lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Tổng hợp thông tin chiến tranh điện toán Anonymous, Hoa Kỳ, Liên Âu, Liên bang Nga, Nhà nước hồi giáo và Trung cộng :

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Lịch Sử Việt Nam Ngày 30/04/1975

https://www.truclamyentu.info/tlls_lichsuvietnamcandai/lichsuvietnam4.htm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

"Quyết định đầu hàng đạo quân Bắc xâm Việt cộng ngày 30/4/1975 của ông Dương Văn Minh đã mở đầu cho thảm nạn diệt chủng văn hóa lần thứ ba của tộc Việt"

Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính tháng 03/2011

...

 

III. ...Đến Cuộc Kháng Cộng Năm 1975:

Hiệp định Paris được ký ngày 27 tháng 3 năm 1973, quân Bắc xâm Việt cộng đã mở ra nhiều chiến trường mới nhằm tìm cách dứt điểm Việt Nam Cộng Hòa sau khi Hoa Kỳ và Đồng minh đã rút lui.

Căn cứ Tống Lê Chân bị quân Bắc xâm Việt cộng tấn công ngay ngày hiệp định Paris có hiệu lực (28/01/1973), người anh hùng tử thủ là Trung tá Lê Văn Ngôn cùng Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng. Để dứt điểm căn cứ này, quân Việt cộng phải huy động Công trường 9, cùng trung đoàn 271, một Trung đoàn pháo, một Trung đoàn phòng không cũng như một Lữ đoàn xe tăng. Chưa kể quân trừ bị và chận viện. Cuộc chiến dứt điểm bắt đầu từ 05/04/1974 đến 1 giờ sáng ngày 11/04/1974 mới chiếm được đồn.

Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng và Trung tá Lê Văn Ngôn chỉ còn 259 binh sĩ đã chiến đấu đến cùng và phải mở đường máu rút lui.

Căn cứ Tống Lê Chân bị quân Việt cộng tấn công dồn dập trong 510 ngày. Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng và Trung tá Lê Văn Ngôn đã làm sáng danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và xứng đáng là những chiến sĩ chiến đấu cho Hòa bình. Hòa bình của đất nước Việt Nam thân yêu.

Mao Trạch Đông chủ tịch nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa ra lịnh cho quân đội Tầu cộng tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa ngày 17 tháng 1 năm 1974.

Vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 Tháng 1 năm 1974, hạm đội Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa dưới sự chỉ huy của Hải quân Đại tá Hà Văn Ngạc đã đồng loạt nổ súng vào chiến hạm của Hải quân Tầu cộng khi họ hành động xâm chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Sau nửa tiếng đồng hồ giao tranh thì hai bên đều  rút lui vì hai bên đều thiệt hại nặng cả. Bên HQVN chiếc Nhật Tảo bị chìm,  tử thương 74 người (đa số binh sĩ thuộc chiến hạm Nhật Tảo và số còn lại thì gồm có chiến sĩ Hải kích trên đảo). Mỗi  chiến hạm có một số bị tử thương. Phía Tầu cộng cũng  bị thiệt hại nặng nề, một chiếc bị chìm, về nhân mạng có một số sĩ quan cao cấp bị tử thương, thành ra không thể nói bên nào chiến thắng hay chiến bại. Trong lúc đó một lực lượng hùng hậu gồm  17 chiến hạm khác từ Hải Nam đang hướng về hướng Hoàng Sa, trong đó có 13 chiến hạm với bốn chiếc tiềm thủy đỉnh loại tàu ngầm .

Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa có tăng cường thêm hai chiếc nữa tức là sáu chiếc, nhưng khi  hai chiếc sau  đang trên đường tới thì có tin phi cơ phản lực của Trung Cộng  từ đảo Hải Nam đến dội bom. Trong khi đó tầm hoạt động của phi cơ F5 và A37 của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa không thể nào bay tới Hoàng Sa được, để tránh thiệt hại không cần thiết hạm đội Việt Nam Cộng Hòa phải bắt buộc rút lui.

Có nguồn tin khác cho rằng các chiến đấu cơ F5E của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa trên đường bay tới Hoàng Sa để yểm trợ quân bạn, nhưng được lịnh quay về căn cứ. 

Quân chủng  Hải Quân đã chọn ngày 19/1  hằng năm làm ngày tưởng niệm và vinh danh các chiến sĩ HQ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc đại dương.

Đầu năm 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu theo kiểu quân đội nhà nghèo. Nhưng từ hai năm qua, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã không được cải tổ để thích ứng với tình hình chiến trường mới.

Các Sư đoàn tổng trừ bị như Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù được cử trấn giữ các vùng đất như binh sĩ sư đoàn Bộ Binh làm mất tính năng động cần thiết khi tình hình chiến trường sôi động.

Quân khu V của Việt cộng tổ chức chiến dịch H-9 tấn công hai địa điểm Nông-Sơn và Thượng Đức thuộc tỉnh Quảng-Nam. Họ tung vào các Sư đoàn 324B (hay Sư đoàn Điện Biên), 308, và Sao vàng.

Ngày 06/08/1974, Thượng-Đức thất thủ. Tiểu đoàn 79 Biệt Động Quân đã rút khỏi nơi này. Số phận của Tiểu đoàn này cũng giống như tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân khi rời khỏi căn cứ Tống Lê Chân, những binh sĩ anh dũng này đã không được Bộ Tổng tham Mưu QLVNCH nhắc đến tên tuổi...

Bộ tổng tham mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa gởi Sư đoàn Nhảy Dù ra Quảng-Nam tăng viện, nhưng đã quá trễ.

Các trận đánh ác liệt đã xảy ra giữa Sư Đoàn Nhảy Dù và 3 sư đoàn Việt cộng diễn ra trên các cao điểm 1235 và 1062. Trận đánh khởi sự từ ngày 15 Tháng Tám đến ngày 8 tháng mười một năm 1974. Đây là trận đánh lớn nhất trong quân sử Việt Nam sau khi Hoa Kỳ rút lui, và cũng là một trong những trận hiển hách nhất của QLVNCH. Cuối cùng quân Việt cộng đã phải rút khỏi đồi 1062 trước sức chiến đấu dũng mãnh và gan dạ của các chiến sĩ Nhảy Dù.

Quân Bắc xâm Việt cộng mở chiến dịch tấn công Phước Long làm bàn đạp tấn công thủ đô Sài Gòn. Họ mở hai mũi tấn công vào mặt đông bắc thành phố Tây Ninh với trung đoàn 205; đồng thời tấn công pháo kích đơn vị Địa Phương Quân trấn thủ trên núi Bà Đen; 3 trung đoàn 33, 812, 274 thuộc sư đoàn 6 vc tấn công hai quận Hoài Đức và Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Tuy. Đây là các trận đánh hỏa mù để cầm chân những lực lượng tinh nhuệ của quân đoàn III Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 26/12/1974, quân Việt cộng tấn công thị xã Phước Long và phi trường Sông Bé. Đồn trú nơi đây có Tiểu đoàn 2 trung đoàn 7 Sư đoàn 5 Bộ binh, ba đại đội Thám báo của các sư đoàn 5, 18, 25, cùng những đơn vị Địa Phương Quân, Nghĩa Quân quân số vào khoảng 6000 người. Trong khi chiến trường đang căng thẳng, các đơn vị trú phòng tại đây chỉ được tăng viện thêm đại đội 1 và 4 thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Hơn sáu ngàn binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa phải chống lại một lực lượng tấn công đông gấp ba lần. Các đơn vị Việt cộng tấn công gồm hai sư đoàn 3 và 7, hai trung đoàn biệt lập, hai trung đoàn pháo và phòng không cùng với một trung đoàn chiến xa, tất cả đặt dưới quyền điều khiển của quân đoàn IV Việt cộng.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site