lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
Lịch Sử Việt Nam Ngày 30/04/1975
https://www.truclamyentu.info/tlls_lichsuvietnamcandai/lichsuvietnam1.htm
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
"Quyết định đầu hàng đạo quân Bắc xâm Việt cộng ngày 30/4/1975 của ông Dương Văn Minh đã mở đầu cho thảm nạn diệt chủng văn hóa lần thứ ba của tộc Việt"
Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính tháng 03/2011
I. Dẫn Nhập:
Xin mượn bài thơ Oan Hồn được trích trong Thi tập Cõi Lòng của Thi sĩ Vĩnh Nhất Tâm để làm lời mở đầu cho tài liệu biên khảo Lịch Sử Việt Nam Ngày 30/04/1975.
OAN HỒN
Biết bao nhiêu triệu oan hồn
Hồn còn vất vưỡng giữa dòng biển Ðông
Nhà tù, biên giới, ven sông
Ðường rừng chạy giặc, kẻ còn người không
Biết bao số phận má hồng!
Văn minh bác đảng “gả” chồng ngoại bang
Thế tình còn lắm gian ngoan
Trừ khi Cộng phỉ không còn vãng lai
Trải qua mấy chục năm nay
“Ðại đồng” đau khổ! Ðúng là giả nhân!.
Vĩnh Nhất Tâm
4-2003 (Thi tập Cõi Lòng)
Tài liệu biên khảo với mục đích nhìn lại một cách thẳng thắn và thực tiễn nhất trên tinh thần của một Phật tử về sự kiện Đại tướng Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn Minh quyết định đầu hàng đạo quân Bắc xâm cộng sản Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, cách đây 36 năm về trước.
Trước khi đề cập đến quyết định lịch sử của Tướng Dương Văn Minh trong ngày 30/04/1975, kính mời độc giả cùng nhìn lại hai trận đánh có tầm vóc lớn lao trong lịch sử nước nhà. Đó là trận chiến tái chiếm kinh thành Thăng-Long năm 1285 của quân dân Đại Việt đối đầu với đạo quân Bắc xâm Mông-cổ. Và trận đánh xảy ra vào gần cuối thế kỷ 20 giữa tộc Việt chống lại đoàn quân Bắc xâm Việt cộng (Việt cộng viết tắt của Việt Nam cộng sản).
* Cách xử dụng danh từ trong bài viết cũng như những bài viết, tài liệu biên khảo của Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam Và Tinh Thần Trúc Lâm Yên Tử tại Âu Châu: quân Bắc xâm Việt cộng: dùng để chỉ quân đội của cộng sản Việt Nam từ miền Bắc vào xâm chiếm miền Nam (tức Quân đội nhân dân cộng sản Bắc Việt); Việt cộng: đảng cộng sản Việt Nam; An nam đô hộ phủ: tức Bộ chính trị trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Vì đảng Cộng sản Việt Nam đã tình nguyện làm tay chân bộ hạ cho đảng cộng sản Tầu từ khi mới thành lập.
II. Từ Cuộc Kháng Nguyên Năm 1285...
Sau khi tiêu diệt nhà Tống vào năm 1279, Nguyên Thái Tổ tức Hốt Tất Liệt đã chuẩn bị binh sĩ cũng như cho đóng thêm chiến thuyền để xâm lăng Đại Việt. Ðể tránh sự thất bại như lần trước vào năm 1258, bị Thái tổ Trần Thái Tông đánh bại ở Đông Bộ Đầu, quân Nguyên dự trù mở ba mặt trận làm thế gọng kềm trong dã tâm đè bẹp triều đình nhà Trần. Chúng dự định đem quân đánh chiếm Chiêm Thành làm gọng kềm phía Nam, phối hợp với hai hướng tiến quân phía Ðông Bắc và Tây Bắc, từ dưới đánh lên và phía trên cho quân tràn xuống với khí thế vô cùng hung hãn.
Tình hình quân sự Mông-cổ và Đại Việt
Mùa thu tháng 8 năm 1283, viên tướng trấn thủ biên cương Lạng Châu (Lạng Sơn) là Lương Uất cấp báo về triều đình, Hữu thừa tướng nhà Nguyên là Toa Đô (Sôgatu) đem 5000 quân mượn đường nước ta sang đánh Chiêm Thành.
Tháng 10, vua Trần Nhân Tông tổ chức một hội nghị tại bến đò Bình Than, vũng Trần Xá (chỗ gặp nhau của hai con sông Thái Bình và Kinh Thầy. Nơi nầy về sau vẫn còn xã gọi là Trần Xá) ở địa phận xã Trần Xá, huyện Chí Linh. Hội nghị đã quy tụ hầu hết các vương thân quốc thích và cũng là các hàng lãnh đạo quân sự, mục đích tổ chức nhằm bàn kế chống giặc ngoại xâm cũng như thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết chiến đấu của toàn thể triều đình chúng ta. Tại đây ngoài việc bàn kế chống giặc, vua Nhân Tông đã phục chức Trần Khánh Dư làm Phó đô tướng quân, một phẩm hàm đã bị tước đi khi ông phạm lỗi và phải lui về làm nghề bán than ở Chí Linh (xưa là đất Bàng Châu, cũng gọi là Bàng Hà, khi quân Minh chiếm nước ta chúng đổi thành huyện Chí Linh, sau đó nhà Lê vẫn xử dụng tên cũ không thay đổi, này nay nó thuộc tỉnh Hải Dương). Hoài Vương Hầu Trần Quốc Toản vì còn nhỏ tuổi đã không được tham dự. Ông đã bóp nát trái cam trong tay lúc nào không hay để tỏ ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm. Khi lui về, ông đã quy tụ người nhà thành một đạo quân hơn ngàn người, trang bị khí giới, chiến thuyền, gương cao lá cờ «Phá Cường Ðịch Báo Hoàng Ân». Khi lâm trận chống quân Mông-cổ, lúc nào ông cũng đi đầu diệt giặc, khiến chúng phải e dè, không dám đối đầu mà phải lẫn tránh.
Vào tháng 10 cùng năm, Ðức Hoàng Ðế Trần sắc phong Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải làm Thượng tướng Thái sư (vị quan đứng đầu triều đình, chỉ huy cả hai bộ phận văn và võ), Ðinh Củng Viên làm Hàn lâm học sĩ phụng chỉ (vị quan đứng đầu viện văn học trông coi việc soạn thảo các loại chế, cáo, chiếu chỉ của nhà vua).
Tháng 7 mùa thu năm 1283, triều đình Ðại Việt cử quan Trung phẩm Hoàng Ư lệnh, nội thư gia Nguyễn Chương đi sứ nhà Nguyên. Tháng 10 hai vị sứ giả của chúng ta trở về báo rằng nhà Nguyên sai thái tử Trấn nam vương Thoát Hoan (Toghan) và bình chương A Lạt (Ariq-Qaya) quy tụ 50 vạn quân ở hai tỉnh Hồ Quảng chuẩn bị tràn vào xâm lăng nước ta.
Cho nên mùa Đông tháng 10 năm 1283, vua Nhân Tông đã đích thân cùng với các vương hầu mở cuộc tập trận lớn bao gồm cả thủy và lục quân. Ngài bổ nhiệm Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công, tiết chế thống lĩnh tất cả các sắc quân (tương đương với Tổng tham mưu trưởng quân đội ngày nay), chọn trong hàng tướng lãnh người nào có khả năng võ nghệ thì cho ra chỉ huy từng bộ phận.
Mùa thu tháng 8 năm 1284, Đức vua Trần Nhân Tông hạ lịnh cho Hưng Đạo Vương điều khiển các sắc quân của vương hầu, mở cuộc duyệt binh lớn ở Đông-bộ-đầu (tức bến sông Hồng phía trên cầu Long Biên gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay) rồi chia quân trấn giữ Bình-Than cũng như các nơi trọng yếu. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã phổ biến bài Hịch Chiến Sĩ đến toàn quân sĩ Đại Việt.
Quân ta rút lui thêm một lần nữa trước sức công phá mãnh liệt của địch. Ngày 12 giặc Nguyên đánh vào Gia Lâm, Vũ Ninh (sau là Võ Giảng, nay là huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), Đông Ngàn (tức là huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Chúng đã sát hại rất nhiều binh sĩ của ta, nhất là những người có xâm hai chữ «sát thát». Thẳng đường giặc Nguyên chiếm luôn Đông Bộ Đầu và dựng một lá cờ lớn (lá cờ lớn không thấy trong các bộ sử nói là cờ gì, không lẽ là cờ của quân Nguyên).
Cũng cần biết thêm rằng từ khi chiến cuộc Nguyên Việt bùng nổ thì khắp nơi trong nước Việt đều treo bảng yết thị của triều đình với nghiêm lịnh không được đầu hàng kẻ thù, nghiêm lịnh đó nội dung như sau: «Phàm các quận huyện trong nước, hễ có giặc ngoài đến, thì phải liều chết cố đánh; nếu không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, chứ không đón hàng».
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử