lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asia Sea

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Tổng hợp thông tin các biến động ở biển Đông-nam-Á (Hoàng Sa, Trường Sa) năm 2015

@@@

07-2015; 08-2015; 09-2015; 10-2015; 11-2015; 12-2015; 02-2016, 03-2016, 04-2016, 05-2016, 06-2016, 07-2016, 08-2016

Nhật Ký Biển Đông: Nhật ký hành động xâm lấn biển Đông của Trung cộng

Khởi đầu là cái gọi là “ Tuyên Bố của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải ngày 4 tháng 9 năm 1958

Bản dich tiếng Anh
Declaration of The Government of The People's Republic of China on the Territorial Sea

(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People's Congress on 4th September, 1958)

The People's Republic of China hereby announces:

(1) This width of the territorial sea of the People's Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People's Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.

(2) The straight lines linking each basic point at the mainland's coasts and offshore outlying islands are regarded as base lines of the territorial sea of the mainland China and offshore islands. The waters extending twelve nautical miles away from the base lines are China's territorial sea. The waters inside the base lines, including Bohai Bay and Giongzhou Strait, are China's inland sea. The islands inside the base lines, including Dongyin Island, Gaodeng Island, Mazu Inland, Baiquan Island, Niaoqin Island, Big and Small Jinmen Islands, Dadam Island, Erdan Island and Dongding Island, are China's inland sea islands.

(3) Without the permit of the government of the People's Republic of China, all foreign aircrafts and military vessels shall not be allowed to enter China's territorial sea and the sky above the territorial sea.
Any foreign vessel sailing in China's territorial sea must comply with the relevant orders of the government of the People's Republic of China.

(4) The above provisions (2) and (3) also apply to Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islands, the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.
Taiwan and Penghu are still occupied with force by the USA. This is an illegality violating the People's Republic of China's territorial integrity and sovereignty. Taiwan and Penghu are waiting for recapture. The People's Republic of China has rights to take all appropriate measures to recapture these places in due course. It is China's internal affairs which should not be interfered by any foreign country.

Bản dich tiếng Việt
Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải

(Được thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:

(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Đại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.

(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc

(4) Điều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
Đài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Đây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Đài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lai. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

Chú thích:
Quần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu) = Quần đảo Hoàng Sa = Paracel Islands
Quần đảo Nam Sa (tên tiếng Tàu) = Quần đảo Trường Sa = Spratly Islands

(*)

Bản tuyên bố ăn cướp nầy hiển nhiên đặt Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam thuộc lãnh thổ tàu cọng.

Vậy mà chỉ 10 ngày sau, Phạm Văn Đồng đã ký cái công hàm bán nước trứ danh “ công nhận bản tuyên bố về lãnh hải của tàu cọng “:

Toàn văn công hàm

Công hàm của Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai vào năm 1958


Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.


Ngày 22 tháng 9 năm 1958, công hàm trên của thủ tướng Phạm Văn Đồng đã được đăng trên báo "Nhân Dân".

TÀU CỌNG ĐÁNH CHIẾM HOÀNG SA

Bối cảnh

Sau khi Pháp rút khỏi Ðông Dương, Việt Nam Cộng Hòa đã đảm nhiệm chủ quyền trên quần đảo này cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, được gọi là nhóm Nguyệt Thềm (Crescent group) và nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Ðức (Amphitrite group).

Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa đã có đài khí tượng do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Ðà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Năm 1956, hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm Bắc đảo. Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản tuyên ngôn lãnh hải 4 điểm, trong đó có tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bao gồm các đảo Ðài Loan, Ðông-sa/Tây-sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam-sa (tức Trường Sa của Việt Nam), đảo Macclesfield, quần đảo Bành Hồ (Pescadores).

Vào giai đoạn này, Trung Quốc vẫn là đồng minh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tiến hành cuộc chiến tranh chống lại Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ.

Ngày 22 Tháng Chín năm 1958, báo Nhân Dân đăng công hàm của Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Ðồng gửi thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 Tháng Chín năm 1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận.

Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam Cộng Hòa.

Trong thời gian 1964-1971, hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong. Trong thời điểm đó, Việt Nam Cộng Hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.

Năm 1973, với Hiệp Ðịnh Paris, Hoa Kỳ và Ðệ Thất Hạm Ðội sau khi rút quân và thiết bị ra khỏi quần đảo Hoàng Sa đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng Hòa.

Năm 1974 khi một phái đoàn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou thì khám phá ra sự hiện diện của hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.

Phía Việt Nam có tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), một đại đội hải kích thuộc hải quân Việt Nam Cộng Hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và một trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.

Phía Trung Quốc có Liệp Tiềm Ðĩnh Số 274, Liệp Tiềm Ðĩnh Số 271, Tảo Lôi Hạm Số 389, Tảo Lôi Hạm Số 391, Liệp Tiềm Ðĩnh Số 282, Liệp Tiềm Ðĩnh Số 281 và hai chiến hạm số 402 và số 407 chở quân (không rõ loại), Tiểu Ðoàn 4 và Tiểu Ðoàn 5 thuộc Trung Ðoàn 10 Hải Quân Lục Chiến, và hai đội trinh sát.

Ngày 16 Tháng Giêng, 1974, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt sau khi đưa một phái đoàn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa phát hiện hai chiến hạm số 402 và số 407 của hải quân Trung Quốc gần Cam Tuyền, và phát hiện quân Trung Quốc chiếm đóng hoặc cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc.

Sau khi cấp báo về bộ tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải tại Ðà Nẵng, HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các chiến hạm Trung Quốc rời lãnh hải Việt Nam. Các chiến hạm Trung Quốc không rời vùng, và cũng dùng quang hiệu yêu cầu phía Việt Nam Cộng Hòa rời lãnh hải Trung Quốc.

Ngày 17 Tháng Giêng, 1974, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đến Hoàng Sa đổ bộ một toán biệt hải và một đội hải kích xuống Cam Tuyền để nhổ cờ Trung Quốc. Sau đó các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa rút trở lên tàu. Cùng trong ngày Liệp Tiềm Ðĩnh Số 274 và Liệp Tiềm Ðĩnh Số 271 của Trung Quốc xuất hiện.

Ngày 18 Tháng Giêng, 1974, Ðề Ðốc Lâm Ngươn Tánh, tư lệnh phó hải quân Việt Nam Cộng Hòa bay ra bộ tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải tại Ðà Nẵng để trực tiếp chỉ huy trận đánh. Ông ban hành lệnh hành quân Hoàng Sa 1 nhằm chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc.

Lực lượng hành quân Hoàng Sa 1 được tăng cường thêm tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) làm soái hạm cho cuộc hành quân, và hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Do hải hành lâu ngày chưa kịp tu bổ, HQ-10 tham chiến với một máy bất khiển dụng, chỉ còn một máy hoạt động.

Ngày 19 Tháng Giêng, 1974, biệt hải và hải kích Việt Nam Cộng Hòa từ HQ-5 đổ quân lên mặt Nam đảo Quang Hòa và hải quân Trung Quốc đổ quân xuống mặt Bắc đảo. Hai bên giao tranh và phía Việt Nam Cộng Hòa có 3 chết và 2 bị thương. Do quân Trung Quốc quá đông, quân Việt Nam Cộng Hòa rút trở lên HQ-5.

Ngay sau đó chiến hạm hai bên triển khai đội hình gần đảo Quang Hòa và chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa khai hỏa trước. Hai bên chạm súng từ 30 đến 45 phút, cùng thời điểm đó bộ tư lệnh hải quân Việt Nam Cộng Hòa nhận được thông báo của văn phòng tùy viên quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn, cho biết radar đệ thất hạm đội ghi nhận một số phóng lôi hạm (guided missile frigate) và chiến đấu cơ MIG từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa.

Bộ tư lệnh hải quân Việt Nam Cộng Hòa sau đó yêu cầu đệ thất hạm đội trợ giúp, nhưng không thành công. (**)

Hải chiến Hoàng Sa lừng danh Quân sử Việt

Hải quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà vị quốc vong thân

TÀU CỌNG ĐÁNH CHIẾM TRƯỜNG SA

Sự kiện Trường Sa không phải là “ hải chiến “

Tháng 9 và tháng 10 năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lần lượt đi thăm hai nước Philipines và Malaysia, ký thỏa thuận với Tổng thống và Thủ tướng hai nước để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

Giai đoạn này quan hệ giữa hai nước ngày càng căng thẳng. Trung Quốc từ chỗ thừa nhận Hoàng Sa là “vấn đề tranh chấp” sang hẳn luận điểm “Hoàng Sa là của Trung Quốc, không cần tranh cãi”.

Trung cộng chọn thời điểm

Nhiều tài liệu, bài báo gọi sự kiện Trung Quốc dùng tàu chiến, pháo hạm quân sự tấn công ngày 14/3/1988 là “cuộc hải chiến Trường Sa”. Tuy nhiên, chuẩn đề đốc Lê Kế Lâm và một số học giả quốc tế nghiên cứu về biển Đông cho rằng, gọi là “hải chiến” hoàn toàn không chính xác. Bởi khi đó, lực lượng của Việt Nam trên các đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma là công binh, không có vũ khí. Và các tàu của Việt Nam làm nhiệm vụ trong khu vực là tàu vận tải, không có vũ khí. Trung Quốc đã sử dụng vũ khí từ súng và pháo trên các tàu chiến bắn vào bộ đội công binh và tàu vận tải của Việt Nam.

Theo tài liệu giải mật của cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ (CIA), Trung cộng đã chọn thời điểm dư luận thế giới đang tập trung vào giải pháp chính trị ở Campuchia. Liên Xô, đồng minh quan trọng của Việt Nam đang sa lầy ở Afghanistan, đang nối lại quan hệ với Trung cộng nên không muốn dính líu rắc rối gì với Trung cộng.

Trước khi ra tay hành động, một đoàn ngoại giao Trung Quốc đã đến các nước có liên quan đến biển Đông khẳng định “lập trường hòa bình” và tuyên bố Trung cộng chỉ “tranh chấp” đảo với Việt Nam, Trung Quốc không hề có “tranh chấp” nào khác với các nước khác!

Đầu năm 1988, lần đầu tiên hải quân Trung Quốc tới một số đảo trên quần đảo Trường Sa. Cụ thể, ngày 31/1/1988 chiếm bãi đá Chữ Thập; ngày 18/2/1988 chiếm bãi Châu Viên; ngày 26/2/1988 chiếm bãi Ga Ven; ngày 28/2 chiếm bãi Tư Nghĩa.

Trước tình hình Trung Quốc chiếm đóng hàng loạt đảo trên Trường Sa, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền trên các đảo còn lại trên các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.

Trung Quốc, sau khi chiếm hàng loạt đảo, đầu tháng 3/1988 đã huy động lực lượng của hai hạm đội tiếp tục mở rộng lấn chiếm, tăng số tàu chiến từ 9 lên 12 tàu gồm 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu kéo và 1 pông tông lớn.

Sáng ngày 14/3/1988, 4 tàu chiến Trung Quốc tiến đến bãi Gạc Ma. 6 giờ sáng Trung Quốc đổ bộ 40 quân lên đảo, xông lên giật cờ Việt Nam cắm trên đảo. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đang bảo vệ cờ Tổ quốc đã bị đâm bằng lưỡi lê và bắn chết gồm hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, thiếu úy Trần Văn Phương…

Lực lượng công binh, hải quân dù tay không vẫn cương quyết bảo vệ cờ. Trung Quốc đã huy động hai chiến hạm bắn thẳng vào lực lượng bảo vệ đảo và tàu vận tải 604 đang neo đậu. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và một số chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Tàu 604 bị chìm.

Tại đảo Cô Lin (cách Gạc Ma 3,5 hải lý) và Len Đao, Trung Quốc tấn công quyết liệt ngay từ 6 giờ sáng ngày 14/3, bắn cháy tàu HQ 505 và sát hại nhiều chiến sĩ đang giữ đảo. Ở hướng Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14/3, tàu chiến Trung Quốc bắn cháy tàu HQ 605 của Việt Nam.

Cuộc thảm sát kéo dài 28 phút đã gây thiệt hại nặng cho Việt Nam, 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 chiến sĩ hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương và 74 chiến sĩ mất tích. Sau này Trung Quốc trả lại 9 chiến sĩ bị bắt. Số còn lại được xem là đã hy sinh.

Việt Nam đã phản đối gay gắt. Tuy nhiên, Trung cộng vẫn tiếp tục mở rộng không ngừng lấn chiếm thêm một số đảo nữa sau đó và huy động nhiều tàu đánh cá từ Quảng Châu đến hoạt động khai thác tại ngư trường Trường Sa.

Ngày 28/ 4/1990, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho đại sứ quán Trung cộng tại Hà Nội, phản đối việc Trung cộng đã cho quân lính xâm chiếm bãi Én Đất trên quần đảo Trường Sa. (***)

Trường Sa nào đâu phải là hải chiến

Chỉ là bộ đội cụ hồ đưa đầu cho chệt bắn

Theo lịnh tên việt gian chột mắt Lê Đức Anh

TÀU CỌNG CHÁNH THỨC LẬP THÀNH PHỐ TAM SA

Công bố công hàm Phạm Văn Đồng

Ngày 30 tháng 1 năm 1980, để phản ứng việc Việt Nam công bố sách trắng về chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã xuất bản một tài liệu với tên gọi "Chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa". Trong tiểu mục với tựa "Sự man trá của chính quyền Việt Nam", tài liệu nhắc đến việc báo Nhân Dân ngày 6 tháng 9 năm 1958 in toàn văn tuyên bố về hải phận của Trung Quốc ở trang đầu, trong đó có đoạn nói về Nam Sa và Tây Sa, cũng như công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng.Trung Quốc cũng công bố công hàm trong tài liệu và nói rằng đây là bằng chứng cho thấy chính phủ Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo. Cùng với công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng, tài liệu này cũng công bố một bản đồ thế giới do Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam [Dân chủ Cộng hòa] xuất bản tháng 5 năm 1972 cho thấy các quần đảo này có tên Tây Sa và Nam Sa.(****)

Chánh thức thành lập Thành phố Tam Sa

Tam Sa (tiếng Trung: 三沙市; bính âm: Sānshā Shì, âm Hán Việt: Tam Sa thị) là một thành phố được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào ngày 24 tháng 7 năm 2012 để quản lý một khu vực mà nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền, bao gồm: Quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), Quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfieldbãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) cùng vùng biển xung quanh. Theo phân cấp hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tam Sa là một địa cấp thị (thành phố cấp địa khu) thuộc tỉnh Hải Nam và có chính quyền nhân dân đặt tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng).

Theo chính phủ Trung Quốc, việc thành lập thành phố Tam Sa sẽ giúp tăng cường hơn nữa khả năng quản lý, khả năng phát triển và kiến thiết của quốc gia này đối với những hòn đảo và các vùng nước xung quanh các quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Trường Sa, bảo vệ môi trường biển trong vùng biển Đông.

Việc thành lập thành phố Tam Sa là sự điều chỉnh của chính phủ Trung Quốc đối với cơ quan hành chính hiện hành, là công việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc.

Việt NamPhilippines cho rằng việc lập thành phố này đã vi phạm chủ quyền của họ trên các lãnh thổ đang tranh chấp và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định này. Hoa Kỳ lên tiếng quan ngại về các hành động đơn phương của Trung Quốc khi thành lập thành phố Tam Sa, và cho rằng Trung Quốc cố gây ra một "sự đã rồi" trong vấn đề đang tranh chấp cần phải giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao đa phương (giữa tất cả các bên tranh chấp).(*****)

Một khi mà tàu cọng chánh thức công nhận Hoàng – Trường Sa là của nó thì nó có quyền đưa ra chủ quyền lãnh hải “ Đường Lưởi Bò 9 Đoạn.”

CHỦ QUYỀN LÃNH HẢI ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

hoàn tất quy trình tóm thâu Biển Đông của tàu cọng

CHÍNH SÁCH ĐƯỜNG LƯỠI BÒ CỦA TRUNG QUỐC (d.a)

Đưa đường lưỡi bò vào bản đồ trực tuyến "Map World" khi lời cam kết của Trung Quốc cùng ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) chưa kịp lắng xuống khiến công luận một lần nữa phải lấy làm khó hiểu. Phải chăng, có một khoảng cách giữa những mỹ từ và hành động thực chất của cường quốc đang trỗi dậy này?
Đường yêu sách vô lý

Đường "lưỡi bò", "chữ U" hay "đứt đoạn"... là những cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích của Biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven Biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines.

Đường yêu sách này ban đầu có 11 đoạn, do chính quyền Trung Quốc (Quốc dân Đảng) vẽ ra vào năm 1947 và sau đó được CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi (bỏ bớt hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ nên chỉ còn lại 9 đoạn).

Công hàm của Trung Quốc đệ trình lên Ủy ban Liên hợp quốc về thềm lục địa mở rộng ngày 7/5/2009 có lẽ là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua, thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về ý nghĩa pháp lý quốc tế của đường yêu sách 9 đoạn và cũng là lần đầu tiên mà Trung Quốc chính thức công bố sơ đồ đường yêu sách này với thế giới.

Ngoại trừ các học giả Trung Quốc, tất cả các học giả nước ngoài đều chỉ rõ, đường lưỡi bò của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.

Vùng nước trong "đường lưỡi bò" chiếm 80% diện tích Biển Ðông mà Trung Quốc cho là "vùng nước lịch sử" là không thể chấp nhận được. Cộng đồng quốc tế chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách như vậy và sẽ không chấp nhận một vùng biển lớn nhất nhì thế giới thuộc về quyền tài phán của một nước.

Thậm chí, Indonesia, một nước không hề dính líu đến tranh chấp Biển Đông cũng phải chính thức gửi công hàm phản đối "đường lưỡi bò", cho rằng bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc là "rõ ràng không có căn cứ pháp lý quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước Luật biển 1982".

Thế giới sẽ nghĩ gì về hành động vừa qua của Trung Quốc trong khi mới tháng 10/2010, nước này cùng ASEAN đã long trọng "cam kết triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới thông qua bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận, qua đó góp phần vào hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực"?

Đáng nói hơn, động thái này xảy ra chỉ vài ngày trước khi cuộc họp cấp ngoại trưởng Trung Quốc - ASEAN để kỷ niệm 20 năm hợp tác. (******)

Vạn lý trường thành trên Biển Đông

Trên dây là tiến trình xâm chiếm Biển Đông về thể chế pháp lý.

Bây giờ là xây dựng thực lực nhằm khống chế Biển Đông trên thực tế:

TIẾN TRÌNH XÂY ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TRUNG QUỐC TẠI TRƯỜNG SA TÍNH ĐẾN 1 THÁNG 3, 2015

CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC

Âm mưu khống chế Biển Đông nhất là Trường Sa của Trung Quốc trong mấy năm gần đây rất là rõ ràng từ việc lập thành phố Tam Sa, lập khu vực nhận diện phòng không tại Biển Hoa Đông và sau đó có thể là Biển Đông,

Tiến trình xây dựng các đảo nhân tạo có thể chia ra làm 2 cấp:

– Cấp I: Xây các cơ sở quân sự như bến tàu, cơ sở quân sự, phủ xanh các đảo và đưa dân ra ở. Có thể xây phi trường ngắn hơn 1,000 m cho các phi cơ trực thăng.

– Cấp II: Xây phi trường quân sự từ 1,500 m đến 4,000 m cho các phản lực cơ chiến đấu tùy theo kế hoạch của Trung Quốc và phản ứng của các nước trong vùng.

ĐÁ CHỮ THẬP: Truyền thông Trung Quốc nói nhiều về bãi đá Gạc Ma nhưng về phương diện chiến lược, bãi đá Chữ Thập quan trọng hơn nhiều. Đá này nằm ở vị trí cách biệt với các thực thể khác của quần đảo, nằm về phía tây nam của bãi san hô Tizard (Tizard Bank) thuộc cụm Nam Yết và về phía đông bắc của cụm Trường Sa. Đá Chữ Thập được coi là có giá trị chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc do vị trí tương đối biệt lập, không gần bất kỳ nơi nào do các nước khác kiểm soát trong một bán kính 70 km, cách trung tâm chỉ huy lực lượng Việt Nam tại Trường Sa khoảng 110 km, và cách bộ chỉ huy của Philippines khoảng 225 km. Bãi đá Chữ Thập là một rặng san hô hình bầu dục chiều dài tính theo trục Đông bắc-Tây nam là 14 hải lý (25.93 km) và chiều rộng là 4 hải lý (7.4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Giáo sư Jin Canrong tại Đại học Nhân Dân Trung Quốc đã tiết lộ với báo Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post) rằng một kế hoạch xây đảo nhân tạo tại Đá Chữ Thập đã được đệ trình lên chính phủ Trung Quốc. Hòn đảo nhân tạo này sẽ có diện tích gấp đôi căn cứ quân sự Diego Garcia rộng 4.4 km² của Mỹ tại Ấn Độ Dương. Không ảnh của khu vực được công bố ngày 25/9/2014 trên trang web của DigitalGlobe, một công ty ảnh vệ tinh thương mại của Mỹ, cho thấy là Trung Quốc đã gia tăng diện tích Đá Chữ Thập lên hơn 11 lần, từ 0.08 km² lên thành 0.96 km², biến bãi đá nhỏ này thành một thực thể địa lý còn lớn hơn cả đảo Ba Bình (Itu Aba Island: 0.46 km²) mà Đài Loan đang chiếm đóng dưới tên gọi Thái Bình và việc cải tạo vẫn còn tiếp diễn. Việc mở rộng bãi đá Chữ Thập được đẩy nhanh hơn dự kiến – giáo sư chuyên nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh nhận định.

ĐÁ GẠC MA: Đá Gạc Ma, cách bãi đá Chữ Thập khoảng 85 hải lý về phía Đông, có một vị thế chiến lược quan trọng. Hình ảnh vệ tinh chụp từ tháng ngày 14/01/2015 cho thấy Bắc Kinh đã bồi đắp đảo Đá Gạc Ma (Johnson South Reef hay Mabini Reef), mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1988, thành một đảo có diện tích lớn gấp 200 lần so với diện tích ban đầu. Trang mạng WantChinaTimes của Đài Loan ngày 24/02/2015, đã cho biết thông tin nói trên, trích dẫn tuần báo quốc phòng của Anh, Jane’s Defence Weekly. Theo tuần báo này, hình ảnh vệ tinh chụp ngày 14/01/2015 do công ty Airbus Defence & Space cung cấp cho thấy Đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, nay có diện tích 75 ngàn m², trên đó có một công trình rất lớn đang được xây dựng. Diện tích đảo hiện nay lớn gấp 200 lần so với cách đây 10 năm, vì hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 01/02/2004 cho thấy đảo này lúc mới được bồi đắp chỉ có diện tích 380 m².

CÁC VỊ TRÍ KHÁC: Trung Quốc cũng đang bồi đắp 3 đảo khác chiếm của Việt Nam là Đá Châu Viên (Cuateron Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) và Đá Ga Ven (Gaven Reef). Hai đảo này được bồi đắp và cải tạo gần giống nhau, cho thấy Trung Quốc đã đề ra một khuôn mẫu chung cho các cơ sở sẽ được xây dựng trên đây. Ví dụ, bãi đá Đá Tư Nghĩa, được thiết kế như một pháo đài, vừa có bãi đáp trực thăng, vừa có cầu tàu cho chiến hạm cập bến. Kiến trúc tương tự cũng được ghi nhận trên các đảo khác.

Ngoài ra, Trung Quốc đang phát triển nhiều cảng nổi để hỗ trợ cho quá trình cải tạo các đảo nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo hãng tin IHS Jane’s dẫn lời quan chức từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Tàu biển Trung Quốc (CSSRS).(*******)

ĐÔI DÒNG THAY LỜI KẾT

“ Phát biểu tại Đại học Quốc gia Singapore, ông Tập thừa nhận rằng các nước Đông Nam Á quan ngại về hành động của Bắc Kinh ở biển Đông, nhưng tuyên bố “các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa, và rằng chính phủ Trung Quốc phải có trách nhiệm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi lãnh hại chính đáng”.

Đâu phải bây giờ bọn bành trướng Bắc Kinh mới trở giọng ngang ngược như vây! Như trích dẫn ở trên, từ năm 1978, bọn tàu cọng đã nói thẳng vào mặt Đồng vẫu rằng: “ Hoàng Sa là của TQ, không cần tranh cải “

Ngày nay, bọn tàu cọng đã xây dựng xong một chuổi căn cứ quân sự và tiếp vận từ Hoàng Sa tới Trường Sa, chẳng những khống chê Biển Đông mà còn có thể uy hiếp các nước Phi Luật Tân, Brunei và nhất là Việt Nam trên cả đất liền.

Tình thế như vậy, bọn Trùm vc Ba Đình, con cháu già hồ ứng phó lẽ nào?

Hãy lắng nghe tên tổng bí thư đảng việt cọng nói:

Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội đảng được không?...”, tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng nói… đầy ngớ ngẩn như vậy trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội, hôm 8-12.

Mặc cho ngư dân VN bị bọn hải khấu chệt khựa bách hại thường xuyên khi hành nghề ngay trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa – Trường Sa của chính nước mình, bọn việt cọng “ con hoang “ của chêt khựa bình chân như vại!

Chúng chỉ biết nhắm mắt tai ngơ để yên thân họp đảng tranh giành ngôi vị, quyền lực, phó mặc Biển Đông cho chệt khựa hoành hành.

Có câu châm ngôn đời mới rằng:

“ Theo tàu mất nước. Theo Mỹ mất đảng “

Bọn con hoang chệt thà mất nước, quyết không mất đảng.

Bọn việt gian mãi quốc, cầu vinh như vậy, quyết không để cho tồn tại được!

Nguyễn Nhơn

(*) www.state.gov/documents/.../58832.pd...United States Department of State

(**) Theo báo "NguoiVietOnline.com" và website Hải Quân "hqvnch.net"

(***) vietnamnet- Con đường dẫn đến sự kiện đảo Gạc Ma

(****) Wikipedia – Bách khoa toàn thư mở

(*****) Wikipedia – Bách khoa toàn thư mở

(******) https://vi-vn.facebook.com/.../chính-sách-đường-lưỡi ...

(*******) https://www.facebook.com/.../posts/86615749675985

***

Nhật ký Biển Đông Hoàng Sa - Trường Sa hai mảnh Việt Nam trôi dạt trên biển Đông

Lịch sử Hoàng Sa thời Chúa Nguyễn và Nhà Nguyễn‏

Bản đồ Đông Nam Á do người phương Tây vẽ năm 1606, Hoàng Sa (Pracel) được ghi thuộc Champa tại vị trí trong đất liền giữa Cinoa (Thuận Hóa) và Champa là Cofta de Pracel (bằng tiếng Latin).

Quần đảo Hoàng Sa (Paracel), với tên gọi "Baixos de Chapar ou de Pulls Scir", tức là Bãi cát Chămpa (bãi đá ngầm), nằm trong Vịnh Cochinchine (Golfe de la Cochin Chine), phần phía đông bắc của bản đồ khu vực Đông Nam Á do Jean-Baptiste Nolin (1657-1708) vẽ xong năm 1687.

Quần đảo Hoàng Sa (Isles Pracel) cùng với tên gọi "Baixos de Chapar de Pullo Scir", trong bản đồ của Joachim Ottens (1663 - 1719) vẽ xong năm 1710.

Bản đồ Đàng Ngoài Việt Nam (Ton Kin), Đàng Trong Việt Nam (Cochin Chin) cùng quần đảo Hoàng Sa (le Paracel) (có cùng một cách tô đường viền màu xanh dương nhạt), Lào (Laos), Trung Hoa (Chine) cùng đảo Hải Nam (Hainam I.), năm 1771. Trong bản đồ gốc cương vực Vương quốc Trung Hoa được giới hạn bằng đường viền màu vàng và không bao gồm quần đảo Hoàng Sa (le Paracel).

Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam thời Lê trung hưng, theo Thiên Nam lộ đồ vẽ lại năm 1741(bản sao chép của Dumoutier). Bãi cát vàng (鐄葛?) trên bản đồ tức là Hoàng Sa

Hoàng Sa (phía dưới, bên trái, ghi là "Bãi Cát Vàng"), trong tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá biên soạn năm Chính Hòa thứ 7 (1686) đời Lê Hy Tông

Bản đồ Biển Đông của Robert Sayer (1725-1794), nhà xuất bản Luân đôn in năm 1791 ghi chú là: Paracel Bank (quần đảo Hoàng Sa) vẽ theo Dự thảo Hàng hải chỉ nam của xứ An Nam (Cochin China Đàng Trong) năm 1764.

Các quần đảo Hoàng Sa (黄沙) và Trường Sa (tức Vạn lý Trường Sa, 萬里長沙) được thể hiện trong Đại Nam nhất thống toàn đồ (năm 1834-1840).

Bản đồ Paracels Islands (Hoàng Sa) một phần của CochinChine (Vương quốc An Nam) năm 1827.

Quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ của Đức năm 1876 vẽ vùng Viễn Ấn Hinter-Indien với lời ghi rõ quần đảo thuộc xứ "Annam"

Châu bản triều Nguyễn (阮朝硃本) về việc xây đền thờ ở Hoàng Sa (黄沙寺) của đội Hoàng Sa do Phạm Văn Nguyên (笵文原) chỉ huy, (Văn bản soạn ngày 13 tháng 7 âm lịch năm Ất Mùi, Minh Mạng 16, tức ngày 5 tháng 9 năm 1835).

Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa (黄沙), ngày 13 tháng 7 năm Đinh Dậu niên hiệu Minh Mạng thứ 18 (ngày 13 tháng 8 năm 1837).

Những người đánh cá Việt Nam sống trên các đảo tuỳ theo mùa nhưng từ bao giờ thì không thể xác định được. Những người đánh cá từ các quốc gia láng giềng khác nhau thường xuyên lui tới đảo này trong hàng thế kỉ và những người đi biển có nguồn gốc ở xa hơn (người Ấn Độ, Ả Rập, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan) đã biết và nói về các đảo này từ lâu.[8] Trong số đó, có các nhà hàng hải Pháp xuống tàu từ cảng La Rochelle, ngày 7 tháng 3 năm 1568 cùng với các nhà bác học dòng Tên đi Viễn Đông đã đến Hoàng Sa.[9]

Đầu thế kỉ 17: Chúa Nguyễn tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và những hoá vật do lấy được từ những tàu đắm. Theo Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn thì: "Phủ Quảng Ngãi huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia phải đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngot. Trong đảo có bãi cát vàng dài, ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy... Các thuyền ngoại phiên bị bão thường đậu ở đảo này. Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhân giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu ([nước ngoài bị đắm vì bão]),... Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp,... Họ Nguyễn đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi,..., cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên,..., cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản... Hoàng Sa gần phủ Liêm Châu đảo Hải Nam, người đi thuyền có lúc gặp thuyền cá Bắc Quốc,...".[10] Lịch triều hiến chương loại chí viết: "Xã An Vĩnh, huyện Bình Dương ở gần biển. Ngoài biển, phía Đông Bắc có đảo [Hoàng Sa] nhiều núi linh tinh, đến hơn 130 ngọn núi. Đi từ núi [chính] ra biển ([tức sang các đảo khác]) ước trừng một vài ngày hoặc một vài trống canh. Trên núi có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi... Các đời chúa [Nguyễn] đặt đội Hoàng Sa 70 người, người làng An Vĩnh, thay phiên nhau đi lấy hải vật. Hàng năm, cứ đến tháng 3, khi nhận được lệnh sai đi, phải đem đủ 6 tháng lương, chở 5 chiếc thuyền nhỏ ra biển, 3 ngày 3 đêm mới đến đảo ấy ([tức Hoàng Sa])... Đến tháng 8 thì đội ấy lại về, vào cửa Yêu Môn (tức cửa Thuận An) đến thành Phú Xuân, đưa nộp."[11]

Năm 1686: (năm Chính Hòa thứ 7) Đỗ Bá Công biên soạn Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ. Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng: "Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…", còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.

Năm 1695: nhà sư Thích Đại Sán (1633 - 1704, hiệu Thạch Liêm, quê ở tỉnh Giang Tây, Tàu, đến Phú Xuân theo lời mời của chúa Nguyễn Phúc Chu) đã nhắc đến địa danh "Vạn lí Trường Sa" ngoài Biển Đông (ám chỉ quần đảo Hoàng Sa[12][13]) trong quyển 3 của tập sách Hải ngoại kỉ sự. Trích một đoạn sách do Nguyễn Phương và Nguyễn Duy Bột (Viện đại học Huế - Ủy ban Phiên dịch Sử liệu Việt Nam, 1963) dịch: "Khách có người bảo: mùa gió xuôi trở về Quảng Đông chừng vào độ nửa tháng trước sau tiết lập thu; chừng ấy, gió tây nam thổi mạnh, chạy một lèo gió xuôi chừng bốn năm ngày đêm có thể đến Hổ Môn. Nếu chờ đến sau mùa nắng, gió bấc dần dần nổi lên, nước chảy về hướng đông, sức gió nam yếu, không chống nổi dòng nước chảy mạnh về đông, lúc ấy sẽ khó giữ được sự ổn tiện vậy. Bởi vì có những cồn cát nằm thẳng bờ biển, chạy dài từ đông bắc qua tây nam; đống cao dựng đứng như vách tường, bãi thấp cũng ngang mặt nước biển; mặt cát khô rắn như sắt, rủi thuyền chạm vào ắt tan tành; bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là Vạn lí Trường Sa, mù tít chẳng thấy cỏ cây nhà cửa; Nếu thuyền bị trái gió trái nước tất vào, dầu không tan nát, cũng không gạo không nước, trở thành ma đói mà thôi. Quãng ấy cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bảy trăm dặm. Thời Quốc vương trước, hằng năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hư tất vào. Mùa thu nước dòng cạn, chảy rút về hướng đông, bị một ngọn sóng đưa đi thuyền có thể trôi xa cả trăm dặm; sức gió chẳng mạnh, sợ có hiểm hoạ Trường Sa."[13][14]

Năm 1698: Quần đảo trở nên nổi tiếng trong các biên niên sử hàng hải với vụ đắm tàu Amphitrite dưới thời vua Louis XIV trong khi đi từ Pháp sang Tàu.[15]

Năm 1753: Có 10 người lính của Đội Bắc Hải đến quần đảo Trường Sa: 8 người xuống đảo, còn 2 người thì ở lại canh thuyền. Thình lình cơn bão tới và thuyền bị trôi dạt đến cảng Thanh Lan của Tàu. Chính quyền Trung Hoa cho điều tra, và khi biết các sự kiện, đã cho đưa 2 người lính Việt Nam về. Lê Quý Đôn viết: "Tôi đã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương Quỳnh Châu gửi cho Thuận Hóa nói rằng: năm Càn Long thứ 18 (1753), có 10 tên quân nhân xã An Vĩnh tổng Cát Liềm huyện Chương Nghĩa phủ Quảng Ngãi nước An Nam, một ngày tháng 7 đến Vạn lý Trường Sa tìm kiếm các thứ, có 8 tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để 2 tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, giạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán...".[10][16]

Năm 1816: Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thuỷ trình.[17]

Hai trang sách Đại Nam Thực lục Chính biên (大南實錄), bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, viết về việc Nhà Nguyễn Việt Nam chính thức xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa với tư cách là một quốc gia, gồm: 01 trang ở Đệ nhất kỷ quyển 52 và 01 trang ở Đệ nhị kỷ quyển 122.

Năm 1835: Vua Minh Mạng cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người Pháp vào Đông Dương.

Năm 1847-1848: Quản lý hành chính các đảo được duy trì nhằm giúp đỡ các cuộc hải trình và cũng để thu thuế ngư dân trong vùng.[18](*)

Lịch sử TRƯỜNG SA

Sự thay đổi nhận thức về các đảo và quần đảo trên biển Đông của Phương Tây (châu Âu) từ thế kỷ 18 sang thế kỷ 19 (1710-1794-1801-1826).

Bản sao bản đồ Biển Đông và vùng Đông Nam Á của Matteo Ricci, vẽ trong "Khôn dư vạn quốc toàn đồ" in tại Tàu năm 1602, về sau được người Nhật Bản ghi thêm dòng chú thích bằng chữ Hán "" (Vạn Lí Trường Sa).

Từ thế kỷ 16 đến 18, người châu Âu từ các quốc gia như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh QuốcPháp vẫn chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa quần đảo Trường Sa với quần đảo Hoàng Sa. Trên bản đồ thường ghi I de Pracell như bản đồ Bartholomen Velho (1560), bản đồ Fernao Vaz Dourado (1590), bản đồ Van Langren (1595)... Cho đến năm 1787-1788, đoàn khảo sát Kergariou Locmaria mới xác định rõ vị trí của quần đảo Paracel (chính xác là quần đảo Hoàng Sa hiện nay) và từ đó người phương Tây mới bắt đầu phân biệt quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc với một quần đảo khác ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa.[40]

Tên gọi

Sang thế kỷ 18thế kỷ 19 thì các nhà hàng hải châu Âu thỉnh thoảng đi ngang qua vùng Trường Sa. Đến năm 1791 thì Henry Spratly người Anh du hành qua quần đảo và đặt tên cho đá Vành Khăn là Mischief. Năm 1843 Richard Spratly đặt tên cho một số thực thể địa lý thuộc Trường Sa, trong đó có Spratly's Sandy Island cho đảo Trường Sa. Kể từ đó Spratly dần trở thành tên tiếng Anh của cả quần đảo.[41]

Đối với người Việt thì thời nhà Lê các hải đảo ngoài khơi phía đông được gọi chung là Đại Trường Sa đảo. Đến thời nhà Nguyễn triều vua Minh Mạng thì tên Vạn Lý Trường Sa (萬里長沙) xuất hiện trong bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ của Phan Huy Chú. Bản đồ này đặt nhóm Vạn Lý Trường Sa ở phía nam nhóm Hoàng Sa (黄沙). Về mặt địa lý thì cả hai nhóm đều được khoanh lại thành một quần đảo lớn nằm dọc bờ biển miền trung nước Đại Nam.[42] (*)

HOÀNG SA – TRƯỜNG SA

Chủ quyền bất khả tranh cải của Việt Nam

SỰ THỰC VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TẠI HOÀNG SA, TRƯỜNG SA

Như trên đã trình bày, Tàu khi bắt đầu khảo sát Tây Sa vào năm 1909 đã cho rằng Tây Sa là vô chủ. Năm 1898, chính quyền Quảng Châu, Tàu đã trả lời các khiếu nại của Công sứ Anh ở Bắc Kinh về việc những người Tàu ở Hải Nam cướp phá các tàu Bellona của Đức (bị đắm năm 1895) và tàu Humeji- Maru của Nhật (bị đắm năm 1896) do Công ty Bảo hiểm người Anh bảo hiểm, rằng: “quần đảo Tây Sa là những ḥòn đảo bị bỏ rơi, chúng không phải sở hữu của cả Trung Hoa lẫn An Nam, cũng không sáp nhập về hành chánh vào bất kỳ quận nào của Hải Nam và không có nhà chức trách nào chịu trách nhiệm về cảnh sát của chúng”. [Monique Chemillier - Gendreau, sđd, p.158].

Đến khi Pháp bắt đầu đưa ra những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam, Trung Hoa hồi đó và Tàu bây giờ lại luôn luôn nói rằng Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa) đã thuộc về Tàu từ lâu, bất khả tranh nghị, khi thì nói từ đời Minh, khi thì nói từ đời Tống. Sự thực thế nào?
Sự thực là quần đảo Hoàng Sa không hề là vô chủ như luận điểm của chính quyền Tàu năm 1909: Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục qua các đời, từ đầu thời Chúa Nguyễn (tức đầu thế kỷ XVII), sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn (từ vua Gia Long), Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, không ít ỏi như thư của Toàn Quyền Pasquier gửi cho Bộ Trưởng Bộ Thuộc địa ngày 18-10-1930, mà đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng.

Thời kỳ Đại Việt, từ thời kỳ Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn, nguồn tư liệu về Hoàng Sa hầu như chỉ còn lại tư liệu của chính quyền họ Trịnh ở Bắc Hà, chủ yếu là “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư”, “Toản tập An Nam lộ” trong sách “Thiên hạ bản đồ”, trong Hồng Đức bản đồ năm 1686 và Phủ biên tạp lục năm 1776 của Lê Quý Đôn.

Trong “Thiên Nam tứ Chí lộ đồ thư” hay “Toản tập An Nam lộ”, năm 1686 có bản đồ là tài liệu xưa nhất, ghi rõ hàng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở bãi Cát Vàng. Còn tư liệu trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, năm 1776 là tài liệu cổ, mô tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, quyển 2 có hai đoạn văn đề cập đến việc Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải.

Sang thời kỳ triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909, có rất nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

- “Dư địa chí” trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt địa dư chí (1833). Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự như trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cuối thế kỷ XVIII.

- Đại Nam thực lục phần Tiền biên, Quyển 10 (soạn năm 1821, khắc in năm 1844) tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

- Đại Nam thực lục chính biên Đệ nhất kỷ (khắc in năm 1848); Đệ nhị kỷ (khắc in xong năm 1864); Đệ tam kỷ (khắc in xong năm 1879) có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Tài liệu rất quí giá, là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang được lưu trữ tại kho lưu trữ trung ương 1 ở Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc… Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám, sau đó lại tiếp tục.

- Trong bộ sách Đại Nam nhất thống chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần hai và khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng định hoạt động đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản…

Ngoài ra các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.

Đặc biệt nhất sự kiện năm 1836 Vua Minh Mạng sai Suất đội thủy binh Phạm Hữu Nhật, người gốc đảo Lý Sơn chỉ huy thủy quân đi cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, sau đó thành lệ hàng năm. Đại Nam thực lục chính biên Đệ nhị kỷ, Quyển 165 cũng đã chép rất rõ từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Bộ Công tâu vua hàng năm cử người ra Hoàng Sa ngoài việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và còn cắm cột mốc, dựng bia. Châu bản tập tấu của Bộ Công ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng 17 (1836) với lời châu phê của vua Minh Mạng cũng đã nêu rất rõ: “Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4, 5 thước, rộng 5 tấc“.

Đại Nam thực lục chính biên, Đệ nhị kỷ, quyển 6 còn ghi rõ : “Vua Minh Mạng đã y theo lời tâu của Bộ Công sai Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ dựng làm dấu mốc. Mỗi bài gỗ dài 5 thước rộng 6 tấc và dày 1 tấc, mỗi bài khắc những chữ: “Minh Mạng thập thất niên Bính Thân thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật phụng mệnh vãng Hoàng Sa tương đồ chí thử hữu chí đẳng tư (tờ 25b)”.

(Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh ra Hoàng Sa xem xét đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ).

Vì sự kiện trên đã thành lệ hàng năm, nên Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (1851), Quyển 207, tờ 25b-26a và Quyển 221 đã chép lại việc dựng miếu, dựng bia đá, cắm cột mốc năm 1836 và lệ hàng năm phái biền binh thủy quân đi vãng thám, vẽ bản đồ…

Về những tư liệu của Tàu minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người ta thấy:

- Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán (người Tàu) năm 1696. Trong Quyển 3 của Hải ngoại kỷ sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.

- Các bản đồ cổ Tàu do chính người Tàu vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa không thuộc về Tàu.

Khảo sát tất cả bản đồ cổ của Tàu từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Tàu do người Tàu vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực Nam của biên giới phía Nam của Tàu.

Sau khi Tàu dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1/1974, nhiều đoàn khảo cổ Tàu đến các đảo thuộc quần đảo này và “phát hiện” nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác chủ quyền Tàu, trái lại họ lại phát hiện ở mặt Bắc ngôi miếu “Hoàng Sa tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée) bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam.

Về những tư liệu Phương Tây cũng xác nhận chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

- Nhật Ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam.

- Le Mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769 – 1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels.

- Univers, histoire et description de tous les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes của Giám mục Taberd xuất bản năm 1833 cho rằng Hoàng đế Gia Long chính thức khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa năm 1816.

- An Nam đại quốc họa đồ của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838, phụ bản của cuốn từ điển La tinh – Annam, ghi rõ «Paracels seu Cát Vàng» với tọa độ rõ ràng như hiện nay chứ không phải như Tàu cho là ven bờ biển. («Seu» tiếng la tinh có nghĩa «hay là», Cát Vàng: chữ nôm, Hoàng Sa: chữ Hán).

- The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol VI đã đăng bài của Giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels.

- The Journal of the Geographycal Society of London (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels.

Về sau Trung Hoa đưa ra những bằng chứng ngụy tạo nói ngược lại luận điệu ban đầu xem là đất vô chủ (1909) mà cho rằng Tây Sa đã thuộc Tàu từ lâu. Ngay tên Tây Sa và Nam Sa cũng mới đặt từ sau năm 1907, và Nam Sa lại bất nhất khi chỉ Trung Sa, khi chỉ Nam Sa ở vị trí hiện nay (Spratleys).

Sự thực chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa đã rõ ràng như trên. Khi bị Trung Hoa xâm phạm, vào thời điểm ban đầu, với tư cách là người đến xâm chiếm thuộc địa, người Pháp chưa hiểu hết lịch sử chủ quyền lãnh thổ Việt Nam nên có lúc đã không lên tiếng bảo vệ kịp thời. Tuy nhiên, không lâu sau đó, chính quyền thực dân Pháp đã có đủ thông tin và thay đổi quan điểm, bảo vệ chủ quyền cho Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự thực là bất cứ chính quyền nào, kể cả chính quyền thuộc địa chịu trách nhiệm về quản lý Hoàng Sa và Trường Sa, chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Nguyên nhân chủ yếu khiến cho Tàu tranh chấp chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa chính là Việt Nam đã bị Pháp đô hộ và chịu ảnh hưởng những biến động chính trị quốc tế cũng như quốc nội, nhất là từ thời chiến tranh lạnh và sau này và tham vọng bành trướng mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực.

Sự thực lịch sử về chủ quyền và những hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự tranh chấp cùng nguyên nhân xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đã quá rõ ràng, nên giải pháp phải là “cái gì của César phải trả lại cho César”.

Bất kỳ chính quyền nào cũng như bất cứ người Việt Nam nào, dù khác chính kiến đều coi trọng việc lấy lại Hoàng Sa về với Việt Nam và bảo toàn toàn vẹn Trường Sa. Lịch sử đã chứng minh dù có hàng ngàn năm bị lệ thuộc rồi cũng có ngày với sự kiên cường, bất khuất, cuộc đấu tranh sẽ thành công. Đối với các nước Asean, trên cơ sở Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982, sẽ tương nhượng trong tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong khối, đôi bên đều có lợi.

Việt Nam và Tàu núi liền núi, sông liền sông, đã có những bài học lịch sử quý giá. Việt Nam với truyền thống hàng ngàn năm luôn kiên quyết bảo vệ quyền độc lập tự chủ của mình, song luôn luôn tôn trọng nước đàn anh Tàu, luôn theo truyền thống làm “phên dậu của Tàu”, không bao giờ làm hại đến quyền lợi Tàu.

Bất cứ giải pháp nào dựa vào sức mạnh như người Nhật đánh chiếm bằng vũ lực Hoàng Sa, Trường Sa năm 1938, 1939 cũng như Tàu dùng võ lực năm 1974 chỉ mang tính nhất thời, không có giá trị pháp lý. Có đế quốc nào mạnh như đế quốc La Mã thời Cổ đại hay đế quốc Mông Cổ thời Trung đại, hay đế quốc Anh, Pháp thời cận đại, rồi có ngày cũng suy yếu, phải bỏ những lãnh thổ chiếm giữ bằng vũ lực.
Bất cứ giải pháp nào muốn vững bền phải dựa trên sự thực lịch sử, nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự trước tiên tại Hoàng Sa và Trường Sa từ lúc chưa có ai tranh chấp, và phải dựa vào trật tự thế giới hiện hành khi có Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 và những Nghị quyết của Liên hiệp quốc sau đó, cùng với Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982.

Mọi người kể cả người Tàu phải thấy rõ sự thật lịch sử trên!

Việt Nam phải luôn luôn nhắc đi nhắc lại cho cả thế giới được biết rằng vụ Tàu dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988 là trái phép hoàn toàn, trái với Hiến chương và các nghị quyết của Liên hiệp quốc. Không thể để cho Tàu coi vụ chiếm đóng Hoàng Sa như đã xong. Khi nội lực Việt Nam chưa đủ mạnh thì dứt khoát không ký kết bất cứ một hiệp định nào gây sự thiệt hại cho Việt Nam.

Việc cần làm ngay là phải quảng bá rộng rãi lịch sử về chủ quyền của nhà nước Việt Nam đới với Hoàng Sa và Trường Sa, và xây dựng nội lực Việt Nam vững mạnh, đoàn kết hùng cường.

Cuộc đấu tranh đòi lại Hoàng Sa cho Việt Nam cũng như sự bảo toàn quần đảo Trường Sa là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, nhưng nhất định sẽ thành công cũng như Việt Nam đã từng giành được độc lập tự chủ dù bị phong kiến phương Bắc đô hộ hơn một ngàn năm.

Hàn Nguyên Nguyễn Nhã

http://sachhiem.net/LICHSU/N/NguyenNha1_3.php

* Tiến sĩ Sử học, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

Sự thực lịch sử về chủ quyền và những hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự tranh chấp cùng nguyên nhân xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đã quá rõ ràng, nên giải pháp phải là “cái gì của César phải trả lại cho César”. Bất kỳ chính quyền nào cũng như bất cứ người Việt Nam nào, dù khác chính kiến, đều coi trọng việc lấy lại Hoàng Sa về với Việt Nam và bảo toàn toàn vẹn Trường Sa. Lịch sử đã chứng minh dù có hàng ngàn năm bị lệ thuộc rồi cũng có ngày với sự kiên cường, bất khuất, cuộc đấu tranh sẽ thành công.

T.S. Nguyễn Nhã

TRƯỜNG CA HOÀNG SA TRƯỜNG SA

Tôi, cán bộ Hành chánh Quốc gia

Được huấn luyện và phục vụ

Suốt hai nền Cộng Hòa

Cho đến ngày mất nước đi tù Việt cộng


Là người làm việc Hành chánh

Biết rất rõ có ba Sắc lịnh -Nghị định

Do Chánh phủ VNCH ban hành

Qui định địa giới hành chánh


HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA

Là Lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa


Hoàng Sa nằm trên vỉ tuyến

Ngang với Tỉnh Quảng Nam

Nên thuộc địa phận Tỉnh nầy

Chịu trách nhiệm quản trị


Trường Sa cùng vỉ tuyến Tỉnh Bà Rịa

Địa giới và quản trị HC thuộc Tỉnh nầy

Sau cải tổ Hành chánh

Trường Sa là Đặc Khu HC thuộc Tỉnh Gia Định


Trên đây là thể chế Hành chánh

Sau đây việc thi hành

Hoàng Sa do một Đại Đội Địa

Phương Quân trấn giữ


Từng định kỳ viên chức Hành chánh

Thuộc hai Tỉnh kể trên

Vẫn tháp tùng tàu HQ vận lương

Ra thị sát việc Hành chánh và dân tình


HAI ĐẶC KHU HÀNH CHÁNH

HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA


Có người bạn Hải quân kể cho nghe

Cảnh trí tuyệt đẹp trên hai Hải Đảo

Nhiều giống chim chóc lạ và đẹp

Bay lượn thong dong trên bầu trời Tự Do


Riêng tại Đảo lớn Hoàng Sa

Bãi phân chim rộng lớn và thật dày

Có thể lập nhà máy biến chế Phốt phát

Dân sở tại được thêm chút huê lợi


Việc Hành chánh, việc dân mới ổn định

Khinh tốc đỉnh Trung cộng đã ào tới

Ngày ngày biểu dương uy hiếp

Đại đội Địa Phương quân trú phòng


Bốn chiến hạm VNCH được phái tới

Tăng cường bảo vệ Hoàng Sa

Khinh tốc đỉnh Tàu cộng tối tân, hỏa lực mạnh

Đánh chìm ngay một chiến hạm ta


Hải quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà vị quốc vong thân

Binh sĩ thuộc quyền lớp tử vong, lớp bị bắt sống


Chánh phủ VNCH trong cơn bối rối

Liền phái ngay Ngoại trưởng Vương Văn Bắc

Sang Hoa Thạnh Đốn cầu viện

Chỉ nhủn nhặn cầu xin việc nhỏ xíu


Cấp cho ngay một phi đội phi cơ Phantom

Để Không Quân VN triệt hạ

Đám khinh tốc đỉnh phỉ Tàu

Câu phúc đáp thật là chua chát


Vũ khí, quân cụ được cấp cho đó

Là để chống Cộng sản Bắc Việt

Chớ đâu phải để chọc ghẹo NƯỚC LỚN TÀU

Thôi mau về tự lo liệu đi


Những ngày tù đày trên rừng núi Hoàng Liên

Những khi phẩn chí Hải quân Trung tá Phát (?)

Dùng tiếng Đức ngùng ngoằn kể

Đánh chác cái mẹ gì khi họ a tòng xếp đặt cả rồi


Đám Hải quân tụi tui bị bắt sống

Đem về ngay Thành Phố Thượng Hải

Cho tạm trú ngay Trường học sở tại

Sáng sớm phát mỗi đứa hai trăm NDT


Cho tự do ra ngoài phố cơm nước, tiêu xài

Chiều về, lục túi, tiền còn dư, lấy lại

Sáng mai lại phát hai trăm, xài tiếp

Cứ thong dong như vậy cho đến ngày


C130 Không lực Hoa Kỳ

Đáp xuống Thành Phố Thượng Hải

Rước “Quí vị Tù binh” về xứ

Chúc quí vị thượng lộ bình an


Sướng vậy, sao quan năm còn sạc tiếng Đức?

Là sĩ quan QLVNCH, biết rõ nước sắp mất rồi

Nhưng vì TỔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM

Biết đánh chác cái mẹ gì nhưng vẫn đánh, thế thôi


Cậu tôi là chiến sĩ Liên Tôn Phục Quốc

Ngày nay không còn nữa

Thưở sanh tiền thường dặn cháu:

“Mình là con dân đất nước,

Thấy “Việc Nghĩa” hết lòng làm

Nên hư, thành bại trời đất biết”


Ngày nay trước vận nước ngặt nghèo

Bên trong lũ quan lại VC hư hèn, nhu nhược

Bên ngoài Tàu phù lẫy lừng uy hiếp

Toàn dân khốn khổ biết tính lẽ nào?


Sách có chữ rằng:

Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên

Nhưng lại cũng có câu rằng:

Tận nhân lực, tri thiên mạng


Nếu toàn dân đồng lòng, vùng lên lật đổ ách quỉ Cộng

Thành lập Chánh Phủ ĐOÀN KẾT QUỐC GIA

Trên dưới cùng một lòng theo truyền thống DIÊN HỒNG

Ắt có câu trả lời khẳng định: Hoàng Sa Trường Sa là của ai?

HAI MÃNH VIỆT NAM TRÔI GIẠT

NỔI CHÌM TRÊN BIỂN ĐÔNG LÀ

LÃNH THỔ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Nguyễn Nhơn

(*) https://vi.wikipedia.org/.../Quần...

***

Biển Đông và vận mệnh dân tộc Việt

Nguyễn văn Canh
Ngày 25 tháng 11 năm 2015

LTS: Đây là nội dung bài nói chuyện ứng khẩu   của GS   Nguyễn văn Canh tại Đại Hội Đảng Tân Đại Việt ở Wesrtminster, CA, ngày 15 tháng 11 năm 2015. Bài này được tác giả viết lại có bổ túc thêm chi tiết theo lời yêu cầu của BS Mã Xái, Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt, dùng để đăng trên Website Tân Đại Việt.

GS Nguyễn văn Canh nguyên là Phụ tá Khoa Trưởng và Giáo Sư   Đại Học Luật Khoa Sàigòn, Thuyết trình viên các trường Chỉ Huy & Tham Mưu, trường Cao Đẳng Quốc Phòng, Quân Lực Việt   Nam Cộng Hoà, và Nghiên Cứu Viên tại Viện Nghiên Cứu Hoover về Chiến Tranh, Cách Mạng và Hoà Bình, Đại Học Stanford.

Tôi giới hạn vào hiện trạng các bãi đá bị Trung Cộng chiếm đóng trong vòng hơn 2 năm nay trong vùng Trường Sa, vai trò của Việt cộng trong âm mưu thực hiện bành trướng của TC và cuối cùng là   Hoa Kỳ can dự vào vụ Biển Đông cùng với vận hội mới có thể có của dân tộc Việt.

I   CẬP NHẬT KẾ HOẠCH BÒI ĐẮP CÁC ĐẢO NHÂN TẠO.

Chỉ trong vòng hơn 2 năm nay, TC đã có một Hệ Thống Căn Cứ Hải Quân trên   một chu vi lớn gồm 5 bãi đá được bồi đắp ( Đảo Nhân Tạo) với các kiến trúc kiên cố đươc xây trên đó là: Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập. Bên trong chu vi này, có 4 bãi đá thuộc một vùng có tên là Union Banks là Gạc Ma, Colins, Chigua và Tư Nghĩa, và một bãi khác, nằm ngoài Union Banks là Gaven. Các đảo này lập thành một hệ thống căn cứ hải quân của TC.

A.  BẢN ĐỒ VỊ TRÍ CÁC  ĐẢO NHÂN TẠO

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

I). KIẾN TRÚC QUÂN SỰ TRÊN CHU VI   CỦA CĂN CỨ HẢI QUÂN gồm:

1) BÃI ĐÁ NGẦM SUBI

A.  KIẾN TRÚC CÓ TRƯỚC 2008.

Đài khí tượng

B. ĐANG BỒI ĐẮP: ĐÃ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG BAY 3000m 

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

2) ELDAD (Én Đất)

3). MISCHIEF (BÃI ĐÁ VÀNH KHĂN):

A. KIẾN TRÚC CŨ, CÓ TRƯỚC 2008

MISCHIEF8   MISCHIEF9

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

- MISCHIEF10              

B. BỒI ĐẮP VÀ KIẾN TRÚC MỚI. 

MISCHIEFS11& 12

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

MISCHIEF13

MISCHIEF14   

4) CUATERON ( Bãi Châu Viên)

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

5). FIERY CROSS (BÃI ĐÁ CHỮ THẬP)

A. KIẾN TRÚC CÓ TRƯỚC 2008:

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

Cước chú: Đây là platform ( 116 m x 96m) dùng để đặt dàn phóng hoả tiễn bắn hạ vệ tinh Mỹ. Mất vệ tinh, Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ sẽ bị mù, không hoạt động được. Trên nóc building, phía phải có antenne để liên lạc và một góc có bãi đậu cho trực thăng cỡ lớn Change Z-8.

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

Đài khí tượng

Bộ Chỉ Huy.

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

Cơ sở tiếp vận

 B.  BỒI ĐẮP VÀ KIẾN TRÚC MỚI

Fierycross7a

Fierycross

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

Fierycross9

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

TC bỏ ra 11.5 tỉ MK xây dựng căn cứ này.

II). UNION BANKS. Trong Union Banks có 3 đảo với kiến trúc kiên cố:

1) JOHNSON SOUTH( Gạc Ma)

A). TRƯỚC 2008.

B). BỒI ĐẮP SAU 2014.

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

2) CHIGUA

A). CÓ TRƯỚC 2008

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

B). SAU 2014

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

3) HUGHES (Tư Nghĩa)

A). CÓ TRƯỚC 2008:   

B). SAU 2014:

III). KIẾN TRÚC VỀ PHÍA TÂY BẮC UNION BANKS: GAVEN

A). CÓ TRƯỚC 2008

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

B). SAU 2014

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

B. HOẠT ĐỘNG BỒI ĐẮP & MỤC ĐÍCH CÁC ĐẢO NHÂN TẠO

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

Hoạt động Bồi Đắp của tàu vét của Tian Jing Hao, từ tháng 9, 2013 đến tháng 6, 2014:
Cuateron: 9-28 tháng 9, 2013, 4-8 tháng 3, 2014, 10 tháng 4 đến 22 tháng 5, 2014          
Union Reefs South: 17 tháng 12 2013 đến 3 tháng 3, 2014 (   đây là Gạc Ma))
Union Reefs North: 20 thảng   đến 3 tháng 4, 2014   ( đ6y là Colins)
Fiery Cross Reef: 7-14 tháng 12, 2013 và 9-17 tháng 3, 2014
Gaven: 24 tháng 5 đến 15 tháng 6, 2014

Cước chú: Tàu vét Tian Jing Hao dài 127 mét, hút 1 giờ được 4.500 tấn bùn/cát. Tàu vét này là   một trong 3 chiếc hoạt động ngày đêm trong khu vực. Đây là   tàu lớn nhất Á Châu,   Các tàu vét được các khu trục hạm có trang bị hoả tiễn   đậu sát khu vực bồi dắp   để bảo vệ. TC gia tăng hoạt động mạnh mẽ, dầm dộ, ngày đêm để sớm hoàn tất hệ thống căn cứ tại đấy..

Mục Đích các đảo nhân tạo

Chín (9)   đảo nhân tạo này tại Trường Sa với   các kiến trúc quân sự kiên cố trên   đó như phi trường, hải cảng,   doanh trại, kho tiếp liệu là tiền đồn nối dài của căn cứ Du Lâm, thuộc Hải Nam.  Căn cứ Phú Lâm trên quần đảo Hòang Sa với   bộ chỉ huy Tam Sa là cơ quan đầu não   nhằm   khống chế toàn vùng.  

Vậy đây là một hệ thống kiến trúc quân sự dùng làm căn cứ tiền phương của hải quân TC trong vùng   Đông Nam Á.

Các căn cứ tiền phương này đóng một vai trò quyết định thôn tính đối với Việt nam, Đông Nam Á và   tiến xa   hơn nữa là kiểm soát cả thế giới:

1). Với Đông Nam Á và thế giới: 
a) kiểm soát đường hàng hải, hàng không từ Ấn Độ Dương lên Bắc Á; 
b) đáp ứng nhanh khi cần, nghĩa là trong trường hợp có chiến tranh, 
c) kiểm soát toàn vùng;    
d) làm bàn đạp để khống trị Nam Á, rồi thế giới.

2) Riêng với Việt nam: chiếm Biển động là   cướp đoạt Không Gian Sinh Tồn của dân tộc Việt. Chặn mặt biển là cắt con đường phát triển và bành trướng ra thế giới bên ngoài   cuả dân tộc   Việt.  Còn về phía Tây của VN, TC   dùng Miên, Lào để bao vây VN. Từ đó giúp   chúng chiếm đoạt lãnh thổ Việt nam để dễ bề   thống trị và đồng hóa dân Việt.

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

Trong phạm vi nhỏ hẹp trên Biển Động, ngư dân Việt muốn tiếp tục hành nghề để sinh sống   chỉ cần treo cờ TC.

Chủ nghĩa Bá quyền của Hán tộc đã vẽ một bản đồ   nước Trung cộng mới, bao gồm toàn thể Á Châu, ngoại trừ Nhật Bản. Đây là một mục tiêu trước mắt. Việt nam nằm gọn trong đó.

Như vậy, Công lao của Hồ chí Minh và đồng bọn qua nhiều thế hệ Cộng Sản thực là “vĩ đại” đối với Hán tộc.  

II. VAI TRÒ VC TRONG KẾ HOẠCH BÀNH TRƯỚNG CỦA BẮC KINH.

Làm sao có thể giải thích được sự kiện là lãnh đạo VC luôn im lặng trước các hành vi xâm lăng của TC như   đánh chiếm phần phía Tây của Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Hoà vào   năm 1974 và đánh chiếm 6 đảo đá ngầm vào năm 1988 và một số khác vào những năm 1992 và 1995.? Lãnh đạo VC không có một phản ứng nào dù chỉ có một lời tuyên bố xuông trước các hành vi xâm lược bằng quân sự trên làm người ta nghi ngờ lãnh đạo VC chuyển giao Biển Đông cho TC.

Tuy nhiên, đến nay, người ta thấy sự im lặng ấy không những là ưng thuận của VC chuyển giao phần lãnh hải này cho ngoại bang, mà   còn   thấy có các hành vi tích cực   của   chúng tiếp sức cho giặc ngoại xâm chiếm đoạt lãnh thổ của chính mình.  Vậy câu hỏi là lãnh đạo VC đóng vai trò gì trong âm mưu bành trướng   ấy của TC?

Chúng đóng hai vai trò cùng một lúc: Thừa Sai và Thái Thú. 

A). Thừa Sai: Đảng CSVN trở thành kẻ tay sai làm nhiệm vụ chuyển giao   tài sản của chính mình là Biển Đông cho   giặc ngoại xâm dưới sự chỉ đạo và giám sát chặt chẽ của giặc.

Đây không phải là công tác giản dị. Dân tộc Việt cả ngàn năm chống giặc Tàu. Có đến hơn 10 lần, bọn giặc ngoại xâm bị đại bại. Vì thế TC phải có một chiến lược khôn ngoan là sử dụng người bản xứ làm công việc chuyển giao này, thay vì TC mang quân sang đánh chiếm..

TC biết rằng chúng không thể chiếm được Biển Đông, nếu không buộc được lãnh đạo VC đóng vai trò tích cực trong âm mưu của chúng, nhất là VC là chủ nhân của vùng Biển này.

Để tiến tới việc chiếm trọn Biển Đông, Đảng CSTH đưa ra chiến lược cho Đảng CSVN dưới danh nghĩa là

“TÌM MỘT GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG.”

Ngày 12 tháng 4, 2011, Tướng Quách bá Hùng, phó chủ tịch Quân Uỷ Trung Ương sang Hà nội họp và   giao nhiệm vụ   cho lãnh đạo VC thực hiện “gỉải pháp”   cho Biển Đông. Ngày đầu tiên trong 6 ngày tại Hà nội, Quách bá Hùng họp   với   Nguyễn phú Trọng, Nguyển tấn Dũng, Nguyễn minh Triết và các lãnh đạo khác về nhiệm vụ, đường hướng và cơ cấu tổ chức để VC thi hành nhằm giúp   chúng hoàn tất việc chiếm Biển Đông của Việt nam.

a.  TC đề ra 4 nhiệm vụ cho VC:

Thứ Nhất: Phải hướng dẫn dư luận, và cảnh giác về các lời tuyên hố hay có hành động có thể làm tổn thương tình hưũ nghị hay làm mất lòng tin của hai dân tộc.

Thứ Hai: Thương thảo song phương, và tham khảo thân hữu để giải quyết mâu thuẫn.

Thứ Ba: Không cho phép một nước thứ ba can thiệp vào vấn đề Biển Đông.

Thứ Tư: Lãnh đạo VC không được viện dẫn các dữ kiện lịch sử   của VN để biện minh Việt nam có chủ quyền trên vùng Biển này.

Về thực chất, thì nội dung các nhiệm vụ trên là mệnh lệnh của Đảng CSTH cho Đảng CSVN trong công tác chuyển giao chủ quyền Biển Đông cho TC..

Để chính thừc hoá việc chiếm Biển Đông, vào tháng 10, 2011, TC và VC ký một Hiệp Ước gọi là “THOẢ HIỆP HỖ TƯƠNG VỀ GIẢI   PHÁP CHO TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG ” do Đại Diện của Bộ Ngoại Giao giữa hai nước ký tại Bắc Kinh. Phía CHXHCNVN có Hồ xuân Sơn, thứ trưởng Ngoại Giao làm đại diện; phía Cộng Hoà Nhân Dân TH có Trương chí Quân, thứ trưởng Ngoại Giao, đại diện. Có Đới bỉnh Quốc, Uỷ Vên Quốc Vụ Viện ( tương đương Phó Thủ Tướng) chứng kiến.  Tât cả 4 nhiệm vụ trên ( đã do hai đảng CS thoả thuận) được du nhập   vào Thỏa Hiệp này. Như vậy các mệnh lệnh   ấy của Đảng CSTH được sử dụng để trói buộc Chính Phủ CHXHCNVN và Chính Phủ này có nhiệm vụ áp dụng mọi biện pháp   để thi hành Thoả Hiệp.

Ý NGHĨA   CỦA THOẢ HIỆP

Trước hết, khi nói tới một Hiệp Ước, người ta phải xét đến quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên kết ước; tư cách và thẩm quyền của người đại diện, sự minh bạch, sự bình   đẳng, đối tượng của Hệp ước, như trường hợp   này là chuyển nhương đất đai v.v.

Ở đây, tôi chỉ nói sơ qua tới quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên: VC và TC.

Nhìn vào 4 nhiệm vụ trên, tôi thấy phía VC chỉ có   nghĩa vụ thi hành. Trong Thoả Ước có ghi một quyền duy nhất cho VC. Đó là quyền tham khảo thân hữu. Thực tế không có áp dụng. Khi TC đưa gìan khoan HĐ981 vào hoạt động trong lãnh hải VN, chúng đâu có tham khảo với VC. Ngươc lại, sau khi sự việc xảy ra, đơn phương và một cách trắng trợn, Nguyễn phú Trọng xin gặp Tập cận Bình về hành vi xâm lược này, lời thỉnh cầu bị bác. Còn về tính cách   thân hữu, thì hành vi của Dương khiêt Trì   nói lên tất cả. Dương Khiết   Trì mắng ( đe doạ) lãnh đạo VC vì e ngại lãnh đạo VC bỏ chạy theo Mỹ.

Rõ ràng là không có tham khảo. Và đây là tiếp xúc có tính cách một chiều, gay gắt, miệt thị, không có gì là thân thiện, thân hữu.

Ngược lại, phía TC có  toàn quyền, nhưng không có nghĩa vụ  nào. Vì vậy đây là một văn kiện trong đó TC qui định một số mệnh lệnh hay nhiệm vụ cho VC thi hành như   phải   làm hay không được làm.

Trong văn kiện, danh từ ‘Thỏa Hiệp ‘ hay danh từ hai “dân tộc ‘ trong   nhóm chữ ‘mất lòng tin của 2 dân tộc’ được dùng để nguỵ trang, che dấu sự đánh lừa của TC đối với VC và còn ám chỉ các biện pháp trừng phạt nữa.

Tôi đưa ra vài thí dụ để minh chứng cách thức mà Đảng CSVN thi hành Thoả Hiệp trên.

Thí dụ về nhiệm vụ 1: hướng dẫn dư luận hay hành động tránh làm tổn thương đến lòng tin của hai dân tộc. Dù là 2 ‘dân tộc’, nhưng VC không là một đối trọng ngang hàng. Thực tế   là nếu một lãnh đạo VC làm một điều gì, kể cả tuyên bô xuông là VC   làm mất lòng tin của TC. Ngược lại, như bên TC mang quân sang   đánh VN ( vụ HD 981), VC coi như không có gì xảy ra (phải chấp nhận) vì VC không thể   và không dám qui trách TC mất lòng tin của VC.

Về hướng dẫn dư luận, những vụ thuyền đánh cá của   ngư dân đảo Lý sơn, Quảng Ngãi bị tàu hải quân TC đâm chìm, rồi bỏ đi. Đâm chìm một   thuyền trên biển cả hành vi thiếu đạo đức, bị quốc tế lên án. Việc ấy còn vi phạm qui tăc/ luật lệ sinh hoạt trên biển cả. Ngay cả đến trường hợp   khi gặp một nạn nhân mà không cứu sẽ   không được luật pháp che chở. Nếu sự việc ấy bị phanh phui trước công luận thế giới, thì Trung Cộng nói chung và hải quân TC nói riêng sẽ bị chê trách vì hành vi man rợ trên. Như thế là uy tín của  TC, là một cường quốc sẽ bị sứt mẻ. Để không làm tổn thương lòng tín cậy của Đảng anh em (TC), Cơ quan Tuyên Giáo Trung Ương của VC hướng dẫn dư luận qua 700 cơ quan truyền thông bằng cách nói rằng thủ phạm là ‘tầu lạ’, dù ngư dân Quảng Ngãi báo cáo cho chính quyền các chi tiết như số tàu, loại tàu…. của Hải Quân TC…

Cơ quan truyền thông Trung Ương của Đảng CSVN còn mẫn cán hơn, đi ra ngoài nhiệm vụ đã được qui định   trong Thoả Hiệp để được quan thày tin tưởng khi thực hiện nhiêm vụ thông tin, hướng dẫn dư luận. Báo Điện Tử Đảng CSVN, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng, vào tháng 9, 2009 dịch nguyên văn một bài tường thuật đăng trong Hoàn Cầu Thời Báo của TC nói về một cuộc tập trận đổ bộ trên đảo Vĩnh thử ( Chữ Thập của VN) của một đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến, gồm cả nhảy dù do Đô đốc, tư lệnh phó Hạm Đội Nam Hải của  TC chỉ huy.  Nghĩa là Tờ báo Điện Tử của VC lại trở thành cơ quan ngôn luận cho Đảng CSTH để hướng dẫn dư luận VN.

Thí dụ khác   nhiệm vụ qui định rằng lãnh đạo VC không được có hành động nào làm tổn thương tình hữu nghị hay lòng tin cậy   của TC. Ngày 1 tháng 5,   2014 TC đưa một hạm đội gồm 90 tàu, có lúc lên tới 135 chiếc gồm cả khu trục hạm có trang bị hoả tiễn hộ tống HD 981 vào hoạt động ở phía Nam đảo Tri Tôn, Hoàng Sa và   hải quân TC ra lệnh cho Cảnh sát Biển VC rời đi xa, cách HD 981, lúc đầu là 3 rồi 4 hải lý.  Tức khắc, Bộ trưởng Quốc Phòng Phùng quang Thanh   ra lệnh   ngay cho Cảnh Sát Biển VC rút ra xa, cách HD 981, 10 hay 11 hải lý. Dù ở xa, đứng nhìn , tàu cảnh sát  biển VC  vẫn bị tàu hải quân TC đâm chìm hay làm hư hại. TC còn bắn chết 2 và 4 bị thương Cảnh sát biển VC (Chung cuộc, có cả thảy 24 chiếc bị chìm hay bị hư hại).  Lãnh đạo VC không có lời lên tiếng phản đối hoặc có hành động   chống trả lại, vì sơ mất lòng tin của Đảng anh em. Lãnh đạo VC lại còn đi xa hơn người ta tưởng là Phùng quang Thanh tuyển bố tại Hội Nghị Quốc Phòng ASEAN sau biến cố đó vài tuần lễ rằng: Vụ giàn khoan   HD 981 cũng giống như mâu thuẫn nội bộ trong một gia đình, không đáng quan tâm.

Y đã   ‘cảnh giác’ cao độ về nhiệm vụ được giao phó để không làm phật lòng TC như Quách bá Hùng ‘căn dặn’..

Bất cứ ai  cũng có thể liệt kê hàng trăm thí dụ như vậy

Thí dụ về nhiệm vụ 2, 3 và 4, trong Thoả Hiệp : 

2. Nếu có tranh chấp, hay không đồng ý về vấn đề nào đó liên quan đến Biển Đông, Thoả Hiệp qui định rằng VC chỉ được thương thảo tay đôi với TC (song phương). Không được để cho một đệ tam nhân can dự, như đưa nội vụ ra toà án quốc tế phân xử các bất đồng. Không được đưa vấn đề tranh chấp ra trước hội nghị như ASEAN, nghĩa là quốc tế hoá vấn đề Biển Đông….

Dù Thoả Ước có nói là thương thảo thân thiện nhưng thực sự là để đánh lừa VC mà mục đích là không cho phép VC quốc tế hóa vấn đê Biển Đông.

3.. Cũng vụ HD 981, VC không được phép kêu gọi một nước thứ Ba, can dự   như   kêu gọi Hoa Kỳ chẳng hạn dùng võ lực ủng hộ chống TC hay như lập liên minh quân sự chống TC. Phải lặng yên để hải quân TC tự ý hoạt động xác nhận chủ quyền của chúng. Đây là lý do VC im lặng để cho TC bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo, lập các căn cứ hải quân trên vùng Trường Sa.

4. Cũng không được viện dẫn dữ kiện lịch sử như bản đồ, thí dụ bản đồ cổ của Đỗ Bá, hay của Lê quí Đôn, các tài liệu nói trong các sách cổ   của VN gồm các sắc, chỉ của các trìêu đình, các tài liệu có liên hệ về chủ quyền của VN   để chứng minh chủ quyền của VN trên vùng Hoàng Sa và Trường Sa….

Vậy, về bản chất, đây là mệnh lệnh một chiều, độc đóan của ĐCSTH.  ĐCSVN và CHXHCNVN chỉ có nghĩa vụ thi hành, kể cả   việc không đươc kêu ca, khiếu nại hay phàn nàn công khai. Mục đích tối hậu rõ ràng là VC phải nhân danh Nhà Nước CHXHCNCN   phủ nhận chủ quyền của mình (VN) trên Biển Đông của VN.

Qua các điều khoản ghi trong  Thoả Hiệp trên, TC đã trói buộc cả tư duy, suy nghĩ và hành động của VC theo những đường hướng hay qui định mà TC đưa ra. Do vậy, VC là kẻ hành động để bảo vệ quyền lợi của giặc, thay vì   bảo vệ quyền lợi của   chính mình.

b .Về cơ cấu tổ chức và thi hành mệnh lệnh của TC:

1). Quách bá Hùng,   ngày 13 tháng 4, 2011 họp riêng với Phùng quang Thanh. Hai bên đã đi tới một Hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 quân đội, gồm cả hướng dẫn và kiểm soát quân đội khi thực hiện các nhiệm vụ trên. Điều quan trọng là quân đội VC không đưọc chống lại các hoạt động của TC trên Biển Đông , và TC   còn giúp cả việc ngăn chặn   nếu quân đội VC chống lại lãnh đạo VC về sự thực thi các nhiệm vụ trên, kể cả đảo chánh chống lại việc làm của Đảng.  Hợp tác toàn diện trong lãnh vực này đặc biệt gồm sỹ quan TC ngầm theo dõi đơn vị VC để ngăn chặn các âm mưu trên. Cần lưu ý là Quách bá Hùng là người đỡ đầu và hướng dẫn trực tiếp Phùng quang Thanh thi hành nhiệm vụ này.

2). Vương thế Tuấn, Chánh Án Toà Án Nhân Dân Tối Cao cùng thời gian này, ngày 17 tháng 4, sang Hà nội gặp Nguyễn minh Triết để Triết (sau đó là Trương tấn Sang) lo vận dụng toàn thể guồng máy công quyền: Công an, cảnh sát, quân đội, toà án, nhà tù  để ’ trấn áp’ những ai chống đối hoạt động của TC trên Biển Đông.  Những ai dù chỉ hô khẩu hiệu HS & TS của VN là bị bắt, đánh đập và bỏ tù. Vương thế Tuấn là người đỡ đầu cho Nguyễn minh Triết và theo dõi các hoạt động này.

3). Lê hồng Anh, thường trực Bộ Chính Trị (chức vụ của Lê hồng Anh được coi như tương đương với Phó Tổng Bí Thư) cũng trong vòng 6 ngày trong thời gian   Quách Bá Hùng ở Hà nội, được gọi sang Bắc Kinh gặp Mạch kiến Trụ, Bộ trưởng Công An để giao phó trách nhiệm về vận động toàn Đảng vào công tác thi hành các nhiêm vụ trên.

Như trên, ta thấy có một hệ thống ràng buộc tập thể lãnh đạo   Đảng CSVN vào Đảng CSTH, và còn ràng buộc cả mỗi cá nhân lãnh đạo đảng VC nữa. Sự ràng buộc mỗi cá nhân được thể hiện qua tiếp xúc từng người với  một lãnh đạo TC nghĩa là có một quan Thày đỡ đầu.  Sự ràng buộc ấy được tính toán và tổ chức chặt chẽ trong hệ thống giữa 2 đảng song song với nhau từ trên xuống dưới, và theohàng ngang giữa các cấp của hai đảng. Còn nữa, ràng buộc này còn được tổ chức qua hệ thống chính quyền giữa hai nhà nước TC và VC.

Sự ràng buộc ấy chính là các dây, dợ chằng chịt của Bắc Kinh đưa ra buộc lãnh đạo VC qua phương thức ban cấp chức vụ và cho hưởng thụ quyền lợi, và làm cho mỗi lãnh đạo VC trung thành với mỗi quan thày bảo trợ và mong được nâng đỡ trong tương lại.      

a). Về chức vụ. Trong kỳ bàu cử vào Đại Hội kỳ XI, Nguyễn phú Trọng chỉ được đứng thứ 8.  Giả Khánh Lâm, Uỷ Viên Chính Trị Bộ của TC sang Hà nội đã ‘chỉ đinh’ Trọng làm Tổng bí Thư, thay vì chức vụ đó là của Trương tấn Sang, vì y đứng số 1. Hầu hết các chức vụ quan trọng trong đảng ở nhiều cấp đều được xảy ra như thế. Nguyễn cơ Thạch trước đây bị loại ra khỏi guồng máy quyền hành vì không triệt để theo đường lối của Bắc kinh. Phạm gia Khiêm mất chức Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao vì lý do vào tháng 8 năm 2010 đã về hùa với đa số thành viên ASEAN ủng hộ quan điểm của Hilary Clinton vể giải pháp đa phương cho vấn đề Biển Đông. Trong phiên họp Hội Nghị Bộ trưởng Ngoại Giao này ở Hà nội, Phạm Gia Khiêm là nước chủ nhà đã bị Dương Khiết Trì hạ nhục vì đi ngược lại quan điểm của Bắc Kinh, và không kiểm soát được tình thế. Sang đến Đại Hội XI, Phạm gia Khiêm không còn chức vụ nào nữa, dù trước đó, trong nhiều năm Khiêm là đồng chủ tịch Uỷ Ban Hợp Tác Song Phương với Đới bỉnh Quốc, đã có công đưa cán bộ TC vào VN ‘hợp tác’ với cán bộ cấp tỉnh  của VC.

b).Về quyền lợi.  

Quyền lợi gồm bổng lộc và lợi ích vật chất   do chức vụ mang lại.

1). Bổng lộc có loại trực tiếp: như vụ Bauxite ở Tây nguyên. Tổng bí thư Nông đức Mạnh được 300 triệu MK, Dũng được 150 triệu. Vì có chống đối, Dũng biện hộ rằng đây là chính sách lớn của Đảng.

2). Bổng lộc gíán tiếp: Đây là các lợi ích vật chất do chức vụ mang lại. Thí dụ như Vụ Vinashin và Vinalines đã giúp cho nhóm Dũng rút ra trên 4 tỉ 8 MK để chia nhau …..

Để có thể được ban cấp quyền lợi này, mỗi cá nhân phải phấn đấu gay gắt để chinh phục được “lòng tin” (danh từ mà Quách bá Hùng dùng khi họp với lãnh đạo VC và ghi trong Thỏa Hiệp) của Bắc Kinh. Mỗi cá nhân còn phải có   thành tích nghĩa là chứng tỏ cụ thể về kết quả việc làm để tỏ lòng trung thành với quan Thày TC. Các phần thưởng   (chức vụ và quyền lợi) là mồi nhử gây ra   những cuộc chạy đua trong ban Lãnh đạo Đảng, cạnh tranh lẫn nhau, đi tới canh chừng nhau, sát phạt nhau,  tố cáo nhau  với quan Thày, kể cả tố cáo cho công chúng biết như   về tham nhũng để loại bỏ nhau khỏi hệ thống quyền lực, vàchém giết nhau như trường hợp Nguyễn bá Thanh v.v. . Trường hợp Phùng quang Thanh là một thí dụ khác. Phùng quang Thanh với tư cách là Bộ Trưởng Quốc Phòng VC là người mẫn cán nhất, trung thành nhất, làm được nhiều việc nhất, đắc lực nhất, được TC tin cậy nhất. Như vậy, y không phải là người trong nhóm mà Dương Khiết Trì hồi tháng 8 năm ngoái khi sang Hà nội giận dữ nói thẳng vào mặt lãnh đạo VC Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang   là “đứa con hoang phải trở về với Tổ Quốc (TC) khổ đau.” Thanh được Quách bá Hùng, tướng lãnh đầy quyền lực đỡ đầu. Trong tình thế đó y đươc TC yểm trợ mạnh nhất, xứng đáng để nắm giữ chức vụ có thể là quan trọng nhất trong ĐCSVN trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Tuy hbiên vì những cái nhất đó, mà trong nội bộ lãnh đạo CSVN, có sự đánh phá. Trước tháng 6, 2015, y bị tố cáo tham nhũng nặng. Con trai y là Đại tá Phùng quang Hải thao túng, và  lộng hành kiểm soát các công ty thuộc Bộ Quốc Phòng, nên gia đình y có một tài sản kếch xù, sống xa hoa. Rồi đến tháng 6 vừa qua, xảy vụ “chữa   bệnh”   của y ở Paris. Khi trở về VN, y bị cô lâp ở Bộ Quốc Phòng. Nếu Trương cao Lệ từ Bắc Kinh không sang Hà nội can thiệp, thì số phận của y có khác gì Nguyễn bá Thanh.

( Xin xem thêm, Nguyễn văn Canh, Hồ Sơ Hòang Sa & Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc, ấn bản lần V, 2014, các trang 314- 332).  

Chỉ thị hay mệnh lệnh cho VC được TC theo dõi, kiểm soát khá gắt gao. Đó là lý do mà lãnh đạo VC im thin thít về vụ gìan khoan HD 981. Còn nữa, VC cũng lặng yên và không có hành động nào trước các hoạt động của TC rầm rộ, công khai bồi đắp và xây dựng các căn cứ hải quân trên 9 bãi đá ngầm trong vùng Trường Sa của Việt nam. Ngoài ra, có lý do khác là có kẻ nào  mà Hoàn Cầu Thời Báo gọi là ‘vong ân bội nghĩa’, tìm cách thoát ra khỏi các ‘dây, dợ’ mà TC dương lên, thì hãy  noi gương Nguyễn bá Thanh.

Tôi nghĩ cũng cần nói đến yếu tố nữa là đạo đức CS và những gì mà đảng viên được học hỏi trong sinh hoạt hàng ngày để giải thích tình trạng trên. Những điều ấy có ảnh hưởng quan trọng đến sự tuân phục có vẻ tuyệt đối mệnh lệnh của TC như ta thấy.

Thực vậy, có một chiến lược “ai thắng ai” đươc dạy tại các buổi học tập. Trong phạm vi cá nhân,  mỗi đảng viên hàng ngày phải phấn đấu (hay VC gọi là đấu tranh), với chính mình, với người khác, dù là với cha mẹ, anh em hay vợ chồng, và với những người khác trong xã hội để chiến thắng. Khi nói tới đấu tranh, thì tức thì là phải suy nghĩ hay tính toán, gồm cả mọi thủ đoạn để giành phần thắng về cho mình. Khi chỉ nghĩ tới phần thắng, thì thắng lợi là ưu tiên, là yếu tố quyết định, là vinh quang, và các yếu tố khác như đạo đức (như giữ lời hứa , không lừa gạt, nói dối) bị gạt sang một bên vì  thường được giải thích là xấu xa ( thí dụ đầu óc tư sản còn tồn tại; tư sản là cái gì xấu xa, đáng khinh bỉ). Một khi con người quen với lối sống đó. Thì chính nó trở thành gía trị mà con người   tìm cách bảo vệ và theo đuổi. Ai không theo đuổi giá trị này, bị coi là lạc hậu, có khi   bị coi là ngu muội. Đó chính là nền văn hoá mới: văn hoá của Xã Hội Chủ Nghĩa.

Chính vì yếu tố này mà lãnh đạo VC đấu tranh với nhau, tranh nhau phục vụ quyền lợi của Bắc Kinh, dù biết rằng như thế là sai, bị đồng hương nguyền rủa, nhưng vẫn làm. Nguyễn phú Trọng  khi xảy ra vụ HĐ 981, xin gặp Tập cận Bình, bị từ chối, không khác gì bị tát vào mặt trước mọi người- công chúng và quốc tế. Y vẫn thản nhiên như không có gi xảy ra. Danh dự truyền thống của dân Việt mà y là một thành viên, gồm cả danh dự con người bị y gạt ra một bên. Đây cũng là trường hợp Dương khiết Trì “nói thẳng vào mặt” đám lãnh đạo VC  là Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang, Nguyển tấn Dũng, Nguyễn sinh Hùng… là “đám con hoang…”, dù   Trọng và Sang mới chỉ  dám nói một câu với cử tri đơn vị của mình :”VN có chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa”, còn Nguyễn tấn Dũng   nói mạnh hơn, (chỉ nói mà thôi) là TC là nguyên do bất ổn và làm cho   mất an toàn trong tự do lưu thông trên biển và trên không hay hỏi thăm TT Aquino   về vụ kiện tại Toà án quốc tế… Dù sao đây lại là lời đe doạ với phía đối tác. Đe doạ này lại có kết quả không ngờ: Tân Hoàng Đế lưu tâm đặc biệt, nên phải ‘hạ cố’ đến tận nơi thăm và để đáp lễ Dũ​ng đã ‘đề xuất’ chào đón ôm hôn đúng cách Cộng sản và hy vọng được ‘chiếu cố’  trong những ngày tới.

B). Thái Thú: Với tư cách nhà cầm quyền cai trị, VC thay mặt và theo lệnh giặc ngoại xâm sử dụng tòan bộ guồng máy công quyền nhà nước CHXHCNVN như cảnh sát, công an, nhà tù, toà án, quân đội, cả côn đồ,   v.v.   để ‘trấn áp’ và triệt tiêu một cách có hệ thống, nhưng không kém phân khốc liệt bằng bạo lực và vô nhân đạo đối với các công dân Việt của mình, và bóp nghẹt mọi tổ   chức quần chúng nếu họ chống lại âm mưu thôn tính Biển Đông của giặc ngoại xâm.

VC áp dụng phương pháp Leninist và Stalinist để thực hiện mục tiêu này:  

Phương pháp Leninist: Đảng là võ khí đấu tranh giành quyền hành. Các tổ, chi bộ Đảng ở địa phương đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ thi hành các mệnh lệnh của Đảng, ngõ hầu chế ngự bất cứ mỗi cá nhân công dân Việt nào có hành vi chống lại TC về vụ Trường sa, dù họ không chống lại Đảng CSVN. Các tổ hay chi bộ   ấy rải rác các nơi   tại các khu phố, thôn ấp, trong   mỗi xí nghiệp, nhà thương, trường học hay các tổ chức quần chúng: nam, phụ, lão ấu, nghề nghiêp v.v .. được vận dụng vào cuộc. Các đảng viên của các chi bộ ấy được lệnh nhận diện, theo dõi các kẻ chống đối, nhất là những kẻ lãnh đạo hay chủ mưu, để từ đó chuyển tin cho công an hay chính quyền áp dụng các biện pháp chế ngự. Có rất nhiều hình thức như thuyết phục, cắt ‘họ khẩu’, áp lực với chủ nhân xí nghiệp đuổi việc làm, với trường học thì đuổi học, với nhà trọ hay chủ cho thuê  phải cắt hợp đồng thuê nhà, áp lực với gia đình, thân nhân, cô lập, cho công an kể cả giả dạng côn đồ canh giữ ngày đêm trước cửa nhà… để triệt tiêu chống đối Đảng hay chống TC.

Quan trọng là nếu có tập hợp đông người, phải tìm cách giải tán… Băt bớ các lãnh đạo hay giải tán hoặc   phân hoá, ngăn chăn đám đông tụ họp... thường   hay được  dùng.

Phương pháp Stalinist: Đánh đập tàn bạo, rất dã man dân chúng trên đường phố như đã thấy trong các cuộc biểu tình ở Sài gòn hay Hà nội, bắt bớ và đưa vào các trại tập trung ở nơi đây Công An VC dùng các kỹ thuật tra tấn mềm, hay bạo lực làm tê liệt hoá óc não nạn nhân v.v.

Các cá nhân dù chỉ hô hay cầm biểu ngữ ‘Hoàng Sa là của VN’ cũng bị bắt giam. Sinh viên Phạm thanh Nghiêm  ở Hải phòng biểu tình “toạ kháng” tại tư gia với biểu ngữ “HS & TS là của VN” bị bắt, bị truy tố và bị tù nhiều năm. Sinh viên Nguyễn phương Uyên phổ biến bài thơ ngắn chống TC bị bắt cóc mất tích, rồi sau đó bị bỏ tù và bị đuổi học. Việt Khang, một thanh niên trẻ làm một bài hát ngắn có nhan đề “VN tôi đâu?” bị bắt đi mất tích, cho đến nay không ai biết nạn nhận ở đâu….. Cảnh sát sắc phục  và  Cảnh sát đội lốt côn đồ công khai ‘trấn áp’ người biểu tình chống TC một cách vô nhân đạo ngoài đường phố….

Hai phương pháp này sau khi du nhập vào Trung cộng được kiện toàn hơn, và áp dụng tinh vi hơn, nhưng khủng kiếp hơn. Phương pháp ấy vào đến Việt nam thì lại được nâng lên “một tầng cao mới” với sáng kiến riêng của VC, cộng với sự huấn luyện kỹ thuật của CS Đông Đức. Nên, VC được quan thày TC khen thưởng.

Nhân đây, tôi bày tỏ lòng rất ngưỡng mộ đối với các anh chị em đấu tranh trong nước vì phải chịu đựng gian khổ, đối đầu với các hành vi man rợ của các kẻ đồng loại không còn nhân tính như CSVN. 

CS Trung cộng rất khôn ngoan, đã giao phó công việc xâm chiếm lãnh thổ VN của chúng  cho   người VN. Những người đó là Thái Thú người bản xứ. Điều đáng nói là  Thái Thú VN ấy biết rõ việc làm sai trái  của họ. Tuy nhiên, chúng là một tập hợp đông đảo cứ tranh nhau lao đầu vào ‘tròng’ sai khiến của ngoại bang, như con thiêu thân.  Liệu có người Việt nào dám nói là giặc ngoại xâm đàn áp họ hoặc giăc ngoại xâm cướp nước Việt. Giặc Tàu đâu có bắt dân Việt lên rừng kiếm sừng tê giác, hay xuống biển mò ngọc trai như thời xa xưa.  Về lãnh thổ và lãnh hải, đám tay sai người bản xứ lo việc dâng hiến cho chúng. Giặc Tàu biết rằng hàng ngàn năm qua chúng đổ bao xương máu mà không chiếm nổi một tấc đất. Nay, TC chỉ cần tuyển dụng đám tay sai làm việc này thay cho chúng. Mọi người hãy nhìn kỹ những gì đang xảy ra ở Hà nội trong lúc VC chuẩn bị Đại Hội Kỳ XII được tổ chức vào đầu năm 2016 để ‘bàu chọn’ các chức vụ lãnh đạo cho Đảng  CSVN trong 5 năm tới, nhất là có sự hiện diện của Tập cận Bình, trong tuần lễ qua  thì thấy rõ tính toán của chúng. Trước đây, tại các Đại Hội của ĐCSVN, chỉ có một Uỷ Viên Chính Trị Bộ sang VN để làm áp lực, nay một Tân Hoàng Đế của Thiên Triều  phải đích thân sang   với một số hoạt động kể cả việc xin được nói chuyện tại Quôc Hội VC   thì thấy tình trạng này quan trọng  và khẩn cấp như thế nào.

Cái hay của TC là ở chỗ ấy.

(1) Xây dựng hệ thống căn cứ này là một công tác chiến lược tối quan trọng trong chủ nghĩa bành trướng. Để đánh lạc hướng  dư luận  ngõ hầu giảm bớt chống đối từ dân chúng Việt nam và thế giới, TC đưa hạm đội yểm trợ HD 981 vào Hoàng Sa  ngày 1 tháng 5 một cách dầm dộ. Sự kịện này làm mọi người chú ý đến hoạt động của HD 981, từ đó gây ra ồn ào, và phẫn nộ, trong khi đó đơn vị   hải quân khác của TC gia tốc bồi đắp các bãi đá ngầm ở Trường Sa.  Vài tuần lễ kế đó, đảo nhân tạo Gạc Ma đã hình thành. Sau hơn hai tháng hoạt động,  HD 981 được dời đi, thì lúc đó   bãi đá ngầm Gạc Ma đã  rõ ràng trở thành đảo nhân tạo với một phi đạo và quân cảng. Và cũng vào lúc khi HD 981 rút khỏi Hoàng Sa, thì cường độ ồn ào, phẫn nộ của dân chúng chống đối sự xây dựng căn cứ Gạc Ma đã mất đà, và dư luận thế giới về vi phạm lãnh hải   đã giảm bớt và lúc này TC gia tăng công tác bồi đắp các đảo khác một cách qui mô và xây các công sự kiên cố trên đó. Nền tảng một hệ thống căn cứ hải quân của giặc đã được thiếp lập và bắt đầu công khai thách đố Mỹ và thế giới. Sư đóng góp sức lực kể cả nhẫn nhục cho giặc chiếm đoạt Biển Đông của VN thật là vô giá!

III. CAN DỰ CỦA HOA KỲ VÀO BIỂN ĐÔNG   & VẬN MỆNH DÂN TỘC  

Vào ngày 28 tháng 9, 2015 tại Đại Hội Đồng Liện Hiệp Quốc, Tập Cận Bình công khai tuyên bố rằng Nam Hải (Biển Đông) là của Trung cộng từ thời cổ xưa. Trên căn bản này,  TC thông báo cho Mỹ  và thế giới biết rằng TC là chủ nhân ông, nên có quyền  bồi đắp các bãi đá ngầm thuộc Trường Sa và xây cất những gì tuỳ ý, kể cả các căn cứ quân sự. Các lãnh đạo và truyền thông TC nhấn mạnh rằng các kiến trúc của TC trên các bãi đá đó  không phục vụ chiến tranh, mà đóng góp vào việc bảo vệ tự do lưu thông. Chủ trương như vậy là để biện minh cho quyền lợi cốt lõi của chúng trên vùng Biển này.

Vì các hành vi có tính cách xâm lăng ấy, Hoa Kỳ bắt buộc không thể đứng ngoài cuộc để nhìn vào.

Lý do là quyền lợi của Hoa Kỳ bi đe doạ nghiêm trọng.

Tôi cần nói qua đến quyền lợi ấy và sau đó  xét xem Hoa Kỳ bảo vệ bằng cách nào?

A). Quyền lợi của Hoa kỳ ở Biển Đông: Quyền lợi quốc gia.

Đây là quyền lợi sinh tử của Hoa kỳ trong các lãnh vực thương mại, kinh tế và an ninh.

Về kinh tế và thương mại, vào năm 2010, trị giá giao thương của Hoa Kỳ vận chuyển qua eo biểm Malacca là US $1,300 tỉ, và của thế giới là US $5,000 tỉ. Con số này đủ cho thấy số công ăn việc làm của người Mỹ ở một mức to lớn vô cùng. Nếu Biển Đông bị TC khống chế, thì nước Mỹ sẽ lâm nguy. Đó là quyền lợi quốc gia của Mỹ mà Hilary Clinton tuyên bố  tại Hội Nghị ASEAN ở Hà nội vào tháng 8, 2010. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố tại Hội Nghị Shangri-la vào tháng 6, 2010 rằng Mỹ sẽ bảo vệ tự do lưu thông trên mặt biển và trên không trong vùng Biển Đông và cả công ty dầu của Mỹ đang khai thác ở nơi đây. Ngoài ra, về vấn đề an ninh,  nếu Điển Đông lọt vào tay TC, thì các quốc gia Đông Nam Á sẽ không thể đứng vững được. Đó là mối nguy cho Mỹ.

B)  Chiến lược đối phó:   xoay trục sang Á Châu để bảo vệ quyền lợi:  

1). “Củng cố   các đối tác cũ và thiết lập liên minh mới và TPP.”

Ông Nguyễn trung Châu, chủ tịch Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị trong thư đề ngày 15 tháng, 8, 2011 gửi TT Obama, kèm theo Bản tài liệu của Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ lên án Chủ Nghĩa Bành Trướng Bắc Kinh với sự Đồng Loã của CSVN trong âm mưu độc chiếm Biển Đông. Ngày 4 , 10 năm 2011, Tổng thống   Obama   trả lời rằng   để đối phó với TC, Hoa Kỳ đang củng cố các mối liên hệ hiện có và thiết lập liên minh mới. Ông cũng thêm rằng Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương cũng nằm trong kế hoạch này.

Những gì đã xảy ra trong vùng cho thấy Hoa Kỳ đã chuẩn bị đối phó: như hợp tác với Nhật Bản, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Tân Gia Ba, Thái Lan   qua tới Ấn Đô, xuống cả tới Úc Châu v.v. ( xin xem Nguyễn văn Canh, thượng dẫn, tr. 367-384).

Vừa mới đây, TPP đã được 12 quốc gia thông qua tại Atlanta, Georgia.

2). Cộng tác với Trung cộng nhưng có dăn đe.

“Cộng tác với Trung cộng có lợi hơn” để gỉai quyết các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, “dĩ nhiên, có  một số ít thách thức trên tòan cầu, nếu có thách thức nào xảy ra, chúng ta có thể đối phó hữu hiệu mà không có sự hợp tác thực sự của Trung cộng” (Indeed there are very few gobal challenges, if any, we can address effectively without China’s active cooperation). Đó là câu trả lời của   TT Obama trong thư đề ngày 20 tháng 5, 2015 về  bản Tuyên Bố của  Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ công bố ngày 22 tháng 1, 15 . Uỷ Ban chỉ trích chính sách xoay trục của Obama về quan niệm chỉ đạo chiến tranh của Mỹ là thiếu sót, vì chỉ đặt nặng   việc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh qui ước mà hậu quả là   đến nay TC hầu như hoàn tất   lấn chiếm 9 đảo đá ngầm ở Biển Đông   với   một hệ thống căn cứ quân sự, đe doạ hoà bình trong khu vực, đặc biệt là có sự đóng góp tich cực của thừa sai VC trong sự bành trướng này.

Bản Tuyên Bố  kêu gọi Hoa Kỳ duyệt lại chính sách chiến tranh viết trong đoạn sau đây:
“…………..
d). Kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và nhân dân yêu chuộng hòa bình của Hoa Kỳ có một quyết tâm rõ rệt và mạnh dạn để đối phó với sự kiện rằng Trung Cộng đã tiến bước một cách vừng chắc đến việc nuốt gọn Á Châu và sau đó toàn thể thế giới. Nước duy nhất trên toàn thế giới có khả năng đối phó với tình trạng này chính là Hoa Kỳ.

Chính sách của Tổng Thống Obama về việc “tăng cường các liên minh cũ và trui rèn đối tác mới để đối phó với các thử thách chung” và sự tái phối trí các lực lượng quân sự tại các căn cứ khắp Á Châu và Úc Châu, cũng như kể cả đự án Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhất thiết là cần nhưng chưa đủ.  Lý do bởi sự kiện rằng Tổng Thống đang suy nghĩ về việc xây dựng sức mạnh quân sự để đối phó với các thử thách theo lối chiến tranh quy ước.  Vì lý do đó BIÊN ĐÔNG NAY GẦN NHƯ NẰM TRONG TAY CỦA ĐCSTC.  Nếu điều này xảy ra, các quyền lợi chính đáng của Hoa Kỳ như được tuyên bố bởi Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates và Bộ Trưởng Ngoại Giao Hilary Clinton   vào năm 2010 sẽ bị vô hiệu hóa.  Và khó khăn cho Hoa Kỳ và thế giới sẽ khởi diễn từ đây.  Nên nhớ rằng địch thủ tiềm ẩn của Hoa Kỳ có một đầu óc của một con cáo đang chơi một ván bài chiến tranh đa diện với mọi phương tiện khả hữu, ngay cả với các phương tiện vô đạo đức.  Một “Hoa Kỳ’ Lịch Sự lương thiện không thể đối phó với nó một cách hữu hiệu.

Chiến lược chúng ta cần có là một chương trình hành động tổng thể hữu hiệu để tẩy trừ triệt để căn nguyên   của vấn đề./-“

(Bản dịch của Trung Tâm Nghiên Cứu Việt nam)

Lời tuyên bố này của UB được cựu Thiếu Tá Cảnh Sát Thái văn Hoà đọc trong một buổi lễ được tổ chức long trọng trước Đại Hội của  Tổng Hội Cựu Sỹ Quan Cảnh Sát Quốc Gia Việt nam, với sự hiện diện của chừng 400 nhân sĩ và đồng hương trong vùng. Đại hội được   tổ chức tại Westminster, CA ngày 23 tháng 5, 2015.

------------

Tóm lại, như trên ta thấy nhờ vào sự đóng góp tích cực của Đảng VN mà Trung Cộng ngày nay tiến gần tới   nắm trọn Biên Đông.  

Trước khi   có công hàm của Phạm văn Đồng   vào năm 1958 dưới sự chỉ đạo của Hồ chí Minh, TC là kẻ đứng ngoài Biển Đông,  nay nghiễm nhiên trở thành một ‘tay chơi chính’ trong ván cờ Biển Đông, hay nói khác đi nay chúng đóng vai trò chủ nhân chính vùng Biển này của VN. Trong mọi đối thoại, chúng luôn bác khước những điều gì tỏ ra bất lợi về chủ quyền của chúng trên Biển Đông, từ cách thức thương thảo vấn đề, đến quyết định của Toà án La Haye….

Chúng  quá tự kiêu, nghĩ rằng nay là một cường quốc và đánh giá rất thấp quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ tại nơi này và hoang tưởng đến một nước Trung cộng ‘vĩ đại’, đưa toàn thế giới vào quĩ đạo chúng. Do đó tới một lúc nào đó chúng sẽ lãnh mọi hậu quả do sự mù quáng của chúng. Đó là lúc dân tộc Việt có cơ may thoát khỏi âm mưu Đại Hán của chúng do sự tiếp sức tích cực của Hồ chí Minh và các thế hệ lãnh đạo ĐCSVN kế tiếp do Hồ nặn ra./.

Đính kèm Thư của TT Obama trả lời Bản Tuyê Bố của UBBVSVTLT:

white house, barack obama

***

Thêm hậu thuẫn cho vụ kiện Biển Đông

china hands off the philipines

Biểu tình chống Trung cộng tại thành phố Makati, phía đông Manila, Philippines, ngày 12/11/2015

Trà Mi-VOA

04.12.2015

Philippines tiếp tục nhận thêm sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế trong vụ kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung cộng chiếm trọn Biển Đông.

Italy là nước mới nhất vừa lên tiếng hậu thuẫn con đường theo đuổi pháp lý của Manila trong cuộc tranh chấp ngày càng căng thẳng.

Truyền thông Philippines loan tin tại cuộc họp ở Rome hôm 3/12, Thủ tướng Matteo Renzi và Tổng thống Sergio Mattarella của Italy đã lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ Tổng thống Begnino Aquino về việc Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra nhờ tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc phân xử.

Trước Italy, một số nước khác cũng đã lên tiếng bày tỏ ủng hộ hành động của Manila trong đó có Hoa Kỳ và Việt Nam.

Theo giới phân tích, bất kỳ phán quyết chung cuộc nào của tòa chống lại Trung cộng cũng không có giá trị cưỡng hành, chế tài, hay trừng phạt vì chưa có một cơ chế thực thi các phán quyết như vậy.

Tuy nhiên, theo một nhà nghiên cứu Biển Đông từ Việt Nam, thì dù sao đi nữa một phán quyết ủng hộ Philippines trong vụ này sẽ là một bất lợi rất lớn cho Bắc Kinh:

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc:

"Nếu Philippines thắng, lý luận của Trung cộng sẽ bị bẻ gãy trước cộng đồng quốc tế. Việc này cũng có ý nghĩa tích cực với Việt Nam. Dựa vào phán quyết của tòa, Việt Nam sẽ củng cố hệ thống lý luận và dữ kiện của mình trong một phiên xử tương lai nếu khởi kiện Trung cộng. Cho dù Trung cộng không đồng ý, đó cũng là một thắng lợi về mặt chính trị để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Trung cộng không bao giờ tuân thủ luật pháp quốc tế dù miệng vẫn nói như thế".

Luật sư Vũ Đức Khanh, một chuyên gia tại Canada nghiên cứu vấn đề Biển Đông và luật quốc tế, chia sẻ quan điểm cho rằng Việt Nam được lợi rất nhiều trong vụ kiện của Philippines:

"Trong vụ kiện này, Việt Nam có lợi rất nhiều vì là cơ sở cho các cuộc đàm phán, nếu có. Phán quyết của tòa sẽ là thắng lợi lớn cho công pháp quốc tế và các nước liên quan. Những quyết định về pháp lý sẽ là cơ sở cho những quyết định về đàm phán".

Năm 2013, Manila đệ đơn kiện điều mà họ gọi là tuyên bố chủ quyền thái quá và vô căn cứ của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Tháng 10 vừa qua, tòa trọng tài ở La Haye ra phán quyết khẳng định có quyền phân xử vụ này cho dù Trung cộng nhất mực không chịu tham gia vào tiến trình vụ kiện.

Tuần rồi, Philiipines vừa trình bày các lập luận của họ trước tòa.

Tháng trước, trưởng ngành an ninh Indonesia loan báo nước ông cũng có thể đưa bản đồ 9 đoạn của Bắc Kinh ở Biển Đông ra tòa.

Một hành động tương tự được trông đợi từ lâu ở Việt Nam, nhưng tới nay, Hà Nội chưa tỏ dấu hiệu cho thấy có ý định này, khơi dậy nhiều sự chỉ trích về chính sách không đủ cứng rắn đối với quốc gia cộng sản anh em mà chính phủ Hà Nội đang bị lệ thuộc rất nhiều.

http://www.voatiengviet.com/content/them-hau-thuan-cho-vu-kien-bien-dong/3087617.html

***

Biển Đông : Trung cộng hung hăng, Mỹ " luật hóa " sáng kiến can thiệp

Trọng Nghĩa Đăng ngày 04-12-2015 Sửa đổi ngày 04-12-2015 16:03

trung cộng lý khắc cường

Thủ tướng Trung cộng Lý Khắc Cường phát biểu tại Thượng đỉnh ASEAN-Trung cộng lần thứ 27, Kuala Lumpur, Malaysia, 21/11/2015 REUTERS/Olivia Harris

Trước và sau hai hội nghị thượng đỉnh APEC và ASEAN tại Manila và Kuala Lumpur hạ tuần tháng 11 vừa qua, dù biết rằng vấn đề Biển Đông sẽ nổi cộm trong các cuộc thảo luận, Bắc Kinh vẫn có những động thái và lời lẽ cứng rắn nhắm khẳng định và buộc các nước khác công nhận chủ quyền của Trung cộng trên gần như toàn bộ Biển Đông, mà gây quan ngại nhiều nhất là các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo ở vùng Trường Sa, và xây dựng trên đó các cơ sở có thể được dùng vào mục tiêu quân sự.

Trong tình hình đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tranh thủ chuyến công du Philippines và Malaysia để tái khẳng định lập trường phản đối của Washington. Sau khi từ Đông Nam Á trở về, ngày 25/11/2015, ông Obama đã ký ban hành Luật Quốc phòng cho năm 2016, trong đó có nguyên một điều khoản mang tên Sáng kiến Biển Đông - South China Sea Initiative.

Điều luật này giao cho hai Bộ trường Quốc phòng và Ngoại giao Mỹ quyền xúc tiến các hoạt động nhằm "  tăng cường an ninh hàng hải và năng lực giám sát trên biển của các nước ven Biển Đông ", cụ thể là năm nước Đông Nam Á : Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan.

Đây là lần đầu tiên mà một bộ luật tại Mỹ vạch ra một cách chi tiết một khuôn khổ pháp lý cho một phần chính sách của Hoa Kỳ tại Biển Đông. Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc trường Đại học Maine (Hoa Kỳ) đã lồng điều có thế gọi là " luật về Biển Đông " này vào trong tình hình căng thẳng hiện nay.

RFI : Hội nghị ASEAN tại Kuala Lumpur có bộc lộ yếu tố nào mới trên vấn đề Biển Đông hay không ?

Ngô Vĩnh Long : Hội nghị ASEAN vừa qua tại Kuala Lumpur có bộc lộ hai yếu tố mới liên quan với nhau trên vấn đề Biển Đông.

Yếu tố thứ nhất là các nước có quyền lợi trực tiếp nhiều nhất ở Biển Đông - trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia – đã tỏ rõ hơn là họ không còn nhiều hy vọng trong việc ASEAN có thể cùng nhau đàm phán với Trung cộng để “ sớm hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) ” hay thiết lập một cơ chế an ninh chung trên Biển Đông.

Yếu tố thứ hai là vì nhận định mà tôi mới vừa đề cập, các nước này một mặt nâng cấp quan hệ với nhau ngõ hầu có thể bảo vệ nhau và cùng nhau ngăn chặn sự bành trướng không ngừng của Trung cộng. Mặt khác là xích gần lại với Hoa Kỳ hơn.

Một ví dụ là trước khi dự hội nghị ngày 22/11, Tổng thống Barack Obama đã ký một hiệp ước đối tác chiến lược với ASEAN. Trong cuộc họp với các lãnh tụ các nước Đông Nam Á ngày 21/11, ông Obama cũng đã cảnh báo rằng vì ổn định và an ninh trong khu vực các nước đang có tranh chấp ở Biển Đông nên ngưng việc bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự trên đó.

RFI : Phải chăng Trung cộng vẫn có thái độ hung hăng cả trước lẫn sau hội nghị ASEAN ?

Ngô Vĩnh Long : Theo báo chí Trung cộng thì trước hội nghị cả 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc gồm Hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải đã tiến hành cuộc tập trận săn ngầm và đổ bộ quy mô lớn ở Biển Đông từ ngày 17-19/11/2015.

Riêng đối với Việt Nam thì theo một bài của báo Thanh Niên ngày 26/11 : " Tàu chiến Trung Quốc gia tăng vây ép tàu dân sự Việt Nam " từ tháng 10 năm nay.

RFI : Còn Tổng thống Obama có đủ cứng rắn không ? Có trấn an được các nước đang bị Trung cộng chèn ép hay không ?

Ngô Vĩnh Long : Lập trường của Tổng thống Obama một phần là do sự thể hiện quan tâm của các nước trong khu vực ASEAN. Mỹ không có thể làm gì vượt qua sự yêu cầu của các nước trong khu vực này, trong đó đặc biệt là Việt Nam, Philippines, và Malaysia.

Mỹ đã hứa cung cấp vũ khí cho Philippines, Việt Nam và các nước khác để bảo vệ an ninh trên Biển Đông và đã thúc đẩy các đồng minh của Mỹ cùng trợ giúp. Nhật cũng đã hứa cung cấp tàu chiến và vũ khí cho Philippines và Việt Nam. Hàn Quốc đã bán máy bay cho Philippines máy bay tác chiến FA-50, v.v.

Mỹ đã đơn phương tuần tra xung quanh một vài khu vực ở Trường Sa, nhưng đến nay chưa có nước Đông Nam Á nào chịu tuần tra chung với Mỹ mặc dầu đã có những kêu gọi từ một số chính trị gia Mỹ như Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ. Tôi nghĩ một trong những lý do cho việc do dự này không phải vì Mỹ chưa trấn an được các nước đang bị Trung cộng chèn ép mà vì một số nước thấy lợi ích với Trung cộng trên các bình diện khác quan trọng hơn.

Thượng nghị sĩ Mỹ và nhiều nhà phân tích chiến lược ở Mỹ đang thúc đẩy Obama nên có lập trường cứng rắn hơn.

RFI : Sự kiện Luật Quốc phòng Mỹ 2016 có điều khoản về " South China Sea Initiative' "có ý nghĩa quan trọng như thế nào ?

Ngô Vĩnh Long : Điều khoản gọi là “ Sáng kiến về Biển Đông ” trong Luật Quốc phòng Mỹ 2016 nói rằng Bộ trưởng Quốc phòng được chỉ định trợ giúp về quân sự và huấn luyện cho các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei, Singapore, Thái Lan và Đài Loan với " mục đích tăng cường an ninh biển và sự hiểu biết về các lãnh vực trên biển của các nước dọc Biển Đông ".

Do đó, hai vấn đề quan trọng ở đây : 1) Mỹ muốn kéo các nước trên hợp tác với nhau và với Mỹ ở Biển Đông. 2) Để hợp thức hoá việc tăng viện trợ quân sự cho các nước trong khu vực.

Lầu Năm Góc đã tuyên bố viện trợ 119 triệu Mỹ kim năm 2015 và 140 triệu năm 2016 cho các nước Đông Nam Á - trong đó có Việt Nam, Indonesia, Malaysia, và Philippines.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20151204-bien-dong-trung-quoc-hung-hang-my-luat-hoa-sang-kien-can-thiep

***

Vụ kiện Biển Đông: Tòa quốc tế cho Bắc Kinh 1 tháng để phản biện

Trọng Nghĩa

Đăng ngày 01-12-2015 Sửa đổi ngày 01-12-2015 13:55

philippines maritimes, manilla

Philippines tin tưởng thắng kiện Trung cộng về chủ quyền một số đảo trên Biển Đông.REUTERS/Erik De Castro/Files 

Vòng điều trần thứ hai của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về vụ Philippines kiện đường lưỡi bò Trung cộng tại Biển Đông đã kết thúc vào hôm qua, 30/11/2015 sau năm ngày nghe phái đoàn Manila trình bày luận cứ. Dù Bắc Kinh đã tẩy chay vụ kiện, và không tham gia phiên điều trần, Tòa án Trọng tài Thường trực vẫn yêu cầu Trung cộng trả lời các cáo buộc của Philippines trong vòng một tháng.

Trong một bản thông cáo, định chế này đã tóm lược các luận cứ đã được phái đoàn Philippines trình bày trong vòng điều trần lần này, đồng thời xác định rằng Manila có thể tiếp tục bổ sung tài liệu và trả lời các câu hỏi của Tòa trong phiên điều trần dự trù vào ngày 18/12 tới đây.

Riêng đối với Trung cộng, dù nước này tẩy chay toàn bộ vụ kiện, Tòa án Trọng tài Thường trực vẫn quyết định dành cho Bắc Kinh cơ hội viết phản biện và gởi đến định chế này trước ngày 01/01/2016.

Trong bản thông cáo báo chí, Tòa án Trọng tài Thường trực ghi nhận lập luận của Philippines theo đó tuyên bố chủ quyền của Trung cộng nhân danh chủ quyền lịch sử hoàn toàn trái ngược với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Tòa án cũng nhắc đến việc Philippines tố Trung cộng không làm tròn bổn phận   « ngăn   chặn công dân của mình khai thác nguồn tài nguyên mà Philippines có chủ quyền, cũng như không tôn trọng quyền đánh cá truyền thống tại bãi Scarborough ».

Bắc Kinh cũng bị Philippines tố cáo không bảo vệ môi trường biển khi sử dụng các phương pháp đánh bắt hủy diệt như dùng chất độc xyanua và chất nổ, trong khi tàu Trung cộng trở thành mối hiểm họa trên biển.

Philippines tin trưởng vào thắng lợi

Sau năm ngày trình bày luận cứ, phản bác tất cả các luận điểm của Bắc Kinh, phía Philippines đã tỏ ý tin tưởng chắc chắn sẽ giành phần thắng khi định chế tài phán quốc tế ra phán quyết vào giữa năm tới 2016.

Trả lời hãng tin Anh Reuters, bà Abigail Valte phó phát ngôn viên của Tổng thống Philippines nhận định : « Chúng tôi đã có điều kiện trình bày tất cả các luận cứ của mình... để chứng minh ý tưởng chính trong đơn kiện là đường chín đoạn (của Trung cộng trên Biển Đông) không có cơ sở trong luật pháp quốc tế ».

Theo người phát ngôn của phái đoàn Philippines tại La Haye, diễn tiến vụ kiện rât thuận lợi, và sau vòng điều trần vừa kết thúc, Philippines « hy vọng sẽ bảo đảm được một quyết định của tòa án trong khoảng sáu tháng tới đây ».

Đối với bà Valte, vụ kiện của Philippines không đơn thuần là về chủ quyền lãnh thổ, mà thực sự là « đứng ra bảo vệ những gì được cho là đúng trước một diễn đàn thích hợp ». Theo bào, Philippines không thể đứng lên chống lại sức mạnh quân sự khổng lồ của Trung cộng, nhưng «điều quan trọng là có được một phán quyết về mặt pháp lý».

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site