lịch sử việt nam
Hồ-Sơ Hoàng-Sa Trường-Sa Và Chủ-Quyền Dân-Tộc
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180, 181, 182, 183, 184, 185, 186, 187, 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 197, 198, 199, 200, 201, 202, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 209
Giáo Sư Nguyễn Văn Canh
PHẦN II: CHỦ QUYỀN DÂN TỘC.
A. BẰNG CHỨNG VỀ CHỦ QUYỀN:
B. HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BÁN NƯỚC
Chương I: Các Văn Kiện Bán Nước
Chương II: Các Hành vi Bán Nước
Chương III: Các Hành Động Nối Giáo Cho Giặc
Chương IV: Diễn Tiến Hành Động Đưa Trung Cộng Vào Đặt Ách Nô Lệ Hóa Dân Việt
***
B. HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BÁN NƯỚC
CHƯƠNG II: CÁC HÀNH VI BÁN NƯỚC
...
2. LUẬN CỨ CỦA TC VIỆN DẪN ĐÒI CHỦ QUYỀN
A. Công Hàm của Phạm Văn Đồng:
...
THÚ NHẬN CỦA PHẠM VĂN ĐỒNG VÀ LÝ DO BÁN LÃNH HẢI:
...
1) FIRST PART: DIVIDING THE PARACELS
...
Thêm vào đó, vào lúc ấy Việt Nam phải tập trung hết mọi lực lượng vào cuộc chiến chống Mỹ nên cần bạn bè khắp nơi. Tình hữu nghị Việt-Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Việt Nam xem Trung Quốc là một nguồn hỗ trợ to lớn và giá trị. Trong tinh thần ấy thì do tình thế cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung Quốc công bố chủ quyền của họ trên các quần đảo Hòang Sa và Trường Sa) là cần thiết vì nó phục vụ cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.
Đặc biệt, việc này còn nhắm vào nhu cầu cấp thiết lúc đó là ngăn ngừa đế quốc Mỹ không sử dụng các quần đảo đó để tấn công chúng ta. Việc lãnh đạo ta tạm công nhận như thế với Trung Quốc không có can hệ gì đến chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cả”.
Những lời trần tình của nguyên bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm được Thông tấn Xã Việt Nam đăng tải ngày 3 tháng 12 năm 1992, chứng minh điều người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc nhận xét “Việt Nam trong nhiều thời kỳ lịch sử đã có những quan điểm khác nhau về vấn đề chủ quyền này và Trung Quốc hiểu rõ chuyện đó”.
Những công hàm cấp Thủ tướng Chính phủ gởi cho nhau, những lời tuyên bố nồng ấm mà các lãnh đạo trao cho nhau khi còn thắm thiết, khi còn cần nhau, và được công báo, văn khố chính thức của quốc gia lưu giữ và báo chí quốc tế ghi nhận, thì nay có còn giá trị pháp lý hay không? Trung Quốc khẳng định là họ hiểu rõ chuyện đó.
Rồi trong một bài trên báo Sàigòn Giải Phóng ra tháng 05/1976, đã viết: “Trung quốc vĩ đại đối với chúng ta, không phải chỉ là người đồng chí, mà còn là người thầy tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày nay. Vì vậy chủ quyền Hoàng Sa thuộc về Việt Nam hay thuộc Trung quốc cũng vậy mà thôi”! (trích Làm Thân Cỏ Cú của Lê Minh Nguyên).
6. Ông Phạm Văn Đồng giữ chức thủ tướng 32 năm (BBC 24 tháng 1, 08).
Năm 1958 Thủ tướng của miền Bắc Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng, đã ký một lá thư mà sau này gây rất nhiều tranh cãi. Lá thư ngày 14-9-1958 nói chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tán thành với một tuyên bố của Bắc Kinh về hải phận của Trung Quốc. Lá thư này được nhiều người xem là sự thừa nhận của Bắc Việt đối với chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Gần đây, sau những tranh cãi giữa hai nước về chủ quyền ở hai hòn đảo, lá thư của ông Phạm Văn Đồng lại được đưa ra thảo luận, tuy không chính thức, ở Việt Nam và trong giới người Việt ở nước ngoài. Vậy nhận định của giới nghiên cứu nước ngoài về lá thư là như thế nào?
BBC Tiếng Việt đã hỏi tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á đang sống ở Hungary. Đầu tiên ông giải thích hai quan điểm khác nhau của Bắc Việt trong thập niên 1950 và 1974, năm Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.
Tiến sĩ Balazs Szalontai: Trong các năm 1955-1958, ban lãnh đạo Bắc Việt chưa đạt tới mục tiêu thống nhất đất nước vì phải đối phó với khó khăn nội bộ và thiếu ủng hộ của quốc tế. Đồng minh chính của họ lúc này là Trung Quốc. Trong hoàn cảnh này, Hà Nội không thể hy vọng xác lập quyền kiểm soát đối với Hoàng Sa và Trường Sa trong tương lai gần, và vì vậy họ không thể có sự bất đồng lớn với Trung Quốc về các hòn đảo. Lúc này, chính phủ Bắc Việt tìm cách có được giúp đỡ của Trung Quốc, và họ chỉ cố gắng tránh đưa ra tuyên bố công khai ủng hộ những tuyên bố chủ quyền cụ thể của Trung Quốc hay ký vào một văn kiện bắt buộc mà sẽ công khai từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo này. Sang năm 1974, tình hình hoàn toàn khác. Việc thống nhất Việt Nam không còn là khả năng xa vời. Giả sử Trung Quốc không có can thiệp, Hà Nội có thể dễ dàng lấy các đảo cùng với phần còn lại của miền Nam. Từ 1968 đến 1974, quan hệ Việt - Trung đã xuống rất thấp, trong khi Liên Xô tăng cường ủng hộ cho miền Bắc. Trong tình hình đó, quan điểm của Bắc Việt dĩ nhiên trở nên cứng cỏi hơn trước Trung Quốc so với thập niên 1950.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180, 181, 182, 183, 184, 185, 186, 187, 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 197, 198, 199, 200, 201, 202, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 209
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử