lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Tổng hợp thông tin chiến tranh điện toán Anonymous, Hoa Kỳ, Liên Âu, Liên bang Nga, Nhà nước hồi giáo và Trung cộng :

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Lịch Sử Việt Nam Ngày 30/04/1975

https://www.truclamyentu.info/tlls_lichsuvietnamcandai/lichsuvietnam9.htm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

"Quyết định đầu hàng đạo quân Bắc xâm Việt cộng ngày 30/4/1975 của ông Dương Văn Minh đã mở đầu cho thảm nạn diệt chủng văn hóa lần thứ ba của tộc Việt"

Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính tháng 03/2011

V. Ý Nghĩa Lịch Sử Của Hai Cuộc Chiến:

Quyết tâm chiến đấu của thời nhà Trần qua... nghiêm lịnh không được đầu hàng kẻ thù, nghiêm lịnh đó nội dung như sau: «Phàm các quận huyện trong nước, hễ có giặc ngoài đến, thì phải liều chết cố đánh; nếu không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, chứ không đón hàng».

Vị vua Phật tử Trần Nhân Tông với lời thề "phải đánh" của toàn dân trong hội nghị Bình Than và Diên Hồng cũng như sự cương quyết không "đón hàng" quân thù đã đem lại mùa xuân huy hoàng, sáng lạng nhất cho lịch sử dân tộc năm 1285 và năm 1288.

Nhà Trần quan niệm những kẻ đầu hàng là phản quốc. Đồng thời số phận những kẻ đầu hàng quân thù là phải bị xử chết, như trường hợp Thượng vị Chương Hiến Trần Kiện.

Tuy nhiên, sau khi chiến thắng quân thù, chỉ mấy ngày sau vì lòng từ bi vua Nhân Tông đã ra lịnh ân xá người có tội trong cả nước, kể cả những người đầu hàng quân Nguyên. Ngoài ra còn giảm thuế và tạp dịch cho những nơi bị chiến nạn. Thượng hoàng Trần Thánh Tông còn ra lịnh đốt hết tất cả những văn kiện của các nhân vật đầu hàng kẻ thù.

Vị vua Phật tử thứ hai là Dương Văn Minh với quyết định "đầu hàng" đã đem lại hậu quả khôn lường với mùa đông đen tối, tủi nhục và kinh hoàng cho dân tộc từ năm 1975 cho đến nay.

Chưa hết, với quyết định đầu hàng này là một đòn nặng nề giáng vào nền văn minh của tộc Việt trước sự xâm thực khủng khiếp của đoàn quân Bắc xâm Việt cộng. Hơn nữa đã triệt tiêu hoàn toàn vùng đất dung thân cho các tập thể người Việt quốc gia dân tộc.

Sự xâm thực khủng khiếp này có thể so sánh với thời kỳ Vương triều của Hai Bà Trưng bị bại trước sự tấn công của Mã Viện. Vào lúc đó... "Dưới sự điều khiển của hai chị em bà Trưng, quân Hán đã bị đuổi ra khỏi biên giới. Để trả thù sự thất bại ấy, vua Tàu đã gởi vào năm 43 s.cn nhiều đội quân do tướng Mã Viện chỉ huy để chinh phục lại xứ này. Theo sử chép, một trong những đạo quân đã vượt xuống miền châu thổ Thanh Hóa, dọc theo lưu vực sông Mã, nơi vị trí của làng Đông Sơn. Chắc hẳn lúc ấy làng Đông Sơn đã bị cướp bóc và thiêu hủy. Cuộc chém giết rất ghê tởm. Hàng ngàn người bị giết hay bị bắt làm nô lệ. Một vài lãnh tụ với một nhóm đồng ngũ cũng đã chạy thoát. Biến cố lịch sử ấy đã đánh một đòn rất nặng vào nền văn minh Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam… Nhưng nếu văn minh Đông Sơn đã bị suy sụp tại Bắc Việt vì cuộc xâm lăng của quân tàu, nó vẫn còn sống sót lại ở nơi khác trong khu vực Đông Nam Á, nhất là nơi các cư dân miền núi". Theo Việt Nam Carrefour de peuples et de civilisations trang 1648-1651, Olov Janse ed France Asie.

Trong lịch sử của tộc Việt, có ba lần bị diệt chủng văn hóa quan trọng nhất, khi đất nước bị quân xâm lược Bắc phương chiếm đóng.

Lần thứ nhất, vào năm 43 như trên đã đề cập

Lần thứ hai, vào năm 1407 khi quân Minh đánh bại nhà Hồ. Lúc đó quân Minh xâm lược đã tịch thu tất cả tài liệu, thư khố của Đại Việt mà đem về Kim Lăng cũng như bắt đi những nhân tài nước ta đem về Tầu phục vụ cho chúng.

Lần thứ ba, vào ngày 30/04/1975. Khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng đạo quân Bắc xâm Việt cộng đã tạo điều kiện thuận lợi và mở đầu cho thảm nạn diệt chủng văn hóa lần thứ ba của tộc Việt. Quân Bắc xâm Việt cộng đã tịch thu, tiêu hủy văn hóa dân tộc của Việt Nam Cộng Hòa, còn những nhân tài trong các lãnh vực khác nhau, người bị tù đày, kẻ thì bị thủ tiêu, lớp khác thì bỏ chạy khỏi xứ. Thảm trạng còn kinh khủng hơn thời quân xâm lược nhà Minh chiếm đóng Đại Việt năm 1407.

Tuy rằng, vùng đất dung thân của các lực lượng quốc gia dân tộc đã bị Dương văn Minh triệt tiêu, nhưng tinh thần quốc gia dân tộc đã được di chuyển sang những vùng đất khác ở bên ngoài đất nước Việt Nam. Và sau 35 năm tinh thần này đã thành công và nở rộ trên toàn thế giới qua những hoạt động đa phương của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản. Từ các lãnh vực văn hóa, giáo dục, kinh tế, chính trị, khoa học, quân sự v.v... đâu đâu cũng đều ghi nhận sự thành công vượt bực của những người Việt Nam yêu nước chống độc tài cộng sản.

Sau ngày 30/04/1975, những thảm họa sau đây đã đến với tộc Việt:

- Sau khi chiếm Sài Gòn quân Bắc xâm Việt cộng đã cướp 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa do phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo trao tay. Rồi đổ cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã đem đi ngoại quốc.

- Ngày 10/05/1975, quân Bắc xâm Việt cộng tập trung Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa trong chính sách "tập trung cải tạo" thực tế là đi tù. Hàng trăm ngàn người đã bị đày ải trong các trại tù từ Nam chí Bắc; trong số đó có những người đã bị chết trong các trại tù do bịnh tật, do sự trả thù, do sự vượt thoát không thành và bị hạ sát. Con số có thể lên đến hàng ngàn, hàng chục ngàn người bị chết trong các trại tù trá hình từ Nam chí Bắc.

- Ngày 14/08/1975 Đại tá Hồ Ngọc Cẩn tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện bị Việt cộng hành quyết.

- Từ ngày 02/09 đến 27/12/1975, Việt cộng hành quyết 7 sĩ quan và viên chức hành chánh của Việt Nam Cộng Hòa ở trại tù Suối Máu, tỉnh Đồng Nai.

- Ngày 18/09/1975 đổi tiền lần thứ nhất.

- Ngày 10/11/1975 chiến dịch đánh tư sản mại bản lần đầu do Nguyễn Hữu Thọ cầm đầu.

- Ngày 22/12/1975 Việt cộng tiến hành thống nhất hai miền Nam Bắc và chính thức khai tử Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (một bình phong, con cờ trong âm mưu thôn tính miền Nam) bằng cách chỉ xử dụng lá cờ đảng sao vàng làm "quốc kỳ" cho nước Việt Nam thống nhất.

- Từ 02/01 đến 13/08/1976, quân chiếm đóng Việt cộng xử tử hình 17 sĩ quan và viên chức hành chánh VNCH ở trại tù Suối Máu, tỉnh Đồng Nai.

- Ngày 12/02/1976, Việt cộng tấn công nhà thờ Vinh Sơn ở Sài Gòn và giết 3 vị linh mục. Một số thành viên của tổ chức Liên Tôn bị bắt, trong đó có Linh mục Quang Minh.

- Ngày 12/03/1976, Trần Văn Phác, bộ trưởng thông tin Việt cộng ra lịnh tịch thu, tiêu hủy "sách báo đồi trụy, phản động" ở miền Nam Việt Nam. Đây là lần thứ ba đạo quân Bắc xâm diệt chủng văn hóa của tộc Việt.

- Ngày 05/06/1976, Trần Trọng Tân, trưởng ban khoa giáo thành ủy Sài Gòn ra thông báo tổ chức các khóa học chánh trị cho giới văn nghệ sĩ miền Nam, và sau đó là những đợt truy lùng bắt bớ văn nghệ sĩ trên toàn miền Nam.

- Từ khi sài Gòn bị thất thủ, hàng ngàn, hàng vạn người dân Việt đã liều mạng bỏ xứ ra đi. Họ dùng đủ mọi phương tiện, bằng tàu bè, bằng đường bộ để vượt thoát ra khỏi chế độ Cộng sản Việt Nam. Do đó đã đưa đến cao trào vượt biển vào năm 1979. Có những người may mắn đến được bến bờ tự do, rồi được định cư ở một nước thứ ba; nhưng có những người vượt biển khác đã để xác thân lại dưới lòng biển sâu; và có những người phụ nữ Việt Nam bị hải tặc Thái Lan cưỡng bức, rồi hoặc giết, hoặc bắt đi đem bán cho các nhà "tiếp khách" ở Vọng Các. Con số nạn nhân vượt biển tìm tự do lên đến khoảng 1 triệu 500 ngàn người. Và con số người đến được bến bờ tự do, không dưới 3 triệu người, định cư rải rác trên thế giới từ Mỹ sang Âu.

- Ngày 26/12/1978, quân Bắc xâm Việt cộng xua 200 ngàn quân xâm lăng Cao Miên.

- Ngày 17/02/1979, Tầu cộng xua hơn 500 ngàn quân tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.

Và 35 năm sau...30/04/2010

Tập đoàn An Nam đô hộ phủ ở Hà Nội, đã và đang từng bước hiến dâng đất nước và tộc Việt cho Tầu cộng để đổi lại ủng hộ cho sự tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam. Từ Hoàng Sa, Trường Sa, Bản Giốc, Ải Nam Quan, Núi Đất, Vịnh Bắc Bộ, Bauxit Tây nguyên vào tay quân Tầu cộng mà họ không phải tốn một viên đạn nào.

Cung cách hành xử "từ bi", "đầu hàng" của Đại tướng Tổng thống Dương Văn Minh đã không đúng nghĩa với Phật giáo. Núi xương, sông máu và lắm oan hồn vất vưỡng đã diễn ra theo quyết định của vị tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa.

Đại tướng Tổng thống Dương Văn Minh đã hành xử theo cách của một người làm việc lâu năm cho đoàn quân Bắc xâm Việt cộng (*).

Động cơ cộng tác với kẻ thù của Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc và Đại tướng Tổng thống Dương Văn Minh có điểm tương đồng lớn là bất mãn đối với vị lãnh đạo đất nước, sau đó manh tâm trả thù bằng cách cộng tác với quân xâm lăng. 35 năm sau miền Nam thất thủ, lại có thêm Nguyễn Chí Vịnh tiếp bước Ích Tắc và Văn Minh.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site