lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Những năm tháng Bưu Hoa Việt Nam Cộng Hòa

1966

1951, 1952, 1953, 1954, 1955, 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1961, 1962, 1963, 1964, 1965, 1966, 1967, 1968, 1969, 1970, 1971, 1972, 1973, 1974 1975

1/ Đài Vi-Ba Sài Gòn

Đài Vi Ba Sài Gòn

Giá tiền 3đ00-xanh, nâu lạt, nâu thẩm; 4đ00-nâu, hồng và đen. Họa sĩ Nguyễn-Minh Hoàng vẽ. Nhà in tem thơ Paris thực hiện. Số lượng in: 3đ00-3 triệu, 4đ00-1 triệu. Phát hành: ngày 24/04/1966, nhân dịp kỷ-niệm đệ nhất chu niên ngày Khánh-thành đài Vi-Ba Sài Gòn. Nhật ấn: Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

2/ Viện-Trợ Của Thế-Giới Tự-Do Cho Việt-Nam

Viện trợ của thế giới tự do cho Việt Nam

Giá tiền 3đ00-tím lợt, đậm, đỏ đậm; 4đ00-tím, xanh lá cây; 6đ00-xanh lá cây. Tranh vẽ của Bộ Thông-Tin. Nhà in tem thơ Paris thực hiện Số lượng in: 3đ00-1 triệu, 4đ00-1 triệu, 6đ00- 500 ngàn. Phát hành: ngày 22/06/1965, ngày Quốc-Tế Viện-Trợ. Móc cần trục có hàng chữ "Viện-Trợ của Thế-Giới Tự-Do",  phía sau là bản đồ thế-giới và ở góc mặt bản đồ Việt-Nam Cộng-Hòa. Tem phát hành để ghi ơn các quốc-gia trong thế-giới Tự-Do đã viện-trợ cho Việt-Nam. Nhật ấn: Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

3/ Cứu-Trợ Đồng Bào Tỵ-Nạn Cộng-Sản

Cứu trợ đồng bào tỵ nạn cộng sản, les réfugiés politique

Giá tiền 3đ00-nâu, nâu xám lợt; 7đ00-nâu hồng, tím nâu. Họa sĩ Nguyễn-Minh-Hoàng vẽ. Nhà in tem thơ Paris thực hiện Số lượng in: 3đ00-1 triệu, 7đ00- 500 ngàn. Phát hành: ngày 20/07/1966, nhân ngày ký kết Hiệp định Genève qua phân lãnh thổ Việt-Nam. Hình vẽ tượng trưng đồng-bào không sống nổi dưới chế-độ Cộng-sản, tìm mọi cách trốn về vùng quốc-gia, được Chánh-phủ cứu-trợ và giúp đỡ lập lại cuộc đời. Nhật ấn: Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

4/ Tết Trung-Nguyên

Tết trung nguyên

Giá tiền 0đ50-son, nâu đen; 1đ50-đỏ, nâu,xanh; 3đ00-son, đỏ, rượu chát; 5đ00-nâu, nâu đậm, thổ hoàng. Họa sĩ Nguyễn-Thị-Hiền vẽ (0đ50); Họa sĩ Trần-Ngọc-Tăng vẽ (1đ50); Họa sĩ Nguyễn-Hữu-Châu (3đ00); Họa sĩ Nguyễn-Uyên (5đ00). Nhà in tem thơ Paris thực hiện. Số lượng in: 0đ50- 2 triệu; 1đ50- 2 triệu; 3đ00- 1 triệu, 5đ00- 1 triệu. Phát hành: ngày 30/08/1966. Con tem 0đ50 hình dung các phẩm vật cúng tế trong ngày "Tết Trung-Nguyên", đáng chú ý nhất là một hình nhân trong bộ mão giáp và các y phục vàng mã khác. Hai con tem 1đ50 và 3đ00, hình dung vài cảnh lễ bái. Trên con tem 5đ00, chân dung một thiếu nữ đang đốt giấy vàng, đồ mã sau buổi cúng. Theo tín ngưỡng của dân chúng "Tết Trung-Nguyên" còn gọi là "Tết Cô-Hồn". Nhằm ngày rằm tháng 7 âm-lịch, đặc biệt cúng âm-hồn những kẻ quá vãng cô đơn, không người kế tự hoặc những kẻ đã khuất nhưng bà con thân thuộc không ai biết ngày tử vong hay nơi địa táng. "Tết Trung-Nguyên" cũng gọi là "Tết Vong-Nhân" cũng gọi là "Tết Vong-Nhân Xá-Tội", vì cũng theo tín ngưỡng của dân chúng, trong dịp nầy, tất cả âm-hồn bị giam cầm dưới địa ngục, đều được phóng thích để trở về phàm trần, thọ hưởng những phẩm vật cúng tế. Nhật ấn: Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

5/ Tân Trụ-Sở Trung-Ương Tổ-Chức Y-Tế Quốc-Tế

Tổ chức y tế quốc tế, W.H.O

Giá tiền 0đ50-tím đậm, lợt, đỏ; 1đ50-xanh, đen, nâu; 8đ00-xanh, xanh lá cây, nâu. Họa sĩ Lai-Hải-Lộc vẽ (0đ50); Họa sĩ Lâm-Văn-Bê vẽ (1đ50); Họa sĩ Trần-Huê-Dung vẽ (8đ00). Nhà in Thomas de la Rue Londres. Số lượng in: 0đ50-5 triệu, 1đ50-6 triệu, 8đ00- 5 triệu. Phát hành: ngày 12/10/1966. Cơ quan Y-Tế Quốc-Tế, một trong những tổ-chức chuyên-môn của Liên-Hiệp-Quốc, được thành lập với mục đích duy trì và cải thiện sức khỏe cho các dân trên toàn thế-giới, là hội-viên của Tổ-chức, Việt-Nam được mời phát hành một loại tem kỷ-niệm ngày khánh-thành tân Trụ-sở Trung-ương tháng 5 năm 1966. Nhật ấn: Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

6/ Âm-Nhạc Cổ-Điển Việt-Nam

Âm nhạc cổ điển Việt Nam

Giá tiền 1đ00-nâu đậm, nâu lợt; 3đ00-tím đậm,tím lợt, nâu; 4đ00-hoa cà, xanh dương; 7đ00- đậm, xanh dương lợt. Họa sĩ Trần-Văn-Châu vẽ (1đ00); Họa sĩ Nguyễn-Văn-Trọng vẽ  (3đ00); Họa sĩ Nguyễn-Văn-Thành vẽ (4đ00); Họa sĩ Nguyễn-Thị-Lệ vẽ (7đ00). Nhà in tem thơ Paris thực hiện. Số lượng in: 1đ00-4 triệu, 3đ00-7 triệu, 4đ00- 4 triệu; 7đ00- 1 triệu. Phát hành: ngày 28/09/1966. Bốn con tem hình dung dáng điệu của các nhạc sĩ lúc xử-dụng từng loại âm nhạc cổ điển: đờn cò (nhị), đờn thập lục, đờn nguyệt, ống tiêu. Loại tem: "Âm nhạc cổ điển Việt-Nam" phát hành nhân dịp lễ Kỷ-Niệm Đức Khổng-Tử, vị hiền triết trứ danh Trung-Hoa, tác giả các bộ "Tứ Thư" "Ngũ-Kinh" trong đó có tác-phẩm luận về nhạc. Nhật ấn: Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

7/ Việt-Nam Đấu-Tranh và Xây-Dựng

Việt Nam đấu tranh và xây dựng

Giá tiền 0đ80-nâu đậm, nâu lợt; 1đ50-đỏ, vàng, nâu đậm; 3đ00-xám, nâu đậm, nâu lợt; 4đ00- xám đậm, nâu tím. Họa sĩ Lê-Thành-Lâm vẽ (0đ80); Họa sĩ Nguyễn-Uyên vẽ  (1đ50): Họa sĩ Lâm-Văn-Bê vẽ (3đ00); Họa sĩ Nguyễn-Ái-Linh vẽ (4đ00). Nhà in chi nhánh của hãng Thomas de la Rue Staderini Carte Valori La-mã. Số lượng in: 0đ80-4 triệu, 1đ50-2 triệu, 3đ00- 6 triệu, 4đ00- 500 ngàn. Phát hành: ngày 1/11/1966, nhân dịp kỷ-niệm đệ tam chu-niên ngày Cách-Mạng 1/11/1963. Mẫu vẽ trên 4 con tem diễn-tả tượng trưng hình ảnh nước Việt-Nam đấu tranh và xây-dựng: đấu tranh cho tự-do và xây-dựng hạnh-phúc dân-tộc. Nhật ấn: Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

8/ Đệ Nhị-Thập Chu-Niên Tổ-Chức Khoa-Học, Giáo-Dục và Văn-Hóa Liên-Hiệp-Quốc (Unesco) 1946-1966

unesco, UNI, liên hiệp quốc

1951, 1952, 1953, 1954, 1955, 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1961, 1962, 1963, 1964, 1965, 1966, 1967, 1968, 1969, 1970, 1971, 1972, 1973, 1974 1975


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site