lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Tổng hợp thông tin chiến tranh điện toán Anonymous, Hoa Kỳ, Liên Âu, Liên bang Nga, Nhà nước hồi giáo và Trung cộng :

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

CUỘC CẢI TẠO NÔNG NGHIỆP TẠI MIỀN BẮC

Võ Trường Sơn 1989

IV- Mục tiêu của Hợp tác hóa Nông nghiệp:

...

Ở làng Hàm Cách, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, tiêu chuẩn gạo cao hơn vùng Thanh Hóa nhưng, câu hỏi đáng đặt ra ở đây là: "Nếu đã trả tiền theo công điểm thì cần gì Việt cộng phải ấn định tiêu chuẩn lương thực?"

Anh Lê văn Hùng đã trả lời câu hỏi trên theo hoàn cảnh ở làng Hàm Cách, nhưng câu trả lời của anh cũng áp dụng được cho tất cả các địa phương khác:

"Vấn đề mức ăn quy định thực sự không giản dị. Nhà nước ấn định cho mỗi lao động chính là 14,4kg gạo một tháng, lao động phụ 12kg gạo một tháng, trẻ nhỏ dưới 10 tuổi được 6 hoặc 7kg gạo. Thí dụ gia đình tôi 2 vợ chồng, 2 đứa con dưới 10 tuổi, tôi được quyền mua gạo theo tiêu chuẩn 14,4kg cho tôi 12kg cho vợ tôi, và 12kg cho 2 đứa con, tổng cộng 38,4kg gạo một tháng. Hợp tác xã tính công điểm trả thành tiền. Tôi lấy tiền đó mua thóc (hoặc tính ra gạo) ở Hợp tác xã. Nếu tôi làm khỏe được nhiều điểm, tôi mua thóc đủ tiêu chuẩn, còn thừa tiền mang về tiêu riêng và mua thực phẩm, chứ không được quyền mua thêm quá tiêu chuẩn. Nếu chẳng may vì ốm đau hay vì một lý do nào đó tôi làm không đủ điểm, nhất định tôi không đủ tiền mua thóc, thì nguy hiểm vô cùng. Thí dụ cho dễ hiểu: Tháng X, tôi làm ít công điểm, cả gia đình chỉ đủ mua 24kg gạo, tức là thiếu 14,4kg gạo. Theo như tiêu chuẩn ấn định, tôi không được quyền mua 14,4kg đó, cho dù tôi có tiền".

Tới đây, độc giả có thể hiểu "bị phạt 30% số thóc được mua của Hợp tác xã" nghĩa là gì, và hậu quả ra sao. Đó là 30% số lương thực để ăn trong cả vụ mùa. Nếu bị phạt 30% số thóc được mua của Hợp tác xã, người ta phải mua bù ở chợ đen với giá cắt cổ thì chỉ có nước treo cổ lên xà nhà để tự vận (Nhưng khổ là Đảng không cho ai chết vì Đảng cần lao động để sản xuất).

4. Phản ứng của nông dân đối với Hợp tác xã cấp thấp
Sau khi đa số nông dân dại dột nghe theo Đảng để vào Hợp tác xã cấp thấp, cuộc đời của họ tuy được sống trong những năm hòa bình và ổn định hơn thời đấu tranh sắt máu trước đó, nhưng điều kiện làm việc thật là khắt khe và sự thu hoạch về cho gia đình không đủ số dù đã làm việc như trâu bò. Hơn nữa, họ hoàn toàn mất hết quyền tư hữu, quyền tự do, lại thêm bị nhồi sọ ngày đêm về chính trị riết rồi phát khùng. Nông dân nhìn ra Hợp tác xã không nhằm mục đích giúp đỡ dân, mà thực ra là để bóc lột dân đến kiệt quệ, và họ đã phản ứng.

Nhưng rút kinh nghiệm của cuộc đấu tranh Cải cách Ruộng đất, những nông dân bất mãn không dám tỏ ra chống đối hoặc vi phạm những quy luật chính trị mà chỉ dám phản ứng trong phạm vi có thể được. Vì Đảng nói rằng không ép buộc mọi người vào Hợp tác xã nên những nông dân bất mãn đã làm đơn rút ra khỏi Hợp tác xã.

Có hai loại gia đình xin ra khỏi Hợp tác xã.

Loại thứ nhất gồm những gia đình có đông người mạnh khỏe, có trâu bò, và họ lại là những người lao động giỏi, siêng năng. Nhưng ở trong Hợp tác xã dù làm giỏi, dư công điểm cũng phải bán hết số thu hoạch cho nhà nước theo chế độ "thu mua".

Loại thứ hai gồm những gia đình thiếu người lao động giỏi, nên vụ mùa nào cũng thiếu điểm, mang nợ liên tiếp trong nhiều mùa, mà còn bị nhục mạ là lười biếng, ích kỷ, không tích cực đối với quyền lợi tập thể.

Khi những cá nhân riêng lẻ này rút ra khỏi Hợp tác xã thì họ đã hành động đơn phương chứ không dám rủ nhau, nhưng vì nhiều người đơn phương rút ra nên tình cờ đã biến thành phong trào xảy ra khắp nơi, làm cho nhiều Hợp tác xã phải giải tán. Ví dụ ở vùng Bình Cát, Thanh Thủy, Thanh Hóa, Việt cộng phải giải tán 3 Hợp tác xã để gom lại làm một. Ở vùng Xích Thổ, Ninh Bình, nhiều Hợp tác xã phải giải tán toàn bộ để tổ chức lại.

Đối với Khu tự trị Thái Mèo, vì đồng bào thiểu số chống đối mạnh nên cho mãi tới năm 1964 vẫn chưa tiến lên được Hợp tác xã cấp thấp. Nói chung trên toàn miền Bắc trước kia vẫn có một số nông dân đứng ngoài Hợp tác xã và Việt cộng vẫn để yên cho họ sống. Những người này trao đi đổi lại những sản phẩm với nhau và làm thành một thứ thị trường ngoài Hợp tác xã mà ta gọi là thị trường tự do và chợ đen.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site