lịch sử việt nam
Hồ-Sơ Hoàng-Sa Trường-Sa Và Chủ-Quyền Dân-Tộc
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180, 181, 182, 183, 184, 185, 186, 187, 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 197, 198, 199, 200, 201, 202, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 209
Giáo Sư Nguyễn Văn Canh
PHẦN II: CHỦ QUYỀN DÂN TỘC.
A. BẰNG CHỨNG VỀ CHỦ QUYỀN:
B. HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BÁN NƯỚC
Chương I: Các Văn Kiện Bán Nước
Chương II: Các Hành vi Bán Nước
Chương III: Các Hành Động Nối Giáo Cho Giặc
Chương IV: Diễn Tiến Hành Động Đưa Trung Cộng Vào Đặt Ách Nô Lệ Hóa Dân Việt
***
CHƯƠNG IV. DIỄN TIẾN CÔNG TÁC DẪN DẮT NGOẠI BANG ĐẶT ÁCH ĐÔ HỘ HAY NÔ LỆ HÓA DÂN VIỆT.
Phần này tóm lược các sự kiện liên hệ đến việc Hồ và Đảng CSVN dẫn dắt Tàu Cộng đặt ách đô hộ trên đât Việt qua hai giai đoạn trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Giai đoạn I: Chống Pháp cho tới 1979 và Giai đoạn II: Xin thần phục Trung cộng, từ 1990 để được trở thành thái thú của Bắc triều.
1. GIAI ĐOẠN CHỐNG PHÁP: TÌM KIẾM SỰ LÃNH ĐẠO
Hồ đem giặc Tàu vào để chỉ huy cuộc đấu tranh chống Pháp, và thiết lập cơ chế chính trị tại Việt Nam.
Kể từ khi Hồ chí Minh thành lập chính quyền ở biên giới Việt Hoa vào tháng 1 năm 1950, Hồ cần sự lãnh đạo và đóng góp của Trung Cộng để cho ‘cuộc cách mạng vô sản’ được thành công: GS Qiang Zhai trong cuốn sách “China and the Vietnam Wars, 1950-1975”, North Carolina Univ., 2000 xuất bản, đã nói đến việc Hồ xin Mao gửi ‘cố vấn’ sang Việt Nam để lãnh đạo cuộc chiến và viện trợ quân trang quân dụng:
-Vào ngày 18-1-1950, Trung Quốc là nước đầu tiên công nhận VNDCCH. Đến tháng Tư, Hồ Chí Minh đề nghị Trung Quốc gửi chuyên viên quân sự đến Việt Nam với tư cách cố vấn ở đại bản doanh Việt Minh và ở cấp sư đoàn, và với tư cách chỉ huy ở cấp độ trung đoàn và tiểu đoàn.. TC không chấp nhận đề nghị ‘chỉ huy’ này. Ngày 17-4-1950, Đảng Cộng sản Trung Hoa lập nhóm cố vấn quân sự gồm 79 cố vấn, cùng một số phụ tá…..
Sự can dự của Bắc Kinh ở Đông Dương cần được nhìn theo quan hệ truyền thống giữa Trung Quốc và láng giềng. Các vua Trung Quốc vẫn thường xem Việt Nam nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của phương bắc: thiên triều và chư hầu. Truyền thống này hẳn được Mao coi là tiếp tục. Còn người Việt vẫn có truyền thống tìm kiếm mô hình và cảm hứng từ Trung Quốc. Nên quyết định của Hồ Chí Minh nhờ Mao giúp đỡ không chỉ xuất phát từ lý do ý thức hệ mà còn là thói quen tìm kiếm lãnh đạo từ Trung Quốc.
Để đánh quân đội Pháp ở Cao Bằng, ngoài việc yêu cầu Trung Quốc gửi viện trợ và gửi nhóm cố vấn quân sự đến Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng đề nghị với Mao gửi sang một cố vấn quân sự cao cấp để chỉ huy chiến dịch biên giới.
Trần Canh được đưa sang Việt Nam ngày 7-7-1950 để điều khiển cuộc chiến. Trần Canh đưa ra chiến thuật ‘công đồn đả viện”: ngõ hầu chiếm Cao Bằng và một số đồn gần Lạng Sơn. Nhờ đó, tình
hình ở vùng Đông Bắc và miền Bắc Việt Nam thay đổi lớn. Việt Minh nới rộng địa bàn hoạt động, vì thế, quân Pháp tiếp tục rút khỏi Lào Cai, Lạng Sơn và Hòa Bình, và để trống gần như toàn bộ khu vực phía Bắc đồng bằng sông Hồng.
Việc Pháp rút khỏi Hòa Bình cũng mở đường liên lạc giữa Việt Bắc và vùng Bắc Việt ‘giải phóng’, kết thành một khu vực do Việt Minh kiểm soát.
Trần Canh tổ chức các lớp cho các chỉ huy Việt Minh, cải tiến lực lượng, gồm các việc như thăng thưởng cán bộ, đối xử tù binh, tổ chức các buổi mừng thành công để quảng bá thắng lợi, cách thức chọn lựa và thăng thưởng các gương anh hùng, cách đối xử tù binh, binh vận, và đề ra kế hoạch chiêu mộ các tù binh Việt Nam trong lúc thả người Pháp và Ma-rốc sau khi đã ‘giáo dục’ những người này cho xâm nhập vào hàng ngũ địch....
Tổ chức các cuộc họp tổng kết cho các chỉ huy trên mức tiểu đoàn. Thay mặt Việt Minh, Trường Chinh đọc báo cáo đánh giá chiến dịch biên giới.
Cuối năm 1950, Trần Canh trở về Trung Hoa, dù Hồ xin giữ lại không được.
Các cố vấn Trung Quốc đưa ra một kế hoạch tăng hiệu năng cho cơ cấu lãnh đạo. Họ giúp Bộ tổng tham mưu, tổng cục chính trị và tổng cục hậu cần cùng các sư đoàn được tổ chức lại. Các cố vấn cấp sư đoàn mở lớp huấn luyện cho các cán bộ Việt minh, giáo dục ý thức hệ mà các cố vấn Trung Quốc đưa vào Việt Nam có tên gọi ‘chỉnh huấn’. Để cho các sĩ quan Việt Minh nhận ra ‘tư tưởng đúng đắn’ trong hành động chính trị..
Trận Điện Biên Phủ vào năm 1954, chiến thắng cũng là do sách lược, chỉ huy của Trung Cộng. Tướng Vị Quốc Thanh và 3 sư đoàn Trung cộng được điều động sang chỉ huy bao vây và tấn công đồn này của Pháp. Trung công xây một con đường từ Mông tự, cách biên giới Việt Hoa chừng 30 cây số, và hàng ngàn xe chuyên chở quân dụng tiếp liệu cho trận chiến trên đoạn đường này. Nhờ đó, Việt Minh đạt được chiến thắng.
Lã Quý Ba được Mao cử sang làm đại diện tối cao điều khiển về chính trị. Song song với sự giáo dục ý thức hệ trong quân đội, Lã Quý Ba giúp Hồ lập ra chính sách cải tạo xã hội (trong đó có Cải Cách Ruộng Đất; Cải Tạo Công Thương Nghiệp, tấn công và tiêu diệt tư sản mại bản, tư sản dân tộc… ), thiết lập hệ thống luật lệ và chính sách liên quan tài chính, thuế khóa, quản lý báo chí và phát thanh, đối xử với các nhóm thiểu số, thiết lập thuế nông nghiệp. Hệ thống thuế mới là mượn từ Trung Quốc, lập Ngân hàng nhà nước Việt Nam và công bố đồng tiền mới, mà tiền giấy in tại Trung Quốc.
Chính sách cải tạo xã hội để tiến lên xã hội chủ nghĩa cũng dập khuôn của Trung Cộng. Trong chính sách này, chương trình cải cách ruộng đất do Trường Chinh đích thân lãnh đạo được các cán bộ Trung cộng chỉ huy là khủng khiếp nhất. Về cải cách ruộng đất, Hồ gửi một cán bộ trung kiên là Hồ viết Thắng đi học tập ở Trung cộng. Trở về Việt Nam, Hồ viết Thẳng điều khiển trung tâm huấn luyện bí mật tại Cao Bắc Lạng để huấn luyện cán bộ cải cách ruộng đất. Các cán bộ này thực hiện chương trình tại các làng xã theo sự chỉ đạo trực tiếp của cán bộ Trung cộng nằm bên cạnh. Việc giết chóc thật là man rợ và cũng do cán bộ TC quyết định. Với chương trình này, Việt Minh ngoài việc phá hủy nền trật tự xã hội cũ, tiêu diệt hẳn giới lãnh đạo tại nông thôn, xóa bỏ nền văn hóa dân tộc, gồm các di tích lịch sử… để xây dựng xã hội mới.
Chương trình ‘đánh’ tư sản mại bản, tư sản dân tộc, do Đỗ Mười lãnh đạo. Rồi sau đó là cải tạo công thương nghiệp và các biện pháp cũng không kém phần khốc liệt.
Kế đó là xây dựng xã hội mới theo mô thức xã hội chủ nghĩa của Trung Cộng. Chính sách hợp tác hóa nông nghiệp được thực thi. Tại các đô thị, các hợp tác xã được thiết lập. Mọi người dân bị đoàn ngũ hóa, và bị lùa vào các hợp tác xã và Đảng CS xiết chặt vòng vây. Tài sản của mọi tư nhân đã bị tịch thu và nay vào trong tay ‘nhà nước’. Đảng kiểm soát toàn diện và độc quyền quyết định thay cho dân chúng. Một chương trình giáo dục mới được thực hiện để ‘trồng người’ như họ Hồ rêu rao…
Sau đây là cảnh một số công dân được đưa đi học tập, cải tạo để trở thành công dân của xã hội mới. Mà người thày dạy cách áp dụng và trực tiếp chỉ huy chiến dịch này là cán bộ Trung Cộng:
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180, 181, 182, 183, 184, 185, 186, 187, 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 197, 198, 199, 200, 201, 202, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 209
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử