lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Những năm tháng Bưu Hoa Việt Nam Cộng Hòa

1965

Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc sưu tập và biên khảo

1951, 1952, 1953, 1954, 1955, 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1961, 1962, 1963, 1964, 1965, 1966, 1967, 1968, 1969, 1970, 1971, 1972, 1973, 1974 1975; Những con Tem Không Răng Cưa Quý Hiếm của Việt-Nam Cộng-Hòa

1/ Kỷ-Niệm Hùng-Vương

Hùng Vương

Giá tiền 3đ00-son, cam, cam đậm; 100đ00-nâu đậm tím, tím đậm. Do họa sĩ Nguyễn-Minh-Hoàng vẽ. Nhà in tem thơ Paris thực hiện. Số lượng in: 3đ00-3 triệu, 100đ00-1 triệu. Phát hành: ngày 11/04/1965, nhân dịp lễ Giỗ Tổ Hùng-Vương. Mẫu vẽ dựa theo hình khắc trên mặt các trống đồng tìm thấy tại miền Đông-Sơn tỉnh Thanh-Hóa và miền Ngọc-Lư tỉnh Hà-Nam Bắc-Việt. Đề tài chạm khắc gồm hai loại: a) Trang trí bằng những hình kỷ-hà như vòng tròn nối dây chuyền với nhau, những đường răng cưa v.v… b) Diễn tả nếp sinh hoạt người thời xưa như săn bắn, chèo thuyền, đốn cây, giã gạo với cách trang phục kỳ-dị là cắm hoặc đội lông chim trên đầu. Trống đồng với những đề tài trang trí nêu trên là dấu tích của nền văn hóa tiền sử có từ hai ngàn năm trở lên (thời đại Hùng-Vương). Nhật ấn: Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

2/ Phật-Giáo

Phật giáo Việt Nam, buddhism

Giá tiền 0đ50-rượu chát; 1đ50-xanh dương vàng; 3đ00-nâu đậm lợt.

-         Họa sĩ Nguyễn-Thương-Ấn vẽ (0đ50).

-         Họa sĩ Vũ-Thành-Long vẽ (1đ50).

-         Họa sĩ Lâm-Văn-Bê vẽ (3đ00).

Nhà in tem thơ Paris thực hiện Số lượng in: 0đ50-1 triệu, 1đ50-1 triệu, 3đ00- 1 triệu. Phát hành: ngày 15/05/1965, nhân dịp Lễ Phật- Đản 2509. Mẫu vẽ trình bày các biểu hiệu của Phật-Giáo: Bánh xe Pháp-luân. Lửa Từ-bi, cờ Phật-giáo, Bông sen tượng trưng cho sự thanh-khiết. Phật-giáo tại Việt-Nam thịnh hành từ đời nhà Lý, đầu thế kỷ thứ XI. Chính vua Lý-Thái-Tổ được thọ giáo tại chùa do vị cao tăng Lý-Khánh-Vân đào tạo. Sử chép năm 1018, nhà vua phái người sang Tàu thỉnh kinh đem về phổ biến trong nước và từ đó Giáo-lý Phật-pháp đã được truyền bá sâu rộng, để trường tồn trong quảng đại quần chúng qua các thời đại(*). Nhật ấn: Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

(*) Thực ra Phật-giáo đã được truyền bá và hiện diện trên đất nước Việt Nam vào những năm đầu tiên của lịch Tây. Năm 43, sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Vị Vua Trưng bị thất bại, các nhà sư Phật giáo Việt Nam đã quy tụ những tư tưởng thời đại Hùng Vương và Phật giáo viết nên quyển Lục Độ Tập Kinh. Lục Độ Tập Kinh là một tập kinh được viết bằng tiếng Việt, đến ngày nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa truy tìm được danh tánh tác giả; quyển kinh này đã được bồ tát Khương Tăng Hội dịch sang tiếng Tàu vào khoảng thế kỷ thứ 3 tức khoảng bốn năm sau khi ngài sang Kiến Nghiệp năm 247 (do Ngô Tôn Quyền cai trị) truyền bá Phật giáo Việt Nam. Nội dung của nó bao gồm sáu hạnh nguyện của Bồ tát và những câu truyện Phật giáo được lưu truyền từ thời Hùng Vương cùng những tư tưởng Việt tộc. Những hạnh nguyện này đã được tổ tiên ta trình bày dưới cái nhìn của người Việt, qua đó cho ta thấy một sự tổng hợp tuyệt vời giữa tư tưởng Phật Giáo và tư tưởng Việt tộc thời Hùng Vương, tạo nên một Ý Thức Dân Tộc rõ ràng nhất để đề kháng ngoại xâm.

Chữ Nhân trong Lục Độ Tập Kinh được nhấn mạnh ‘Ta thà bỏ mạng sống một đời chứ không bỏ chí lớn, quên mình để yên ổn quần sanh, đó là lòng NHÂN bao trùm trời đất vậy‘. Tư tưởng Lợi Lạc Quần Sanh Vị Tha Vô Ngã này không thể nào tìm thấy trong tư tưởng Ấn Độ cũng như Trung Hoa cho được, nó xuất phát từ những người dân Việt có tấm lòng vô cùng thiết tha với đất nước và dân tộc khi thấy xứ sở đang rên siết dưới sự chiếm đóng của ngoại bang, chỉ có những tấm lòng nung nấu lý tưởng bồ tát cứu dân cứu đời giữa cơn lửa dữ mới có thể bộc lộ lên được như vậy mà thôi. Đây là lời Hiệu Triệu hùng hồn kêu gọi toàn dân vùng lên đấu tranh chống lại giặc Tàu xâm lược lấy lại Sơn Hà Xã Tắc nước Nam.

Tập Kinh còn đề cao Hạnh và Nguyện cho người dân Việt. Về Hạnh ‘Thà bỏ mình để giữ hạnh giữ giới‘. Sau thời Hai Bà Trưng, người dân Việt được hướng dẫn một cách sống mới để thích hợp với hoàn cảnh bị đô hộ, đó là cách sống cương quyết giữ gìn phong tục, tập quán cũng như tư tưởng, văn hóa Việt tộc, khẳng khái chối bỏ nền Hán hóa xâm lược, chẳng những vậy, dân ta còn tìm cách thuyết phục dân Tàu sống theo chữ Hạnh của người nước Nam, qua đó nhằm tháo bỏ dần dần sự kềm kẹp của bộ máy đàn áp Trung Hoa. Người Việt không những tiến hành đấu tranh vũ trang không thôi, mà còn chủ trương đấu tranh chính trị thu phục nhân tâm ngay chính hàng ngũ của kẻ thù, đây là một hành động vô cùng khôn ngoan mà vào thời bấy giờ ít có dân tộc nào có thể thực hiện được. Cụ thể là 60 năm sau, theo Thượng tọa Trí Siêu, người Việt đã làm cuộc khởi nghĩa đầu tiên là Tượng Lâm làm sụp-đổ hệ thống cai trị của người Tàu với sự xuất hiện của Chu Phù Sĩ Nhiếp.

Qua đó ta thấy Phật-giáo đã gắn bó với dân tộc Việt vào những thời điểm đen tối nhất và sau này cùng với dân tộc bước vào những thời đại huy hoàng nhất như các triều vua Lý Trần. Mời quý vị tham khảo thêm các bài Tư Tưởng Nhân Quyền của tộc ViệtĐem Đại Nghĩa Để Thắng Hung Tàn Lấy Chí Nhân Mà Thay Cường Bạo.

Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc bổ túc.

3/ Đệ-Bách Chu Niên Liên-Hiệp Quốc-Tế Viễn-Thông (1865-1965)

Liên hiệp viễn thông quốc tế, IUT

Giá tiền 1đ00-xanh ve chai, rượu chát; 3đ00-đỏ, son và tím. Do họa sĩ Lai-Hải-Lộc vẽ. Nhà in tem thơ Paris thực hiện. Số lượng in: 1đ00-1 triệu, 3đ00-1 triệu. Phát hành: ngày 17/05/1965. Mẫu tem thơ hình dung 2 giai đoạn lớn trong lịch sử viễn thông: thời kỳ dùng cột dây thép - máy Morse và thời kỳ dùng Vô-tuyến-điện và Vô-tuyến truyền-hình hiện tại. Loại tem phát hành kỷ niệm đệ-bách chu-niên ngày thành lập "Liên-Hiệp Quốc-Tế Viễn-Thông" ký kết ngày 17/05/1865 tại Paris. Việc phát-hành tem "Đệ bách Chu-Niên Liên-Hiệp Quốc-Tế Viễn-Thông" (Centenaire de l'Union Internationale des télécommunications hay là Centenary of the International  Telecommunications Union) tại các nước Hội-viên của Tổ-chức Quốc-Tế Viễn-Thông trong đó có Việt-Nam Cộng-Hòa, còn có mục đích lưu ý quảng đại quần chúng, kết quả thu hoạch trong nghành Viễn-Thông do sự hợp tác Quốc-Tế liên-tục qua một thế kỷ. Nhật ấn: Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

4/ Năm Hợp-Tác Quốc-Tế 1965

Hợp tác quốc tế

Giá tiền 0đ50-lục đậm, nâu đậm; 1đ00-nâu đậm, thổ hoàng; 1đ50-rượu chát, xám. Do họa sĩ Nguyễn-Minh-Hoàng vẽ. Nhà in tem thơ Paris thực hiện Số lượng in: 0đ50-1 triệu, 1đ00-1 triệu, 1đ50- 1 triệu. Phát hành: ngày 26/06/1965. Mẫu tem hình dung 5 thiếu nữ, y-phục khác nhau, tay cầm tay đứng vòng quanh trái đất. Nội dung bức họa gợi tình đoàn kết chặt-chẽ, phát sinh từ sự cộng đồng hợp tác của các dân tộc năm Châu. Bên dưới là: a) Biểu hiệu hợp tác Quốc-Tế; b) Hàng chữ chỉ tên loại tem: "Năm hợp tác Quốc-Tế 1965"; c) Quốc hiệu Việt-Nam Cộng-Hòa. Việc phát hành loại tem nầy ấn định vào ngày 26/06/1965 mục đích kỷ-niệm đệ nhị thập chu-niên Tổ Chức Liên Hiệp Quốc thành lập do bản Hiến-Chương ký kết giữa các Quốc-Gia hội viên ngày 26/06/1965. Nhật ấn: Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

5/ Hoa

các loại Hoa việt nam, flower

Giá tiền 0đ70-đỏ tươi, xanh ve, thắm và nhạt ; 0đ80-tím, xám, nâu; 1đ00-vàng, xanh thẫm và đen; 1đ50-trăng, xanh ve, xám thẫm, 3đ00-vàng, trắng, xám. Do họa sĩ Phạm-Bạch-Phi vẽ (0đ70). - Họa sĩ Lưu-Mỹ-Tâm vẽ  (0đ80). - Họa sĩ Nguyễn-Minh-Hoàng vẽ (1đ00). - Mai-Đông-Hải vẽ  (1đ50). - Đỗ-Duy-Hiển vẽ (3đ00). Nhà in tem thơ Paris thực hiện. Số lượng in: 0đ70-2 triệu, 0đ80-2 triệu, 1đ00- 2 triệu, 1đ50- 2 triệu, 3đ00-8 triệu. Phát hành: ngày 10/09/1965 nhân dịp Tết Trung-Thu, và ngày Nhi-Đồng Quốc-Tế. Đề tài tem thơ: - Hoa-Trang hay Hoa Mẫu Đơn (0đ70). -         Hoa Lan (0đ80). -         Hoa Cúc (1đ00).-         Hoa Sen (1đ50). -         Hoa Mai (3đ00). Nhật ấn: Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

6/ Đại-Học Việt-Nam

Đại học Việt Nam, University, Université

Giá tiền 0đ50-hồng; 1đ00-nâu; 3đ00-xanh lá cây; 7đ00-tím. Do họa sĩ Trần-Văn-Được vẽ. Nhà in của Bộ Tài Chánh Nhật Đông-Kinh thực hiện. Số lượng in: 0đ50-2 triệu, 1đ00-1 triệu, 3đ00- 1 triệu, 7đ00-1 triệu. Phát hành: ngày 15/10/1965 nhân dịp khai mạc niên khóa 1965-1966 cho các trường Đại-Học Việt-Nam. Mẫu tem trình bày hình ảnh một sinh viên, trong bộ y phục Đại-Học và một cơ sở của sinh viên Đại-Học. Nhật ấn: Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

7/ Thanh-Thiếu Nông 4-T

Thanh thiếu nông 4T

Giá tiền 3đ00-xanh nhạt, xanh đậm và đỏ tươi; 4đ00-tím, nâu và xám thẫm. Do họa sĩ Nguyễn-Uyên vẽ (3đ00). - Họa sĩ Đào-Kim-Ngân vẽ  (4đ00). Nhà in tem thơ Paris thực hiện Số lượng in: 3đ00-3 triệu, 4đ00-1 triệu. Phát hành: ngày 25/11/1965 nhân dịp đệ thập chu niên ngày thành lập Đoàn "Thanh-Thiếu Niên 4-T". Đề tài tem thơ: Đoàn "Thanh-Thiếu Niên 4-T" đã chính thức thành lập ngày 25/11/1965 tại nông-thôn, nhằm mục đìch u dưỡng thân thể và rèn luyện tâm trí, xuyên qua những công tác có ích lơị cho làng mạc. Phong trào này được xuất phát từ các tỉnh Long-an, Định-tường, Bình-dương và đến nay đã lan rộng ra toàn quốc. Nhật ấn: Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

8/ Thể-Dục và Thể-Thao

Thể dục thể thao, sport

Giá tiền 0đ50-màu rượu, nâu lợt; 1đ00-màu hoàng thổ, nâu đậm; 1đ50-xanh đậm, xanh lợt; 10đ00-tím nâu, tím lợt. Do họa sĩ  họa sĩ Nguyễn-Minh-Hoàng vẽ (0đ50). - Ngô-Nhật-Khánh vẽ (1đ00). - Lâm-Văn-Bé vẽ (1đ50). - Họa sĩ Phạm-Văn-Thăng (10đ00). Nhà in tem thơ Paris thực hiện Số lượng in: 0đ50-6 triệu, 1đ00-6 triệu, 1đ50- 3 triệu, 10đ00- 1 triệu. Phát hành: ngày 14/12/1965 nhân dịp ngày khai mạc Đệ III Đông Nam-Á Vận-Hội tại Mã -Lai.   Đề tài tem thơ: bốn con tem diễn tả các bộ môn thể-dục và thể-thao: Bóng rổ, Phóng lao, Tập thể dục, Nhảy rào. Nhật ấn: Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

1951, 1952, 1953, 1954, 1955, 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1961, 1962, 1963, 1964, 1965, 1966, 1967, 1968, 1969, 1970, 1971, 1972, 1973, 1974 1975


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site