lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Tổng hợp thông tin chiến tranh điện toán Anonymous, Hoa Kỳ, Liên Âu, Liên bang Nga, Nhà nước hồi giáo và Trung cộng :

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Lịch Sử Việt Nam Ngày 30/04/1975

https://www.truclamyentu.info/tlls_lichsuvietnamcandai/lichsuvietnam2.htm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

"Quyết định đầu hàng đạo quân Bắc xâm Việt cộng ngày 30/4/1975 của ông Dương Văn Minh đã mở đầu cho thảm nạn diệt chủng văn hóa lần thứ ba của tộc Việt"

Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính tháng 03/2011

...

Sự bố trí lực lượng của quân đội Đại Việt được ghi nhận như sau:

Ở mặt Đông-Bắc quân ta trấn thủ Vĩnh Bình, Động Bàng, Nội Bàng, Vạn Kiếp, Bình Than, chỉ huy mặt trận này là Quốc Công Tiết Chế Trần Hưng Đạo; đối phó với cánh quân Vân Nam

Ở phía Tây Bắc thì giao cho Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chỉ huy

Phía Nam kinh đô ta xây dựng một số địa điểm phòng thủ như Đà Mạc, A Lỗ và Đại Hoàng do Bảo Nghĩa Hầu Trần Bình Trọng làm chỉ huy.

Tổng chỉ huy chiến trường là Đức Hoàng Đế Trần Nhân Tông.

Tháng 8 năm 1284, Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã cho mời các kỳ lão của cả nước vào thềm điện Diên-Hồng để chiêu đãi cũng như bàn kế sách chống giặc. Khi Đức Thượng Hoàng trình bày tình hình nguy biến của nước nhà trước họa xâm lăng của Mông-cổ, thì tất cả kỳ lão đồng hô to «Phải đánh».

Toa Đô thống lãnh đoàn quân Mông-cổ với mưu đồ mở gọng kềm phương Nam để kềm chế Đại Việt bằng cách tấn công nước Chiêm Thành đã hoàn toàn thất bại trước sự kháng cự mãnh liệt của quân dân nước này.

Vua Nguyên đã tổ chức một bộ máy quân sự khổng lồ sang xâm lược nước ta. Bao gồm A Lý là tướng có công trong các trận hạ thành Tương Dương, Ngạc Châu, Phàn Thành, Tỉnh Giang, Giang Lăng và nhiều chiến trường khác. Còn phải kể Lý Hằng, người dứt điểm nhà Tống trong chiến dịch Nhai Sơn. Một số cận tướng với A Lý như Áo Lỗ Xích, Trình Bằng Phi, Ô Mã Nhi, Toa Ðô, Phàn Tiếp. Phải nói là bộ tham mưu này đã tập trung những tướng lãnh dày dặn kinh nghiệm nhất của quân Nguyên trong chiến dịch xâm lăng nước Ðại Việt.

Đại Việt và Mông-cổ giao tranh

lịch sử, lịch sử việt nam

Bản đồ quân sự thời nhà Trần chống quân Mông Cổ 

Ngày 21 tháng 12 năm Giáp Tý (1284) quân Mông-cổ do Thoát Hoan cầm đầu đã tràn xuống tới biên giới của nước ta. Thoát Hoan đã cho lý vấn quan Khúc Liệt (Kütä) và tuyên sứ Tháp Hải Tân Lý (Taqai Sarïq) cùng Nguyễn Ðại Học đem thư của A Lý đòi nước ta mở đường và cung cấp lương thực cho họ đi đánh Chiêm Thành. Ðức vua Trần Nhân Tông trả lời «Từ nước tôi đến Chiêm Thành, thủy bộ đều không tiện». Song song ngài hạ lịnh cho Hưng Ðạo Vương mang quân trấn thủ biên giới. Trong khi các phái bộ ngoại giao Nguyên-Việt tiếp tục qua lại trao đổi công hàm ngoại giao thì quân Nguyên tiếp tục ào ạt tiến đến Lộc Châu (tức huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn ngày nay). Thoát Hoan sai Ðà tổng là A Lý sang nước ta nói rõ về lý do chuyển quân là đi đánh Chiêm Thành chứ không có ý gì khác. Trong khi đó quân Mông-cổ tiếp tục tiến quân vào nội địa nước ta, khi chúng tiến tới núi Kheo Cấp thì bị quân ta anh dũng chận đánh không thể tiến lên được.

Nghe tin quân Nguyên kéo tới Lộc Châu, vua Trần Nhân Tông đã nhanh chóng điều động quân lính đến trấn thủ các ải Khâu Ôn và Khâu Cấp Lãnh.

Ngày 21 tháng 12 năm Giáp Thân (tức 27 tháng một năm 1285) Thoát Hoan và A Lý Hải Nha đã chia quân ra hai hướng để tấn công. Cánh quân phía Tây do Vạn Hộ Lý, La Hợp Ðáp Nhi (Bolqadar) và chiêu thảo Athâm (Atsin) chỉ huy do đường huyện Khâu Ôn tiến xuống. Cánh quân phía Ðông do khiếp tiết Tản Ðáp Nhi Ðãi (Tatartai) và vạn hộ Lý Băng Hiến ... tới ải Nữ-Nhi (Toàn Thư, Cương Mục) còn An-Nam Chí-Lược gọi là ải Anh-Nhi. Ở đây chúng bắt và giết một nhân viên do thám của Đại Việt là Đỗ-Vĩ tướng quân. Quân ta chiến đấu chống giặc Nguyên ở núi Khâu (hay Kheo) Cấp vẫn không phân thắng bại vì hai ải Khả-Ly và Nữ-Nhi đã thất thủ, song vì áp lực địch quá nặng nên bắt buộc phải rút về cố thủ ải Chi Lăng (thuộc Ôn Châu, tỉnh Lạng Sơn).

Tại ải Chi Lăng quân Đại Việt không thể nào đương cự được quân địch đông đảo gấp bội phần nên đành phải cấp tốc rút về trấn giữ bến Vạn Kiếp (tỉnh Hải Dương) là nơi Hưng Đạo Vương đặt tổng hành dinh điều khiển mặt trận miền Bắc (trước đây được đặt tại ải Nội Bàng).

Khi vua Nhân Tông nghe tin các ải Chi Lăng, Nội-Bàng bị thất thủ, quân ta lui về giữ bến Vạn Kiếp, trong cuộc họp ở Hải Đông (chỉ chung vùng Hải Dương cũ nay thuộc tỉnh Hải Hưng và Hải Phòng hiện nay) ngài đã ra lịnh cho Hưng Đạo Vương điều động quân lính các lộ Hải Đông, Vân Trà, Ba Điểm (Vân Trà Ba Điểm là hai hương lộ thuộc Hải Đông bấy giờ. Hương Vân Trà hay Trà Hương là vùng Kim Thành, tỉnh Hải Hưng ngày nay), chọn những người dũng cảm làm tiên phong, vượt biển vào Nam để trợ chiến với quân bạn. Nhờ sự tăng viện kịp thời, tinh thần binh sĩ của ta mới được phấn chấn trở lại sau những thất bại liên tiếp ở các chiến dịch biên giới phía Bắc.

Ngày 26 tháng chạp năm Giáp-thân (1284) giặc Nguyên tấn chiếm các ải Vĩnh-Châu, Nội-Bàng, Thiết-Lược và Chi-Lăng. Trong đó Nội-Bàng là một chiến trường khá quan trọng cho vòng đai phòng thủ kinh thành Thăng Long.

Hưng Đạo Vương cùng quân lính rút lui vội vả khỏi ải Nội Bàng cho ta thấy tình thế rất bức bách, đồng thời ngoài dự tính của Đức Hoàng Đế Trần cũng như Hưng Đạo Vương. Ấy thế, kẻ thù vẫn không buông tha. Quân Nguyên đuổi theo đoàn quân triệt thoái và chúng chia ra hai ngả để tấn công vào cứ điểm Vạn Kiếp.

Tại đây quân Đại Việt phải triệt thoái một lần  nữa và bị thiệt mất 20 vạn chiếc thuyền về tay giặc. Thừa cơ quân ta rút lui, chúng cướp phá, giết chóc xem như chỗ không người, đồng thời tiến chiếm các cứ điểm Gia Lâm, Đông Ngàn. Ở hai nơi này hễ bắt được người lính nào của ta trên tay có xâm hai chữ «sát thát» trên cánh tay đều bị Mông-cổ giết thẳng tay.

Sau khi các phòng tuyến Vin-Châu, Nội-Bàng, Thiết-Lược và Chi-Lăng lần lượt thất thủ sau 5 ngày tấn công của giặc, Vua Trần Nhân Tông đã phải thay đổi chiến lược chống giặc. .. chủ trương chiến đấu ban đầu của vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo hình như là đưa quân lên chận giặc ngay tại những vùng địa đầu biên giới của tổ quốc theo chiến lược Lý Thường Kiệt đã làm hơn 200 năm trước»

Chiến lược mới, vừa đánh vừa rút, vừa tổ chức phòng thủ đồng thời chọn lựa thời điểm và chiến trường thích hợp nhất để phản công đánh bại kẻ thù.

Ngày 26 tháng Chạp năm 1284 giặc Nguyên tấn công vào ải Nội-Bàng cũng như các ải gần đó (theo Toàn Thư), còn trong An Nam Chí Lược ghi là 27 tháng Chạp. Quân ta đã rút khỏi các ải vừa bị thất thủ và lui về phòng tuyến Vạn Kiếp. Vào lúc này nhằm năm hết tết đến, vừa phải cấp tốc tổ chức lại sự chiến đấu cũng như chăm sóc cho những binh sĩ bị thương còn phải chuẩn bị đón chào năm mới Ất-Dậu, không khí thật tưng bừng phấn chấn nhất là khi Đức Hoàng Đế Trần nhắc nhở và cổ vũ tinh thần toàn quân sau một số thất lợi ban đầu bằng cách nói rằng «Hoan diễn do tồn thập vạn quân» nghĩa là ta còn đạo quân dự bị ở Hoan ái đến hơn trăm ngàn người.

Thoát Hoan sau khi đã chấn chỉnh xong binh đội, ngày mồng 6 tháng Giêng năm 1285 chúng mở cuộc tấn công vào phòng tuyến Vạn Kiếp và núi Phả Lại (tức là núi ở xã Phả Lại, cạnh sông Lục Đầu, đối diện với thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng) của quân Đại Việt.

Ở tại Vạn Kiếp, Hưng Đạo Vương đã đem chiến thuyền dàn trận cách sông Vạn Kiếp mười dặm mà theo Cương Mục gọi là trận «dực thủy». Dực thủy là hình thức dàn trận đánh trên sông sắp các chiến thuyền theo hình cánh chim sãi trên mặt nước. Hình thức này có lợi là các chiến thuyền có thể nương tựa và bảo vệ nhau trong lúc chiến đấu. Tuy nhiên nếu gặp cường địch, thế cùng phải thoái lui thì sẽ bị vướng víu khó lòng xoay trở kịp. Trong sách Trần Hưng Đạo của tác giả Hoàng Thúc Trâm thì ghi là «Dục thủy» tức là trận tắm nước.

Phải nói là trận đánh tại Vạn Kiếp xảy ra rất là cam go giữa ta và địch, chúng phải mất hơn 10 ngày mới phá vỡ được phòng tuyến này của ta. Dĩ nhiên con số thiệt hại nhân mạng giữa hai bên là không nhỏ, phía quân Nguyên có tướng vạn hộ Nghê Nhuận bị tử trận ở Lưu Thôn.

Thành Thăng-Long bị bao vây

Ngày 9 tháng giêng năm Ất Dậu (1285) Đức vua Trần Nhân Tông thống lãnh 100 ngàn quân Đại Việt cả thủy và lục hai lộ quân ở tại phòng tuyến nơi sông Bình Than (hay Bài-Than theo An Nam Chí Lược của Lê Tắc) để chống lại sức tấn công vũ bảo của giặc Nguyên do các tướng Ô Mã Nhi, Chiêu-Thảo Nạp-Hải, Trấn-Vũ Tống-Lâm-Đức cầm đầu.

Để tấn công vào phòng tuyến này của ta, chúng đã xử dụng những chiến thuyền tịch thu được ở trận Vạn Kiếp. Cũng tại đây vào tháng 10 năm 1283, Vua Trần Nhân Tông đã triệu tập các vương thân quốc thích để bàn phương sách chống giặc. Thì nay hơn một năm sau tại bến đò Bình Than vũng Trần Xá này đã diễn ra một trận kịch chiến long trời lở đất do đích thân ngài chỉ huy. Trận này xảy ra cho ta thấy rõ ràng hơn chiến lược chống giặc của vị lãnh đạo của chúng ta là «mềm nắm rắn buông» hay tháo lui chiến lược phòng thủ chiến lược và phản công chiến lược. Và hiện tại ta đang ở giữa giai đoạn một và hai.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site