lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Trang Trần-văn-Giang

Chân Dung Phụ Nữ Việt-Nam Qua Lịch-Sử

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18

Trần-văn-Giang

Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử Lịch Sử Việt Nam chân thành cám ơn tác giả Trần Văn Giang đã gởi đến chúng tôi bài viết Chân Dung Phụ Nữ Việt Nam Qua LỊch Sử. Đây là một công trình biên khảo công phu và giá trị mà tác giả đã dành trọn 3 tuần lễ trong tháng 8 để biên soạn.

Chúng tôi trang trọng giới thiệu đến độc giả trong và ngoài nước bài biên khảo này để thấy rằng sở dĩ dân tộc Việt Nam còn có thể tồn tại được qua hơn 5000 năm lịch sử đó là nhờ những gương trung liệt mà tác giả Trần Văn Giang đã dầy công nghiên cứu.

Từ hình ảnh các bậc anh thư đài các trâm anh, đức hạnh khả phong, hào hùng quả cảm trong quá khứ sẽ là tác nhân tốt cho con cháu trong bối cảnh hiện tại, để cùng nhau đuổi thù trong là Việt cộng và đánh giặc ngoài là Trung cộng để đem lại thái bình thịnh vượng cho dân tộc Việt Nam.

Xin mời quý độc giả cùng thưởng lãm tác phẩm Chân Dung Phụ Nữ Việt Nam Qua Lịch Sử của tác giả Trần Văn Giang.

Trân trọng kính chào quý vị

Hội Sử-Học Việt-Nam_Vietnamese historical Association

chân dung phụ nữ Việt Nam

Người phụ nữ và sắc đẹp là đề tài vô tận của văn thi nhạc sĩ, sử gia; của mọi thời đại, mọi dòng lịch sử…  Nhiều phụ nữ (đẹp có xấu, có - theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) đã là nguyên do của các cuộc tranh giành, trao chuyển quyền lực chính trị ở tầm quốc gia cũng như các cuộc chiến tranh giữa các gia đình, phe phái, triều đại một cách tàn bạo đẫm máu; Nhưng cũng có nhiều phụ nữ đã hy sinh hạnh phúc hay sinh mạng của cá nhân mình để đem ra đánh đổi lấy hòa bình cho dân tộc, để bảo vệ sự tồn vong quốc gia; để đóng góp lớn lao cho sự xây dựng mở rộng bờ cõi, hay đã đóng góp vào kho tàng văn hóa; đã nêu cao các gương đức hạnh cho dân tộc…

Sau đây nguời viết xin được ghi lại một số phụ nữ qua dòng lịch sử Việt Nam để chúng ta thấy và cùng nhau suy gẫm các gương oanh liệt, các đóng góp tài hoa về thi phú và đức công dung ngôn hạnh; cũng như gây ra những tai họa thê lương cho đất nước qua các triều đại phong kiến: các bà hoàng dùng sắc đẹp của mình để khuynh loát triều chính của các vị vua, chúa yếu long háo sắc trong các hoàn cảnh ép vua phế con trưởng, lập con thứ; hoặc tư thông, lấy ông này bỏ ông kia rồi ra gây họa cho đất nước.

A- Nữ anh hùng, liệt nữ dân tộc

1- Có công cứu nước

Hai bà trưng

Hai Bà Trưng

 1.1- Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng (mất ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43) là tên gọi chung của Trưng Trắc (chữ Hán: 徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai chị em  - nhiều tài liệu nói là hai bà là chị em sinh đôi (?) - là anh hùng dân tộc Việt Nam. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia đặt kinh đô tại Mê Linh và tự phong là Nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử. Đại Việt Sử ký Toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam.

Sự nghiệp

Thi Sách, chồng Bà Trưng trắc, là một Lạc tướng Mê Linh có ý chống lại sự cai trị tàn bạo của Thái thú Tô Định. Tô Định bèn bắt giết Thi Sách để trấn áp tinh thần người Việt.

Tháng 2, năm Canh Tý (năm 40), vì thù chồng và bất mãn pháp luật trói buộc của Tô Định, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị nổi binh đánh Tô Định. Tô Định chạy về nước. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương.

Ngày 30 tháng 2 năm Tân Sửu (năm 41), nhà Hán thấy bà xưng vương dấy quân đánh lấy các thành ấp các quận biên thùy, phong cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó đem quân từ các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sang xâm lược nước ta (Giao chỉ).

Chi tiết chiến tranh chống nhà Hán của Hai Bà Trưng

Tháng Giêng năm Nhâm Dần (năm 42), Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành) đánh quân Hai bà. Quân Nam bấy giờ ô hợp, rất nhiều thủ lĩnh không phục hai vua là đàn bà, lớp tan rã, lớp tự ly khai. Hai bà thấy thế giặc mạnh lắm, không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê).

Năm Quý Mão (năm 43), Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán, thế cô bị thua, đều tử trận tại xã Hát Giang, huyện Phúc Lộc (nay ở Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây). Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót lại huyện Cư Phong thì tàn quân đầu hàng, Mã Viện bèn dựng cột đồng (tương truyền ở trên động Cổ Lâu châu Khâm) làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán, và khắc lên đó dòng chữ: “Cột đồng gãy thì Giao Chỉ diệt” (Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt). Từ đây, nước Việt lại thuộc quyền kiểm soát của nhà Hán. Người dân đã dựng đền thờ Trưng Nữ Vương ở xã Hát Giang, huyện Phúc Lộc (tỉnh Hà Tây).

Đánh giá Hai Bà

Sử gia Lê Văn Hưu viết:

“Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy.”

Sử gia Ngô Sĩ Liên viết:

“Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước ta cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng há chỉ lúc sống dựng nước xưng vương, mà sau khi chết còn có thể chống ngăn tai họa. Phàm gặp những việc tai ương hạn lụt, đến cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả bà Trưng em cũng thế. Vì là đàn bà mà có đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì thân chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực chính đại ấy ư?”

Vua Tự Đức viết trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục:

“Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm ru!”

Các danh xưng của hai bà (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trưng Vương, Hai Bà Trưng) còn được đặt cho nhiều trường học, đường phố, quận... ở Việt Nam.

Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn kể về cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng đã trở thành quen thuộc đối với người Việt:

Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.

Hàng năm, vào ngày 6 tháng 2 âm lịch, là ngày giỗ hay là lễ hội tưởng nhớ Hai bà (cũng là Ngày Phụ nữ Việt Nam tại miền Nam trước kia) được tổ chức tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và hiện nay tại nhiều nơi trong nước Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt tại nước ngoài.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site