lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
Lịch Sử Việt Nam Ngày 30/04/1975
https://www.truclamyentu.info/tlls_lichsuvietnamcandai/lichsuvietnam3.htm
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
"Quyết định đầu hàng đạo quân Bắc xâm Việt cộng ngày 30/4/1975 của ông Dương Văn Minh đã mở đầu cho thảm nạn diệt chủng văn hóa lần thứ ba của tộc Việt"
Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính tháng 03/2011
...
Ngày 13 tháng giêng, Đức vua Trần cùng quân lính trấn thủ phòng tuyến sông Cái (trong sử gọi là sông Lô) chống trả các cuộc tấn công của quân Nguyên nhưng không thành công đành phải rút lui để lập phòng tuyến mới.
Đang lúc các trận giao tranh xảy ra ác liệt có Chi hậu cục Đỗ Khắc Chung tình nguyện mang thơ đi nghị hòa với quân Nguyên (mục đích do thám trại lính quân Nguyên), ông tâu với vua Nhân Tông rằng: «Thần hèn mọn bất tài, nhưng xin được đi». Đức vua khen ngợi: «Ngờ đâu trong đám ngựa xe kéo muối lại có ngựa kỳ, ngựa ký như thế».
Ngày 14 tháng giêng (1285), quân Đại Việt lập các cứ điểm (gồm các sào lũy bằng gỗ) phòng ngự phía Nam sông Cái để chống giặc, ở đây mở màn cho trận đánh thành Thăng Long.
Thoát Hoan cùng quan hành tỉnh thân chinh đến phía Đông bờ sông Cái để tấn công quân nhà Trần. Nơi đây chúng tịch thu của quân ta được 20 chiến thuyền. Quân do Hưng Đạo Vương không đương cự nổi phải rút lui. Và quân Mông-cổ buộc bè làm cầu, sang bờ bắc sông Phú Lương.
Vua Nhân Tông bố trí binh sĩ dựng gỗ dọc theo sông. Khi thấy quân Mông-cổ đến, quân ta nổ pháo và thách thức đánh nhau. Trận đánh tiếp diễn đến chiều, Nguyễn Phụng Ngự được sai đi thuyết khách yêu cầu Thoát Hoan rút lui. Dĩ nhiên quân mông-cổ làm sao chấp nhận được, chúng vẫn nhất quyết tấn công.
Để bảo toàn lực lượng vua Nhân Tông cùng binh sĩ Đại Việt rút khỏi thành Thăng-Long ngày 14 tháng giêng năm Ất Dậu (1285). Hôm sau, Thoát Hoan vào thành, đều thấy cung điện trống trơn, chỉ lưu lại chiếu sắc và mấy lá thư của Mông-cổ, tất cả đều bị xé nát. Ở đây chúng ta thấy tài trí phi thường của vua Nhân Tông trong việc cầm chân kẻ thù để rút lui binh lính một cách an toàn nhất, ít bị hao binh tổn tướng.
Tuy chiếm được Thăng Long nhưng Thoát Hoan e dè sợ lọt vào ổ phục kích của ta nên không dám đóng quân trong thành.
Kế hoạch rút quân của ta từ Bình Than về Thăng Long và từ Thăng Long về Thiên Trường là nhằm bảo toàn lực lượng tránh đi ba mũi tấn công của giặc Nguyên. Một mũi do chính Thoát Hoan và A Lý Hải Nha từ phía Đông Bắc xuống, mũi kế là từ Tây Bắc thọc qua do Nạp Tốc Lạt Đinh và cuối cùng, quan trọng hơn là mũi từ phương Nam đâm lên do Toa Đô chỉ huy.
Quân Nguyên vẫn tiếp tục truy sát quân ta để cố bắt cho được hai vị vua của ta.
Vua Nhân Tông rước Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đi Tam Trĩ Nguyên (là sông Ba Chế, ở huyện Ba Chế thuộc tỉnh Quảng Ninh), Thoát Hoan khi vào thành biết rằng nhà vua đã đi xa nên càng gấp rút đuổi theo.
Quân do thám Mông-cổ dò biết được nơi chốn đào tỵ của hai vua nên chúng chia hai đường do Tả thừa truy đuổi bằng đường thủy, Hữu thừa rượt theo bằng đường bộ. Đức Hoàng đế Trần bỏ đường thủy phò Thượng Hoàng đi bộ cùng với quân dân. Trong Cương Mục và Toàn Thư không thấy ghi cách tổ chức hành quân triệt thoái vào đời Trần ra sao, chắc hẳn là vô cùng gian nan và bức bách.
Đoàn quân triệt thoái được an toàn đã chứng tỏ tài năng trời cho về quân sự của vua Trần Nhân Tông suy nghĩ trong việc sắp xếp một cách chu đáo cuộc triệt thoái này. Ngày nay nhiều nhà quân sự tiếng tăm trên thế giới cho rằng hành quân triệt thoái còn khó hơn cả khi tấn công vào đất địch vì đạo quân bị rơi vào thế thụ động vừa phải tìm cách bảo toàn lực lượng vừa lo chống đỡ kẻ thù truy kích, thì cách đây 715 năm về trước, một vị Hoàng đế người Việt Nam đã thành công trong việc chỉ huy đoàn quân triệt thoái giữa lúc đang bị kẻ thù xâm lăng truy đuổi gắt gao nhất. Người đó không ai khác hơn đó là Đức vua Trần Nhân Tông. Và đây là cuộc triệt thoái thứ hai và được tổ chức một cách chu toàn nên đã thành công.
Ngày 28 tháng giêng, Hưng Đạo Vương tâu với nhà vua xin cho Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải chận đánh cánh quân của Toa Đô ở Nghệ An (cánh quân này được lịnh từ Chiêm Thành, tiến chiếm các châu lộ phía Nam của ta, rồi Bắc tiến, phối hợp với đạo quân của Thoát Hoan làm thành thế gọng kềm tiêu diệt quân đội nhà Trần).
Chao đảo về tình hình chiến trường, ngày 1 tháng 2, con thứ của Tỉnh Quốc Đại Vương Quốc Khang là Thượng vị Chương Hiến Trần Kiện (Trần Kiện vốn có hiềm khích với hoàng tử Đức Việp. Khi giặc Nguyên xâm lăng, Kiện được lịnh trấn giữ Thanh Hóa) và thuộc hạ thân tín là Lê Tắc (hay Trắc) ra đầu hàng quân Nguyên. Toa Đô sai quân lính đưa đám hàng binh này về Yên kinh (thủ phủ của nhà Nguyên). Dọc đường bị các vị tù trưởng ở Lạng Giang (tức Lạng Sơn ngày nay) là Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh tập kích trại Ma Lục (ở Chi Lăng thuộc châu Lạng Giang thời đó, nay là tỉnh Lạng Sơn). Vị tướng của Hưng Đạo Vương là Nguyễn Địa Lô bắn tên giết được Trần Kiện. Lê Tắc phải đưa xác Kiện lên ngựa, chạy trốn trong đêm, được vài chục dặm tới Khâu Ôn và chôn tại đó.
Ngày 15 tháng 3 năm Ất Dậu (1285), Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc, Phạm Cự Địa, Lê Diễn, Trịnh Long đem quân lính đầu hàng nhà Nguyên. Trong Toàn Thư trình bày về con người của Ích Tắc cho ta thấy sự đầu hàng nhà Nguyên của nhân vật này đã có nhân duyên từ trước, phải nói từ đời trước khi Ích Tắc đầu thai làm con vua Thánh Tông. Ích Tắc là hoàng đệ của Nhân Tông, so về tài thì Nhân Tông và Ích Tắc không ai thua kém ai, nhưng về mặt đức độ của người con lớn (Nhân Tông) hơn hẳn đứa con thứ (Ích Tắc). Ích Tắc tự phụ nghĩ rằng mình có tài hơn hẳn Nhân Tông tại sao phụ vương (vua Thánh Tông) không truyền ngôi cho mình lại phân biệt trưởng thứ như thế, nên sanh tâm bất mãn và tìm cách hợp tác với quân thù để cướp ngôi báu về cho bản thân mình.
Chuyển bại thành thắng
Quân Toa Đô từ Chiêm Thành kéo về, cướp bóc ở dọc đường, trèo non xuống dốc ở khoảng châu Ô, châu Lý, châu Hoan, châu Ái, nay về trấn đóng ở Tây Kết.
Nhà vua (Nhân Tông) bàn với quần thần rằng: «Quân giặc đi muôn dặm đường để đánh úp nước người ta, vì không đánh được mà phải bỏ đi, bây giờ nhân lúc chúng mỏi mệt mà đem quân đã nghĩ dưỡng sức của ta để đối địch với quân mỏi mệt của chúng, đánh ngay một trận phủ đầu cho chúng mất hết nhuệ khí, thì tất nhiên phá được».
Tháng 4, nhà vua ban hành lịnh tổng phản công : "«..đem quân đã nghĩ dưỡng sức của ta để đối địch với quân mỏi mệt của chúng, đánh ngay một trận phủ đầu cho chúng mất hết nhuệ khí, thì tất nhiên phá được».
Các vị Chiêu Thành Vương (khuyết danh), Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái được lịnh của Đức Hoàng đế Trần đem các binh sĩ tinh nhuệ vây đánh quân giặc ở bến Tây-Kết (ở ven sông Hồng, khoảng thôn Đông Kết, xã Đông Bình, huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng. Ngày nay, thôn này cách sông Hồng 3 cây số, đất bãi (tức bãi Mạn-Trù, nay thuộc xã Tân Châu), nhưng xưa kia sông kề thôn).
Thừa thắng xông lên sau khi đã chiếm được bến Tây-Kết, các vị Chiêu Thành Vương (khuyết danh), Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đã thẳng đường tiến đánh Hàm Tử quan (cửa Hàm Tử: ở bãi Hàm Tử, huyện Động Yên tỉnh Hưng Yên).
Như vậy là suốt trong tháng 4 sau khi lịnh tổng phản công được ban hành thì quân dân Đại Việt đã tái chiếm lại các cứ điểm đã bị mất trước đây. Đó là A-Lỗ, Tây-Kết, Hàm Tử Quan và nó đã mở rộng cửa cho đường về giải phóng Thăng Long.
Trận phản công diễn ra tại cứ điểm A-Lỗ hay Hải-Thị do Hưng Đạo Vương chỉ huy. Đây là một trận đánh lớn không kém phần gay go quyết liệt. Quân nhà Trần đã tấn công hai hướng An-Lỗ và Giang-Khẩu. Ở tại Giang-Khẩu dưới sự chỉ huy của Trung Thành Vương đã kịch chiến với tướng nhà Nguyên là Thiên Hộ Mã Vinh. Binh sĩ Nguyên bị quân ta sát hại rất nhiều phải tháo lui. Sau đó hai cánh quân thủy bộ của nhà Trần đã tập trung toàn bộ lực lượng đánh vào đại doanh của chúng. Đại doanh đây chính là kinh thành Thăng Long. Mặc dù quân giặc cố gắng chống trả, quân ta thiệt hại không ít, nhưng nhờ chiến lược «đánh cầm chừng» trước đây nên ta đã bảo toàn được lực lượng do đó ta có đủ lực lượng để bủa vây quân địch đến mấy lớp và viện quân được điều đến liên tục để dứt điểm chiến trường quan trọng này.
Quân Mông-cổ vì bị vây hãm nhiều ngày, người ngựa thiệt hại, lương thực thiếu thốn, khí giới mất mát, không có viện binh cũng chẳng có khí cụ thay thế nên chúng buộc phải rút bỏ thành Thăng Long. Trận đánh từ A-Lỗ qua Giang-Khẩu đến Thăng Long ắt hẳn phải kéo dài đến cả tháng trời từ đầu tháng 4 cho đến thượng tuần tháng 5 mới hoàn tất.
Sang tháng 5 vào ngày mùng 3 năm Ất Dậu (1285) Thượng hoàng Thánh Tông và Hoàng đế Nhân Tông từ Thanh Hóa tiến ra cùng tấn công chiếm lại Trường-Yên (hay Tràng An theo Việt Sử Tiêu Án), ở đây quân ta đã thắng lớn, bắt được vô số địch quân cũng như giết được nhiều quân giặc.
Chương Dương (tên bến đò, ở xã Chương Dương, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Nội ngày nay-thuộc huyện Phong Châu tỉnh Phú Thọ) là một cứ điểm phòng ngự lớn của giặc trước khi về tới Thăng Long. Có thể nói đây là tiền đồn xa để phòng thủ kinh thành Thăng Long mà giặc Nguyên gọi là đại doanh. Tại đây quân ta và Mông-cổ đánh nhau một trận rất lớn và kẻ thù đã bị thiệt hại nặng. Có thể vì lý do đó chúng đã không ghi một dòng chữ nào trong các quyển sử Mông-cổ, ngoại trừ An-Nam Chí-Lược của Lê Tắc ghi vắn tắt: «Trong tháng 4, mùa hạ, An-Nam thừa cơ quân ta chỉnh mãng, đánh lấy lại La-thành». Chương Dương là tiền đồn xa như đã nói, khi quân ta chiếm được địa điểm tức nhiên Thăng Long chắc chắn phải lọt vào tay ta thôi. Nếu Chương Dương không mất thì Thăng Long không bị đe dọa và cũng không bị ta chiếm. Cho nên ở đây Lê Tắc viết: «An-Nam đánh lấy lại La-thành».
La-thành tức thành Đại-La mà Đại-La là tên cũ của thành Thăng Long, thành này lại là đại doanh (tổng hành dinh đạo quân miền Bắc của Thoát Hoan) như trong Kinh thế đại điển tự lục Nguyên văn loại đã ghi. Chúng ta có thể biết được rằng kinh thành Thăng Long đã được quân ta giải phóng từ tháng 4 nhưng mãi đến 10 tháng 5 mới có người lính của ta bị giặc bắt ở Chương Dương trốn chạy về báo cho hai vua đang chỉ huy trận đánh ở Trường-Yên được biết tin trên. Như vậy kinh thành Thăng Long được quân ta giải phóng vào cuối tháng 4 và tháng 10 tháng 5 có người chạy về Trường-Yên để báo là điều hợp lý là vì trận đánh tái chiếm Thăng Long thành diễn ra rất gay go nên nó đã kéo dài hơn cả tháng trời. Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì mà Cương Mục và Việt Sử Tiêu Án lại không đề cập đến trận đánh tái chiếm Chương Dương độ?
Về mặt trận Trường-Yên, Cương Mục ghi tiếp: «Về phần quân Nguyên: quân của Toa Đô và quân của Thoát Hoan đóng cách nhau đến hai trăm dặm, lúc Thoát Hoan phải rút lui quân, Toa Đô vẫn chưa biết, nên Toa Đô và Ô Mã Nhi đem quân từ đường biển ra đánh ở sông Thiên Mạc, định phối hợp với cánh quân Thoát Hoan để nương tựa lẫn nhau».
Tại mặt trận Trường-Yên do Thoát Hoan chống giữ. Thoát Hoan đã bị hai vua Trần thống lãnh quân sĩ đánh bại nên phải rút lui và cũng không kịp báo cho Toa Đô và Ô Mã Nhi cùng biết vì chúng đóng quân cách nhau đến hai trăm dặm.
Trong chiến dịch tổng phản công tái chiếm kinh thành Thăng-Long quân đội nhà Trần được tổ chức làm hai cánh quân: Cánh quân thứ nhất do Thượng tướng Trần Quang Khải dẫn đầu; cánh thứ hai do Hưng Ninh Vương Trần Quốc Tung và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy.
Sau khi Thăng Long đã sạch bóng quân thù, ngày 15 tháng 3 năm Ất Dậu (1285) hai vua đã về lại kinh thành trong tiếng khải hoàn và hai vị đã đi bái yết lăng tẩm của tổ tiên ở Long Hưng. Thượng tướng Trần Quang Khải cảm khái làm một bài thơ bất hủ để đánh dấu cuộc chiến đấu vô cùng dũng liệt của mọi con dân Đại Việt đồng thời khuyến khích mọi người hãy cố gắng giữ gìn nền thái bình đã được đánh đổi bằng sinh mạng của cả dân tộc, nội dung như sau:
Chương Dương cướp dáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng giữ
Nước non ấy muôn đời.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử