lịch sử việt nam
Hồ Sơ Hoàng Sa Trường Sa Và Chủ Quyền Dân Tộc
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180, 181, 182, 183, 184, 185, 186, 187, 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 197, 198, 199, 200, 201, 202, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 209
Giáo Sư Nguyễn Văn Canh
CHƯƠNG II. HÌNH ẢNH CÁC ĐẢO BỊ TRUNG CỘNG CHIẾM ĐÓNG
1. QUẦN ĐẢO HOÀNG SA
A. TỔNG QUÁT: Vài hàng về Hoàng Sa.
...
- Năm1630, trong Toàn Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ, (Đỗ Bá) có Bản đồ cổ vẽ vùng Phủ Quảng Ngãi, phủ Thăng Hoa với ghi chú chi tiết: Bãi Cát Vàng (là Hoàng Sa).
- Năm 1776, trong Phủ Biên Tạp Lục (Lê quí Đôn) có nói tới các danh xưng Đại Trường Sa, Đại Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa
- Năm 1821, trong Lịch triều Hiến Chương (Phan huy Chú) nói tới Đội Hoàng Sa đem theo lương thực 6 tháng, sống ở Hoàng Sa lấy nhiều đồ vật quí giá của thuyền mắc cạn….
- Năm 1816, vua Gia Long tới làm lễ long trọng cắm cờ và chính thức giữ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này.
- Năm 1909, Trung Hoa đổ bộ lên đảo Hoàng Sa, bắn 21 phát súng đại bác, cắm cờ Trung Hoa và tuyên bố xâm chiếm toàn bộ các đảo trong vùng. Năm 1921, Tổng đốc Quảng Đông sát nhập Hoàng Sa vào chính quyền Yaihien, Hải Nam. Chính quyền Pháp không có phản ứng nào.
- Từ 1920, Quan Thuế Pháp thường xuyên gửi quan thuyền đến tuần tiễu Hoàng Sa.
- Năm 1925, một phái đòan khoa học gia do Hải Học Viện Nha Trang gửi ra khảo sát và cho biết quần đảo này nằm trên một cao nguyên chìm dưới đáy biển và dính liền với lục địa Việt Nam.
- Từ năm 1926 đến 1933, chính phủ Pháp gửi chiến hạm đến thám sát cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa.
- Từ 1931 đến 1939, Pháp gửi quân đến trú đóng tại Hoàng Sa
- Năm 1946, Pháp thiết lập đài vô tuyến tại đảo Pattle để bảo đảm an ninh thủy vận cho vùng Biển Đông.
- 1931, Toàn quyền Đông Dương đặt Hoàng Sa thành đơn vị hành chánh, thuộc tỉnh Thừa Thiên
- Dụ số 10 của Bảo Đại thứ 13 ký ngày 30 tháng 3 năm 1933 đặt Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên (hình chụp đính kèm)..
Dưới thời thuộc địa, người Pháp xây căn cứ trên đảo Hoàng Sa (Pattle) và cho vài chục lính ra trấn giữ và đi kiểm soát các đảo trong vùng. Khi Nhật chiếm đóng, họ cho xây lô cốt xung quanh đảo này để phòng vệ. Sau khi Nhật đầu hàng, Pháp trở lại Đông Dương và cho quân đội ra trấn giữ.
Sau thế chiến II, vào ngày 29 tháng 10, 1947, Tưởng Giới Thạch gửi 4 chiến hạm ra đánh chiếm.
Sau khi đụng độ, quân Tưởng phải rút lui, nhưng quay ra chiếm đảo Phú Lâm.
Sau khi Trung Cộng kiểm soát lục địa năm 1949, TC cũng chiếm vài đảo khác trên quần đảo này, trừ một đảo có tên là Hoàng Sa (Pattle). Trong số 120 điểm thuộc quần đảo Hoàng Sa, có 12 đảo nhỏ có tên, trong đó có hai đảo tương đối lớn hơn là Hoàng Sa (Pattle Island) ở nhóm Crescent Group (nhóm Tây hay Nguyệt Thiềm) và Phú Lâm (Woody Island) ở Nhóm Amphitrite (nhóm Đông hay Tuyên Đức).
Không có đảo nào rộng hơn 2,5 km². Khi quân Tưởng rút ra Đài Loan, quân TC tới chiếm một số đảo về phía Đông vào năm 1956. Năm 1974, TC đưa một hạm đội ra đánh chiếm nốt cả quần đảo Hoàng Sa. Khi đó khu Nguyệt Thiềm thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Hải quân VNCH đã anh dũng đối đầu với lực lượng hùng hậu của hải quân TC, đã chiến đấu để bảo vệ, nhưng không thành công và TC đã kiểm soát toàn bộ quần đảo ấy từ đó. Việc chống trả này để bảo vệ Hoàng Sa là hành vi bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
Hoàng Sa nay là căn cứ quân sự của Trung Cộng. Trung cộng cũng sửa sang để biến Hoàng Sa là một trung tâm du lịch, dù chúng loan báo dự án này vào giữa thập niên 1990. Hiện trên đảo Hoàng Sa chỉ có hiện diện của quân đội Trung Cộng.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180, 181, 182, 183, 184, 185, 186, 187, 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 197, 198, 199, 200, 201, 202, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 209
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử