nước sẽ may mắn hơn nếu người chiến thắng và thống nhất đất nước là vua Quang-Trung; (4) Trong tinh thần đại chúng của Hội Sử Học cũng như trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử chúng tôi vẫn quen xử-dụng cụm từ ngày 30-04-1975 hơn là giải-phóng; (5) Ngoài ra còn có những cuộc chiến khác sau năm 1975, như cuộc chiến với Cao Miên năm 1978, Trung Việt năm 1979, Trung Việt 1984 - 1985; (6) Cắt từ "Chỉ nghe ...rằng" trang 58, đoạn này không phản ảnh thực tế của miền Nam, nếu có chỉ là vài trường hợp cá nhân; (7) Việt-Nam Tự-Điển do Lê-Văn-Đức cùng một nhóm văn hữu soạn, Lê-Ngọc-Trụ hiệu-đính, nhà sách Khai Trí xuất bản tại Sài-Gòn Việt-Nam năm 1970 và tái bản ở Hoa-Kỳ vào thập niên 1980; (8) Sự kiện ra hải ngoại của ông Hồ-chí-Minh là tìm phương sinh sống, việc làm làm cách mạng hay cứu nước (theo quan niệm riêng của ông ta) cũng chỉ đến sau khi đơn xin vào làm trong cơ quan thuộc địa của Pháp bị bác bỏ; (9) Nếu ông Hồ là nhân vật thông thái nhiều mặt thì đã không du nhập chủ nghĩa cộng sản vào đất nước Việt-Nam. Nguyễn-Duy-Ân, một cộng tác viên của Hội Sử Học có bài Hồ-Chí-Minh đại thi hào chôm chỉa, và đây có thể là một khía cạnh thông thái khác của nhân vật họ Hồ mà chúng ta cần phải biết thêm; (10) Nhìn trường hợp cụ Huỳnh-Thúc-Kháng; (11) Xin cắt bỏ vì xử dụng quá nhiều lần;

***

X. CẦN CHẤN CHỈNH NHỮNG HÌNH THỨC LAI CĂNG MẤT GỐC

Nền Văn học Nước nhà hiện nay, ngay trong giao dịch thường ngày lẫn trên Văn bản, Sách vở, Báo chí, đã có nhiều biểu hiện thay đổi bất hợp lý, lai căng nếu không nói rằng mất gốc. 

A. Danh-từ-kép trong hệ đơn ngữ Chữ Việt :

Các ngữ vựng “Việt-Hóa” được gọi là “Danh-từ-kép” như chúng tôi đã đề cập phần trước. Đó là những từ ngữ Nước ngoài được phiên âm thành tiếng Việt. Trước tiên do các Giáo Sĩ Truyền Giáo phiên âm từ tiếng La-Tinh, như Thánh BÊ-NÊ-ĐI-TÔ bởi BENEDICTUS (được chia ở Thể cách Aplatif là BENEDICTO). Nhưng khi Việt hóa, các Ngài đã bắt buộc phải sử dụng "gạch nối" như đã dùng phổ biến xưa nay. Không nên bỏ gạch nối để viết thành liên từ là BÊNÊĐITÔ, dễ gây ngộ nhận cho người không Công Giáo, họ nghĩ đó là Danh từ riêng tiếng nước ngoài.

Kế tiếp tuyệt đại đa số là các ngữ vựng được Việt-hóa từ Chữ Hán, gọi phổ biến là "Danh từ Hán-Việt”. Các danh từ Hán-Việt gốc chữ Nho như “Địa-ốc”, “Phi-cơ”, “Hỏa-xa”… trong thập kỷ 50-60 Thế kỷ XX, đã từng được Nhóm Tự-Lực Văn-Đoàn gọi phổ biến một thời là “Danh từ mới”. Đó là "Danh từ kép". Kép có nghĩa là nhiều chữ ghép nối nhau thành một ngữ nghĩa, như bê-bối có nghĩa là xốc xếch, không ngăn nắp, bừa bãi lộn xộn, phải luôn nối kết nhau. Nếu chúng đứng rời nhau "Bê" và "Bối", "Bừa" và "Bãi"  thì đã thành ngữ nghĩa khác. Bê-bối tách rời ra thành danh từ đơn: "bê" là con bò con (bò nghé) còn có nghĩa là ôm một vật nặng, "bối" có nghĩa là rối (tóc bối, tóc rối), bận (rối bù) hiếm ai dùng. Vì thế các Nhà Văn Hóa Tiền bối buộc phải dùng "gạch nối", thay vì viết nối thành Liên âm (bêbối, xốcxếch) như "Chữ Tây". Nó đồng thời cũng để phân biệt với danh từ bản địa thuần Việt như Nhà đất, Máy bay, Tàu lửa, Xe hơi, khác với Địa-ốc, Phi-cơ, Hỏa-xa (từ Hán Việt), Ô-tô (từ Pháp Việt Auto)... không phải là tiếng Bản địa. Các Nhà Văn hóa và Từ điển  gia đã sử dụng gạch nối đại trà như ta đã thấy từ lâu trong các Từ điển truyền thống. Các Tân Từ Điển được Ấn hành tại Miền Nam trước ngày Giải Phóng cũng đều giữ nghiêm túc Luật sử dụng Gạch nối trong các Danh từ kép, thiếu gạch nối, bị bắt lỗi Chính tả. Sau đó đến các danh từ được phiên âm Việt-Hóa từ tiếng Pháp, Anh, Nga, Đức, Ý, Bồ…: “Ga-ra” (garage), “tà-vẹt” (traverse), “Mit-tinh hay mét-tin” (meeting), “Căng-Tin” (canteen)..., đều là danh từ kép, đều phải có gạch nối, không phải từ vựng truyền thống cùa Cha Ông.

Như “Cha mẹ” (từ thuần Việt không gạch nối) và “Phụ-mẫu” (từ Hán-Việt có gạch nối), “Tình Huynh-đệ” (có gạch nối), “Nghĩa thầy trò” (không). Ngoài ra, gạch nối còn được sử dụng trong những tên riêng thuộc "Nhân-xưng" như “NGÔ-QUYỀN”, “TRẦN-QUỐC-TOẢN”, “ÁI-SEN-HẢO” (AISENHOWER), “HỒ-CẨM-ĐÀO” (HU JǏNTAO), "HOA-THỊNH-ĐỐN" (WASHINGTON)... và "Địa-danh" như “Hà-Nội”, “Sài-Gòn”, “Đà-Nẵng”, "Nha-Trang"… Đó là một nét đặc trưng danh từ kép tiếng Việt “đơn âm” trong hệ thống ngôn ngữ Châu-Á mà không có một nước nào sử dụng được gạch nối như Việt-Nam. Một nét đẹp Văn hóa Ông Cha ta đã tìm ra, không nên phế bỏ. Mạo từ Le, La, Les, The của Anh Pháp, hoàn toàn không cần thiết, có thể bỏ được, nhưng người ta vẫn giữ mãi đến muôn đời. Nét đẹp Văn Hóa của họ là đó!

Ngay trong các Bài viết hiện nay của chúng tôi, kể cả trong Thỉnh Nguyện Thư 8.12.2010 (TNT đd), cũng xin Quý vị cảm thông, vì tôn trọng Bạn Đọc đã quen mắt, nên chúng tôi cũng đã dè dặt không dám sử dụng gạch nối một cách đại trà theo Từ điển Tiếng Việt truyền thống. Chúng tôi rất hạn chế một cách thận trọng khi cần thiết trong các danh từ phiên âm Âu, Mỹ và các danh từ riêng về Nhân xưng và Địa danh mà thôi. Còn danh từ Hán-Việt, chúng tôi còn xin được lắng nghe ý kiến của hàng Trí giả Việt-Nam, từ trong cũng như ngoài nước. Để biết ta còn nên sử dụng lại gạch nối theo truyền thống hay cần bỏ hẵn như chủ trương của Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 đến nay, cho được đơn giản hơn. Theo chúng tôi nghĩ, cũng nên đơn giản Chính tả, giảm bớt gạch nối đại trà trong Danh từ Hán-Việt thấy hay hơn.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nghĩ rằng, nếu bỏ, ta có thể bỏ được gạch nối trong danh từ Hán-Việt, nhưng không thể bỏ gạch nối trong trong các danh từ phiên âm Âu – Mỹ – Phi – Úc, và cách riêng là Danh từ Khoa học được Việt-Hóa. Không thể viết “BÁCH CANH” (PASCAL), "NÊ RÔNG" (NÉRON), "MI KHÂY GÓC BA CHỐP" (MIKHAIL GORBACHEV), phải viết rõ ràng BÁCH-CANH, "NÊ-RÔNG", MI-KHÂY GÓC-BA-CHỐP để lộ rõ MI-KHÂY và GÓC-BA-CHỐP là tên và họ riêng biệt. Càng không nên viết thành từ Liên âm như ANTÔNIÔ, dễ ngộ nhận tên nước ngoài. ADÔNIGIAHU, GHIKHÔN, GIÔNATHAN đều không phải nguyên ngữ của Tên riêng các Nhân vật Do-Thái thời Cựu Ước, nhưng không ai nghĩ đó là những tên riêng đã được Việt hóa. Nếu không viết rõ ràng A-DÔ-NI-GIA-HU, GHI-KHÔN, GIÔ-NA-THAN! Nhà sáng lập Chữ Tân-Quốc-Ngữ đã sử dụng danh từ tiếng Việt theo dạng "Từ Vựng Đơn âm" vốn có với gạch nối, thành một dạng Danh từ kép, vì tiếng Việt đã không có dạng liên âm theo kiểu viết Âu-Tây. 

B. Từ Điển Việt-Nam hay Từ Điển Tổng Hợp Toàn Cầu ?

Quyển "Từ điển Tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ Học, do Nhà Xuất bản Giáo dục ấn hành tại Hà-Nội 1994, là một quyển Từ điển đáng trân trọng, rất căn bản trong công trình sưu tra ngữ nghĩa cho người Việt, đặc biệt cho các thế hệ SV HS trong cũng như ngoài nước cần sưu tra ngữ nghĩa danh từ tiếng Việt.

Tuy nhiên, rất đáng tiếc, các Đồng Tác giả đã tỏ ra quá lệch lạc trong việc sử dụng sai nguyên tắc soạn thảo Từ Điển.

Đơn giản chữ "Côcain"... đã xuất hiện trong Từ điển nầy như một từ ngữ thuần Việt. Côcain không thể là Chữ Việt hóa để được in trong Từ điển Tiếng Việt. Nó là một loại Âm ngữ lai căng, không hề là tiếng Việt. Từ Điển Tiếng Việt truyền thống, trên nguyên tắc, xưa nay không hề có kiểu viết Liên từ. Côcain cũng không là danh từ Âu-Mỹ (the cocaine)! Muốn Việt Hóa Cocaine, cần phải viết "Cô-ca-in" rõ ràng, rành mạch từng chữ và có Gạch nối liền nhau.

Nó cũng không là là nguyên ngữ Danh từ nước ngoài nào cả. Đã có một ai tìm tiếng nước ngoài "Côcain" trong từ điển tiếng Việt? Càng tệ hại hơn, danh từ Côcain không thể tìm thấy trong mọi loại từ điển trên khắp các nước Âu-Châu cộng lại!

Đã đưa vào Từ điển Tiếng Việt, thì phải phiên âm cụ thể có hình thức là tiếng Việt, phải Việt hóa, khai sinh bằng tên Việt, có "Việt-Tịch" rõ ràng rồi mới giải nghĩa từ đó. Ví dụ "A-xít a-xê-tit" giải nghĩa là một loại a-xít không màu... tỉ mỉ hơn, có thể chua thêm: phiên âm bởi Acid accetic tiếng Anh, Pháp, Đức hay La-Tinh, thì mọi người càng được hiểu rõ hơn (tìm xem các loại Từ Điển Tiếng Việt của các Nhà Từ Điển Tiền bối).

Chữ Phốt-pho-rít chỉ giải nghĩa là Quặng phốt-phát đã đủ. Nhưng danh từ "Phốt-pho-rít" nầy lại không tìm thấy trong Từ điển (sđd), chỉ có từ "Photphorit", không rõ là tiếng nước nào, riêng tiếng Việt rõ ràng là không có! Càng nghịch lý hơn, khi ta sưu tra được từ "Photphorit nầy đã có trong Từ điển (đd), thì lại ghi: "x. phosphorit" (!) khiến người tra Từ điển – không đủ trình độ tiến bộ – phải ngẫn ngơ! Họ chạy tìm đâu ra một quyển Từ điển  Anh – Việt hay Pháp – Việt để tra "phosphorit". Từ điển Anh có phosphorite, phosphoric acid, Pháp có acide phosphorique, phosphorite, tuyệt nhiên không có từ nào là "Phosphorit". Ai nghĩ đây là danh từ "Việt hóa" để có mặt trong hệ thống Từ Điển Tiếng Việt đang nằm trên tay mình. Quý vị có thấy đó là một điều nghịch lý?

Hơn thế nữa, đã có ai nghĩ rằng trong Từ điển Tiếng Việt ngày nay lại có từ Phosphor, Acid, Vitamin, Kilowatt? Trên toàn thế giới văn minh, khó thể tìm ra một quyển Từ điển có chữ thuần ngoại kiểu nầy! Không một ai tìm gặp Acid trong Từ điển Nga, không có Vitamin trong từ điển Pháp, không có phosphorique trong từ điển Anh! Nhưng nó đã xuất hiện đầy dẫy trong Từ điển Tiếng Việt ghi trên!

Còn danh từ "Kilooat" thì đào đâu ra trong tiếng Việt? Nó là của nước nào? Đúng là đã đến lúc đa ngôn, loạn ngữ trong Từ Điển nước nhà! Truyền thống các hệ Từ điển chưa bao giờ xuất hiện một từ vựng chưa được Bản địa hóa cụ thể. Người ta đã không tìm thấy những danh từ được xem là Quốc Tế Hóa trong Từ Điển Tiếng Việt như Noël chẳng hạn, nếu không phiên âm thành Nô-ên hay No-en.

Phải viết "Vi-ta-min" chứ không có Vitamin trong tiếng Việt. Ta cũng đã có danh từ Hán-Việt "Sinh tố" quá hay, không cần phiên âm Pháp hay Anh là "Vi-ta-min" nữa, không văn minh hơn, thiếu âm giọng cũng không lọt tai lắm. Vi-ta-min nghe có vẻ thô thiển làm sao ấy. Còn viết vitamin lại càng ngố hơn...! Vì thế, ta càng không thể bỏ gạch nối trong phiên âm Phot-pho-rit thành "Photphorit", lại càng không có Phosphorit, (Chữ Việt không có phụ âm s đi sau nguyên âm), khiến người đọc nhầm lẫn là danh từ nước ngoài, nó cũng không có mặt trên các Từ điển Âu-Châu, còn viết Phot pho rít, trông rời rợt, khó hiểu, không ra một từ đã được Việt âm, không giống chữ Việt hóa chút nào!

Trong Từ điển Tiếng Việt nầy, chúng tôi đã từng gặp rất nhiều danh từ nguyên gốc tiếng nước ngoài, hoàn toàn không phiên âm Việt-Hóa nhưng chúng lại được có mặt, đứng chung với từ ngữ Viêt-Nam trong Từ điển Tiếng Việt, như một danh từ phổ thông Việt-Nam. Đó là một hiện tượng lạ. Thật rất khó hiểu kiểu sử dụng từ ngữ trong Từ Điển tiếng Việt của Thời đại ngày nay!

Không ai vô ý thức sưu tra những danh từ nguyên ngữ nước ngoài trong các Từ điển tiếng Việt. Những từ ngữ không có dạng "đơn âm" không có dạng Việt-hóa đều bị lẫn lộn và ngộ nhận. Để chứng minh thêm, nếu muốn phiên âm Việt-hóa trong Từ điển Tiếng Việt phải viết Phô-Tô-cô-bi, chứ photocopi không thể có mặt trong tiếng Việt. Anh ngữ là Photocopy, tiếng Pháp Photocopie. Còn Photocopi ở đây là loại lai giống "F1", "F2". Đó là một một dạng chữ viết hoàn toàn sai bậy, mất gốc. Cả trong Đại chúng Quốc nội, lẫn cả  giới Việt Kiều hải ngoại, nếu ai không thuộc tầm cỡ chuyên môn cao và thành phần tiến bộ, chắc chắn phải chào thua những kiểu chữ viết tiến bộ rất "Tân thời" nầy! Từ điển Việt không được phép dùng chữ "p" đứng trước nguyên âm mà không có phụ âm "h", vì không phải là chữ Việt. Vần "pi" ở đây phải đổi thành "bi". Phải Việt âm là phô-tô-cô-bi rõ nghĩa và Việt tính hơn, là Sao chụp, In sao!

Việt ngữ thuộc dạng đơn âm, không hề có cấu trúc Liên âm. G/sĩ ĐẮC-LỘ vẫn bảo toàn dạng đơn âm tiếng Việt, không biến thành Liên âm như chữ Trung quốc lai Âu ngày nay khi họ viết theo Mẫu Tự Hán-Hóa La-Tinh thành HU JǏNTAO ta phiên âm Hán-Việt là “HỒ-CẨM-ĐÀO”, chứ không ai viết “HỒ CẨMĐÀO” kiểu liên từ như Trung-Quốc. Ta phải phiên âm theo Việt-Hóa là "Ki-lô-oát" chứ không thể là Kilooat, dân Việt đọc không ra.

Không có dạng "đa âm ngữ" viết liền nhau thành một chữ mà không có gạch nối như một từ ngữ nước ngoài, khiến Độc giả bình dân ngộ nhận. Đã mấy ai có đủ trình độ hiểu được "chữ viết mới", chỉ dành cho giới "Trí thức cục bộ" hơn là có tính phổ thông đại chúng. Đã không có phụ âm p đứng trước bất cứ một nguyên âm tiếng Việt nào, nếu không đi chung với h được phát âm như f, cũng không có j trong Chữ Tân-Quốc-Ngữ nên không thể xuất hiện từ "Pijama" trong Từ điển Tiếng Việt nếu không phiên âm "Bi-ra-ma" hay "Bi-gia-ma" (đồ ngủ), nếu phiên "Bi-da-ma" sẽ được đọc có gió như chữ z. Không có Polivitamin mà chỉ có "Sinh tố Tổng hợp". Không có Protein, Plasma, Proton, lại càng không có Puốc boa, nghe quá quê mùa, trông không giống ai. Xin lưu ý các nhà Tân Từ Điển, hãy để người ta tìm nguyên ngữ nước ngoài trên các Từ điển nước ngoài, không một ai mất trí để tìm "Automat" trên Từ điển tiếng Việt (sđd). Xin lặp lại lần nữa, chưa ai từng tìm gặp một Từ điển một nước Văn minh nào đã in nguyên ngữ nước ngoài cho dân bản địa sưu tra, nếu chưa bản địa hóa danh từ đó. Hạn chế lắm mới có trong các quyển Bách Khoa Đại Tự Điển, người ta buộc phải in các Danh Từ Riêng theo nguyên ngữ nước ngoài mà không âm hóa nước mình đối với tên riêng một số Sông biển, Núi non, Địa danh và Nhân danh.

Nhân loại chưa có đủ trình độ soạn được một Bộ Từ Điển Quốc Tế tổng hợp hết mọi ngôn ngữ cho nhân loại tiện sưu tra như Việt-Nam ta hiện nay.

C. Các từ vựng Danh xưng :

Các Danh từ riêng về tên Nhân Vật và Địa danh đều là "đặc từ kép", có lẽ ta cũng cần giữ nguyên gạch nối, đó là một nét đặc trưng tiếng Việt. Đàng khác, a) Nếu còn phải sử dụng gạch nối đại trà theo các Từ điển truyền thống, thì chúng tôi nghĩ ta cũng phải viết "Dảng Cộng Sản Việt Nam", “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” không bao giờ được dùng gạch nối, vì Vị khai sinh nó đã chọn đặt tên vốn không có gạch nối. Cũng thế, “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” là do Quốc Hội Việt-Nam khai sinh, đã chính thức quy định như vậy, mọi người đều phải tôn trọng, không ai có quyền thêm gạch nối thay đổi hình thức các cụm từ nầy. b) Ngược lại, nếu ta quyết bỏ gạch nối vĩnh viễn trong Danh  từ Hán Việt, thì “Việt-Nam Cộng-Hòa”, "Tự-Lực Văn-Đoàn", "Hội Khuyến-Học", "Cần-Lao Nhân-Vị"... đều phài giữ gạch nối. Vốn dĩ nó là Đặc từ, như một cụm Danh Từ Riêng. Các Nhà Sáng lập đã quyết định đặt tên như thế từ khởi thủy. Là ý chí của các Nhà Sáng Lập đã sưu tầm nghiên cứu kỹ khi tìm một danh xưng thích hợp, không phải chuyện bổng dưng mà có. Ta nên tôn trọng loại gạch nối nầy.

Thay đổi ý chí các Bậc Tiền Nhân đã khai sinh nó bằng cách nầy hay cách khác, đều là sự xúc phạm tinh thần Quyền Tác Giả không nên có. Thậm chí tên riêng của một người đã tự chọn lựa cho mình, như “NGUYỄN-THẾ-GYÁB”, “ĐỔ-VĂN-DZU”, mọi người đều phải tôn trọng, không bao giờ được cho là lỗi chính tả để sửa đỗi lại là GIÁP và DU, cũng không được sửa thành NGUYỄN-DZU thay tên Đại Văn hào NGUYỄN-DU, tuy có "Lỗi thời", có "Cổ lỗ sĩ" nhưng Tiên sinh không yêu cầu "tân trang cải tiến" cho hợp thời đại. Nhưng NGUIỄN-NGU-Í, NGUIỄN-NGUIỄN THƯ-TRANG, ta cũng cần phải sửa NGUYỄN-NGU-Í, NGUYỄN-NGUYỄN THƯ-TRANG, vì đó là tên Họ, tên Dòng Tộc truyền thống, không thuộc quyền sở hữu cá nhân riêng mình. Bá tánh trong nước Việt, chưa bao giờ có Họ “NGUIỄN”, mà họa hiếm cũng chỉ có họ NGU, họ TRÂU… Cũng không có quyền đổi NGU-Í thành NGU-Ý là tên riêng tự chọn, đã được Chủ nhân coi trọng từ tận cân não, máu huyết của chính mình. 

Có thể là chúng tôi quá hẹp hòi và thủ cựu chăng? Vâng, xin xem đây cũng chỉ là một quan điểm cá nhân, một suy nghĩ phiến diện, nhưng là một gợi ý để Cộng Đồng người Việt nghiên cứu xem xét mà thôi.

MINH-VÂN @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site