lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asia Sea

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Tổng hợp thông tin các biến động ở biển Đông-nam-Á (Hoàng Sa, Trường Sa) năm 2015

@@@

07-2015; 08-2015; 09-2015; 10-2015; 11-2015; 12-2015; 02-2016, 03-2016, 04-2016, 05-2016, 06-2016, 07-2016, 08-2016

Lo ngại bất ổn khu vực, Úc muốn thắt chặt quan hệ an ninh với Mỹ

australian air force, AP-3C Orion

Một phi công của Không quân Hoàng gia Úc lái chiếc AP-3C Orion ở miền Nam Ấn Độ Dương.

Reuters

28.08.2015

Bộ trưởng Quốc phòng Úc hôm thứ Năm cho biết Úc sẽ tìm cách mở rộng và làm sâu sắc hơn liên minh an ninh với Mỹ trong những thập niên tới, trong khi sự trỗi dậy của Trung Quốc và những cường quốc châu Á-Thái Bình Dương khác có nguy cơ thổi bùng bất ổn trong khu vực.

Phát biểu trước các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Úc tại Canberra, ông Kevin Andrews nói rằng sức mạnh kinh tế và quân sự của thế giới đang dịch chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng sự tăng trưởng trong khu vực sẽ không đồng đều và sự cạnh tranh để gia tăng ảnh hưởng có thể tạo nên bất ổn.

Ông cũng lưu ý rằng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sẽ tiếp tục là nguồn gây căng thẳng trong khu vực. “Kết hợp với sự phát triển về năng lực quân sự, bối cảnh này có tiềm năng làm mất ổn định khu vực và đe dọa những lợi ích của Úc,” ông Andrews nhận xét.

Úc công nhận rằng liên minh Mỹ sẽ vẫn mang tính thiết yếu đối với an ninh và hoạch định quốc phòng của Úc, và vẫn là ưu tiên cao nhất trong hợp tác quốc tế của Úc.

Bạch thư quốc phòng của Úc, công bố vào cuối năm nay, cũng sẽ nêu chi tiết kế hoạch mua hàng tỉ đôla vũ khí, phần lớn là từ Mỹ.

http://www.voatiengviet.com/content/lo-ngai-bat-on-khu-vuc-uv-muon-that-chat-quan-he-an-ninh-voi-my/2935016.html

***

Đăng ngày 26-08-2015 Sửa đổi ngày 26-08-2015 11:08

Biển Đông: Giàn khoan Trung cộng vẫn trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam

Thanh Phương

southeast asean seas, hd 981

Giàn khoan Hải Dương HD-981 (DR)

Hãng tin Reuters hôm nay, 26/08/2015, trích dẫn thông báo của Cục An toàn Hàng hải Trung cộng cho biết là giàn khoan Hải Dương 981 của Trung cộng sẽ tiếp tục hoạt động ở khu vực không xa bờ biển Việt Nam.

Giàn khoan nước sâu trị giá 1 tỷ đôla này vào tháng Năm năm ngoái đã được hạ đặt tại khu vực mà Hà Nội khẳng định là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vì chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, nhưng Bắc Kinh lại cho là thuộc vùng biển của Trung cộng. Hành động đó đã gây công phẫn dư luận Việt Nam và đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình chống Trung cộng, mà một số vụ biến thành bạo động. 

Giàn khoan Hải Dương 981 đã được dời đi vào tháng 7/2014, nhưng đã quay trở lại khu vực này vào tháng 6 năm nay để tiếp tục khoan thăm dò dầu khí. Thông báo trước đây của Cục An toàn Hàng hải Trung cộng cho biết là giàn khoan sẽ hoạt động cho đến ngày 20/08. Chỉ cách đây hai ngày, ngày 24/08, Tân Hoa xã vừa đưa tin, giàn khoan này đã hoàn tất khoan thăm dò. 

Thế nhưng, trong một thông báo mới đăng trên trang web của Cục An toàn Hàng hải Trung cộng, hôm qua 25/08, cơ quan này lại cho biết là Hải Dương 981 sẽ tiếp tục khoan thăm dò ở một vị trí hơi chếch về phía bắc cho đến ngày 20/10. Toạ độ của vị trí đặt giàn khoan hiện nay chỉ cách phía đông bờ biển Việt Nam 110 hải lý và cách phía nam thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam 75 hải lý.

Trong thời gian gần đây, Trung cộng liên tiếp có những hành động nhằm áp đặt chủ quyền của họ trên Biển Đông, đặc biệt là với những công trình bồi đắp đảo. Tuần trước, một báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, Trung cộng đã bồi đắp đảo ở quần đảo Trường Sa với diện tích nhiều hơn con số mà người ta được biết trước đó.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150826-bien-dong-gian-khoan-trung-quoc-van-trong-vung-bien-tranh-chap-voi-viet-nam

***

Trọng tâm Biển Đông nổi bật trong chiến lược biển mới của Mỹ

Đăng ngày 22-08-2015 Sửa đổi ngày 22-08-2015 16:08

Trọng Nghĩa

f a18 hornet us air force

Tiêm kích F/A18 Hornet của Hải quân Mỹ trên không phận Biển Đông (ảnh wikipedia)

Ngày 21/08/2015, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức công bố tài liệu mang tựa đề Chiến lược an ninh hàng hải ở Châu Á Thái Bình Dương, phác họa những đường nét quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ nhằm bảo đảm an ninh tại vùng biển Châu Á. Dù cũng đề cập đến Biển Hoa Đông, nhưng rõ ràng là chiến lược biển mới của Mỹ đặt trọng tâm vào việc đối phó với các hành vi quá đáng của Trung cộng tại Biển Đông.

Trong một cuộc họp báo tại Washington, ông David Shear, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách Châu Á-Thái Bình Dương đã xác định ba trục chính trong chiến lược mới đó : (1) kiên trì dấn thân và tiếp tục sử dụng ngoại giao và các định chế đa phương để bảo vệ quyền tự do lưu thông và tiếp cận các vùng biển Châu Á ; (2) tập trung bảo vệ quyền tự do sử dụng các vùng biển, ngăn chặn xung đột và các hành vi cưỡng bức ; (3) phát huy việc tuân thủ pháp luật và chuẩn mực quốc tế.

Sau khi nhắc lại quan điểm từng được tuyên bố của Washington, theo đó Mỹ không thiên vị ai trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ một lần nữa khẳng định là Hoa Kỳ « có lợi ích trong việc đảm bảo sao cho tranh chấp chủ quyền được giải quyết một cách hòa bình, không thông qua xung đột hay cưỡng chế ». Mối lo ngại của Hoa Kỳ tuy nhiên đang tập trung ở Biển Đông, khi ông David Shear nêu bật mối quan ngại của Mỹ về sự kiện Trung cộng bồi đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa và quân sự hóa các nơi này.

Trong bối cảnh đó, theo Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Washington sẽ duy trì một sự hiện diện quân sự cần thiết, đủ khả năng bảo vệ lợi ích của Mỹ cũng như của đồng minh và đối tác trong khu vực, chống lại các mối đe dọa tiềm tàng. Trên tinh thần đó, Hoa Kỳ đang tăng cường lực lượng quân sự trong vùng để trở thành một lực lượng răn đe, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Theo ông David Shear, Bộ Quốc phòng Mỹ không chỉ chuyển qua Châu Á các phương tiện tối tân nhất, mà lại còn trải đều các phương tiện đó trên toàn khu vực.

Con chủ bài trong các phương tiện tối tân đó là hạm đội tàu chiến tuần duyên LCS (Littoral Combat Ship), loại chiến hạm nhỏ nhưng linh hoạt, với hỏa lực hùng hậu, được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tại những vùng nước nông ven bờ, đặc thù của Biển Đông : 4 chiếc sẽ được triển khai ngay tại Singapore, phụ trách trực tiếp Biển Đông, 4 chiếc khác sẽ được dùng làm lực lượng dự bị, sẵn sàng tung ra khi cần thiết.

Một hàng không mẫu hạm mới, chiếc USS Ronald Reagan sẽ qua thay thế chiếc George Washington, và trong vòng năm năm sắp tới, Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ có thêm một chiếc tàu đổ bộ tấn công mới, USS America, trong lúc thêm hai tàu khu trục Aegis được gửi đến túc trực tại Nhật Bản. Không quân cũng sẽ được tăng viện bằng loại chiến đấu cơ F-22 và F-35 tối tân hơn, không kể đến loại oanh tạc cơ chiến lược B-2 và B-52, và 47 chiếc phi cơ tuần thám đời mới P8 A Poseidon, có gắn thủy lôi. Lực lượng Thủy quân lục chiến túc trực trong vùng cũng sẽ được trang bị loại máy bay lên thẳng V-22.

Sau cùng, khu vực cũng sẽ có thêm các loại tên lửa hiện đại phóng đi từ chiến hạm hoặc phi cơ, cùng với các hỏa tiễn tầm xa có độ chính xác cao, trong đó có loại JASSM-ER và một loại tên lửa hành trình chống hạm tầm xa mới. Với các phương tiện răn đe đó, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vai trò người bảo vệ ổn định và quyền tự do hàng không và hàng hải, đặc biệt là ở Biển Đông.

Hôm thứ Năm, 20/08/2015, như để nhắc nhở Trung cộng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã khẳng định trở lại là Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự bên trong và chung quanh Biển Đông : « Phi cơ và chiến hạm Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như vẫn làm ở mọi nơi khác trên thế giới ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150822-bd-hk-tq-tbd

***

Hai quân hạm Mỹ ghé Đà Nẵng tham gia 10 ngày diễn tập chung

Đăng ngày 18-08-2015 Sửa đổi ngày 18-08-2015 13:09

Trọng Nghĩa

usns milinocket us navy in da nang, south vietnam

Tàu vận tải cao tốc USNS Millinocket (JHSV 3) cập cảng Sa Tiên, Đà Nẵng, ngày 17/08/2015. U.S. Navy photo by Lt. j.g. Elizabeth Feaster/Released

Hợp tác giữa hai quân đội Mỹ và Việt Nam có dấu hiệu tiến triển rõ nét, đặc biệt trong lãnh vực phi tác chiến. Kể từ hôm qua, 17/08/2015, lần đầu tiên trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương Pacific Partnership, Hải quân Mỹ đã cho hai quân hạm thuộc loại hiện đại của mình ghé cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng, bắt đầu 10 ngày hoạt động nhân đạo và diễn tập cứu hộ, cứu nạn chung với phía Việt Nam.

Theo chương trình dự kiến, trong vòng 10 ngày, hai bên sẽ cùng nhau tham gia một loạt hoạt động phi tác chiến, từ trao đổi chuyên môn y tế trực tiếp phẫu thuật, cho đến tập ứng phó với thảm họa xẩy ra ở một vùng bờ biển.

Chiếc tàu chính làm chủ lực cho đợt diễn tập nhân đạo lần này vẫn là tàu bệnh viện khổng lồ USNS Mercy, từng ghé Việt Nam trước đây cũng trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương. Tuy nhiên, lần này, Hải quân Mỹ đã cử thêm chiếc USNS Millinocket, một tàu vận tải cao tốc thuộc loại tối tân nhất hiện nay đến Việt Nam.

Với tốc độ 40 hải lý một giờ, nhanh hơn rất nhiều so với các loại tàu vận tải quân sự khác, chiếc Millinocket có nhiệm vụ chính là chuyển vận nhân sự và phương tiện cấp cứu đầu tiên đến hiện trường nơi xẩy ra một thảm họa tự nhiên, dù đó là bão, động đất hoặc sóng thần.

Giới phân tích đặc biệt ghi nhận rằng đây là lần đầu tiên có hai tàu Hải quân Mỹ cùng tham gia chương trình Đối tác Thái Bình Dương tại Việt Nam. Đài truyền hình Singapore Channel News Asia đã lồng sự kiện này vào việc Việt Nam và Mỹ vừa mới ký văn kiện về Tầm nhìn Chung trong quan hệ quốc phòng, nêu bật các trọng tâm hợp tác, trong đó có vấn đề cứu trợ thiên tai và an ninh hàng hải.

Theo Christopher Engdahl, Tư lệnh chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2015, khái niệm an ninh hàng hải không chỉ là chiến hạm hay vũ khí, mà còn là tìm kiếm và cứu hộ, vận chuyển bệnh nhân, chuẩn bị ứng phó thảm họa.

Trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông bắt nguồn từ các hành vi quyết đoán của Trung cộng, báo chí Việt Nam đã đặt câu hỏi về khả năng chương trình Đối tác Thái Bình Dương xử lý các sự cố hoặc va chạm trong vùng biển tranh chấp. Theo Channel News Asia, câu trả lời của Đại tá Engdahl rất dứt khoát : « Không ! »

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150818-hai-quan-ham-my-cung-ghe-da-nang-tham-gia-10-ngay-dien-tap-nhan-dao

***

Gs Ngô Vĩnh Long : Mỹ sẽ không lùi trên vấn đề tự do ở Biển Đông

Đăng ngày 14-08-2015 Sửa đổi ngày 14-08-2015 17:12

RFI

john kerry arf august 2015

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) ở Kuala Lumpur, ngày 06/08/2015. REUTERS/Olivia Harris

Nhân Hội nghị Ngoại trưởng khối ASEAN bế mạc ngày 06/08/2015 tại Kuala Lumpur, khẩu chiến công khai Mỹ-Trung trên vấn đề Bắc Kinh đắp đảo, xây đồn trên các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với các láng giềng đã được hầu hết các nhà quan sát xem là một trong những điểm đáng chú ý nhất.

Ngay trên diễn đàn cuộc họp các Ngoại trưởng thuộc khối Thượng đỉnh Đông Á EAS, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có những phát biểu được cho là cứng rắn hiếm thấy trên vấn đề Biển Đông và không ngại chỉ trích các hành động của Bắc Kinh ngay trước mặt đồng nhiệm Trung cộng Vương Nghị, cùng các lãnh đạo ngoại giao của 16 nước khác.

Trong diễn văn của mình, Ngoại trưởng Mỹ đã gọi đích danh Ngoại trưởng Trung cộng khi nhắc lại sự quan ngại của Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông :

“Với tất cả sự tôn trọng đối với người bạn cũng như đồng nghiệp của tôi là Ngoại trưởng Vương Nghị, Hoa Kỳ và nhiều nước khác đã bày tỏ với Trung cộng thái độ quan ngại trước tốc độ và quy mô công việc cải tạo đất của Trung cộng. Và việc xây dựng cơ sở cho các mục đích quân sự chỉ làm gia tăng căng thẳng và nguy cơ quân sự hóa đến từ các nước tranh chấp khác, gây ra mất ổn định”.

Đối với Ngoại trưởng Mỹ, tự do hàng hải là một trong những trụ cột quan trọng của luật biển quốc tế. Dù không nêu tên Trung cộng, nhưng ông Kerry đã ám chỉ một số hành động cản trở tự do của Bắc Kinh khi ông xác định rằng : “Mặc dù đã có lời đảm bảo rằng những quyền tự do sẽ được tôn trọng, trong những tháng gần đây, chúng ta đã thấy những cảnh báo được phát ra và những mưu toan hạn chế (quyền tự do lưu thông)”.

Và ông Kerry đã nói thẳng : “Xin cho tôi được nói rõ : Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận các hạn chế về tự do hàng hải và hàng không, hoặc hạn chế việc sử dụng biển một cách hợp pháp”.

Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia về Trung cộng và Biển Đông tại Đại Học Maine đã phân tích thêm về thái độ cứng rắn của Mỹ về Biển Đông. Đối với Giáo sư Long, Trung cộng đã rất sai lầm khi đẩy mạnh các hành động quyết đoán tại Biển Đông vì Mỹ sẽ không thể nhượng bộ sau những tuyên bố cứng rắn như tại Kuala Lumpur.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long tại Hoa Kỳ 14/08/2015 nghe

Tại Hội nghị ASEAN lần này, Hoa Kỳ thực sự cứng rắn hơn trước

Ngô Vĩnh Long : Đúng là lần này cách phát biểu của ông John Kerry có thẳng thừng hơn những tuyên bố của các Ngoại trưởng Hoa Kỳ trước đây. Và trước ông Kerry, các phụ tá của ông còn nói thẳng thừng hơn.

Trước đây, Mỹ thường có giọng “dịu dàng” hơn đối với Trung cộng vì mong rằng nước này thấy lẽ phải và nghe theo, nhưng Trung cộng giả vờ không nghe. Thành ra kỳ này John Kerry và các phụ tá của ông dùng lời lẽ cứng rắn hơn

Nhưng nói về quan điểm Biển Đông của Hoa Kỳ nói chung từ trước đến nay, đặc biệt là trong thập kỷ qua, thì không có gì thay đổi.

Thật ra, Mỹ muốn để xem Trung cộng có làm gì thêm nữa không. Trung cộng thường rất hùng hổ đối với Mỹ, để nếu mà Mỹ nhượng bộ, hay dịu xuống, thì họ dùng việc đó để đe dọa các nước khác.

Cho nên cần phải phân tích tình hình rõ ràng chứ không nên chỉ tin vào các tuyên bố.

Trung cộng tiếp tục bị cô lập trên vấn đề Biển Đông

Ngô Vĩnh Long : Trung cộng càng ngày càng tự cô lập mình không những trên vấn đề Biển Đông mà trên nhiều lãnh vực khác ở các diễn đàn quốc tế.

Nhưng Trung cộng lại càng ngày càng tỏ thái độ bất cần và đối với Biển Đông thì họ tiếp tục gặm nhắm và bành trướng, vì nghĩ rằng không có nước nào muốn có chiến tranh với họ.

Theo tôi, Trung cộng đã lầm to bởi vì Mỹ không thể nhượng bộ trên vấn đề an ninh trên biển, lưu thông trên biển. Đây là chính sách của Mỹ có từ hàng trăm năm nay, cho nên nếu tiếp tục đẩy mạnh (các hành động của họ trên Biển Đông), Trung cộng có thể gây ra một số rủi ro và sự cố, mà khó ai lường được tương lai sẽ như thế nào.

Biển Đông sắp tới đây : Mỹ sẽ không nhượng bộ

Ngô Vĩnh Long : Điều đó còn tùy vào hành động của Trung cộng, nhưng Mỹ đã chứng minh rõ ràng cho các nước trong khu vực và trên thế giới là Mỹ sẽ không nhượng bộ trên vấn đề lưu thông trên biển và máy bay qua lại.

Và Mỹ cũng đã nói rõ là sẽ tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực vì cho rằng việc đó sẽ giúp tạo ra an ninh không những cho khu vực, mà cho cả thế giới.

Cho nên nếu Trung cộng tiếp tục (việc quân sự hóa Biển Đông) thì theo tôi, tình hình sẽ căng, và như tôi nói lúc nãy, đây là một sai lầm rất lớn của Trung cộng.

Mỹ trong 10 năm qua có những khó khăn. Để xoay trục qua châu Á, Mỹ phải dàn xếp các vấn đề ở Trung Đông và những nơi khác. Bây giờ, Mỹ đã dàn xếp những vấn đề ở Trung Đông rồi, trong đó có vấn đề Iran.

Và Mỹ cũng đã dàn xếp những vấn đề nội bộ, ngay trong Lầu Năm Góc, giữa các binh chủng Hải quân, Không quân, và Bộ Binh. Cách đây hơn một năm, Bộ binh vẫn muốn duy trì vai trò ở Trung Đông, nhưng hiện nay họ đã thấy là trong việc xoay trục qua Á Đông, họ vẫn còn vai trò.

Úc cũng cứng rắn hơn với Trung cộng

Ngô Vĩnh Long : Thái độ của Úc cứng rắn hơn, một phần vì chính sách của Mỹ. Lúc trước, Úc tưởng là buôn bán với Trung cộng sẽ giúp cho sự phát triển của Úc.

Nhưng mà gần đây, theo tôi, Úc đã đánh giá lại vấn đề đó, và thấy rằng cộng tác (quan hệ) với các nước Đông Nam Á và với Mỹ quan trọng hơn là cộng tác (quan hệ) với Trung cộng.

Cho nên, thái độ gần đây của Úc (trên vấn đề Biển Đông) cũng phản ánh phần nào cái phân tích mới về vai trò của họ trong khu vực.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150814-gs-ngo-vinh-long-my-se-khong-lui-tren-van-de-tu-do-o-bien-dong

***

Luân Đôn khuyến cáo Bắc Kinh không dùng vũ lực tại Biển Đông

Tú Anh

philip hammond

Ngoại trưởng Anh Philip Hammond thăm Trung cộng nhằm chuẩn bị cho chuyến công du nước Anh của ông Tập Cận Bình vào tháng 10/2015 - REUTERS /S. Plunkett

Trong cuộc nói chuyện với sinh viên Trung cộng, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond nhận định tình hình Biển Đông hiện nay rất căng thẳng. Hành động của Trung cộng sử dụng sức mạnh quân sự tranh giành chủ quyền sẽ đưa đến tình trạng vượt tầm kiểm soát.

Theo bộ Ngoại giao Anh, Ngoại trưởng Philip Hammond đang có mặt tại Bắc Kinh để thảo luận với giới lãnh đạo Trung cộng về các vấn đề an ninh, đối ngoại và nỗ lực chống hâm thay đổi khí hậu.

Hãng AFP cho biết thêm, trong cuộc tiếp xúc với sinh viên đại học Bắc Kinh ngày 12/08, Ngoại trưởng Anh đã đề cập đến hồ sơ Biển Đông mà các hành động bồi đắp các đảo đá ngầm làm căn cứ quân sự đang gây lo ngại cho các nước trong vùng và Tây phương.

Ngoại trưởng Philip Hammond nhận định là tình hình « căng thẳng hiện nay có nguy cơ leo thang » và nhấn mạnh : những yêu sách chủ quyền phải được giải quyết theo luật định chứ không dựa trên sức mạnh .

Cụ thể, Ngoại trưởng Anh nói đến nhu cầu « giao thông trên biển, trên không phải được bảo đảm theo luật pháp quốc tế trong đó có luật Biển » của Liên Hiệp Quốc.

Ngoại trưởng Anh Philip Hammond khẳng định quyền lợi Anh Quốc gắn liền với « ổn định tại Biển Đông » . Qua thông điệp trao đổi với sinh viên Trung cộng, ông nhấn mạnh trao đổi thương mại của Anh Quốc tùy thuộc vào hàng hải đến 95% và mỗi năm hàng hóa thế giới đi qua con đường Biển Đông huyết mạch này không dưới 5.000 tỷ đôla.

Chuyến viếng thăm Trung cộng của Ngoại trưởng Anh cũng nằm trong khuôn khổ chuẩn bị cho chuyến công du của Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình tại Anh vào tháng 10. Hai bên nỗ lực cải thiện quan hệ sau sự kiện Thủ tướng Anh tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma năm 2012 và đến năm 2014 thì lại có xung khắc trong vụ sinh viên học sinh Hồng Kông ủng hộ phong trào dân chủ xuống đường chiếm đóng trung tâm thành phố trong gần hai tháng.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150813-luan-don-khuyen-cao-bac-kinh-khong-dung-vu-luc-tai-bien-dong

***

Chuyên gia Pháp : Trung cộng có thể gây ra Đệ tam Thế chiến như thế nào ?

Thứ Hai, ngày 03 tháng 8 năm 2015

(Le Figago 31/07/2015) Trong tác phẩm «Hạm đội ma, câu chuyện của Thế chiến lần tới», các chuyên gia Mỹ dự báo cuộc đại chiến thế giới lần thứ ba là nhằm chống lại Trung cộng. Một kịch bản được nhà kinh tế Antoine Brunet* cho là khả tín, ông giải thích các nguyên nhân và hậu quả của trận Thế chiến tương lai.

Le Figaro : Đối với các chuyên gia Mỹ, cuộc đại chiến thế giới lần tới sẽ nhằm chống lại Trung cộng. Các nguyên nhân và hậu quả của trận Thế chiến này sẽ như thế nào ?

Antoine Brunet : Nguyên nhân thứ nhất, là lại một lần nữa, giống như trong thập niên 60 và 70, chúng ta gặp lại cấu hình địa chính trị toàn cầu - hai siêu cường đối đầu ngang ngửa với nhau trên tất cả các tiêu chí. Siêu cường đang lên là Trung cộng không còn chấp nhận « dưới cơ » siêu cường đang đi xuống là Hoa Kỳ, còn Mỹ thì từ chối nhường vị trí đại cường đứng đầu thế giới cho Bắc Kinh.

Từ thực tế này, chúng ta đang trong một kịch bản đối đầu tiềm ẩn nhưng thường trực giữa Trung cộng và Hoa Kỳ, như trường hợp Hoa Kỳ và Liên Xô trong thập niên 60 và 70. Và một sự đối đầu trên nhiều phương diện có thể diễn biến xấu đi bất kỳ lúc nào, trở thành một cuộc chiến tranh thực sự.

Nguyên nhân thứ hai, là sự đối địch giữa hai siêu cường có trọng lượng địa chính trị toàn cầu tương đương, nhưng lại khác biệt rất lớn về dạng thức cầm quyền. Nếu sau Hoa Kỳ, Trung cộng đã áp dụng kinh tế tư bản thay cho kinh tế tập thể từ 40 năm qua, Bắc Kinh vẫn nhất quyết duy trì phương thức cai trị độc đoán, trong khi Hoa Kỳ vẫn áp dụng phương thức dân chủ.

Do đó hoàn toàn loại trừ khả năng hai siêu cường này có thể bắt tay nhau để cùng quản lý hành tinh. Trung cộng muốn ca khúc khải hoàn, làm bá chủ thế giới để đảm bảo rằng các lực lượng dân chủ trong và ngoài nước không còn là mối quan ngại cho phương thức toàn trị của họ. Các bản sao của một kịch bản như vậy đang được chuyền tay ở Lầu Năm Góc.

Điều này sẽ diễn ra trong tương lai gần ?

Trung cộng đã kiên nhẫn rất lâu rồi. Từ năm 1989 sau vụ Thiên An Môn, Bắc Kinh đã xây dựng một cách chậm chạp nhưng chắc chắn sức mạnh của mình để đến nay, năm 2015, họ đạt đến một sự thăng bằng về địa chính trị trên toàn cầu với Hoa Kỳ.

Nay thì Trung cộng tăng tốc để giáng một thất bại quan trọng về tiền tệ cho Hoa Kỳ trong một tương lai rất gần, khi hất cẳng đồng đô la ra khỏi vị trí đồng tiền thống trị trên thế giới, thay thế bằng đồng nhân dân tệ. Điều này sẽ khiến cán cân lực lượng nghiêng hẳn về phía Bắc Kinh, không cách nào sửa chữa được và cũng không thể thay đổi tình hình được.

Từ khi kịch bản này hiện diện trong đầu, Bắc Kinh tỏ ra rất tự tin và cho rằng từ nay có thể làm mưa làm gió cả ở Biển Hoa Đông lẫn Biển Đông ; khuyến khích Matxcơva kéo dài cuộc xung đột với Ukraina, và sắp tới có thể là tại Moldova, cũng như các nước vùng Bantich.

Nếu các nước dân chủ liên minh lại, huy động lực lượng để làm thất bại chiến lược tiền tệ của Bắc Kinh, thì cuộc xung đột lãnh thổ do Trung Nam Hải khởi động mới có thể ngừng tăng tốc. Trên quan điểm này, các hội nghị đã được Quỹ Tiền tệ Quốc tế lên lịch vào tháng 10/2015 là một thời điểm quyết định.

Nếu các nước châu Âu tham gia trò chơi của Bắc Kinh và Matxcơva nhằm truất ngôi đồng đô la, tình hình có thể trở nên hết sức tồi tệ. Còn ngược lại, nếu châu Âu trở thành lá chắn cho đồng đô la, Bắc Kinh sẽ suy đoán rằng hãy còn quá sớm để lao vào những cuộc xung đột lãnh thổ.

Mối đe dọa Hồi giáo cực đoan không phải là hiện thực hay sao ?

Đúng là các quốc gia dân chủ nay đang bị đe dọa trên cả hai mặt trận : toàn trị Hồi giáo và toàn trị Trung-Nga. Khó thể chiến đấu trên hai mặt trận cùng một lúc, nhưng lại không tránh né được việc đáp trả cả hai thách thức này.

Cần phải tăng cường mối dây liên hệ hiện đang hết sức lỏng lẻo, giữa các nước dân chủ trong khối G7. Một điều cần thiết nữa, là Hoa Kỳ nên ngưng áp đặt mọi việc cho các quốc gia đồng minh hiện nay.

http://thuymyrfi.blogspot.fr/2015/08/chuyen-gia-phap-trung-quoc-co-gay-ra-e.html

***

Hội nghị ASEAN khai mạc : Biển Đông được nêu lên bất chấp Trung cộng

Trọng Nghĩa

asean 2015, ARF- Kuala Lumpur 2015

Áp phích Hội nghị ARF- Kuala Lumpur 2015. Reuters (Chúng tôi đã xóa cờ đỏ sao vàng của Việt cộng và thế vào cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH. Cờ đỏ sao vàng của Vc không xứng đáng đại diện cho Việt-Nam - Trúc Lâm Yên Tử)

Ngày 04/08/2015, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 chính thức khai mạc tại thủ đô Malaysia. Trọng tâm của hội nghị là mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015. Hồ sơ tranh chấp Biển Đông cũng được đề cập đến, bất chấp phản đối của Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Malaysia kêu gọi giải quyết tranh chấp một cách hòa thuận, trong lúc đồng nhiệm Philippines xác định sẽ nêu bật hồ sơ này trong các cuộc họp.

Giới quan sát đặc biệt ghi nhận sự kiện là trong phát biểu khai mạc hội nghị, Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman không quên giành một đoạn cho vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Hiệp hội ASEAN : « ASEAN có thể và cần phải đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm ra một giải pháp hòa thuận » cho vấn đề Biển Đông.

Đối với Ngoại trưởng Anifah Aman : « ASEAN đã có những bước khởi đầu tích cực, tuy nhiên cần nỗ lực nhiều hơn nữa, và trước tiên hết phải cho thấy là mình giải quyết vấn đề một cách hòa bình, trong tinh thần hợp tác ».

Tuyên bố của Ngoại trưởng Malaysia, nước hiện làm chủ tịch ASEAN đã mặc nhiên bác bỏ các tuyên bố liên tiếp của Trung cộng trong hai ngày nay, theo đó các Hội nghị ASEAN không phải là diễn đàn để đề cập đến hồ sơ Biển Đông.

Sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Trung cộng Lưu Chấn Dân (Liu Zhengmin) lên tiếng, đến lượt chính Ngoại trưởng Trung cộng Vương Nghị nhập cuộc. Phát biểu ngày 03/08/2015 tại Singapore, ông Vương Nghị đã nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh là không muốn ASEAN đề cập đến hồ sơ Biển Đông.

Theo nhân vật này « Trung cộng không hề tin rằng một diễn đàn đa phương là địa điểm thích hợp để giải quyết những tranh chấp song phương ». Ngoại trưởng Trung cộng không ngần ngại cảnh cáo là nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị ASEAN sẽ « phản tác dụng » và làm tình trạng đối đầu thêm nghiêm trọng.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150804-hoi-nghi-asean-khai-mac-bien-dong-duoc-neu-len-bat-chap-trung-quoc

***

Trung cộng có thể sắp xây đường băng thứ hai ở Trường Sa

southeast asia sea, biển đông nam á

Hình ảnh vệ tinh cho thấy đường băng thứ nhất dài 3.000 mét trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.

03.08.2015

Bắc Kinh có thể đang chuẩn bị xây dựng đường băng thứ hai ở khu vực có tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa, hãng thông tấn AFP trích thuật thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết như vậy hôm 8/3.

Trung Quốc gần đây đã tăng cường các hoạt động bồi đắp các bãi đá, xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Vào trung tuần tháng 7, các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng đường băng thứ nhất dài 3.000 mét trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Đây được xem là đường băng dài nhất trong khu vực và mục tiêu cuối cùng là để phục vụ cho các hoạt động chiến đấu.

Theo CSIS, các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy một bãi đá khác là Đá Xu Bi, nơi có 988 ha đất đã được cải tạo, cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị để xây dựng một đường băng có chiều dài tương tự như đường băng ở Đá Chữ Thập.

Cơ quan này nói căn cứ không quân của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập sẽ cho phép Bắc Kinh triển khai phi đội máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát biển. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể sử dụng căn cứ không quân cho việc tuần tra hay các hoạt động tấn công có giới hạn để chống lại các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Bắc Kinh.

Cũng theo CSIS, Malaysia là nước có đường băng dài thứ hai ở khu vực Đá Hoa Lau với chiều dài 1.368 mét.

Việt Nam tuy là nước đầu tiên xây đường băng ở khu vực này vào năm 1976 nhưng đường băng của Việt Nam là ngắn nhất trong khu vực, chỉ có 550 mét.

Nguồn: AFP, The Economic Times

VOA

***

Biển Đông: ASEAN và Trung cộng muốn lập "đường dây nóng" về các tranh chấp

đảo thị tứ biển đông

Đảo Thị Tứ, mà phía Philippines còn gọi là Pag-asa "đảo Hy Vọng" - Reuters / Kyodo

Bộ Ngoại giao Philippines hôm nay, 02/08/2015 cho AFP biết, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đang thảo luận dự án lập « đường dây nóng » trong trường hợp khẩn cấp liên quan đến các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, ông Charles Joe, trong cuộc gặp giữa các quan chức ngoại giao cao cấp của Trung Quốc và ASEAN, ở Thiên Tân, Trung Quốc, vào tuần trước, hai bên đã thảo luận và đạt được đồng thuận về nguyên tắc lập « đường dây nóng », nhưng đây mới chỉ là bước khởi đầu và còn cần nhiều thời gian để dự án này được thực hiện.

Vẫn theo Manila, có thể dự án được không đem ra thảo luận nhân Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48. Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN cũng như Hội nghị sau cuộc gặp cấp Bộ trưởng diễn ra từ 01 đến 06/08, tại Kualar Lumpur, Malaysia, nước hiện là Chủ tịch luân phiên ASEAN.

Philippines và một số thành viên ASEAN như Malaysia, Brunei và Việt Nam có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và Đài Loan tại Biển Đông.

Các tranh chấp này làm cho tình hình ở Biển Đông thêm căng thẳng trong những năm gần đây. Philipines là nước đi đầu, lớn tiếng tố cáo Trung Quốc dùng các thủ đoạn « hăm dọa » đối với các nước liên quan, để khẳng định các đòi hỏi chủ quyền của mình.

Trong những tháng qua, Philippines đã nhiều lần báo động về việc Trung Quốc tiến hành bồi đắp, tôn tạo đảo nhân tạo vì mục đích quân sự, tại các vùng đang có tranh chấp.

Hiện nay, ASEAN đang cố gắng thúc đẩy đàm phán và ký kết với Trung Quốc một bộ luật ứng xử tại Biển Đông – COC - mang tính ràng buộc, nhưng Bắc Kinh tỏ ra không vội vã. Mặt khác, dưới sức ép của Trung Quốc, nội bộ ASEAN, cũng chia rẽ, khó có được tiếng nói chung trong hồ sơ Biển Đông.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150802-bien-dong-asean-va-trung-quoc-muon-lap-duong-day-nong-ve-cac-tranh-chap

***

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site