lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
Lịch Sử Việt Nam Ngày 30/04/1975
https://www.truclamyentu.info/tlls_lichsuvietnamcandai/lichsuvietnam7.htm
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
"Quyết định đầu hàng đạo quân Bắc xâm Việt cộng ngày 30/4/1975 của ông Dương Văn Minh đã mở đầu cho thảm nạn diệt chủng văn hóa lần thứ ba của tộc Việt"
Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính tháng 03/2011
III. ...Đến Cuộc Kháng Cộng Năm 1975:
...
Ngày 21/04/1975, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu từ chức và trao quyền lại cho Phó tổng thống Trần Văn Hương. Mặc dù với số tuổi 71, phó tổng thống Trần Văn Hương đã can đảm đứng ra gánh lấy trọng trách điều hành quốc gia trong cơn bảo lửa.
Tôi xin hứa với anh em ... tất cả ở trong trong quân đội là ... ngày nào anh em còn chiến đấu, tôi luôn luôn đứng bên cạnh anh em và ngày nào, chẳng may, mà đất nước không còn... thì cái nắm xương khô của tôi sẽ nằm bên cạnh đống xương của tất cả anh em chiến sĩ. Đó là cái nguyện vọng tha thiết của tôi, suốt cả đời tôi.
– Tổng Thống Trần văn Hương -
( trích diễn văn nhậm chức Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa ngày 20/04/1975)
Trước khi Saigon mất, đại sứ Hoa Kỳ có đến mời ông ra đi để có thể bảo đảm cho ông một cuộc sống yên ấm cho đến trăm tuổi già. Ông nhứt định ở lại quê hương, chia xẻ nỗi đau và cảnh khốn cùng của dân quân cán chánh Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1977, nhà cầm quyền Cộng Sản đem giấy tờ trao trả quyền công dân lại cho ông. Ông đã khẳng khái khước từ. Ông dõng dạc tuyên bố với chánh quyền Cộng Sản rằng ông sẽ là người sau cùng nhận lãnh sự trao trả đó khi nào tất cả các dân quân cán chánh đang bị giam cầm đều được trao trả quyền công dân.
Ông đã sống hết sức thanh bần trong những ngày còn lại của ông. Tuy rất nghèo nàn, thiếu thốn, ông vẫn muốn sống, để sống hơn Hồ Chí Minh một tuổi thôi.
Ông đã được thỏa mãn với ước nguyện của ông. Ông mất hồi 4 giờ chiều ngày 27 tháng 1 năm 1982, tức ngày mùng ba Tết năm Nhâm Tuất, hưởng thọ 80 tuổi.
...
Từ ngày 1/04/1975 đến ngày 30/04/1975, quân đoàn IV của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam vẫn còn nguyên vẹn và trong tinh thần sẳn sàng chiến đấu.
Tình hình quân sự ngày 28/04/1975 khi Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa như sau:
- Tại các vùng trong và ngoài của thủ đô Sài Gòn, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa còn khoảng trên dưới khoảng 60 ngàn binh sĩ đó là chưa kể còn khoảng trên dưới gần 70 ngàn binh sĩ thuộc quân đoàn IV của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, để đối đầu lại với khoảng 280 ngàn quân Bắc xâm Việt cộng.
- Lực lượng quân sự của Quân đoàn IV do Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam làm Tư lịnh gồm có:
18 Liên đoàn Biệt Động Quân; 5 Thiết đoàn và 17 Chi đoàn Kỵ binh với 493 chiến xa đủ loại; Sư đoàn 4 Không quân đóng ở phi trường Trà Nóc, Cần Thơ với khoảng 100 phi cơ đủ loại; Về bộ binh có các Sư đoàn 7, 9 và 21; Hải quân có 4 Duyên đoàn và 9 Giang đoàn với 600 tàu đủ loại.
Tương quan lực lượng giữa Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và quân Bắc xâm Việt cộng được ghi nhận như sau trong lãnh thổ quân đoàn III:
- Phòng tuyến Bình Dương về hướng Bắc có Sư đoàn 5 Bộ binh đóng ở Lai Khê, bảo vệ Quốc lộ 13 và đối thủ là Sư đoàn 1 Việt cộng.
- Phòng tuyến Biên Hòa về hướng Đông có Sư đoàn 18 Bộ binh của Thiếu tướng Lê Minh Đảo sau khi rút khỏi Xuân Lộc về trấn thủ Long Bình, Biên Hòa; Lực Lượng Xung Kích Quân Ðoàn III của Chuẩn tướng Trần Quang Khôi chỉ được lịnh trấn tại Dầu Giây-Hưng Lộc, sau đó là phòng thủ Biên Hòa (chứ không phải Sài Gòn); Lữ đoàn 468 Thủy quân Lục Chiến của Trung Tá Huỳnh Văn Lượm phụ trách đối đầu với các Sư đoàn 2, 304, 325 quân Việt cộng.
- Phòng tuyến Vũng Tàu do Lữ đoàn 1 Nhảy Dù của Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh phụ trách đối đầu với Sư đoàn 3 sao vàng Việt cộng.
- Phòng tuyến Long An trấn giữ bởi Sư đoàn 22 Bộ binh đối đầu với các Sư đoàn 8, 24 và 6, trừ bị là các Sư đoàn 7, 9 và 3 Việt cộng; Liên đoàn 6 và 8 Biệt Động Quân đối đầu với các Sư đoàn 8, 5, 262 Việt cộng.
- Phòng tuyến Củ Chi do Sư đoàn 25 Bộ binh của Chuẩn tướng Lý Tòng Bá trấn đóng ở Củ Chi, nơi đây Sư đoàn đã đối đầu với Sư đoàn 50 Việt cộng; Liên đoàn 9 Biệt Động Quân đối đầu với Sư đoàn 232, 27, 71 của Việt cộng.
Ngoài ra, quân đoàn III VNCH còn có 14 Tiểu đoàn Pháo binh với 376 đại pháo đủ loại; 7 Thiết đoàn Kỵ binh với gần 700 chiến xa đủ loại; Sư đoàn 3 Không quân đóng ở Biên Hòa và Sư đoàn 5 Không quân đóng ở Sài Gòn; Hải quân có 4 Hải đoàn Duyên phòng và 6 Giang đoàn với 700 tàu đủ loại; Các đơn vị Địa Phương Quân Nghĩa Quân, Nhân Dân Tự Vệ cũng như Cảnh Sát Quốc Gia và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù.
Tuy nhiên qua cách bố phòng, chúng ta có thể nhận thấy một điều, hầu hết các đơn vị lớn và thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ đóng ở vòng đai xa thủ đô Sài Gòn, không có một đơn vị tinh nhuệ nào được lịnh trực tiếp bảo vệ thành phố đông dân này (nếu chúng tôi không nhầm). Sài Gòn đã bị bỏ ngỏ từ trước, nhất là khi phòng tuyến Củ chi của Sư đoàn 25 Bộ binh bị xuyên thủng, quân Bắc xâm Việt cộng đã thâm nhập Sài Gòn một cách dễ dàng.
Vị Tư lịnh Biệt khu thủ độ Sài Gòn Gia Định, Trung tướng Nguyễn Văn Minh (ngày 28/04/1975) đã rời hàng ngủ khi quân đội còn sẳn sàng chiến đấu. Trung tướng Nguyễn Văn Minh là nguyên tư lịnh Quân đoàn III quân khu III năm 1971, khi ông được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ định thay thế Đại tướng Đỗ Cao Trí bị tử nạn trực thăng. Ông cũng là người có trách nhiệm đưa đến cuộc thất bại của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc hành quân ở Cao Miên khi quyết định bác bỏ chiến thuật "điệu hổ ly sơn" của Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu nguyên tư lịnh phó Quân đoàn III.
Cũng cần nói thêm là Tướng NVMinh là tướng văn phòng không phải tướng trận mạc, nên không mặn mà với kế hoạch dụ địch trước đó của Tướng Hiếu. Chiến thuật "điệu hổ ly sơn" không thay đổi, chỉ thay đổi ở chỗ dùng B52 diệt địch quân (áp lực của cố vấn Mỹ) thay vì dùng ba sư đoàn bộ binh để diệt địch. Thiếu Tướng Hiếu lưu ý Tướng Minh, rằng dùng B52 rải bom không những chỉ giết chết binh sĩ việt cộng mà còn tàn sát luôn Trung Đoàn 8 VNCH, như vậy cái giá của chiến thắng là sinh mạng của hàng ngàn chiến sĩ Trung Đoàn 8 Bộ Binh. Đánh giặc theo kiểu giết người hàng loạt như vậy thì quá dễ, ngây ngô và vô nhân đạo quá. Chính vì lòng NHÂN đối với binh sĩ dưới quyền mà Tướng Nguyễn Văn Hiếu đã cưỡng lịnh cấp trên rồi bị trừng phạt. Riêng Tướng Nguyễn Văn Minh lại được Tổng thống Nguyễn Văn thiệu nâng đỡ lên chức vụ cao hơn. Và rồi kết cuộc của ngày 30/04 đối với Biệt khu Sài Gòn Gia Định là như thế.
Trở lại phần trình bày các lực lượng trú phòng của QĐ III QK III ...
- Về phía quân Bắc xâm Việt cộng bao gồm các quân đoàn I, II, III , IV tổng cộng 15 sư đoàn bộ binh, ngoài ra còn có 5 Lữ đoàn bộ binh biệt lập, 4 Trung đoàn chiến xa, 6 trung đoàn đặc công.
Kể từ khi quân Bắc xâm Việt cộng phát động cuộc tổng tấn công chiếm thủ đô Sài Gòn ngày 26/04/1975, thì Sư đoàn 25 Bộ binh có căn cứ tại Củ Chi bị thất thủ khi quân đoàn III vc gồm các Sư đoàn 320, 316, 70, 968 tấn công dồn dập, Chuẩn tướng Lý Tòng Bá một Tướng lãnh tài ba lỗi lạc rốt cuộc phải thúc thủ và bị bắt tại mặt trận đêm 29 rạng sáng 30/4/1975 do quyết định sai lầm từ vị Tư lịnh quân đoàn III, Tướng Nguyễn Văn Toàn.
Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ
Sư Ðoàn 5 Bộ Binh do Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ làm tư lịnh đóng ở Lai Khê, tình hình không có gì đặc biệt. Nhưng sáng hôm sau khoảng 10 giờ 30, khi nghe Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cộng sản, Tướng Lê Nguyên Vỹ cho kéo cờ trắng. Sau đó, ông nghiêm trang chào quốc kỳ rồi trở về văn phòng tự sát. Tướng Lê Nguyên Vỹ đền nợ nước đúng ngày 19 tháng 3 năm Ất Mão (Âm Lịch), tức ngày 30 tháng 4 năm 1975 (Dương Lịch).
08 giờ sáng ngày 30/4/75, liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu hoàn toàn bị cắt đứt, vì Đại Tướng Cao Văn Viên Tổng Tham Mưu Trưởng đã từ nhiệm và di tản từ ngày 27/04/1975.
Khi không liên lạc được với Bộ Tổng tham mưu, Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi quyết định họp các chỉ huy trưởng để tham khảo ý kiến. Tất cả cùng quyết định kéo quân về giải vây thủ đô. Đoàn quân giải vây thủ đô gồm:
Lữ Ðoàn 2 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Lô chỉ huy tiến theo Ðường Sắt phía phải về Saigòn.
Lữ Ðoàn 468 Thủy Quân Lục Chiến của Trung Tá Huỳnh Văn Lượm tiến theo phía trái Ðường Sắt
Lữ Ðoàn 3 Kỵ Binh và Liên Ðoàn 33 Biệt Ðộng Quân tiến theo Xa lộ Biên Hòa về Saigòn.
Chiến Ðoàn 315 của Trung Tá Ðỗ Ðức Thảo tiến về Cầu Bình Triệu.
Chiến Ðoàn 322 của Trung Tá Nguyễn Văn Liên tiến theo sau Chiến Ðoàn 315.
Chiến Ðoàn 318 của Trung Tá Nguyễn Ðức Dương đi phía sau các đơn vị để yểm trợ.
Tuy nhiên khi các chiến xa của Lữ đoàn 3 Kỵ Binh tiến tới gần nhà thờ Fatima, Bình Triệu, thì Tướng Trần Quang Khôi nghe được lịnh buông súng đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. Đó là ngày 30 tháng 4 năm 1975 lúc 10 giờ 25 phút sáng.
Khi lịnh đầu hàng ban hành, vì không chấp nhận đầu hàng kẻ thù, Trung tá Nguyễn Văn Long (Cảnh Sát Quốc Gia) đã tự sát bằng súng lục lúc 11giờ 30 dưới tượng đài Thủy Quân Lục Chiến phía trước tòa nhà Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa trong ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Thiếu tướng Lê Văn Hưng
Thiếu tướng Lê Văn Hưng, Tư lịnh phó quân đoàn IV tự sát vào lúc 20 giờ 45 phút tối ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Thiếu tướng Phạm Văn Phú
Thiếu tướng Phạm Văn Phú nguyên Tư lịnh quân đoàn II quân khu II tự tử bằng thuốc độc ngày 29/04/1975 và chết vào trưa ngày 30/04/1975 khi nghe tin Dương Văn Minh đầu hàng Việt cộng.
Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam tư lịnh Quân Ðoàn IV Quân khu IV, đã quyết định không đầu hàng Việt cộng và tuẫn tiết vào sáng ngày 01 tháng 5 để bảo vệ khí tiết của một vị tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông tự sát khi mới 48 tuổi.
Chuẩn tướng Trần Văn Hai
Chuẩn tướng Trần Văn Hai Tư lịnh Sư đoàn 7 Bộ binh tự sát bằng thuốc độc chiều ngày 30/4/1975.
Đại tá Hồ Ngọc Cẩn
Ðại tá Hồ Ngọc Cẩn Tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện, chiến đấu đến cùng và bị bắt lúc 11 giờ đêm ngày 1/5/75 khi bộ chỉ huy Tiểu khu thất thủ.
Và còn nhiều, rất nhiều gương trung liệt khác của quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong ngày 30/4/1975 vì không chấp nhận đầu hàng quân Bắc xâm Việt cộng.
Một trang sử hào hùng đã lật qua để bày ra trước mắt những chuỗi ngày thê thảm đối với quân dân miền Nam Việt Nam!
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử