lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asia Sea

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

tôi yêu việt nam cộng hòa

Tổng hợp thông tin các biến động ở biển Đông-nam-Á (Hoàng Sa, Trường Sa) 2016

@@@

07-2015; 08-2015; 09-2015; 10-2015; 11-2015; 12-2015; 02-2016, 03-2016, 04-2016, 05-2016, 06-2016, 07-2016

***

Ngày Đại dương Thế giới 2016: Đại dương lành mạnh - Trái đất mạnh khỏe

world day ocean 2016, ngày đại dương thế giơi 2016

Mai Thanh Truyết (Danlambao) - "...Trong Ngày Đại dương Thế giới, Việt Nam qua một bản báo cáo về kết quả phân tích nước biển ở Bãi tắm Cửa Lò và công bố: “Nước biển ở Nghệ An đạt tiêu chuẩn quốc gia”. (Sea water in Nghe An meets national standards).... Câu hỏi được đặt ra là, tại sao cả Bộ Chính Trị, Hội đồng Chính phủ, và trên 24.000 Tiến sĩ… đã không thể phân tích nước biển, thịt cá chết để tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt từ ngày 6/4, từ Vũng Áng trở vào miền Nam? Trong lúc đó, Sở Tài Nguyên và Môi trường của tỉnh Nghệ An đã chào mừng Ngày Đại dương Thế giới 2016 bằng một công bố “đẹp” của nguồn nước biển ở Nghệ An. Có gì trái khoái trong vấn đề này? Phải chăng, vì đã mang thân làm Thái thú cho giặc thì phải… im lặng! Với tội ác tày trời này, Cộng sản Bắc Việt chỉ phải trả bằng CÁI CHẾT mà thôi!"

*

Ngày Đại dương Thế giới là một ngày lễ đại dương toàn cầu và hợp tác vì một tương lai tốt đẹp hơn. Chủ đề năm nay là "Đại dương lành mạnh - Trái đất mạnh khỏe".

Nhiều quốc gia đã tổ chức kỷ niệm Ngày Đại dương Thế giới ngay sau Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển kết thúc. Thượng đỉnh đã được tổ chức tại Rio de Janeiro vào năm 1992. Trong năm 2008, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã quyết định rằng, đến năm 2009, ngày 08 tháng 6 sẽ được Liên Hiệp Quốc định là "Ngày Đại dương Thế giới".

Việc chỉ định chính thức của Ngày Đại dương Thế giới của Liên Hiệp Quốc là một cơ hội để nâng cao nhận thức toàn cầu trong những lợi ích thu được từ các đại dương và những thách thức phải đối mặt hiện nay của cộng đồng quốc tế trong việc kết nối với các đại dương. Ngày này nhằm cung cấp một cơ hội cho mọi người dân toàn cầu phản ảnh và nhấn mạnh những lợi ích mà các đại dương có thể cung cấp, và mỗi cá nhân chúng ta cần phải làm một nhiệm vụ chính yếu đối với Đại dương cũng như bảo toàn đại dương một cách bền vững trong hiện tại và không gây ảnh hưởng xấu cho đại dương, một tài sản của các thế hệ tương lai.

Ngày Đại dương Thế giới lần đầu tiên được LHQ ghi nhận vào năm 1992 để nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của biển và biển đã và đang đóng vai trò cốt lỏi trong nguồn cung cấp thực phẩm, oxy và y khoa. Ngày Đại dương Thế giới đã phát triển rất nhiều mỗi năm kể từ khi Dự án Đại Dương bắt đầu được ghi nhận chính thức vào năm 2002.

world day ocean 2016, ngày đại dương thế giơi 2016

Ý nghĩa của Ngày Đại Dương

Năm nay, chủ đề là đại dương lành mạnh, trái đất mạnh khỏe, chúng ta đang làm một nỗ lực đặc biệt để ngăn chặn ô nhiễm nhựa trong đại dương.

Các đại dương là trái tim của trái đất của chúng ta. Giống như trái tim của bạn bơm máu đến tất cả các phần của cơ thể của bạn, đại dương kết nối mọi người trên trái đất, cho dù chúng ta đang sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Các đại dương điều hòa khí hậu, nuôi sống hàng triệu triệu người mỗi năm, và là ngôi nhà chung cho động vật hoang dã, nơi cung cấp cho chúng ta biết bao loại thuốc quan trọng dùng để chữa trị, và… nhiều nhiều hơn nữa! 

Để đảm bảo an toàn sức khỏe của cộng đồng chúng ta hiện tại và các thế hệ tương lai, do đó chúng ta có trách nhiệm chăm sóc đại dương cũng như Đại dương đang cung cấp nguồn sống cho chúng ta. 

Đó là mệnh lệnh của Mẹ Thiên Nhiên!

Ô nhiễm nhựa là một mối đe dọa nghiêm trọng bởi vì mức độ tiêu hủy sinh học (bio-degradation) của plastic xảy ra hàng trăm năm sau đó, và gây ra ô nhiễm đại dương trong một thời gian rất dài. Ngoài ra, các tác động ô nhiễm nhựa lên sức khỏe động vật thủy hải sản và cả các sinh vật phù du (zooplankton), một nguồn thực phẩm chính cho các sinh vật sống trong đại dương.

world day ocean 2016, ngày đại dương thế giơi 2016

Tại sao chúng ta kỷ niệm Ngày Đại dương Thế giới?

- Trước hết, Ngày Đại dương Thế giới nhằm mục đích nhắc nhở mọi người về vai trò quan trọng của đại dương trong cuộc sống hàng ngày. Đại dương là những lá phổi của trái đất của chúng ta, cung cấp hầu hết các oxy mà chúng ta thở.

- Sau nữa là để thông báo cho người dân toàn cầu về những hành động “xấu” của con người ảnh hưởng lên đại dương.

- Để phát triển một phong trào toàn cầu đối với đại dương.

- Và sau cùng, để vận động sự đoàn kết toàn cầu nhằm thực hiện một dự án quản lý bền vững các đại dương trên thế giới, vì Đại dương là một nguồn thực phẩm chính và các loại thuốc và cũng như dự phần quan trọng trong hệ sinh quyển (biosphere) của chúng ta.

Đại dương hiện tại

1. Plastic

world day ocean 2016, ngày đại dương thế giơi 2016

Năm 2014, các nhà khoa học của Viện 5 Gyres ước tính gần 5,25 ức (1ngàn tỷ) mảnh rác nhựa, có trọng lượng khoảng 269.000 tấn đang nhấp nhô trên các đại dương. Các sinh vật biển, từ sinh vật phù du nhỏ (plankton) đến các hải mã nặng hàng tấn, thường xuyên ăn các nhựa. Nếu các động vật hoang dã trên không chết vì nghẹt thở khi nuốt plastic lần đầu tiên, chắc chắn sau đó chúng sẽ hấp thụ các hóa chất độc hại trong plastic vào máu của chúng và di truyển qua nhiều thế hệ tiếp theo. Và con người qua dây chuyền thực phẩm sẽ ăn vào.

Khoảng 99 phần trăm các loài chim biển trên thế giới, bao gồm cả chim cánh cụt chim hải âu lớn (penguins và albatross), ước tính sẽ “được ăn” nhựa vào năm 2050, theo một nghiên cứu được công bố vào 9/2015 trên tạp chí PNAS. Hiện tại, 60 phần trăm của các loài chim biển có chứa nhiều loại nhựa trong ruột của chúng, so với chỉ một phần rất nhỏ của chim biển trong những năm 1960.

Microbeads là các hạt hình cầu nhỏ được tìm thấy trong hóa chất tẩy tế bào chết trên khuôn mặt, xà phòng và kem đánh răng, cũng đã trở thành bữa ăn cho nhiều loài sinh vật biển. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, hơn 8 nghìn tỷ microbeads đã xâm nhập môi trường sống dưới nước mỗi ngày, theo một nghiên cứu Tháng 10, 2015 công bố trên tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường (Environmental Science & Technology).

Được biết đến như là một đại dương lớn nhất trên trái đất, Thái Bình Dương chiếm hơn một phần ba bề mặt Trái Đất và gần một nửa diện tích mặt nước của Trái đất. Với diện tích 165.250.000 km2 (63,8 triệu dặm vuông), TBD bao gồm khoảng 46% bề mặt của nước trên trái đất và chiếm khoảng một phần ba tổng diện tích bề mặt của trái đất; do đó, TBD hơn tất cả diện tích đất của trái đất kết hợp lại. 

Hiện nay, theo ảnh vệ tinh, hiện có một “đảo” chiếm diện tích lớn hơn tiểu bang Texas đang lơ lửng ở giữa Thái Bình Dương (TBD) nằm ngang với Nhật Bản và tiểu bang Seattle, Hoa Kỳ, và có bề sâu ước tính hơn 30 thước. Nơi đây cũng đã tìm thấy hàng vạn “sản phẩm” của sóng thần xảy ra cho nước Nhật Bản 5 năm về trước.

world day ocean 2016, ngày đại dương thế giơi 2016

Đảo mang tên là Eastern Garbage Patch được tạo nên do đủ loại phế thải trôi dạt đến từ hai bên bờ Thái Bình Dương. Diện tích của nó ước lượng khoảng 700 km2. Giới khoa học ước tính bãi rác Thái Bình Dương có thể chứa tới hơn 100 triệu tấn rác. Một báo cáo mới đây của Liên Hiệp Quốc tiên liệu rằng đảo rác nầy đang có khả năng phình to với tốc độ đáng báo động.

2. Nước biển ấm dần

Nhiệt độ trung bình toàn cầu đang tăng đều đặn theo tỳ lệ lượng khí thải nhà kính xả vào khí quyển do sự phát triển của thế giới. Nhiệt độ bề mặt nước biển đã đạt được một tỷ lệ trung bình 0,130F mỗi thập kỷ kể từ năm 1901, theo Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA).

world day ocean 2016, ngày đại dương thế giơi 2016

Hầu hết, sự tăng nhiệt độ đã xảy ra trong khoảng thời gian ba thập niên vừa qua do việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch và nạn phá rừng tràn lan. NOAA cho biết, nhiệt độ bề mặt nước biển đã tăng mạnh hơn bất cứ lúc nào khác kể từ khi các nhà khoa học đã bắt đầu thu thập dữ liệu từ năm 1880.

Khi đại dương ấm lên, các tảng băng ở Bắc Cực tan chảy nhanh chóng khiến mực nước biển tăng lên và đưa các hệ sinh thái ven biển có nguy cơ lũ lụt hoặc nước dâng lên do bão tố. 

3. Độ acid trong biển tăng

world day ocean 2016, ngày đại dương thế giơi 2016

Khi lượng khí thải carbon dioxide (CO2) trong không khí tăng sẽ kéo theo nhiệt độ nước biển cũng tăng và mức độ acid trong nước biển cũng sẽ tăng theo. Hai yếu tố nầy làm cho môi trường biển không còn thích hợp cho đời sống của sinh vật biển. Các nhà khoa học ước tính, đại dương cho đến nay đã hấp thụ khoảng một phần tư đến một phần ba lượng khí phát thải do con người. (Trong lúc đó, vào thế kỷ trước, ước tính đại dương đã hấp thụ 50% lượng khí thải carbonic từ không khí!).

Dọc theo bờ biển Hoa Kỳ, nền kinh tế địa phương đang phải chịu những ảnh hưởng của nước biển. Công ty Sò hến Taylor (Taylor Shellfish Company), có trụ sở tại Shelton, Washington, đã quan sát hàng triệu ấu trùng hàu (oyster) chết trong các trại giống ở đây, và hào con (seedlings), là giai đoạn tiếp theo của đời sống hào cũng đang nằm trong nguy cơ không thể phát triển được vì độ acid trong nước biển tăng.

Tuy nhiên, có thể nói, nạn nhân chính là các rạn san hô trên thế giới. Các rạn san hô này phải gánh chịu nhiều nhất từ ​​sự hâm nóng toàn cầu và acid hóa nước biển, đã biến chúng thành những bộ xương vô hồn, một sự kiện được gọi là "tẩy trắng san hô" (“coral bleaching”). Ít nhất, trong 38 quốc gia trên thế giới và các nhóm đảo hiện đang bị ảnh hưởng của hiện tượng tẩy trắng nầy. Riêng tại Việt Nam, san hô đang chết dần ước tính hơn 70% từ Vịnh Hạ Long xuống tận Bình Thuận, ngoài hai yếu tố trên, còn là do chất thải của các mỏ than từ Móng Cái, của nhưng khu du lịch sinh thái biển dọc theo bờ v.v…

4. Tảo nở hoa

Sự hiện diện của Tảo nhớt (Slimy algae blooms) ngày càng nhiều trong nước ở đại dương, ao hồ. Đây là một tiến trình đang đe dọa nguồn nước sạch vì đã cướp đi oxy hòa tan trong nước và làm cho các hệ sinh thái khắp nơi không còn khả năng duy trì sự sống nữa. Tên gọi “tảo nở hoa”, hay “tảo đỏ” là do hiện tượng trên, và tảo phát sinh ra nhiều chủng loại bio-toxins có thể làm thiệt mạng sinh vật biển.

world day ocean 2016, ngày đại dương thế giơi 2016

Trong nông nghiệp, nông dân đang sử dụng các loại phân bón chứa phospho, nguồn “thức ăn” chính cho các loại tảo nở hoa. Và qua sự hâm nóng toàn cầu làm cho mưa bão bất thường, các hợp chất phospho đi vào dòng chảy và được thải vào đai dương, cộng thêm các chất thải kỹ nghệ chứa phospho cũng làm cho hiện tượng tảo nở hoa tăng trưởng gây thiệt hại cho sinh vật biển.

5. Ô nhiễm biển do dầu

world day ocean 2016, ngày đại dương thế giơi 2016

Còn nhớ chăng, thảm họa Deepwater Horizon của Cty BP trong năm 2010 để lại 11 công nhân chết và gửi hàng triệu gallon dầu thô phun vào Vịnh Mexico. Nhiều năm sau đó, các chủ doanh nghiệp Louisiana, ngư dân và gia đình đang còn đau khổ vì sự suy kiệt kinh tế từ các quần thể thủy sản bị phá hủy và sự sút giảm du lịch. Trong một báo cáo năm 2015 của Liên đoàn Động vật Hoang dã Quốc gia (National Wildlife Federation) các sinh vật biển như cá heo, rùa biển và cá vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.

Những Ngày Đại dương Thế giới 2016 

Hoa Kỳ

Ngày Đại dương Thế giới có thể là một ngày xã hội hành động mà ít người được biết đến, nhưng Hội “Xả rác” Hoa Kỳ” (American Litteral Society) và các công ty chăm sóc làn da La Mer muốn thay đổi điều đó.

Một công ty có trụ sở đặt tại New York đã huy động tất cả nhân viên của mình ra bãi biển hôm thứ tư 8/6 vừa qua để đánh dấu Ngày Đại dương Thế giới bằng cách trồng cỏ trên những cồn cát trải dài trên bờ biển vùng Sandy Hook đã bị hủy hoại trong trận bão Sandy.

world day ocean 2016, ngày đại dương thế giơi 2016

Tim Dillingham, giám đốc điều hành cho biết Hook Sandy dựa trên Hội “Xả rác” Hoa Kỳ tuyên bố: "Chúng tôi đang cố gắng để nâng cao nhận thức về cả chính đại dương và tất cả những bí ẩn trong đại dương cũng như tự hỏi rằng có phải đây chính là mối đe dọa mà đại dương phải đối mặt đã đến từ sự thay đổi khí hậu, sự đánh bắt quá mức, và sự ô nhiễm ngày hôm nay".

world day ocean 2016, ngày đại dương thế giơi 2016

Kathleen Gasienica, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Hội “Xả rác” Hoa Kỳ, trong ngày khai mạc Ngày Đại dương Thế giới, đã sử dụng một thùng nhựa chứa đầy cát và nước để chứng minh tác động của sóng biển xói mòn bờ biển, san bằng các cồn cát và, trong trường hợp của các cơn bão nghiêm trọng như Sandy vào năm 2012.

Việt Nam

Sáng ngày 8/6/2016, tại Nam Định, Thủ tướng CS Nguyễn Xuân Phúc cùng Bộ trưởng CS Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng CS Bộ Khoa học & Đào tạo Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng CS Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng CS Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng CS Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng… và các quan chức địa phương tổ chức Lễ hưởng ứng “Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2016” và kỷ niệm ngày Đại dương Thế giới.

Phát biểu tại buổi lễ ông Nguyễn Xuân Phúc có nói: “Bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc cùng với việc khai thác bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, dân tộc, là sự nghiệp của toàn đảng, toàn quân và toàn dân.”

Nói như vậy, mà Biển bị nhiễm độc và cá chết hàng loạt từ hơn hai thang nay mà vẫn chưa… tìm ra nguyên nhân vì đâu?

Cũng trong Ngày Đại dương Thế giới, Việt Nam qua một bản báo cáo về kết quả phân tích nước biển ở Bãi tắm Cửa Lò và công bố: “Nước biển ở Nghệ An đạt tiêu chuẩn quốc gia”. (Sea water in Nghe An meets national standards)

Trong một báo cáo để chào mừng Ngày Đại dương Thế giới, tất cả các cuộc kiểm tra nước biển trong tỉnh Nghệ An tiến hành từ cuối tháng Tư cho thấy các mẫu nước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia về phẩm chất, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết vào ngày 08 Tháng Sáu.

world day ocean 2016, ngày đại dương thế giơi 2016

Tổng cộng có 41 mẩu nước biển được lấy để xét nghiệm từ bãi biển Quỳnh Phương ở thị trấn Hoàng Mai, bãi biển Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, bãi biển Diên Thành tại huyện Diễn Châu, và những bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội ở thị xã Cửa Lò. Kết luận nước biển là an toàn để tắm và chăn nuôi thủy sản.

Câu hỏi được đặt ra là, tại sao cả Bộ Chính Trị, Hội đồng Chính phủ, và trên 24.000 Tiến sĩ… đã không thể phân tích nước biển, thịt cá chết để tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt từ ngày 6/4, từ Vũng Áng trở vào miền Nam?

Trong lúc đó, Sở Tài Nguyên và Môi trường của tỉnh Nghệ An đã chào mừng Ngày Đại dương Thế giới 2016 bằng một công bố “đẹp” của nguồn nước biển ở Nghệ An.

Có gì trái khoái trong vấn đề này?

Phải chăng, vì đã mang thân làm Thái thú cho giặc thì phải… im lặng!

Với tội ác tày trời này, Cộng sản Bắc Việt chỉ phải trả bằng CÁI CHẾT mà thôi!

Mai Thanh Truyết - Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ (VAST)

danlambaovn.blogspot.com

***

Lời nguyền Sông nước Việt có tàn phai?!

Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Nhà Bè nước chẩy chia đôi
Ai về dưới Ruộng cùng tôi thì về

Đêm hôm nao gió về biển Đông
Cuốn mối tình Cửu Long, xe kết đôi lòng.
Ngày nào cạn nước Đồng Nai
Ngày nào cạn nước ngoài khơi
Non sông ta xoá mờ
Không ai nghe tiếng hò
Thì lời nguyền mới phai...

( Tiếng Hò Miền Nam )

Việt Nam: Thành phố chệt tàu

(FB Alau Lầu) 2 tấm hình đầu chụp ngày 08/6/2016 ở hội đua ngựa Bắc Hà - Lào Cai, ''Trung cộng . Thành phố Việt Nam'' là một trung tâm mua sắm bán hàng Việt Nam nằm ở Hà Khẩu, khu vực biên giới thuộc Trung cộng mới khai trương hồi đầu tháng 5.

Bản tin ngắn - ba hàng chữ - chỉ rõ vận mạng Đất nước Việt Nam: Thành phố thuộc nước chệt khựa!

Làm thế nào để biến một nước Việt " bốn ngàn năm văn hiến " thành một thành phố chệt?

Câu trả lời đơn giản:

Với sự a tòng của nội gian việt cọng, bước chót trong tiến trình hán hóa Lạc Việt là " diệt môi sinh ", tàn phá môi trường sống.

Hạn hán miền Nam Việt Nam 2016

Hạn hán miền Nam Việt Nam 2016 là một đợt hạn hán nghiêm trọng diễn ra tại lưu vực Mekong đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long đầu năm 2016. Đây là đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua.

Nguyên nhân

Theo phân tích của các chuyên gia, có hai nguyên nhân chính gây ra đợt hạn hán này. Nguyên nhân thứ nhất là ảnh hưởng của hiện tượng El Nino dẫn đến nắng hạn gay gắt và lượng mưa thấp hơn hẳn so với các năm. Nguyên nhân thứ hai là lượng nước đổ về đồng bằng sông Cửu Long từ sông Mê Kông bị giảm mạnh do hệ thống các đập thủy điện được nhiều quốc gia xây dựng trên dòng chính của con sông đóng vai trò nguồn cung cấp nước chủ yếu cho Đồng bằng sông Cửu Long. Các quốc gia thượng nguồn sông Mekong đã và đang xây dựng nhiều con đập ngăn sông này cũng như tăng cường việc sử dụng nước, mở ra những vùng đất nông nghiệp có lượng tưới tiêu nhiều hơn, các cụm tuyến công nghiệp dọc theo hai bên bờ sông Mekong cũng tiêu thụ nước không ít… TS Dương Văn Ni, giảng viên Khoa Môi trường Đại học Cần Thơ nói trong một hội nghị về các đập thủy điện tổ chức tại Cần Thơ, 6 đập thủy điện xây trên lãnh thổ Trung cộng đã giữ lại một lượng nước rất lớn ngăn nó không chảy xuống sông Mê Kông trong mùa khô.

Phản ứng các nước

Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm đề nghị Chính phủ Trung cộng xả nước hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong Được biết Bộ Ngoại giao Trung cộng cam kết "sẽ làm việc ngay với các cơ quan liên quan để sớm có phương án xả nước hồ chứa thủy điện trên thượng nguồn" để giúp Việt Nam, theo Dân Việt. Chính phủ Trung cộng đồng ý xả nước thượng nguồn sông Mekong từ 15 tháng 3 năm 2016 đến 10 tháng 4 năm 2016. Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nói Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào - ông Khammany Inthirath, cho hay từ ngày 23/3 tới cuối tháng 5/2016 Lào sẽ tiến hành xả nước từ các đập thủy điện với lưu lượng khoảng 1.136 m3/s.

Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Đại học Cần Thơ Lê Anh Tuấn cho rằng lượng nước nếu có được xả ra sẽ ít ỏi "chẳng cứu được bao nhiêu và không còn ý nghĩa nữa."

( Hạn hán miền Nam Việt Nam 2016 – Wikipedia tiếng Việt https://vi.wikipedia.org/.../Hạn_hán_miền_N.)

Hà Nội chìm trong biển nước

Ra đường, người Hà Nội phải "bơi" trong biển nước sau đêm mưa lớn.

Từ đêm 24/5, trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện những trận mưa lớn kéo dài, gây ngập lụt nghiêm trọng tại nhiều tuyến phố.

Từ đêm qua (ngày 24/5), cơn mưa lớn đã diễn ra trên diện rộng ở nhiều quận trên địa bàn Hà Nội. Chỉ ít phút sau mưa lớn, nhiều tuyến đường đã chìm sâu trong biển nước như Nguyễn Lương Bằng, Lương Thế Vinh, Vũ Trọng Phụng, Khuất Duy Tiến,...

Theo trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia,  Tổng lượng mưa từ 7 giờ ngày 24 đến 7 giờ sáng 25/5/2016 đo được: Ba Thá: 257mm, Thượng Cát: 143.7mm, TV Sơn tây: 83.3mm, TV Hà Nội: 180.1mm, Hà Đông: 373.8mm, Cầu Diễn: 206,7 mm Đại Mỗ: 287,4mm, KT Sơn Tây: 75.7mm, Láng: 221.5mm, Trung Hà: 42.4mm, Ba Vì: 65.0mm...

( kenh14.vn › Xã hội )

Trung cộng đột ngột xả lũ, nước sông Hồng dâng cao gây ngập lụt

Trận lũ bất thường trên sông Hồng đoạn chảy qua TP Lào Cai gây ngập lụt nhiều diện tích rau màu của người dân là do Trung cộng xả lũ phía thượng nguồn

Nguyên nhân xảy ra trận lũ bất thường này là do phía thượng nguồn Trung cộng thông báo xả lũ. Vị trí xả cách TP Lào Cai khoảng 100 km, lưu lượng xả 2.500 m3/s. Hiện, các cấp chính quyền đang tích cực chỉ đạo người dân sinh sống dọc hai bên vùng thấp ven sông Hồng chạy lũ để bảo đảm an toàn về người và tài sản.

( www.baogiaothong.vn/trung-quoc-xa-lu-vung-thap-thuong-nguon )

Trung cộng xả lũ, nước sông Hồng ở Hà Nội có thể lên 3,4 m

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương dự báo, do lũ đầu nguồn vẫn tràn về nên mực nước sông Hồng tại Yên Bái và Phú Thọ sẽ lên lại.

Lũ trên sông Thao tiếp tục lên, đến sáng 12/10, mực nước tại Yên Bái có khả năng ở mức 31,7 m (dưới báo động 3 là 0,3 m).

Việc xả nước gây lũ đột ngột có thể do thượng nguồn sông Hồng có mưa lớn, cũng có thể do xả lũ các hồ chứa thủy lợi và đập thủy điện ở phía Trung cộng.

( news.zing.vn › Thời sự - )

Diệt Môi sinh - Môi trường sống: Diệt chủng

Đất biên cương đã mất theo hiệp ước biên giới 1999:

Bằng hiệp định kể trên, ngụy quyền " hán ngụy" đã dâng cho chủ chệt:

1/ Một giải đất biên giới 900Km2, bằng diện tích tỉnh Thái Bình
2/ Trọn Ải Nam Quan, di tích lịch sử dân tộc
3/ Một nửa thác Bản Giốc, giang sơn gấm vóc của tổ tiên
4/ Một phần bãi Tục Lãm của dân Việt

Rừng đầu nguồn giao khoán cho chệt:

Theo chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã cử đoàn cán bộ liên ngành trực tiếp kiểm tra hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh, đồng thời tổng hợp báo cáo 8 tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương… Kết quả cho thấy 10 tỉnh đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305,3534 nghìn ha, trong đó Hồng Kông, Đài Loan, Trung cộng chiếm trên 264 nghìn ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới”

Biển Đông bị đầu độc:

Tình trạng cá chết, dạt vào bờ diễn ra gần 10 ngày nay ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống ngư dân. Sau khi có kết luận ban đầu do nước biển ô nhiễm, người dân không ăn cá khiến thị trường thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chợ cá đìu hiu, cảng cá vắng người. Ngư dân không dám ra biển đánh bắt cá vì sợ không ai mua. Khách du lịch vắng vẻ, trên các bãi biển đầy rẫy những hố chôn xác cá, ruồi nhặng, mùi tanh thối.

Đây là một thực trạng đáng buồn diễn ra ở các xã ven biển Quảng Trị kéo dài từ Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh) đến tận vùng Hải Khê (huyện Hải Lăng) khi nguồn nước biển nhiễm độc hàng loạt chết trôi vào bờ.

Biên cương mất đất - Rừng giao phú cho chệt - Biển Đông bị đầu độc

Môi trường sống của dân Việt còn gì?

Những gì còn lại là:

Phù sa sông Cửu + Châu thổ sông Hồng

Ngày nào hán khựa bành trướng ra tay:

* Khóa các đập thượng nguồn sông Cửu Long, ngăn chặn dòng chảy:

Đồng bằng sông Cửu khô cằn, nhiểm mận.

Phù sa sông Cửu hết màu mở - Ruộng Ngọt phương Nam không còn!

** Mở hết các cống xả lũ của các đập thượng nguồn sông Hồng:

Các đập thủy điện trên sông Hồng đổ vở.

Hà Nội chìm trong biển nước.

Châu thổ sông Hồng ủng nước thành vịnh nội địa!

Dân Việt hết còn môi trường sống!

Lời hẹn ước Sông nước Việt:

" Ngày nào cạn nước Đồng Nai
Ngày nào cạn nước ngoài khơi
Non sông ta xoá mờ
Không ai nghe tiếng hò
Thì lời nguyền mới phai..."

Sông Đồng bọn thổ phỉ hán ngụy lấp mãi, ngày kia sẽ cạn nước.

Nước ngoài khơi Biển Đông còn đó mà nhiểm độc như đã chết.

Ngày nay Miền Nam " miệt thứ " câu hò vắng bặt đã từ lâu.

Lời thề nguyền hẹn ước năm xưa nay đà lỗi nhịp, sớm tàn phai

Trước ngày " Các bác dzô đây ", mỗi độ xuân về, dân miền Nam vui hát " Tình Ca ":

" Biết ái tình ở dòng sông Hương

Sống no lành là nhờ Cửu Long

Máu sông Hồng đỏ rực vì chờ trông "

Ngày nay, nếu tất cả thờ ơ, vô cảm, không chịu đứng lên tự cứu mình, cứu nước thì:

Sông Hương tình tứ vắng bặt câu hò mái đẩy.

Phù sa sông Cửu hết ruộng Ngọt phương Nam

Máu đỏ sông Hồng vàng vọt hết chờ trông

Nguyễn Nhơn

***

Cuộc chiến tổng lực dẹp yên vụ cá chết !!!

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 245 (15-06-2016)

Hơn tất cả mọi thế lực chính trị khác của mấy ngàn năm lịch sử Dân tộc, Việt cộng sẽ lưu xú danh như một chế độ gây ra từ cuộc chiến này tới cuộc chiến khác.

Trước hết, với những kẻ như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn… Việt cộng đã gây ra cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất, mạo danh là cuộc chiến chống Pháp giành độc lập Dân tộc, một cuộc chiến vô ích, mà thực chất chỉ là mưu đồ thanh toán các đảng phái quốc gia để giành độc quyền cai trị cho cộng đảng. Bởi lẽ trong cùng thời gian, các nước khác ở châu Á và châu Phi đã thoát ra khỏi chế độ thực dân, lấy lại độc lập mà chẳng hề hao tổn xương máu của dân họ. Tiếp đến, với những kẻ như Lê Duẩn, Đỗ Mười, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng… Việt cộng đã gây ra cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai, mạo danh là cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, một cuộc chiến ngu xuẩn, mà thực chất chỉ là mưu đồ xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa, mở rộng đế quốc đỏ xuống phía nam. Bởi lẽ trong cùng thời gian, tại hai nước bị qua phân là Đức và Hàn, thì Đông Đức không hề cất quân “giải phóng” Tây Đức, Bắc Hàn chẳng chút động binh “giải phóng” Nam Hàn, cốt để giữ tiềm lực cho toàn thể quốc gia và sinh mạng cho toàn thể Dân tộc.

Chưa hết, Việt cộng còn gây ra cuộc chiến bất nhân, tàn sát các nông dân giỏi giang của miền Bắc trong cái gọi là “cuộc Cải cách ruộng đất”, để như chặt lấy tay chân của đất nước, khiến xã hội triền miên lâm vào đói khổ và kinh tế lụn bại. Cũng phải gom vào cuộc chiến bất nhân này chiến dịch đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp tại miền Nam sau năm 1975. Tiếp đến là cuộc chiến điên khùng, trấn áp giới trí thức văn nhân nghệ sĩ trong cái gọi là “vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm”, để như tàn phá chính đầu óc của dân tộc, khiến đất nước không còn sản sinh những giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp. Cũng phải gom vào cuộc chiến điên khùng này chiến dịch trấn áp giới trí thức khoa bảng Việt Nam Cộng Hòa sau cái gọi là “ngày giải phóng”!

Nhưng như triết học và tôn giáo thường nói, con người sống trong mối tương quan ba mặt: thiên – nhân – địa. Cái chủ nghĩa, chế độ và chính đảng cộng sản, tự bản chất vô thần duy vật, chỉ muốn mình là chủ tể tối cao, nên khi chống lại Thượng Đế (và các tôn giáo) thì cũng chống lại con người (và đồng bào) như qua các cuộc chiến nói trên, rồi chống lại cả thiên nhiên nữa. Lịch sử nhân loại thế kỷ 20 và 21 cho thấy: tất cả mọi chế độ cộng sản từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc, không trừ ngoại lệ nào cả, đều là những tai họa cho môi trường. Quả vậy, chẳng ai mà không biết rằng sau khi chiếm được miền Nam, Việt cộng liên tục gây nên cuộc chiến tàn độc phá hoại môi trường đất nước. Nào phá rừng: cả dãy Trường Sơn –buồng phổi của tổ quốc, kho trữ nước cho đồng bằng– giờ bị khai thác bừa bãi, chặt phá cạn kiệt, diệt luôn cả môi trường sống của các sắc dân thiểu số. Nào xây đập thủy điện: hàng trăm quả bom nước nay treo trên đầu dân miền Trung, mùa khô gây hạn hán, mùa mưa gây cuồng lũ, giết chết hàng vạn đồn điền ruộng lúa, cuốn trôi hàng vạn nhà cửa dân nghèo. Nào sử dụng các con sông hoặc như nơi tha hồ đổ chất thải, nhất là chất thải công nghiệp của các nhà máy dựng hai bên bờ, khiến hàng vạn bè lồng cá của nhân dân mất trắng, hàng vạn con người mang mầm bệnh ung thư vì dùng phải nước ô nhiễm; hoặc như nguồn khai thác cát sạn, làm sụp lở bờ sông, lôi xuống giang sơn Hà Bá vô số nhà cửa. Ngoài ra, đang khi các quốc gia sống dọc theo sông Mékong từ hàng chục năm nay đã đề phòng nạn thiếu nước do việc Tàu cộng xây vô số đập ở thượng nguồn, bằng cách chuyển đổi cây trồng hay làm những hồ nhân tạo trữ nước sẵn cho dân họ, thì Việt cộng hầu như bỏ mặc mọi chuyện cho trời và cho dân, khiến vựa lúa khổng lồ Nam Bộ có nguy cơ tiêu tùng vì nạn hạn hán và ngập mặn như đang xảy đến. Chưa hết, trước việc để cho Tàu cộng khai thác bô-xít ở Tây Nguyên và việc tính xây nhà máy điện nguyên tử ở Bình Thuận, với một bộ máy quản lý mà từ lâu chỉ chứng tỏ vừa ngu dốt vừa tham lam, vì gian dối vừa vô trách nhiệm, những thảm họa môi trường nghiêm trọng đang chờ ụp xuống trên đầu dân tộc.

Nhưng thôi, ta hãy nói đến thảm họa môi trường biển đang hoành hành trước mắt. Hôm nay đã hơn 70 ngày kể từ vụ cá chết ở Vũng Áng rồi khắp các tỉnh miền Trung, thế mà công luận chẳng thấy có một tuyên bố chính thức nào về nguyên nhân ô nhiễm, một phán quyết rõ ràng nào về thủ phạm tội ác, một biện pháp đứng đắn nào để khôi phục môi trường, một hỗ trợ đúng nghĩa nào cho các nạn nhân thảm họa. Trái lại, người ta chỉ thấy có những trò rất đáng khinh bỉ và phẫn nộ, nằm trong một cuộc chiến tổng lực nhằm dẹp yên vụ cá chết.

Trước hết là trò lấp liếm vô trách nhiệm của Chính phủ. Sau sứ điệp ngầm “hãy an tâm” mà TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhanh chóng trao cho Formosa ngày 22-04, thì đến những tuyên bố kiểu câu giờ của các quan chức. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Công Tạc phát biểu ngày 14-05-2016: “Có thể nói, tất cả lực lượng các tổ chức Khoa học và Công nghệ, nhà khoa học trong nước với những chuyên ngành có liên quan đã tham gia vào quá trình phân tích, đánh giá và xác định nguyên nhân của hiện tượng hải sản chết hàng loạt này. …Việc xác định nguyên nhân thực sự là một vấn đề lớn, phức tạp và đặt ra yêu cầu tiếp cận, xử lý bài bản, khoa học, khách quan, chặt chẽ và đúng pháp luật” Một thứ trưởng khác là Nguyễn Linh Ngọc lại nói hôm 01-06: “Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ phân công thông tin về nguyên nhân cá chết và chúng tôi không ém thông tin. Có thông tin tới đâu chúng tôi sẽ thông báo tới đó”. Chiều ngày 02-06, trong buổi họp báo thường kỳ tại Hà Nội, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông báo: “Đã tìm ra nguyên nhân cá chết nhưng chưa công bố vì đang phản biện” !?! Hôm 08-06, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, dự mít tinh Tuần lễ biển và hải đảo VN tại Nam Định, lại mạnh miệng hô hào như thể mọi chuyện đều bình thường: “Hãy phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên biển cho phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53- 55% GDP và 60% kim ngạch xuất khẩu cả nước”.

Thứ đến là trò bưng bít vô lương tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông. Truyền thông đại chúng hiện giờ bị kìm kẹp trong việc đưa tin, tin nhắn điện thoại bị chặn những từ khoá như "Formosa", "cá chết", "Vũng Áng"… Ngày 06-05, báo Dân Trí có bài của phóng viên Thế Kha mang tựa: “Bộ Tài nguyên - Môi trường: Formosa thừa nhận tự ý xây toàn bộ đường ống xả thải”, nhưng chỉ hai giờ sau bài báo đã bị gỡ xuống. Hôm 06-06, một tờ báo ở trong nước rút bài viết nhan đề “Nguyên nhân cá chết liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó” (lấy lại câu nói của bộ trưởng Trương Minh Tuấn), sau khi bài này lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Hôm 12-06, báo chí trong nước dẫn lời ông Nguyễn Thành Phát, Phó trưởng Công an huyện đảo Lý Sơn, cho biết rằng “đã đi điều tra” và rằng “không có chuyện cá chết ở Lý Sơn [40 tấn] là do bị đầu độc” nhưng do “trời nắng nóng và có dòng nước nóng của hải lưu đi qua các lồng bè, gây cá chết hàng loạt”!?! Mới đây, 10-06, tại huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng trị đã phát hiện 30 tấn cá đông lạnh đánh bắt từ đầu tháng 04 có nồng độ cao phenol (một chất kịch độc), truyền thông nhà nước lại tiếp tục tung hỏa mù. Thậm chí phó cục trưởng cục An toàn thực phẩm, còn mạnh miệng tuyên bố: “Mỗi ngày ăn 2 lạng cá chứa phenol không gây hại sức khỏe”!

Trò đàn áp vô pháp luật của Bộ Công an. Trong tháng 5-6/2016, mọi người đều nhìn thấy trên mạng xã hội những thanh niên to khỏe được nhà cầm quyền nuôi dạy, bịt mặt, giấu mình trong đám đông và xông vào đánh đập dã man những người biểu tình, kể cả đàn bà con nít, chỉ vì họ đòi minh bạch một môi trường sống của những người cách xa họ cả ngàn dặm. Những tên bịt mặt đó nghiến răng hét vào bộ đàm: “ĐM! đập chết mẹ tụi nó”. Chưa hết, đám công an chìm nổi, dân phòng, thanh niên xung phong, côn đồ đầu gấu còn bắt một số biểu tình viên về đồn bót, đánh cho nhừ tử; thậm chí còn chơi trò mới là nhốt họ vào trại hỗ trợ xã hội cả mấy ngày, bỏ đói, đòi lột cả y phục. Hóa ra đây cũng chỉ là những nhà tù trá hình, với những côn an đội lốt nhân viên xã hội.

Trò ngăn chặn vô nhân đạo của Bộ Y tế. Đó là cấm xét nghiệm hay thông báo kết quả xét nghiệm cho những ai bị ngộ độc biển hay ngộ độc cá. Nạn nhân đầu tiên là thợ lặn Lê Văn Ngày, chết ngày 24-04-2016, sau khi thi công xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương. Hàng loạt thợ lặn ở khu công nghiệp này cũng có biểu hiện bị nhiễm độc nước biển. Tuy vậy, sau gần một tháng kiểm tra sức khỏe, họ chẳng những không nhận được kết quả mà còn bị đe dọa chấm dứt hợp đồng lao động. Vợ một thợ lặn còn tiết lộ: “Hôm trước các Cha muốn đưa mấy anh em thợ lặn đi khám, nhưng bác sĩ trong Sài Gòn nói rằng trên Bộ cấm rồi nên họ không dám làm. Tôi còn nghe có bác sĩ nói rằng bây giờ đi khắp VN, cả Hà Nội, Huế, SG cũng không có ai dám cho anh kết quả.” Điều này xác nhận một dư luận cho rằng các bác sĩ khắp cả nước, gặp trường hợp ngộ độc hải sản, đều buộc phải ghi nguyên nhân khác. Bộ Y tế cho tới giờ này vẫn im lặng vô cảm!

Trò đấu tố vô liêm sỉ trên truyền hình nhà nước. Người dẫn chương trình “60 phút mở - Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì” của VTV6 ngày 30-05 đã đặt câu hỏi cho vị khách mời,   MC Phan Anh: "Tại sao bạn lại phải chia sẻ [trên Facebook] video clip hai con cá chết của Vũng Áng?", sau khi khẳng định chắc nịch video clip này của VTC là sai lầm ngụy tạo, mặc dầu cho đến nay, chưa có một cơ quan quản lý hay đơn vị báo chí chính thống nào xử phạt, hay khẳng định về clip cá chết là dàn dựng cả. Tạ Bích Loan, người dẫn chương trình, còn kéo theo một lô đấu tố viên khác (trong đó có một cựu đại tá công an xưng danh là thi sĩ) để tạo thế áp đảo nhưng thất bại. Và trước cơn bão phẫn nộ của quần chúng, chương trình 60 phút khốn nạn đó đã sớm bị xóa sạch.

Nói tóm, tất cả cuộc chiến đấu tổng lực, màn trốn tránh hoàn toàn của Việt cộng đã xác nhận mối nghi ngờ của công luận là đám quan chức liên quan tới Formosa đã nhận được lại quả từ tập đoàn hại dân hại nước này tới 4 tỷ đôla Mỹ. Nhưng thiệt hại gây cho đất nước thì không dưới 100 tỷ. Thế nhưng, những kẻ đó vẫn bình thản để cho biển chết, cá chết, dân chết, vì đối với chúng, không có Tổ quốc chẳng có Đồng bào. Việt Nam cũng chẳng phải là quê hương của chúng, vì từ lâu chúng đã chuẩn bị sẵn cơ ngơi ở xứ lạ, nơi chúng sẽ đến để hưởng thụ số tài sản kếch sù mà chúng đã cướp được từ đồng bào và từ mảnh đất nơi chúng đã sinh ra và lớn lên.

BAN BIÊN TẬP

***

Chiến lược thâm hiểm của Trung cộng  

Lữ Giang

Nói về Biển Đông mà không nắm vững chiến lược và chiến thuật của Hoa Kỳ cũng như Trung cộng, chỉ đọc các tin tức về các diễn biến đang diễn ra mỗi ngày, thường được thổi phòng để phục vụ cho các mục tiêu từng giai đoạn, rất khó biết được chính xác “Địch” và “Đồng Minh” đang làm gì và sẽ đưa Biển Đông đi tới đâu. Suy nghĩ và hành động theo cảm tính thường đưa tới chiến bại.

Chúng tôi đã viết nhiều bài nói về chiến lược của Mỹ ở Biển Đông dựa trên sự phân tích và phê phán của một số chuyên gia quốc tế, đó là xử dụng “chiến lược chiến tranh ủy nhiệm” (proxy war strategy) bằng cách gây áp lực và thúc đẩy các quốc gia trong khu vực hình thành một lực lượng đối phó với Trung cộng, còn Mỹ chỉ đứng ngoài yểm trợ, bán vũ khí và xin gia tăng chi phí quốc phòng để sáng chế các vũ khí mới. Chiến lược này đã được áp dụng tại Trung Đông và đang thành công, nhưng nó đã thất bại khi thử đem áp dụng tại Đông Âu. Còn tại Biển Đông thì sao?

Giáo sư Alexander L. Vuving

Chúng tôi cũng đã nghiên cứu, nói và viết nhiều lần về mục tiêu và chiến lược của Trung cộng tại Biển Đông. Qua các cuộc nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng công trình nghiên cứu và phân tích của Giáo sư Alexander L. Vuving về vấn đề này rất hữu ích. Ông là Giáo sư trường Đại Học Tulane, dạy về các môn Quan hệ Quốc tế và đang tham gia vào Các cuộc Nghiên cứu về An ninh của Trung Tâm Á Châu Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Honolulu, một viện nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Chúng tôi xin tổng kết những tài liệu chính của ông về Biển Đông để giúp độc giả thấy rõ hơn tham vọng của Trung cộng ở Biển Đông, cách thức hành động của Trung cộng để đạt mục tiêu họ muốn, Mỹ và các cường quốc đang đối phó như thế nào.

THỰC HIỆN “GIẤC MƠ Trung cộng”

Giáo sư Alexander L. Vuving cho rằng chiến lược lấn chiếm Biển Đông của Trung cộng chỉ là một phần của một nỗ lực lớn hơn để đạt được “Giấc mơ Trung cộng”, khôi phục lại vị trí mà Trung cộng tự cho là chỗ đứng xứng đáng của họ, đó là ở trên đầu các quốc gia khác.

Chúng tôi xin nhắc lại, ngày 17.3.2013, tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 12, kỳ họp thứ nhất. Tập Cận Bình được bầu làm Chủ tịch Nước. Trong bài phát biểu ông đã đề cập đến cụm từ "Giấc mơ Trung cộng ". Sau đó cụm từ này được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Trung cộng. Tập Cận Bình mô tả rằng "Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Tàu là giấc mơ lớn nhất của Trung cộng". Ông cũng tuyên bố rằng những người trẻ tuổi nên "dám ước mơ, làm việc cần mẫn để thực hiện những ước mơ và đóng góp vào sự phục hồi của quốc gia".

Sau đó, Tập Cận Bình đưa ra quyết định tái cơ cấu, hiện đại hóa và tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội Trung cộng nhằm mục đích bắt kịp trình độ các cường quốc ở châu Âu và Mỹ, mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội Trung cộng ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia.

Giáo sư Alexander L. Vuving cho rằng nếu các đối thủ của Trung cộng không có đối sách bẻ gãy chiến lược này, Trung cộng sẽ nổi lên như là chúa tể của Biển Đông, ít nhất là trong nhận thức của hầu hết các nước trong khu vực. Từ đây, sẽ chỉ còn vài bước để vươn tới vị trí bá quyền khu vực và toàn cầu. Theo ông, trong thực tế, huyết mạch của nền kinh tế châu Á chạy qua Biển Đông, và châu Á đã trở thành chấn tâm kinh tế thế giới, ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị châu Á, và bất cứ ai thống trị châu Á sẽ thống trị thế giới.

CHIẾN LƯỢC LẮT LÉO CỦA Trung cộng

Alexander L. Vuving nói rằng Trung cộng đang theo đuổi một chiến lược dựa trên những nguyên tắc rất khác với lối nghĩ thông thường. Triết lý đằng sau chiến lược này có thể được tìm thấy trong Binh pháp của Tôn Tử. Ý tưởng then chốt là làm sao để “không đánh mà vẫn thắng” (winning without fighting). Mục tiêu tổng thể là giành quyền kiểm soát Biển Đông nhưng không phải thông qua các trận đánh lớn mà qua các hoạt động từng bước thay đổi thực địa, tạo dựng một sân chơi có lợi cho mình, làm thay đổi về mặt tâm lý những tính toán chiến lược của các quốc gia khác. Lý luận cơ bản của chiến lược này là khéo léo tác động lên các cấu hình chiến lược của khu vực để làm thay đổi thực tế theo xu hướng có lợi cho sự thống trị của Trung cộng.

Ngày 28.5.2013, tờ Daily Mail Trung cộng xuất bản bài viết với tiêu đề “Trung cộng tự hào chiến lược khôi phục các đảo, bãi đá ngầm bị Philippines chiếm đóng” dựa trên cuộc phỏng vấn truyền hình với Tướng Trương Triệu Trung của Quân Đội Nhân Dân Trung cộng. Ông này cho biết Hải Quân đang vây hãm đảo Scarborough, đảo nằm trên Biển Đông và đang là tâm điểm tranh chấp giữa Trung cộng và Philippines, như chiếc "cải bắp" với nhiều tàu chiến. Khi có tranh chấp lãnh hải, đầu tiên Trung cộng đưa tàu cá đến khu vực, tiếp theo là tàu hải giám và cuối cùng là tàu chiến. Mỗi lúc thích hợp lại sử dụng một lớp, xiết chặt dần hơn để khẳng định yêu sách của Bắc Kinh. Chiến lược này được gọi là “chiến lược bóc lá bắp cải” hay “chiến lược tằm ăn dâu”.

Theo Xinhua, tính đến cuối năm 2013, hơn 50.000 tàu cá của Trung cộng được trang bị hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, giúp kết nối với lực lượng tuần duyên Trung cộng mỗi khi có sự cố trên biển. Họ chỉ phải trả 10% giá trị thiết bị, còn lại chính quyền hỗ trợ. Các ngư dân ở đảo Hải Nam nói với Reuters rằng chính phủ khuyến khích họ đi đến các vùng có tranh chấp. Mỗi tàu có động cơ 500 mã lực được trả 320-480 USD mỗi ngày. Bình luận trên National Interest, tác giả Harry J. Kazianis cho rằng vũ khí lợi hại nhất của Bắc Kinh không phải là quân sự mà có thể là các tàu cá.

Các tàu đánh cá Trung cộng đang ra khơi

Theo Giáo sư Alexander L. Vuving, có ba yếu tố cần có để theo đuổi chiến lược bành trướng lắt léo của Trung cộng. Yếu tố đầu tiên là tránh tối đa những trận đánh lớn. Yếu tố thứ hai là kiểm soát các vị trí chiến lược trong khu vực nếu những vị trí này còn chưa có ai chiếm hữu. Cần phải chiếm một cách âm thầm lén lút nếu có thể, và bằng một cuộc xung đột có giới hạn nếu cần thiết. Yếu tố thứ ba là phát triển những vị trí này thành các trạm kiểm soát mạnh, các trung tâm hậu cần vững chắc và các căn cứ triển khai sức mạnh quân sự một cách hiệu quả. Tất cả đến nhằm thiết lập uy thế và chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông.

THÀNH QUẢ Trung cộng ĐẠT ĐƯỢC

Kể từ năm 2014, quần đảo Trường Sa đã trở thành một công trường xây dựng lớn độc nhất vô nhị. Hàng chục tàu của Trung cộng đã làm việc suốt ngày đêm, cắt san hô và nạo vét cát đáy biển để biến những rạn đá chìm thành đảo nổi nhân tạo. Trong vòng chưa đầy một năm, Trung cộng đã tạo ra hơn 10 km vuông đất mới trên 7 địa điểm khác nhau trên cả quần đảo mà tổng diện tích đất ban đầu chỉ có khoảng 4 km vuông. Bãi Chữ Thập, chìm ở thuỷ triều cao khi bị Trung cộng chiếm đóng vào năm 1988, giờ đã là một hòn đảo rộng 2,74 km2 đủ lớn để chứa một đường băng dài 3.100 mét và một bến cảng rộng 63 ha. Tuy là đảo nhân tạo, Bãi Chữ Thập đã gấp gần 6 lần diện tích hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình, nhưng nó vẫn nhỏ hơn hai hòn đảo nhân tạo khác. Vào tháng 6 năm 2015, Trung cộng đã tạo được 4 km vuông đất tại Xu bi và và 5,6 km vuông đất tại Vành Khăn, và những con số này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng.

Cảnh đảo Phú Lâm

Trên đảo Phú Lâm, Trung cộng gần đây đã nâng cấp một đường băng dài 3.000 mét và một cảng nước sâu dài 1.000 mét. Đường băng này có khả năng đón nhận ít nhất 8 máy bay thế hệ thứ tư như máy bay chiến đấu SU-30MKK và máy bay ném bom JH-7, trong khi các bến cảng có thể tiếp nhận những tàu có trọng tải từ 5.000 tấn trở lên. Một đường băng và một cảng có kích cỡ tương tự đã được xây dựng tại Bãi Chữ Thập.

Trung cộng có thể không tấn công những thực thể địa lý mà các quốc gia khác đang chiếm đóng nhưng họ sẽ tăng cường nỗ lực bí mật kiểm soát những thực thể địa lý chưa có người nhưng ở vào những vị trí chiến lược. Trung cộng sẽ không chịu đưa tranh cãi ra toà, và vì là quốc gia mạnh nhất trong khu vực, Bắc Kinh có thể thi hành bất cứ điều gì mà họ tự cho là hợp pháp. Mục tiêu của Bắc Kinh dường như là muốn chiếm ưu thế trên không và trên biển vào những lúc mà không có sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ. Trung cộng có thể sẽ không cản trở các tuyến thương mại trên không và trên biển ở Biển Đông, nhưng sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu như Trung cộng sẽ thỉnh thoảng chặn một số tàu thuyền và máy bay, cả dân sự lẫn quân sự, của những quốc gia phản đối những nỗ lực bá quyền khu vực của họ.

RỒI BIỂN ĐÔNG SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

Giáo sư Alexander L. Vuving đặt câu hỏi: Vậy kết cục của cuộc chơi xây dựng đảo này sẽ là gì? Và ông trả lời:

“Vai trò của các hòn đảo nhân tạo này trong thời kỳ chiến tranh và ở phương diện luật biển rất đáng hoài nghi. Những hòn đảo này quá nhỏ và quá cô lập để có thể chống đỡ các cuộc tấn công lớn, chúng có thể dễ dàng trở thành gánh nặng trong thời gian chiến tranh. Chỉ là đảo nhân tạo, những thực thể địa lý này sẽ không thể được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Vậy tại sao Trung cộng lại đầu tư những nguồn lực khổng lồ để tạo ra những hòn đảo này? Trung cộng cần những đảo này làm gì?”

Khi vẽ đường chín đoạn, Trung cộng muốn dựa vào học thuyết “vùng nước lịch sử” (historic water) để coi Biển Đông như ao nhà của Trung cộng. Nhưng Luật Biển năm 1982 không công nhận “vùng nước lịch sử”, nên Trung cộng quyết định dùng sức mạnh để áp đặt tham vọng của họ. Tuy nhiên, vì sức mạnh của Trung cộng chỉ có giới hạn, Trung cộng phải áp dụng “chiến lược tằm ăn dâu” để lấn chiếm dần. Nhưng các đảo nhân tạo do Trung cộng xây dựng, như Giáo sư Alexander L. Vuving đã phân tích, có giá trị rất ít về phương diện quân sự cũng như kinh tế, và khi chiến tranh xảy ra, nó có thể bị thanh toán một cách dễ dàng.

Phải chăng khi nhận ra tham vọng và các yếu điểm về chiến lược của Trung cộng, Hoa Kỳ đã tương kế tựu kế, tuyên bố “xoay trục” về Á Châu và “biểu dương khí thế” để khích thích Trung cộng gia tăng việc thiết lập các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, rồi thổi phồng lên để xin gia tăng chi phí quốc phòng như tờ Washington Post đã tố cáo?

Báo cáo “Hiện đại hóa hải quân Trung cộng: Ảnh hưởng đối với hải quân Mỹ” do Quốc hội Mỹ công bố cho biết số lượng tàu ngầm của Trung cộng hiện nay dao động trong khoảng 66 đến 75 chiếc. Theo phân tích của Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ, số lượng tàu ngầm của quân đội Trung cộng có thể đạt con số 99 chiếc vào trước năm 2030.

Trong khi đó, lực lượng chống ngầm của Mỹ và đồng minh quá mạnh. Chỉ riêng Mỹ và Nhật Bản đã có gần 200 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion, P-1 Kawasaki và P-8A Poseidon. Số lượng máy bay này thừa sức giăng thiên la địa võng khắp Biển Đông và Biển Hoa Đông, phong tỏa lối ra vào Thái Bình Dương. Trung cộng lại thiếu căn cứ tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo, chỉ có một căn cứ tàu ngầm chiến lược tại đảo Hải Nam. Các chuyên gia Mỹ nói rằng các lực lượng tàu ngầm Trung cộng còn rất nhiều điểm yếu mà nếu khai thác triệt để thì việc tiêu diệt lực lượng này là không quá khó.

Nhìn qua các chiến lược và chiến thuật của Địch và Đồng Minh trên Biển Đông, chúng ta thấy rằng số phận của Biển Đông đã vượt ra ngoài tầm tay của các nước nhỏ trong vùng như Việt Nam, Philippines và Mã Lai. Do đó, phương thức tranh đấu để bảo vệ Biển Đông của người Việt đấu tranh hiện nay không có tác dụng nào đáng kể.

Ngày 16.6.2016

Lữ Giang

***

Biển Đông: Những trò chơi tai hại! 

Lữ Giang 

Chúng ta nhớ lại, trong bài diễn văn đọc trước Quốc Hội Úc ngày 17.11.2011, Tổng Thống Obama tuyên bố sẽ xoay trục từ Trung Đông về Á Châu Thái Bình Dương để bao vây Trung cộng cả về kinh tế, chính trị lẫn quân sự. Ông nói:

“Không có gì nghi ngờ: Tại Á Châu Thái Bình Dương trong thế kỷ thứ 21, Hoa Kỳ toàn tâm toàn lực nhập cuộc.”

“Với tư cách Tổng thống, với tư cách là một nước thuộc vùng Thái Bình Dương, tôi đã ra một quyết định kỹ càng và có tính chiến lược. Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò lớn hơn và lâu dài hơn trong việc định hướng tương lai khu vực này”.

Thế nhưng từ đó cho đến nay, các nhà quan sát đều nhận thấy rằng Trung cộng chẳng những không ngừng lại mà còn gia tăng sự bành trướng mạnh hơn. Cứ sau mỗi lần Mỹ "biểu dương khí thế" chống Trung cộng trên Biển Đông, Trung cộng lại bước thêm một bước…

Hãng thông tấn Reuters ngày 29.1.2015 nói rằng sự trì hoãn của Hoa Kỳ đã khiến những đồng minh của Mỹ tại khu vực lo ngại tham vọng của Trung cộng tại Biển Đông đã không được kiểm soát. Giới chuyên gia Mỹ cảnh báo chiến lược xoay trục sang Châu Á của Mỹ không có hiệu quả và cứ đà này Trung cộng sẽ biến Biển Đông thành ao nhà vào năm 2030. Tại sao tình trạng như thế đã xảy ra?

CHỈ VÌ MUỐN GIA TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG?

Sau khi Tổng thống Obama kêu gọi chuyển trọng tâm quân sự về Châu Á, một chiến lược được gọi là "Khái niệm Hành Quân Tác Chiến Hải - Không" (Air – Sea Battle Operational Concept) đã được công bố. Andrew Marshall, một nhà tương lai học 91 tuổi, có văn phòng trong Ngũ Giác Đài, đã đưa ra chiến lược này. Đó là một chiến lược hoạch định “một cuộc chiến tranh chống lại một Trung cộng được trang bị võ khí nặng, hiếu chiến và giận dữ”. Đại khái các máy bay ném bom và tầu ngầm tàng hình của Mỹ sẽ đánh sập hệ thống radar trinh sát tầm xa và hệ thống tên lửa chính xác của Trung cộng ở sâu trong nội địa của nước này. Tiếp theo, “Chiến dịch bí ẩn” (blinding campaign) được thực hiện bằng một cuộc tấn công lớn hơn của không quân và hải quân.

andrew marshall

Chiến lược gia Andrew Marshall

Thông thường một loại “bí mật quốc phòng” quan trọng như thế này phải được giữ kín, tại sao lại được tung ra?

Trong bài “Mô hình của Hoa Kỳ về chiến tranh tương lai thổi bùng những căng thẳng với Trung cộng và ở bên trong Ngũ Giác Đài”, Greg Jaffe, một phóng viên về kỹ nghệ quốc phòng và an ninh quốc gia của tờ Washington Post, cho biết Không Quân và Hải Quốc Hoa Kỳ đã đưa ra trên 200 sáng kiến về kế hoạch “Hành Quân Tác Chiến Hải - Không". Những người ủng hộ kế hoạch này đã khen văn phòng của Marshall là nơi đã đưa ra được một tầm nhìn lâu dài, khác với chiến thuật từng giai đoạn của Ngũ Giác Đài. Nhưng Greg Jaffe cho biết các nhà phê bình nhận thấy một xu hướng nguy hiểm đáng báo động, đó là việc phóng đại mối đe dọa Trung cộng để làm tăng chi phí quốc phòng lên.

Bộ Quốc Phòng không có quan điểm nào về kế hoạch này, nhưng Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (Center for Strategic and Budgetary Assessments - CSBA) đã tiến hành hơn hai chục cuộc chiến giả định với Trung cộng để giải trình các tài liệu nghiên cứu của văn phòng Marshall. CSBA là một tổ chức nghiên cứu độc lập và bất vụ lợi, có trụ sở tại Washington DC. CSBA đã xuất bản một tài liệu 125 trang trình bày khái quát việc sử dụng khái niệm đó như thế nào trong một cuộc chiến tranh với Trung cộng. Điều này đã làm Trung cộng lên ruột.

MỸ HAY Trung cộng BỊ TRÚNG KẾ?

Mặc dầu kế hoạch “Hành Quân Tác Chiến Hải - Không" mới chỉ là một giả định và không phải là một kế hoạch chính thức của Bộ Quốc Phòng, nhưng Trung cộng đã dựa vào đó để lấn chiếm dần nhiều khu vục trên Biển Đông bằng một chiến thuật mà Tập Cận Bình gọi là chiến thuật “không đánh mà thắng”. Alexander L. Vuving thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng Trung cộng đang xử dụng thế “cờ vây” trong Tôn Tử Binh Pháp.

uss john stennis

Chiến hạm USS John C. Stennis

Tờ Defense News của Mỹ ngày 4.3.2016 cho biết ngày 1.3.2016, cụm tàu thuộc hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ, đã đến vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Trung cộng liền vin vào hành động đó chỉ trích Mỹ là nước “quân sự hóa” Biển Đông, chứ không phải Trung cộng. Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung cộng ngày 4/3 cho rằng đây là đợt tập hợp lực lượng quân sự có quy mô nhất của Mỹ ở khu vực Biển Đông trong thời gian gần đây, rõ ràng đang cổ vũ cho các đồng minh và đối tác của Mỹ gây áp lực với Trung cộng. Sau đó, Trung cộng triển khai máy bay chiến đấu J-11 và hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 ở quần đảo Hoàng Sa, báo hiệu khả năng nước này có thể lập ra vùng nhận dạng phòng không ở quần đảo Hoàng Sa.

Bài báo cho rằng việc Mỹ điều hàng không mẫu hạm đến Biển Đông đã “nhắc nhở Trung cộng về sự cần thiết phải tăng cường phòng thủ" quần đảo Trường Sa. Bài báo nhấn mạnh hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis đến tuần tra ở Biển Đông là cái cớ để Trung cộng triển khai nhiều hệ thống vũ khí hơn ở các đảo đá trên Biển Đông và coi việc triển khai này “không có gì quá đáng”.

Bài báo nêu tên một loại tên lửa chống hạm mà Trung cộng từ lâu khoe khoang và thường gọi nó là “sát thủ tàu sân bay”, đó là tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D. Bài viết khẳng định rằng khi có sự đối đầu quân sự giữa các nước lớn, hàng không mẫu hạm không còn đóng vai trò chủ đạo nữa, mà sẽ đóng “vai trò nhỏ”, thậm chí có thể trở thành “bia ngắm” trên biển.

Bài viết cho rằng Trung cộng không chỉ sẽ ngăn chặn các hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông, mà còn tiếp tục tăng cường khả năng ngăn chặn Mỹ sự can thiệp quân sự ở Biển Đông, từng bước làm giảm vai trò ảnh hưởng quân sự của Mỹ ở Biển Đông.

Như vậy Trung cộng trúng kế Mỹ hay Mỹ trúng kế Trung cộng?

CÓ BẤT ĐỒNG TRONG NỘI BỘ?

Dưới đầu đề “Tướng 4 sao muốn đối đầu với Trung cộng, Tòa Bạch Ốc bảo đừng gấp quá” đăng trên tờ Navy Times ngày 6.4.2016, bình luận gia David Larter cho biết Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ, đang kêu gọi phải cứng rắn hơn để chống lại chiến lược của Trung cộng ở biển Đông, chẳng hạn như điều động máy bay và triển khai các chiến dịch quân sự trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo. Ông Harris xem đây là một nỗ lực nhằm chặn đứng cái mà ông gọi là "Vạn Lý Trường Thành bằng cát" trước khi nó mở rộng và tiến sâu vào khu vực cách thủ đô Philippines chỉ 225 km.

Ông Jerry Hendrix, hiện là nhà phân tích chiến lược quân sự tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, nhận xét: "Họ (chính quyền Obama) muốn kết thúc nhiệm kỳ với mâu thuẫn ở mức thấp nhất và hợp tác cao nhất với Trung cộng",

Nhiều người không tin đang có sự bất đồng thật sự giữa Quân Đội và Tòa Bạch Ốc về chiến lược đối với sự bành trướng của Trung cộng ở Biển Đông. Sự bất đồng đó chỉ là hai mặt của một “chiến thuật tay đấm tay xoa” thường được áp dụng mỗi khi có vấn đề cần thương thảo. Cả Quân Đội lẫn Tòa Bạch Ốc đang cùng thực hiện một chính sách do các nhà đại tư bản quốc phòng Mỹ ấn định, đó là thổi phồng “thảm họa Trung cộng” để được tăng chi phí quốc phòng.

BIỂN ĐÔNG SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

Trong cuộc họp về Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung lần thứ 8 được tổ chức tại Bắc Kinh vào hai ngày 6 và 7.6.2016 vừa qua, Ngoại Trưởng Kerry nhắc lại chính sách của Hoa Kỳ về Biển Đông như sau:

“Chúng tôi không phải là nước đòi chủ quyền, cũng không đứng về phía bên nào trong những quốc gia đòi chủ quyền. Quan điểm duy nhất của chúng tôi là không nên giải quyết việc này bằng hành động đơn phương. Hãy giải quyết thông qua luật pháp, ngoại giao và thương lượng. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước hãy tìm giải pháp ngoại giao theo tiêu chuẩn và pháp luật quốc tế”.

Trong bài “Chiến lược an ninh biển Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ” công bố ngày 31.8.2015, Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng đã xác nhận ba mục tiêu về biển Châu Á-Thái Bình Dương như sau: (1) Bảo vệ quyền tự do trên biển; (2) ngăn chặn xung đột và hăm dọa; và (3) thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp và các tiêu chuẩn quốc tế.

Trong thực tế Mỹ chỉ quan tâm đến quyền tự do đi lại trên biển. Việc tranh chấp khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên Biển Đông rất quan trọng đối với các nước trong vùng, nhưng chẳng quan trọng gì đối với Mỹ, vì Trung cộng không có khả năng ngăn chận quyền tự do đi lại trên biển. Anh, Bồ Đào Nha và Pháp đã từng chiếm và khai thác các đảo này đúng theo công pháp quốc tế nhưng rồi cũng bỏ đi. Về an ninh quốc phòng, Mỹ muốn các nước trong vùng hình thành một lực lượng khu vực để đối phó với Trung cộng, còn Mỹ chỉ yểm trợ và bán võ khí. Nhưng trong bốn nước mà Mỹ muốn kết hợp lại là Nhật, Úc, Philippines và Việt Nam, chưa nước nào sẵn sàng làm chuyện đó. Tân tổng thống Phi là Duterte vừa đắc cử, đã tuyên bố đường lối của ông là “không lệ thuộc vào Hoa Kỳ”. Còn Việt Nam tuy đã ký “đối tác toàn diện” với Mỹ, nhưng chỉ muốn mua thêm vũ khí của Mỹ để bảo vệ vùng ven biển chứ không muốn đứng vào một liên minh quân sự như thế.

Giả thiết Trung cộng có tuyên bố thành lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông thì cũng chỉ giống việc họ đã lập vùng này ở Biển Hoa Đông ngày 23.11.2013, lúc đó chỉ có các hãng hàng không dân sự tuân hành, còn các tàu thuyền và máy bay quân sự của các cường quân chẳng quan tâm gì và Trung cộng cũng chẳng làm gì họ.

Trong khi hai tờ báo Mỹ là Washington Post và Defence News tố cáo Mỹ đã phóng đại mối đe dọa của Trung cộng và kích thích Trung cộng gia tăng lấn chiếm để xin gia tăng chi phía quốc phòng và canh tân vũ khí, một số người Việt đấu tranh trong cũng như ngoài nước lại đang bi thảm hóa và phóng đại sự lấn chiếm của Trung cộng trên đất liền cũng như trên biển với mục tiêu thúc buộc đảng CSVN phải bỏ Trung cộng và đi theo Mỹ. Họ cho rằng theo Hội Nghị Thành Đô (họp tại Bolsa), Việt Nam sẽ được bàn giao cho Trung cộng vào năm 2020!

Sau khi được Tổng Thống Obama cho uống nước đường, một số bình luận gia ta đã lên truyền hình hay viết bài trên báo và Internet yêu cầu đảng CSVN phải để cho Hoa Kỳ lập căn cứ quân sự ở Cam Ranh và ký với Hoa Kỳ một hiệp ước bảo vệ Việt Nam nếu bị Trung cộng xâm lược.

Chúng tôi xin nhắc lại, ngày 31.8.1951, Hoa Kỳ đã ký với Philippines “Hiệp ước Hổ Tương Quốc Phòng” (Mutual Defense Treaty) trong đó Mỹ cam kết sẽ bảo vệ Philippines nếu lãnh thổ, các hải đảo cũng như các tàu thuyền và máy bay của Phi bị tấn công. Nhưng ngày 15.6.2012, Trung cộng đã chiếm bãi đá Scarborough và ngày 2.3.2016 chiếm thêm bãi vòng san hô Jackson (Jackson Atoll, Việt Nam gọi là bãi Hải Sâm) của Phi, nhưng Mỹ đã làm ngơ.

Điều tốt nhất vẫn là phải có một đường lối khôn ngoan để các phần lãnh thổ còn lại không bị mất thêm nữa. Kinh nghiệm cho thấy, chẳng nước nào chịu hy sinh quyền lợi của nước mình  để  cứu nước khác cả.

Ngày 9.6.2016

Lữ Giang

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site