lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Tổng hợp thông tin chiến tranh điện toán Anonymous, Hoa Kỳ, Liên Âu, Liên bang Nga, Nhà nước hồi giáo và Trung cộng :

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

(Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc 1949-1956)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180

CUỘC CẢI TẠO NÔNG NGHIỆP TẠI MIỀN BẮC

Võ Trường Sơn 1989

I- Cuộc cải tạo Nông nghiệp tại Miền Bắc

...

Một đặc điểm thứ ba của các biến động nói trên là trong các cuộc đấu tranh phi quy ước ngày nay, các chế độ Cộng sản đang ở thế thụ động, và các lực lượng quần chúng đấu tranh đang ở thế chủ động. Nghĩa là các lực lượng này đang xoáy sâu vào những điểm yếu của Cộng sản để làm cho chúng càng ngày càng suy yếu thêm và cuối cùng bị toàn dân lật đổ. Vấn đề đặt ra ở đây là các thế lực tài phiệt Tây phương vẫn có khuynh hướng chỉ nhìn thấy "một nửa của sự thật", quen lẫn lộn nguyên nhân với hậu quả. Và như thế, liệu họ có nhảy xổ vào để cứu nguy và tiếp sức cho các tập đoàn Cộng sản thống trị phục hồi sức mạnh để tiếp tục củng cố sự đàn áp hay không? Đó là điều mà ta sẽ thảo luận trong một dịp khác.

Trong phạm vi bài này, những biến động chính trị hiện nay nhắc nhở chúng ta nhớ lại những cuộc khởi nghĩa tại Poznan, Budapest, vụ án Hồ Phong ở Trung Quốc, và vụ "Trăm Hoa Đua Nở" trên đất Bắc cùng thời với cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, cách đây 33 năm. Đó là những cuộc đấu tranh phi quy ước của các lực lượng bị áp bức, nhưng, hoàn cảnh đấu tranh thời đó đã đặt các lực lượng chống đối ở thế bị động, cô lập và bị đập tan. Mặt khác, ở Việt Nam lúc đó, Việt cộng cũng sử dụng hình thái chiến tranh phi quy ước để đàn áp, tiêu diệt các lực lượng chống đối vì lúc đó chúng đang nắm ưu thế chủ động.

Nội dung của bài nghiên cứu này và loạt bài nghiên cứu sắp tới nhằm trình bày hình thái chiến tranh phi quy ước mà Việt cộng đã sử dụng để củng cố bộ máy thống trị miền Bắc, mở rộng địa bàn "ỷ dốc" Miên-Lào trong tiến trình xâm chiếm miền Nam.

I. Những vấn đề căn bản của cuộc Cải tạo Nông nghiệp
Vào tháng 10-1987, nông dân tại một số tỉnh thuộc đồng bằng Cửu Long đã biểu tình chống đối Việt cộng vì những hành động tham nhũng và cướp giật ruộng đất do cán bộ Việt cộng chủ xướng nhân cuộc "Cải cách Ruộng đất năm 1983".

Ngày 9-11-1987, hàng trăm nông dân từ các tỉnh miền Tây đã tổ chức biểu tình chống chính quyền Việt cộng ngay tại Sài Gòn. Pháp Tấn xã tại Sài Gòn mô tả một tình trạng náo loạn chưa từng thấy kể từ năm 1975. (Thật ra, kể từ khi Việt cộng trục xuất các phóng viên báo chí và truyền hình ra khỏi Việt Nam vào năm 1976 thì truyền thông Tây phương hầu như mù tịt về tình hình Việt Nam. Mãi cho tới 1986, 1987, khi Nguyễn Văn Linh cho phép báo chí, truyền hình Tây phương trở lại Việt Nam trong mục đích ve vãn dư luận quốc tế, thì báo chí mới bắt đầu nhìn thấy một số hiện tượng bề ngoài với một mức độ hạn chế).

Những biến cố nói trên tương đối ôn hoà nếu ta so sánh với vụ Khởi nghĩa của Nông dân Quỳnh Lưu bị đàn áp đẫm máu vào năm 1956, vụ thanh niên Nam Bộ tập kết đốt phá bót Cảnh sát bờ hồ Hà Nội, vụ đảng viên Việt cộng tìm nhau để chém giết trả thù nhân vụ Cải tạo Nông nghiệp đưa đến biện pháp "sửa sai". Lý do chính khiến có sự khác biệt về mức độ bạo động là vì hoàn cảnh chính trị đã khác nhiều; năm 1983, bạo quyền Việt cộng đã cực kỳ suy yếu, ruỗng nát so với năm 1956, và nhân dân ta ở trong Nam đã được tổ chức và hướng dẫn để đề kháng một cách hữu hiệu hơn thời gian 30 năm trước. Do đó, Việt cộng đã không dám thực hiện các biện pháp mạnh tay trong chính sách ruộng đất. Mặc dầu hai cuộc Cải cách Ruộng đất có khác nhau ở mức độ sắt máu; nhưng, những vấn đề căn bản của cả hai cuộc Cải cách Ruộng đất của Việt cộng chỉ là một: Đó là các vấn đề Bản chất, Mục tiêu và Hậu quả.

1. Bản chất của cuộc Cải tạo Nông nghiệp
Quan niệm Cải cách Ruộng đất không phải là quan niệm mới mẻ. Montesquieu, trong tác phẩm "Esprit des Lois" năm 1748, có viết rằng: "Trong một nền dân chủ tốt, chia đều đất đai chưa đủ; cần phải chia nhỏ ruộng đất như người La Mã đã làm" (xem tác phẩm "Esprit des Lois", quyển V, chương VI). Trong các chế độ dân chủ, bản chất của Cải cách Ruộng đất là hữu sản hoá dân nghèo để giúp họ có cơ hội phát triển và xây dựng đời sống kinh tế bắt đầu từ mảnh đất mà họ làm chủ, dù chỉ là một mảnh đất nhỏ.

Trong các chế độ Cộng sản, bản chất của Cải cách Ruộng đất là đảo lộn toàn bộ tổ chức xã hội bằng cách phế bỏ quyền tư hữu đối với tất cả ruộng, đất, vườn, ao, hoa màu, trâu bò và dụng cụ sản xuất như cày, bừa, cuốc, xẻng, cối xay lúa, cối giã gạo, v.v... Nói theo ngôn ngữ Việt cộng, đó là tiến hành cuộc Cách mạng quan hệ sản xuất trong đó có việc thay đổi quyền làm chủ đất đai, quyền làm chủ tư liệu sản xuất, và thay đổi quan hệ giữa người với người (tức là tương quan chủ-thợ). Có lẽ sự thay đổi tương quan chủ-thợ có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất đối với số phận của tất cả mọi nông dân từ bần nông đến chủ đất, vì nó biến họ vĩnh viễn thành những người thợ vô sản phục vụ cho chủ nhân ông Cộng sản, trong một tương quan na ná hoặc tệ hơn một nông nô dưới chế độ phong kiến. Một hệ luận quan trọng của việc phế bỏ quyền tư hữu là sự tập trung đất đai vào tay nhà nước trong chế độ Cộng sản, thay vì chia nhỏ đất đai như trong một chế độ dân chủ. Điều này không phải là điều tình cờ phù hợp với mục tiêu của Cải cách Ruộng đất mà ta đề cập dưới đây.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site