lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
Tổng hợp thông tin các biến động ở biển Đông-nam-Á (Hoàng Sa, Trường Sa) năm 2015
@@@
07-2015; 08-2015; 09-2015; 10-2015; 11-2015; 12-2015; 02-2016, 03-2016, 04-2016, 05-2016, 06-2016, 07-2016, 08-2016
Chuyện Biển Đông
Bảo Giang (Danlambao) - Chuyện Biển Đông thành chuyện biển động, thật ra không lạ và cũng không phải đến hôm nay mới có. Trái lại đã có từ thời Việt Nam lập quốc. Tuy nhiên, mỗi thời có một cách động khác nhau. Vào thời Đức Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, sóng vươn từ dòng Bạch Đằng đã làm rúng động cả biển đông vì ở đó đã lấp ngập xác quân nhà Tống, Hán. Đến thời đức Quang Trung, chỉ một lần Ngài chuyển binh qua sông Hồng, sóng vỡ Biển Đông để Tôn Sĩ Nghị vỡ mật mà đề đốc Hứa Thế Hành tử trận, Sầm Nghi Đống treo cổ tự vẫn.
Trải qua thời lặng sóng, máu và nước mắt người dân Việt lại tràn Biển Đông khi Tàu cộng đưa chiến thuyền xuôi nam theo điềm chỉ của Việt cộng. Lực tuy bất tòng tâm, Thiếu tá Ngụy Văn Thà và đoàn chiến binh miền Nam đã lấy máu hồng viết trang sử nối tiếp của nhà Nam. Trong khi đó, vào cùng ngày 17-1-1975, toàn bộ nhà nước và đoàn đảng viên, cán bộ Việt gian cộng sản từ miền bắc, từ bưng biền đã reo hò mừng rỡ khi quân Tàu cộng chiếm được Hoàng Sa từ trong tay của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Họ reo mừng chung vui với TC vì bản công hàm do Phạm Văn Đồng, bí mật ký giao bán chủ quyền Trương Sa và Hoàng Sa là máu thịt, đất đai của Việt Nam cho Tàu cộng vào ngày 19-8-1958, mãi đến nay mới có cơ hội thực hiện. Từ đó, đau thương luôn tràn xuống trên biển khổ, không vơi cạn.
Khởi đầu là chuyện người dân Việt chạy trốn những vùng đất vừa bị cộng sản chiếm đóng từ Cao Nguyên đến Đông Hà, Quảng Trị, Đà Nẵng, Cam Ranh… những tưởng gồng gánh, bế bồng con cháu ra đi là sẻ đến được bến bờ tự do như chuyện người bắc di cư vào nam năm 1954. Ai ngờ, tàu về Nam chưa cập bến, người đi chưa hết âu lo, hàng ngàn, hàng vạn đạn pháo của Việt gian cộng sản đã ầm ầm “Thế Ma Gọi Hồn”. Sau trận mưa pháo, chen lấn giữa tiếng khóc nghẹn trong đau thương xé lòng của cha già mất con, vợ mất chồng rồi thân nhân... đi không áo quan, là những tiếng cười man rợ rít qua khe hở của những hàm răng hô, lởm chởm như bồ cào trên khuôn mặt gầy trơ xương của lớp người rừng mới tới. Tiếng cười rợn lạnh chưa dứt, biển động mạnh, những cơn sóng đỏ vươn cao đem theo những thân xác ngươi miền nam không toàn thây nhấp nhô đùa với sóng. Rồi sóng vỗ tạt vào bờ là những em bé mất đầu, cụt chân tay vì mã tấu dép râu, tạo nên một cảnh kinh hoàng chưa từng thấy bên bờ cát hiền hòa ở miền nam. Quả thật, cuộc chiến “ta đánh chiếm miền nam là đánh cho Trung cộng, Liên xô” (Lê Duẩn) do CS thực hiện, nên cũng có những công đoạn khác thường. Tuy thế, câu chuyện chưa dừng ở đó.
Sau ngày 30-4-1975, ngày màu cờ Vàng của Tổ Quốc khuất bóng trên sông nước Việt, những cơn đau ập đến không phải chỉ dành cho người, mà đá cũng nhỏ lệ, tang thương. Bởi vì, dưới màu cờ đỏ Phúc Kiến lơ láo là Biển Đông của nhà Nam chưa lúc nào yên. Hàng triệu đồng bào phải bỏ nước ra đi. Sóng cao gió lớn kia đã vùi lấp bao nhiêu mạng người vào lòng biển khổ? Rồi bao nhiêu thân xác em bé trơ mình trên bãi cạn? Phần nội địa, đến cây cỏ cũng không ngừng bị dẫm đạp, tàn phá bởi gót chân của kẻ thù từ phương bắc.
Trước tiên là cuộc tràn bờ biên giới vào năm 1979. Đây phải được kể là một mối nguy báo trước. Tuy nhiên, tập đoàn bán nước này như không có mắt. Hàng chục ngàn người lính chiến đã chết oan khiên, chúng vẫn thi nhau ngủ vùi trong u mê, tìm hoan lạc trong làn thuốc độc từ phương bắc để níu kéo, giữ lấy cái đảng cộng bất lương. Bất lương vì trong lúc chiến binh Việt Nam đi giữ biên cương, người chết không có chỗ chôn thây. Kẻ sống thì lê lếch “đầu đường đại tá vá (lốp) xe, cuối thôn thiếu tá cụt, què xin ăn”, thì hàng quan cán lãnh đạo của nhà nước VC lại thi nhau lập công dâng đất, bỏ tiền xây đài, dựng tượng làm nghĩa trang hoành tráng cho “liệt sĩ” Trung cộng ngay trên đất nước mình. Đã thế, còn chia phiên nhau giữ phận cúng tế hương khói đủ bốn mùa.
Với cái tài quỳ lạy đó, việc có 64 người con biên phòng Việt Nam giữ đảo Gạc Ma bị chết tức tưởi với cái lệnh cấm nổ súng của những “thiên tài mù” theo gót Hồ chí Minh như Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh... vào tháng 3-1988 là điều buộc phải đến. Có khóc, có thương là khóc thương cho người chiến binh Việt Nam đã sinh ra trong thời cộng sản! Binh lính là thế, nói chi đến phận dân đen. Tàu thuyền ra khơi theo con nước tầm sinh nhai, chẳng mấy ngày không có máu đổ lệ rơi vì hải tặc bắc phương. Bạn tôi bảo: Xem ra, trong thời Việt cộng, máu xương người dân Việt quá rẻ, nên chỉ được dùng để lót đường cho cán cộng vui mùa đục nước, lập công dâng Mãn thôi!
Ở một chiều khác, có người ví von cho rằng câu chuyện biển đông là rất lớn với dân ta, với người yêu dân nước Việt, nhưng với đôi mắt của một con chuột đói, đã bị con mèo hoang vờn cho nhừ tử, đang nằm thoi thóp trong vòng tay của nó trên cái sân kia thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Bởi vì, dù nó mở mắt ra hay khép lại thì cũng chỉ thấy một mảnh trời không sáng! Nên chúng phải chọn giải pháp. “Nó” để cho sống ngày nào thì im mồm đi mà sống cho qua ngày đó! Nếu được “nó” cho bám vào mà kiếm ăn thì bám cho chặt, kẻo thằng khác nó dành mất chỗ. Khi ấy, đã chẳng được gì, mà cái mạng cũng khó giữ! Theo đó, chuyện bám vào TC, thành một triết lý của nhà Chuột! Lạ! Nói lạ!
Lạ gì? Bạn không tin ư? Hãy nhìn con chuột nhắt ướt sũng nước đang co ro trong vòng tay của con mèo trước sân kia, bạn sẽ thấy được toàn cảnh bĩ cực không ngày thái lai của nó. Này nhá, sau cơn mê hoảng, nó bàng hoàng mở mắt ra. Đôi mắt của con chuột sắp chết chẳng thấy gì ngoài cảnh trời đất quay cuồng. Khi trước nó đã thề không cha, không mẹ, không bạn bè, không người thân, chỉ có đông chí theo lời đảng, lời “bác”. Nay nhìn đâu cũng ra kẻ thù. Thấy gió lay cành lá lại tưởng là những oan hồn đến đòi nợ. Nghe tiếng động nhỏ mà ngỡ là giáo mác của đồng chí đến trả thù hay xin tý huyết của vợ con. Mở mắt ra trời vẫn tối, nhắm lại càng thêm đen. Muốn nhấc cánh tay lên cho đỡ mỏi, đưa lên không nổi. Muốn trợn mắt, há mồm ra thét dọa, ta còn sống, ta còn quyền lực đây, cũng đều bị chúng nhìn khinh bạc, mỉa mai. Không bám lạy “nó” là chết, phải chết! Nó biết thân làm nô lệ còn khốn nạn hơn là chết, mà không dám chết!
Lỡ có lần nó lén nghểnh cổ nhìn ra ngoài nắng, xa xa như có cánh phượng hoàng bay lượn giữa trời, hay thấy con chó kiểu thông thả vô tư lự đi lại trên sân làm nó thèm. Máu chuột nổi lên. Trong cơn uất, nó hít lấy một làn hơi mạnh rồi chụm bốn chân lại, cố rướn cái thân mềm nhũn lên khỏi mặt đất. Phen này tao nhất định bỏ đảng, bỏ Tàu. Chết cũng bỏ! Hỡi ơi, cái đầu nó nặng làm sao! Kế đến là toàn thân ê ẩm với ánh mắt thất thần, và cõi lòng hoảng loạn. Chợt, có tiếng meo meo, nó run rẩy, qùy phục xuống theo cái thân phận nhà Chuột, làm Chuột. Một đời lấp ló trong hang, chui rúc trong bóng tối, rình rập kiếm sống, nay chỉ vì dăm ba hột gạo mà giờ thân tàn ma dại trong vòng tay của con mèo ác độc. Sống không ra sống, chết không chết. Nó hận nó? Nó hận kiếp chuột?
Trong toan tính, nó ngửa mặt lên. Không thấy nắng, chỉ thấy cái cổ con mèo hoang đè gần xát mặt và cái đầu của nó che lấp khung trời. Vỡ mật, ý chí của loài chuột tiêu tán. Nó xoay mặt vào trong, trời tối như mực, ngay cái màu của con mèo hoang nó cũng không nhận ra được. Cố trở mình, lén nhìn ra ngoài lần nữa. Lạ, sáng ở đâu tràn vào đây? Nó chợt hiểu, đó là chút sáng từ bên ngoài hắt vào theo khe hở giữa khoảng cách từ cái đầu của con mèo đang nằm rửa mặt, đến cái cánh tay của nó vươn dài như dãi núi sải ra trước mặt. Với khoảng cách nhỏ bé này, làm sao nó có thể thoát ra ngoài cái bóng cao nhớn kia? Nó ngao ngán với chính nó, một kẻ vẫn tự hào là có tay nghề xảo trá và tồi bại nhất trên đời, nay xem ra không tìm được phương cách để lừa con mèo cho nó ra ngoài dạo chơi vài phút! Cùng khổ, nó đánh rơi thân xác trở lại, nằm co dúm thân hình trên mặt đất, bất động.
Thế đấy, nó nhắm nghiền đôi mắt lại. Nó nghĩ đến con đường hầm Củ Chi hoang tưởng lừa dối xưa kia. Nó muốn giả chết để tìm cách đào ngạch chui ra ngoài. Nó ước được ngắm nhìn, được đến gần đàn chó kiểu. Nó ước được nhìn thấy cánh chim giang rộng giữa trời. Nó hăm hở nghĩ tới con đường hầm. Khốn nạn chưa, khi vừa nghĩ đến chuyện đào hầm tìm lối thoát, nó lại rơi vào tuyệt vọng. Bởi, nó mà đào đường hầm ở dưới cánh tay kia để đi ra ngoài, là nguy. Đại nguy! Hầm đào chưa xong, đã sập. Hầm bị xập, một phần vì sức nặng từ cánh tay con mèo đè xuống, phần vì cái thói tráo trở chuyên làm cột chống bằng xi măng cốt chuối của nó! Ấy là chưa kể đến chuyện cái tai con mèo rất thính. Chưa đào hầm nó đã biết trước ngày khởi công. Nếu thế là chết không toàn thây. Kế đào hầm không có ánh sáng, nó run rẩy, sợ hãi, nằm gục mặt xuống nghĩ quẩn đến cái chết của vợ con nó. Thôi, đã vậy, nó chấp nhận nằm chờ từng cái vả mạnh, nhẹ, của con mèo để có được miếng ăn mà sống, còn hơn là nghĩ đến việc bỏ bám, trốn đi!
- Chuyện bi đát như thế ư?
- Tôi sợ còn tệ hơn thế!
Thật vậy, đây là bức tranh toàn cảnh của họ nhà Chuột đối với chuyện biển đông của Việt Nam. Nghĩa là tất cả mọi cấp, dù là chuột cống, chuột chù, chuột hôi, chuột nhắt, chuột đồng, chuột bố, chuột con... thảy đều có đôi mắt giống nhau. Vô trách nhiệm, lấp ló, thập thò trong cái hang để kiếm sống, không một kẻ nào trong chúng có trách nhiệm với hai chữ Việt Nam. Theo đó, con nào lên cũng nhìn sự việc bằng đôi mắt chuột và tính toán bằng bấy nhiêu lý lẽ để hại người, tìm sống cho mình. Nó không thể nào có đôi mắt của người có nhân bản, có hiểu biết trong xử thế để nói chuyện về Biển Đông, về Việt Nam.
Nếu bảo rằng tôi viết theo kiểu “mục nhĩ vô nhân” và đầy khinh mạn với tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh thì tôi cũng xin trả lời thật. Không chỉ riêng tôi, nhưng người Việt Nam đều có đánh giá như thế. Tuy nhiên, tôi dám thách đố tập đoàn này, hay ai đó chứng minh được cái nhìn của tôi về họ là sai, là nặng thành kiến. Hoặc giả, tôi thách đố bản thân họ chứng minh được bằng những phản chứng qua cách nhìn, cách hiểu biết và thực tế trong hành động để thoát ra ngoài vòng tay mèo hoang như Myanmar. Khi đó, tôi sẵn sàng đính chính. Ở trường hợp ngược lại, nếu như họ không thể chứng minh bằng lý lẽ thiện hảo và nhân bản, thì dù ngôn từ có xuất phát từ bất cứ cấp bậc, vị thế nào, miệng lưỡi nào thì đó cũng chi là câu chuyện chuột đục, khoét thúng gạo! Bởi lẽ, chẳng ai xa lạ gì với cộng sản. Nếu họ không biết bỏ đi đôi mắt ti tiện, kém cỏi, vô văn hóa của đảng CS, rồi học tìm lại đôi mắt của người và cái tâm nhân bản thì làm nô lệ đã khó, nói chi đến chuyện giữ lặng sóng biển Đông!
Thật vậy, những hoạt cảnh của biển Đông hôm nay như chuyện Mỹ cho tàu thuyền vào thám thính một vài hòn đảo bồi đắp của Tàu cộng ở Hoàng Sa, cũng chỉ là chuyện bình thường. Nó hoàn toàn không phải là vì Việt Nam, nhưng vì quyền lợi đích thực của Hoa Kỳ. Quyền lợi này tựa trên hai điểm. Trước hết là Hoa Kỳ phải đắp đập be bờ, tạo niềm tin với các nước Asian (sau khi bỏ chạy 1975) để củng cố thế lực và thu lợi nhuận về sau, nếu không Tàu cộng sẽ tận thu hết lợi nhuận trong khu vực này. Kế đến là chuyện Trung Đông đã qúa mệt mỏi mà xem ra mức lợi nhuận khó tăng, nó như cái gân gà, bỏ thì tiếc, có gặm thêm thì cũng chỉ có thể thu lợi như hôm nay đã là nhiều, khó có cơ hội kiếm thêm. Trong khi đó miếng ăn của Á châu xem ra rất ngọt!
Tuy thế, việc đến gần các đảo nhân tạo kia không phải là việc liều lĩnh thách đố quyền lực với Tàu cộng, lại càng không cần đến cái chuyện “có phép” hay “đi đêm” với Việt cộng. Nó chỉ đơn giản là sử dụng hữu hiệu quyền hạn của một thành viên đã ký tên trong luật biển năm 1982 để bảo vệ an ninh hàng hải cho quốc gia của mình. Bởi lẽ, đã có nhiều chứng cứ, nhiều chuyên viên về biển đã khẳng định việc nhân tạo, xây dựng tại các bãi, đá ở biển Đông của Tàu cộng là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Nó đang làm suy yếu tính pháp lý của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. Nó cũng đe dọa hủy hoại tài nguyên, môi trường sinh thái biển và gây ra những hệ lụy nguy hiểm đối với hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải.
Theo nguyên tắc, Tàu cộng cũng phải tuân thủ và bảo vệ công ước này. Nhưng thay vì bảo vệ, TC đã bất chấp luật lệ về tái tạo, bồi lấp mặt bằng trên biển để chiếm cứ. Trước những hành động này của TC, bất cứ một thành viên nào đã ký tên vào luật biển cũng đều có tư cách đến xem xét, thu thập tài liệu hình ảnh để đưa vụ việc ra tài phán quốc tế. Hoa Kỳ không là ngoại lệ. Dựa vào lý do an ninh hàng hải, họ đương nhiên có quyền đi đến để quan sát những điểm mà họ cho là quan ngại. Nếu có kéo cả đống tầu bè vào mà không có mưu đồ gây hấn, chiếm cứ thì chẳng có gì là trái với công ước. Dĩ nhiên, cũng chẳng có chuyện đánh trả “sẽ đánh vùi dập” nó xuống đáy biển, hoặc phải “xin phép” Việt cộng. Bởi lẽ, chỉ cần một cái Tàu của Mỹ bị “tự nổ” và chìm xuống thì Tàu cộng sẽ bị cả thế giới tấn công chứ chẳng riêng gì một mình Hoa Kỳ. Nên chuyện Mỹ đến và đi chỉ là việc biểu lộ khả năng sử dụng quyền hạn của một thành viên của luật biển mà thôi. Chuyến đi là vì minh nhưng lại cũng được tiếng là vì người!
Đại ý, chuyện Biển Đông hiện đang diễn ra như thế, cũng chẳng có gì đáng gọi là qúa phức tạp. Tuy nhiên, Việt Nam, nếu biết nhìn sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc tranh chấp này. Lợi dụng anh hùng tính của Hoa Kỳ và thế giới để tống cổ Tàu cộng ra khỏi biển đông và Việt Nam. Có thể nói đây là cơ hội tốt nhất cho Việt Nam thoát cảnh nô lệ phương bắc. Nhưng xem ra ngoài vị thế của Việt Nam Cộng Hòa, những đôi mắt “đảng chuột” sẽ không bao giờ có khả năng nhìn thấy và làm nổi chuyện này. Tại sao”
Trước hết, bản công hàm do Phạm Văn Đồng ký vào ngày 19-8-1958 là bản án tử hình, hay ít ra là cái thòng lọng đã buộc chặt vào cổ của Việt cộng mà người cầm đầu giây là Tàu cộng. Việt cộng không có bất cứ một khả năng nào để có thể có được một bản văn đồng cấp để tiêu hủy, hay vô hiệu hóa giá trị bản công hàm của Phạm Văn Đồng. Tại sao? Chuột nào cũng là chuột, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp... đã là những kẻ nô tài của Tàu, mở ra con đường phản dân hại nước. Theo đó, những kẻ đi sau, ngoài phương cách cúi sâu, qùy lâu hơn trước quan thầy Bắc Kinh để được hưởng ơn mưa móc thì không có một phương cách nào khác. Theo đó, người Việt Nam muốn cứu quê hương thì đừng trông chờ bất cứ điều gì từ thành phần này. Bởi lẽ, cho đến nay, không một kẻ nào trong hàng ngũ này có nổi cái nhìn của Thein Sein của Myanmar, nói chi đến Boris Yelsin.
Trong khi đó, vị thế của Việt Nam Cộng Hòa tiếp nối với những tên tuổi như Dương Nguyệt Ánh, Lương xuân Việt, Lê Bá Hùng... lại hoàn toàn khác và đứng ở trên đỉnh cao thắng lợi. Nghĩa là, vị thế của Việt Nam Cộng Hòa có đủ tư cánh, năng tính trên trường Quốc Tế để phủ nhận hoàn toàn giá trị của bản văn này. Lý do, vào thời gian Phạm văn Đồng ký bản công hàm, chủ quyền và việc thi hành nền hành chánh toàn diện trên những quần đảo này hoàn toàn nằm trong nền hành chánh và cai trị của Việt Nam Cộng Hòa theo hiệp định Geneve 1954. Từ đó, có thừa khả năng chứng minh Phạm Văn Đồng ký bán cái không có, bán cái đồ vật của nhà người khác, không thuộc quyền sở hữu của mình. Và phủ nhận luôn khả năng chiếm hữu hay được thủ đắc của đối tác. Bởi vì đối tác của bản văn đã biết rõ đó là đồ gian, đồ ăn cắp hay là tài vật của người khác. Đối chiếu, lịch sử Việt Nam cũng đã có một tiền lệ như thế. Đức Ngô Quyền chém Kiều công Tiễn trước khi làm sóng nổi trên Bạch Đằng Giang để diệt quân Nam Hán! Đây xem ra là một hướng đi duy nhất và phải đến!
Riêng việc Tàu cộng cho rằng nó thuộc về Tàu từ thời “bành tổ” thì chỉ là câu chuyện của ruồi bu. Bởi lẽ, gần nhất là hội nghị San Francisco ngày 7/9/1951, Hội nghị đã tách riêng Đài Loan, Bành Hồ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thành hai khoản riêng biệt (b, f) khẳng định không công nhận chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Tàu cộng. Trong khi đó, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu đã ra tuyên bố xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao của các nước thành viên Liên hiệp quốc. Ông nói: “để dập tắt những mầm mống bất hòa, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam.” Lời tuyên bố đó đã được Hội nghị San Francisco ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái đoàn tham dự hội nghị, không có một phái đoàn nào phản đối thể hiện bằng văn bản. Mới mấy chục năm trước đây, Tàu cộng còn không dám nói nửa lời trước hội nghị. TC phải cậy nhờ Kossigin của Nga bảo trợ, nói giúp. Kết quả bỏ phiếu của hội nghị đã là một bằng chứng rõ ràng, còn tranh cãi vào đâu.
Theo đó, muốn giải quyết toàn bộ chuyện Biển Đông, Việt Nam buộc phải giải tán chế độ nô lệ của cộng sản tại đây. Sau đó, lập lại thể chế Cộng Hòa. Từ đây chính phủ mới sẽ có đủ tư cách pháp lý để đưa chuyện Biển Đông vào cuộc tài phán của Quốc tế. Từ giải pháp này, chúng ta mới khả dĩ tìm được tiếng nói, lấy lại những gì đã mất cũng như đủ thẩm quyền để xóa bỏ mọi hiệp ước bất tương xứng về biên giới, vịnh bắc bộ, chuyện thuê biển, rừng đầu nguồn hay xét lại tất cả các dự thầu, mà chế độ nô lệ Việt cộng đã ký với Trung cộng. Nếu không có thay đổi toàn diện này, chuyện biển đông chỉ là chuyện đầu môi, và Việt Nam không chỉ mất Trường Sa, Hoàng Sa Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Lãm, vịnh Bắc Bộ vì tình... đồng chí! Nhưng còn là cả giang sơn nữa!
11-2015
***
Biển Đông : Hà Nội phản đối tàu Trung cộng chĩa súng vào tàu Việt Nam
Thụy My Đăng ngày 27-11-2015 Sửa đổi ngày 27-11-2015 20:35
Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung cộng đâm. Ảnh minh họa. DR
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình ngày 27/11/2015 lên tiếng phản đối vụ các tàu chiến Trung cộng bao vây và chĩa súng vào tàu tiếp tế Hải Đăng 05 của Việt Nam.
Ông Lê Hải Bình tuyên bố « kiên quyết phản đối mọi hành vi sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực đối với các tàu thuyền của Việt Nam ». Theo ông, việc làm đó « vi phạm luật pháp quốc tế, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định trong khu vực và hoàn toàn không thể chấp nhận, biện minh được ».
Hôm qua Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Biển Đông và Hải đảo tố cáo ngày 13/11, tàu Hải Đăng 05 của công ty đã bị hai tàu hải cảnh và một tàu chiến của Trung Quốc vây hãm và uy hiếp tại Trường Sa. Đây không phải là lần đầu, nhưng lần này là trường hợp hết sức nguy hiểm.
Chiều hôm đó tàu Hải Đăng 05 chuyên làm nhiệm vụ tiếp tế đang trên đường từ đảo Sơn Ca về đảo Song Tử Tây, khi đi ngang qua Đá Xu Bi thì bị tàu chiến số hiệu 995 của Trung cộng mở bạt pháo 37 ly, trên boong tàu có 10 người mặc quân phục dàn đội hình chiến đấu, chĩa súng AK sang tàu Việt Nam. Được biết tàu chiến này là loại tàu đổ bộ cỡ lớn của Trung Quốc, dài đến 130 mét, có thể chở được 10 xe tăng, 250 lính, trang bị 6 khẩu pháo 37 lý và hai sàn đỗ trực thăng.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Phạm Quốc Súy, Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Miền Nam khẳng định : « Các tàu của chúng tôi làm nhiệm vụ tiếp tế cho công nhân hải đăng, đây là nhiệm vụ nhân đạo. Trung Quốc đưa tàu chiến và tàu bán vũ trang ra ngăn cản, vây ép là vi phạm luật hàng hải quốc tế ».
Tại Trường Sa hiện nay có 13 trạm hải đăng của Việt Nam phục vụ cho tàu bè các nước qua lại Biển Đông, được công nhận trên hải đồ quốc tế.
Đá Xu Bi (Subi Reef) là một rạn san hô thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa, đã bị Trung cộng chiếm đóng từ năm 1988. Chính quyền Bắc Kinh đã cho xây dựng một tòa nhà bốn tầng, hai trại lính, một vòm radar và một hải đăng trên Đá Xu Bi, trong khuôn khổ chương trình « Vạn Lý Sa Thành ». Các không ảnh chụp vào tháng 9/2015 cho thấy một phi đạo và nhiều công trình khác đang được xây dựng.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20151127-bien-dong-ha-noi-phan-doi-tau-trung-quoc-chia-sung-vao-tau-viet-nam
***
Trung cộng tuyên bố tiếp tục xây cơ sở quân sự ở Biển Đông
Thanh Hà Đăng ngày 23-11-2015 Sửa đổi ngày 23-11-2015 22:30
Đá Chữ Thập, trong quần đảo Trường Sa đã được Trung cộng cải tạo. @CSIS
Bất chấp phản đối của quốc tế, Trung cộng tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự tại Biển Đông. Theo lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung cộng Lưu Chấn Dân các công trình đó « cần thiết cho chính sách phòng thủ » của Bắc Kinh nhưng Trung cộng « không quân sự hóa » vùng biển này.
Hãng thông tấn Bloomberg trích lại phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Trung cộng Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) ngày 22/11/2015 tại Thượng đỉnh Đông Á lần thứ 10 tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia. Nhân vật số 2 trong ngành ngoại giao Trung cộng tuyên bố : « Xây dựng và duy trì cơ sở quân sự cần thiết nhằm mục đích phòng phủ và bảo vệ đảo và các bãi đá (…) Không nên gắn liền các cơ sở đó với việc quân sự hóa các hòn đảo và bãi đá trong vùng Biển Đông ».
Một số nhà phân tích cho rằng, Thứ trưởng Ngoại giao Trung cộng đã chỉ lặp lại quan điểm « không quân sự hóa » Biển Đông, điều từng được Chủ tịch Tập Cận Bình nêu lên khi hội kiến với Tổng thống Barack Obama hồi tháng 9/2015.
Tuy nhiên, trả lời báo Wall Street Journal, chuyên gia về quân sự Trung cộng, Bonnie Glaser cho rằng Bắc Kinh đang « sử dụng một ngôn ngữ mới » và có lập trường « không rõ ràng » khi đề cập đến hồ sơ Biển Đông. Bà Glaser nêu lên câu hỏi : Bắc Kinh khẳng định « không quân sự hóa » Biển Đông nhưng liệu rằng Trung cộng sẽ có điều chiến đấu cơ, máy bay trực thăng hay tên lửa đến những hòn đảo nhân tạo họ mà họ đã xây dựng hay không ?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151123-tq-bd-qs-ca
***
Hải quân Mỹ và Campuchia diễn tập chung ở Vịnh Thái Lan
Trực thăng Mỹ trên tàu khu trục USS Mustin trong kỳ thao dượt CARAT tại Campuchia năm 2014
VOA tiếng Việt
24.11.2015
Hải quân Mỹ đã phái một trong những chiến hạm mới nhất và tối tân nhất tới Campuchia để tiến hành những cuộc thao dượt chung trong Vịnh Thái Lan. Từ tỉnh Preah Sihanouk, thông tín viên David Boyle của đài VOA gởi về bài tường thuật.
Tại Vịnh Thái Lan, các viên sĩ quan của Hải quân Mỹ và Campuchia đã chuẩn bị để bắn phá một mục tiêu mà họ đặt tên là Sát thủ Cà chua.
Cuộc tập trận bắn đạn thật này là một phần của chương trình thao dượt CARAT của Hải quân Mỹ, năm nay được thực hiện sang tới năm thứ 6 với Campuchia.
Chương trình này được thiết kế để tăng cường khả năng của Mỹ trong việc hợp tác với hải quân của các nước khác nhằm chống lại những mối đe dọa trên biển và cung cấp sự hỗ trợ khẩn cấp sau thiên tai.
Nó cũng giúp cho Hoa Kỳ phát triển những mối quan hệ chiến lược trong vùng biển mà những mối căng thẳng với Trung Quốc vì vấn đề Biển Đông đang gia tăng, mặc dù không bên nào trực tiếp đề cập tới việc này.
Đại tá Lê Bá Hùng của Đội Khu trục hạm Số 7 của Hải quân Mỹ cho biết như sau về cuộc thao dượt này.
"Tôi nghĩ rằng các mối quan hệ là lý do chúng tôi có mặt ở đây. Một phần lớn của lý do Đội Khu trục hạm Số 7 được điều tới Đông Nam Á là để cho chúng tôi có thể phát triển những mối quan hệ chiến lược với các nước rất quan trọng trong khu vực này".
Thiếu tá Joshua Root là một luật sư của Hải quân Mỹ và người đang dùng kỹ năng tiếng Khmer mà ông học được khi tham gia Đoàn Hòa bình để giúp đôi bên trao đổi với nhau. Ông Root phát biểu như sau.
"Hải quân Mỹ phải làm việc chung với rất nhiều lực lượng hải quân và việc nhìn thấy những nền văn hoá khác họ làm như thế nào, nói một cách khác là việc truyền tin liên lạc được thực hiện ra sao, là rất quan trọng cho hải quân Mỹ để có thể hoạt động một hữu hiệu, bởi vì chúng tôi thực hiện rất nhiều những hoạt động đa quốc, các hoạt động của Liên Hiệp Quốc. Điều đó hết sức quan trọng. Nó hoàn toàn không phải là những chuyện một chiều".
Đại tá In Sokhemra, Chỉ huy trưởng Hạm đội Tuần tiểu Số 6 của Hải quân Campuchia, tỏ ý hài lòng về sự hợp tác với phía Mỹ.
"Lúc đầu, khi các quân nhân Mỹ tới đây, chúng tôi không hiểu họ nghĩ gì. Nhưng bây giờ chúng tôi hiểu được và điều đó làm cho việc giao tiếp với họ trở nên rất dễ dàng".
Để tập trận chung với hai chiếc tàu tuần tra của Campuchia thuộc lớp Stenka do Liên Xô chế tạo, Hải quân Mỹ đã điều động một trong các chiến hạm mới nhất – (đó là) chiếc USS Fort Worth thuộc loại tàu tác chiến cận duyên.
Trong lúc Hoa Kỳ tìm cách xây dựng những mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ hơn trong khu vực, các chiến hạm, đặc biệt thích hợp cho việc hoạt động tại các vùng biển nước cạn ở Đông Nam Á, dự kiến sẽ nắm giữ một vai trò mỗi ngày một quan trọng hơn.
***
TT Obama: Cần 'những bước táo bạo' để giảm căng thẳng Biển Đông
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Manila, Philippines, ngày 18/11/2015
Simone Orendain
18.11.2015
MANILA—
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho rằng cần có “những bước táo bạo” để giảm thiểu những mối căng thẳng ở Biển Đông, nơi Trung cộng và 5 nước khác, trong đó có Việt Nam và Philippines, có những yêu sách chủ quyền chồng lấn nhau. Thông tín viên Simone Orendain của đài VOA tường thuật từ địa điểm hội nghị thượng đỉnh APEC ở Manila.
Sau cuộc họp song phương với Tổng thống Philippines Benigno Aquino bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC ở Manila, Tổng thống Obama hôm nay đề cập tới những hành động của Trung cộng ở Biển Đông đã gây ra những mối lo ngại trong khu vực và ở Washington.
"Chúng tôi đã thảo luận về ảnh hưởng của những hoạt động lấp biển lấy đất và những hoạt động xây dựng của Trung cộng đối với sự ổn định của khu vực. Chúng tôi đồng ý với nhau là cần có những bước táo bạo để giảm thiểu căng thẳng, trong đó có cam kết ngưng cải tạo đất, không xây dựng thêm, và không quân sự hoá những khu vực có tranh chấp ở Biển Đông."
Những hoạt động lấp biển lấy đất mà Trung cộng thực hiện trong gần 2 năm qua tại 7 bãi cạn và bãi đá trong vùng biển này đã tạo ra những hòn đảo nhân tạo, làm cho các nước láng giềng cảm thấy lo lắng. Trong số 7 hòn đảo nhân tạo đó có ít nhất hai hòn đảo có sân bay và hải cảng mà máy bay và tàu bè quân sự có thể sử dụng.
Các giới chức Philippines đã bày tỏ lo ngại về việc Trung cộng không cho biết rõ ý đồ của họ là gì.
Trung cộng lâu nay vẫn cho rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với hầu như toàn bộ Biển Đông và bác bỏ sự can dự của những nước bên ngoài khu vực vào vụ tranh chấp này. Philippines đã kiện Trung cộng ra toà trọng tài để chống lại yêu sách của Bắc Kinh, nhưng Trung cộng bác bỏ vụ kiện và không tham gia.
Tổng thống Obama phát biểu sau khi thăm chiến hạm BRP Gregorio del Pilar, soái hạm của hải quân Philippines, ngày 17/11/2015.
Tòa Bạch Ốc vừa loan báo một gói viện trợ mới trong vòng hai năm trị giá 259 triệu đô la, trong đó có 79 triệu cho Philippines, 40 triệu cho Việt Nam, 21 triệu cho Indonesia và 2 triệu rưỡi cho Malaysia. Hoa Kỳ cũng chuyển giao cho Philippines một chiếc tàu tuần duyên và một chiếc tàu khảo cứu.
Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam cũng có những yêu sách chủ quyền ở vùng biển chiến lược này.
Tổng thống Obama, một lần nữa, khẳng định sự trung lập của Mỹ đối với vụ tranh chấp, nhưng ông cũng tuyên bố Hoa Kỳ có cam kết vô cùng vững chắc đối với Philippines.
Hoa Kỳ là đồng minh có hiệp ước duy nhất của Philippines, và năm ngoái hai nước đã ký kết một hiệp định để cho phép có thêm binh sĩ Mỹ luân phiên trú đóng ở Philippines và các vũ khí trang bị quân sự của Mỹ được bố trí sẵn tại các địa điểm chiến lược trên khắp nước. Tuy nhiên, một số tổ chức ở Philippines đã nêu lên nghi vấn về tính chất hợp hiến của hiệp định này và vụ việc đang bị bế tắc tại Tối cao Pháp viện.
Mặc dầu vậy, Tổng thống Aquino đã đề cập tới những lợi ích mà thoả thuận này mang lại. Ông nói quân đội Philippines sẽ tiếp cận được với “những kỹ thuật hiện đại” để tăng cường khả năng của mình. Ông cũng tái khẳng định sự hậu thuẫn đối với chiến dịch tự do hàng hải mà quân đội Mỹ thực hiện ở Biển Đông.
"Hoa Kỳ có thể sử dụng các căn cứ của chúng tôi để phát huy sức mạnh trong khu vực nhằm góp phần duy trì ổn định, bảo vệ trật tự và giải toả những mối căng thẳng trong khu vực."
Hôm qua, Việt Nam và Philippines chính thức nâng quan hệ song phương thành quan hệ đối tác chiến lược sau khi đôi bên ký kết một thông cáo chung để cam kết tăng cường sự hợp tác hải dương.
Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, hôm nay tuyên bố Hà Nội muốn có những quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh nhưng cương quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.
http://www.voatiengviet.com/content/obama-tuyen-bo-can-nhung-buoc-tao-bao-de-giam-cang-thang-bien-dong/3063117.html
***
Biển Đông : Trung cộng tự cho quyền đánh chiếm tất cả các đảo
Mai Vân Đăng ngày 17-11-2015 Sửa đổi ngày 17-11-2015 15:38
Hội nghị cấp Ngoại trưởng APEC tại Manila ngày 17/11/2015. Reuters
Bắc Kinh ngày 17/11/2015 khẳng định có « quyền và năng lực » chiếm các hòn đảo tại Biển Đông hiện bị các nước khác « chiếm đóng ». Đây không phải là lời tự nhận của một tờ báo, mà là tuyên bố công khai của một nhà ngoại giao Trung cộng cao cấp.
Nhân một cuộc tiếp xúc với báo chí trước ngày mở ra hai hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Manila và ASEAN tại Kuala Lumpur sẽ có lãnh đạo Bắc Kinh tham gia, Thứ trưởng Ngoại giao Trung cộng Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) xác định : « Chính phủ Trung cộng có quyền và có năng lực thu hồi các đảo và đá ngầm bị các nước láng giềng chiếm đóng bất hợp pháp ».
Tuy nhiên, cũng theo nhà ngoại giao này, Trung cộng « đã không làm điều đó mà đã tự kiềm chế tối đa ».
Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông và trong thời gian gần đây đã tìm cách củng cố yêu sách của mình bằng cách rốt ráo bồi đắp các bãi đá họ chiếm được từ tay Việt Nam và Philippines trước đây thành đảo nhân tạo, và cấp tốc xây dựng trên đó các cơ sở có thể dùng làm căn cứ quân sự.
Hành động biến đá chìm thành đảo nổi với ý đồ quân sự hóa của Trung cộng đã gây nên căng thẳng với các láng giềng cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia... và với Hoa Kỳ vốn quan ngại trước các đe dọa đối với quyền tự do lưu thông trong khu vực.
Trong buổi họp báo hôm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Trung cộng đã lên tiếng biện minh cho các hành động của Bắc Kinh tại Trường Sa. Ông Lưu Chấn Dân cho rằng việc Trung cộng xây dựng một phi đạo đủ dài để cho máy bay quân sự lên xuống trên một trong những hòn đảo nhân tạo chủ yếu phục vụ mục tiêu dân sự : « Cơ sở càng lớn càng có thể được sử dụng tốt hơn cho mục đích dân sự ».
Nhân vật này cũng tiếp tục tìm cách ngăn cản không cho các nước ngoài vùng can dự vào công việc Trung cộng đang làm tại Biển Đông, và ngăn cản không cho các nước Đông Nam Á kết hợp với nhau chống lại các yêu sách của Bắc Kinh.
Mới đây, Trung cộng đã nhấn mạnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC trong tuần này không phải là nơi để thảo luận về vấn đề Biển Đông. Cũng ngày 17/11/2015, Thứ trưởng Ngoại giao Trung cộng quay sang các hội nghị ASEAN sau đó và cảnh báo là không nên để cho tranh chấp Biển Đông trở thành tiêu điểm của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Theo ông Lưu Chấn Dân, vấn đề Biển Đông đã bị « thổi phồng », và Trung cộng « hy vọng rằng Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sẽ không thảo luận về Biển Đông ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151117-bien-dong-trung-quoc-tu-cho-quyen-danh-chiem-tat-ca-cac-dao
***
Tổng thống Mỹ tới Philippines dự Thượng đỉnh APEC
RFI Đăng ngày 17-11-2015 Sửa đổi ngày 17-11-2015 12:17
Tổng thống Mỹ Obama trên soái hạm G.del Pilar của Philippines. Ảnh ngày 17/11/2015. Reuters
Sau khi tham dự Thượng đỉnh G20 ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 17/11/2015 đã tới Philipines để dự Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Hơn 20 ngàn cảnh sát và binh sĩ Philipines đã được huy động để bảo đảm an ninh cho Thượng đỉnh APEC, khai mạc vào ngày 18/11/2015.
Tuy là diễn đàn kinh tế, nhưng Thượng đỉnh APEC diễn ra trong bối cảnh xảy ra loạt khủng bố tại Paris và do vậy, chủ đề chống khủng bố chắc chắn sẽ được đề cập tới.
Tình hình trong khu vực cũng căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền, biển đảo giữa Trung cộng với nhiều nước Đông Nam Á ở Biển Đông.
Hơn nữa, để khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải và phản đối các đòi hỏi chủ quyền liên quan đến các đảo nhân tạo mà Trung cộng bồi đắp trong khu vực quần đảo Trường Sa, Hoa Kỳ vừa qua đã điều một khu trục hạm và cả máy bay ném bom chiến lược B52 tới gần khu vực này.
Ngay sau khi đến Manila, Tổng thống Mỹ đã lên thăm soái hạm Gregorio del Pilar của Hải Quân Philippines. Tại đây, ông Obama tuyên bố : « Từ hơn 70 năm nay, Hoa Kỳ đã cam kết bảo đảm an ninh cho khu vực này.
Chúng tôi có nghĩa vụ làm việc này trong khuôn khổ một hiệp định hợp tác, đây là một cam kết sắt đá để bảo vệ Philippines, đồng minh của chúng tôi ».
Cũng trong ngày hôm nay, Nhà Trắng thông báo viện trợ 259 triệu đô la cho các đồng minh và đối tác Đông Nam Á để bảo đảm an ninh khu vực Biển Đông. Cụ thể, 119 triệu đô la trong năm tài khóa này và 140 triệu đô trong 12 tháng sau đó.
Thông cáo của Nhà Trắng viết : « Chúng tôi nâng cao khả năng bảo đảm an ninh hàng hải của các đồng minh và đối tác nhằm đối phó với các mối đe dọa ở các vùng ngoài khơi bờ biển những nước này và để bảo đảm tốt hơn an ninh hàng hải trong khu vực ».
Philipines được hưởng trợ giúp nhiều nhất, các nước khác cũng được hỗ trợ là Việt Nam, Malaysia, Indonesia. Trong khuôn khổ của viện trợ này, Mỹ sẽ cung cấp cho Philippines một tàu chiến.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151117-tong-thong-my-toi-philippines-du-thuong-dinh-apec
***
Chiến hạm Mỹ quá cảnh Thượng Hải dù Biển Đông đang căng thẳng
Thụy My Đăng ngày 16-11-2015 Sửa đổi ngày 16-11-2015 17:08
Chiến hạm USS Stethem của Hoa Kỳ. Wikipédia
Một chiến hạm Mỹ ngày 16/11/2015 bắt đầu thả neo một tuần lễ tại Trung cộng. Đây là một động thái hòa hoãn, vào thời điểm hai cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương tìm cách tăng cường ảnh hưởng tại Biển Đông.
Khu trục hạm hỏa tiễn USS Stethem đến Thượng Hải để thao dượt chung với quân đội Trung cộng về truyền tin và cứu hộ. Chỉ huy trưởng Harry Marsh tuyên bố chuyến viếng thăm này nhằm « xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau » giữa hai quân đội.
Hoạt động này diễn ra sau khi chiến hạm Mỹ USS Lassen vào cuối tháng Mười đã tiến gần khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp tại quần đảo Trường Sa. Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á coi việc xây đảo nhân tạo là mối đe dọa cho tự do hàng hải, còn Bắc Kinh nói rằng đây chỉ là cái cớ của Washington trong khuôn khổ chiến lược « xoay trục » sang Châu Á-Thái Bình Dương.
Biển Đông vốn bị Trung cộng coi là ao nhà của mình. Đề tài này là bất đồng chủ yếu giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, có thể sẽ được nêu ra trong hội nghị thượng đỉnh APEC tổ chức tại Manila (Philippines) trong tuần này. Phía Bắc Kinh đòi hỏi không đề cập đến tình hình căng thẳng tại Biển Đông trong hội nghị APEC, với lý do đây là một diễn đàn kinh tế.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151116-my-tq-th-qs-bd
***
Tổng thống Mỹ thăm soái hạm của Hải quân Philippines
Thanh Hà Đăng ngày 16-11-2015 Sửa đổi ngày 16-11-2015 15:29
Soái hạm Gregorio Del Pilar của Philippines. Wikipédia
Nhà Trắng thông báo chiều ngày 17/11/2015 Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ viếng thăm soái hạm Gregorio del Pilar của Hải Quân Philippines. Động thái này nhằm chứng tỏ Mỹ quyết tâm hỗ trợ Philippines và các nước trong khu vực để bảo đảm an ninh hàng hải.
Chuyến viếng thăm soái hạm của Philippines diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến Manila dự thượng đỉnh APEC. Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình là một trong trong số các thượng khách của Philippines trong cuộc họp thượng đỉnh lần này.
Giới quan sát cho rằng sự hiện diện của ông Obama trên soái hạm Gregorio del Pilar sẽ khiến Bắc Kinh bực mình trong bối cảnh Trung cộng đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Philippines và nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Brunei, Malaysia hay Việt Nam.
Bản tin của AFP nhắc lại Trung cộng đòi hỏi chủ quyền với gần 90 % diện tích Biển Đông. Trước khi đến Manila dự thượng đỉnh APEC, Bắc Kinh đã chủ trương là các bên chỉ tập trung thảo luận về các hồ sơ kinh tế và thương mại nhưng không đả động đến vấn đề Biển Đông.
Ngược lại về phía Hoa Kỳ, vào tuần trước, cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Obama, bà Susan Rice, đã cho biết Biển Đông có thể là « tâm điểm » vòng công du Châu Á của lãnh đạo Hoa Kỳ lần này.
Sau Philippines, Tổng thống Mỹ sẽ lên đường tới Malaysia dự thượng đỉnh ASEAN và các đối tác của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á- trong đó có Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151116-hk-philippines-hq-qt-ca
***
Bắc Kinh và Islamabad ký thỏa thuận phát triển khu kinh tế mở Gwadar
Trọng Thành Đăng ngày 13-11-2015 Sửa đổi ngày 13-11-2015 19:22
Cảng nước sâu Gwadar, Pakistan, nhìn ra biển Ả Rập. Ảnh chụp ngày 19/03/2007. Reuters/Qadir Baloch/Files
Cảng Gwadar của Pakistan nằm trên bờ Ấn Độ Dương là một trọng điểm trong hợp tác giữa Bắc Kinh và Islamabad. Hôm 11/11/2015, Trung cộngvà Pakistan đã ký kết một thỏa thuận phát triển một khu kinh tế mở xung quanh cảng biển chiến lược này.
AFP cho biết, theo hợp đồng này, chính quyền khu vực Baloutchistan nghèo khó sẽ phó thác khoảng 1.000 hecta đất cho công ty Nhà nước Trung cộngOverseas Port Holding Company trong vòng hơn 40 năm. Kế hoạch hợp tác dự kiến xây dựng một sân bay quốc tế gần Gwadar.
Hiện tại cảng Gwadar, cách thủ đô Islamabad 540 km về phía đông nam, đã nằm dưới sự quản lý của Trung Quốc. Cảng biển này được khởi công từ năm 2007, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung Quốc, và được Bắc Kinh hỗ trợ 248 triệu đô la.
Gwadar là đầu mút của « hành lang kinh tế Trung cộng– Pakistan » tương lai, nối liền miền tây của Trung cộngvới vùng biển Ả Rập (còn gọi là biển Oman), cho phép Trung cộngrút ngắn rất nhiều khoảng cách với Cận Đông, Châu Âu và Châu Phi. Gwadar cũng là một điểm chiến lược trong kế hoạch "Chuỗi ngọc trai" (tức hệ thống những căn cứ Trung cộngđược sử dụng tại Ấn Độ Dương).
Theo các chuyên gia, hành lang kinh tế với điểm khởi đầu là cảng Gwadar cho phép việc vận tải dầu mỏ và khí đốt từ Trung Đông và Châu Phi sang Trung cộnggiảm bớt được hàng ngàn cây số. Dự án phát triển cảng biển quan trọng này cũng nằm trong một chiến lược chung nhằm mở rộng các hoạt động thương mại và các cơ sở hạ tầng của Trung cộngtại vùng Trung và Nam Á.
Baloutchistan là một khu vực rất nghèo khó tại Pakistan. Kể từ năm 2004, nổi lên một phong trào vũ trang ly khai tại khu vực này, nhằm kiểm soát các nguồn khoáng sản quan trọng. Một số người dân tộc chủ nghĩa Baloutchistan cáo buộc Trung cộngliên kết với chính quyền Pakistan để cướp bóc các tài nguyên địa phương, không chia sẻ các lợi nhuận từ kinh tế, cũng không tìm cách tạo thêm việc làm cho cư dân địa phương.
Chính quyền Pakistan huy động một lực lượng an ninh đặc biệt, gồm từ 10.000 đến 25.000 người để bảo vệ khu vực cảng Gwadar.
Quân đội Trung cộng ủng hộ hành lanh kinh tế với Pakistan
Hai ngày sau hợp đồng về khu kinh tế mở Gwadar, hôm nay, 13/11/2015, Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc, tướng Phạm Trường Long (Fan Chonglong), tới Pakistan. Đây là chuyến công du của một lãnh đạo quân sự cao cấp hàng đầu của Trung cộngtới quốc gia Nam Á này kể từ 11 năm nay.
Quân đội Pakistan ra thông báo cho biết Bắc Kinh « vui mừng » vì hợp tác « chặt chẽ song phương nhằm bảo đảm quản lý tốt và an ninh cho hành lang kinh tế Trung cộng– Pakistan (CPEC) ».
Tướng Trung cộng« đặc biệt hoan nghênh » các nỗ lực của Pakistan chống khủng bố, cụ thể là phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM), một nhóm vũ trang được coi là hoạt động mạnh tại Tân Cương. Theo lãnh đạo quân đội Trung Quốc, nhiều thành viên của ETIM ẩn náu tại Pakistan.
Hợp đồng tàu ngầm 4 tỷ euro
Pakistan và Trung cộngtiếp tục gia tăng hợp tác quốc phòng. Tuần báo Le Courrier International giữa tháng 10/2015, dẫn một số nguồn tin Trung Quốc, theo đó, Bắc Kinh sắp bán 8 tàu ngầm hạt nhân với năng lượng thông thường cho Pakistan. Hợp đồng này cũng dự kiến chuyển giao công nghệ cho Islamabad, cũng như thành lập một trung tâm huấn luyện tại Karachi (theo trang Jiemian, Thượng Hải).
Còn theo trang mạng Hồng Kông Fenghuang Wang, hợp đồng đóng tàu ngầm Trung cộng– Pakistan trị giá khoảng từ 3,5 tỷ đến 4,5 tỷ euro. Đây là hợp đồng vũ khí lớn chưa từng có giữa hai quốc gia, và được coi là hợp đồng xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Trung cộngtừ trước đến nay.
Trong một phát biểu trên kênh truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông), chuyên gia Trung cộng Zhao Gencheng khẳng định : vụ mua bán tàu ngầm này sẽ khiến hải quân Ấn Độ rất lo ngại. Báo Nga Sputnik dẫn lại việc báo chí Ấn Độ hồi tháng 7/2015 rộ lên về vụ một tàu ngầm Trung cộng lần đầu tiên ghé cảng Karachi, Pakistan, với nhận định : « nhiều chuyên gia quân sự cho rằng khả năng Trung cộngtăng cường đáng kể kiểm soát Ấn Độ Dương khiến New Delhi lo lắng từ lâu ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151113-bac-kinh-va-islamabad-ky-thoa-thuan-phat-trien-khu-kinh-te-mo-gwadar
***
Obama nêu bật vấn đề Biển Đông trong chuyến đi Châu Á
Trọng Nghĩa Đăng ngày 13-11-2015 Sửa đổi ngày 13-11-2015 18:11
Đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông. Nguồn : US defense department
Các Hội nghị Thượng đỉnh APEC và ASEAN chưa diễn ra, nhưng cuộc đọ sức Mỹ Trung trên vấn đề Biển Đông đã bắt đầu căng thẳng, với một bên là Trung cộng muốn gạt bỏ hồ sơ này ra khỏi chương trình nghị sự các cuộc họp, trong lúc Hoa Kỳ thì quyết tâm nêu bật vấn đề này, nhân danh việc bảo vệ quyền tự do hàng hải.
Diễn biến mới nhất là lời xác định hôm qua 12/11/2015 của Nhà Trắng, theo đó các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sẽ là một « vấn đề trọng tâm » khi Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp các lãnh đạo châu Á vào tuần tới.
Theo cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, bà Susan Rice vấn đề này sẽ được ông Obama đưa ra ở các Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Manila, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Mỹ ở Kuala Lumpur, cũng như ở các cuộc họp khác. Theo bà Rice : « Đây sẽ là đề tài trung tâm trong các cuộc thảo luận… »
Lời khẳng định trở lại lập trường từ phía Mỹ được đưa ra ít lâu sau khi Trung cộng không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Philippines sẽ không thảo luận về những căng thẳng leo thang ở Biển Đông, một điều đã được phía nước chủ nhà Philippines xác nhận.
Trung cộng có thể là đã thành công trong việc gây sức ép đối với Manila khi nêu bật mục tiêu thuần kinh tế của Diễn đàn APEC. Thế nhưng Trung cộng không thể nào ngăn cản không cho lãnh đạo các thành viên APEC khác đề cập đến những quan ngại về tình hình Biển Đông, nhất là trong những cuộc họp song phương.
Hiện nay, Trung cộng đang bị chỉ trích về các hành vi có tính chất bành trướng như yêu sách chủ quyền quá đáng trên Biển Đông, cố tình xây dựng đảo nhân tạo để áp đặt quyền kiểm soát thực tế, rốt ráo xây dựng trên những nơi đó và bị tình nghi là tạo cơ sở cho việc quân sự hóa khu vực, de doạ quyền tự do hàng hải, hàng không…
Tại Manila chẳng hạn, ông Obama sẽ có cuộc hội đàm song phương với Tổng thống Philippines Aquino. Trong chương trình thảo luận, dĩ nhiên là phải có vấn đề Biển Đông, một mối quan tâm chung của hai nước.
Ngoài các tuyên bố, nhân chuyến ghé thăm Philippines, Tổng thống Mỹ sẽ đến viếng một cơ sở hàng hải, nhằm nhấn mạnh quyết tâm của Mỹ là sẽ giúp Philippines tăng cường an ninh hàng hải. Washington và Manila hiện đang đàm phán về việc Mỹ chi viện thêm cho Philippines trong lãnh vực này.
Hồ sơ Biển Đông cũng sẽ nổi cộm lên sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye đã quyết định nghe Philippines trình bày về một số tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông.
Vào hôm qua, bà Rice nhắc lại quan điểm của Mỹ theo đó các tranh chấp phải cần được giải quyết một cách hòa bình, và trong khuôn khổ luật pháp.
Không chỉ có thế, vấn đề Biển Đông được cho là sẽ được đề cập trong các cuộc gặp song phương của Tổng thống Mỹ với các lãnh đạo Canada, Úc, Malaysia.
Tóm lại, dù ở APEC hay ASEAN, Trung Quốc sẽ lại thất bại trong việc hạn chế không cho các nước khác đề cập đến vấn đề Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151113-bien-dong-se-duoc-ong-obama-neu-bat-nhan-chuyen-cong-du-chau-a
***
Tranh chấp biển với Jakarta : Bắc Kinh giữ thái độ mập mờ
Trọng Nghĩa Đăng ngày 13-11-2015 Sửa đổi ngày 13-11-2015 15:21
Indonesia phá hủy một tàu cá Trung cộng hoạt động bất hợp pháp tại ngoài khơi Bitung, Bắc Sulawesi. Ảnh được công bố ngày 20/05/2015. REUTERS/Fiqman Sunandar/Antara Foto
Jakarta vào hôm qua 12/11/2015 loan báo là đã yêu cầu Bắc Kinh làm rõ các đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông, nơi mà đường lưỡi bò của Trung cộng ăn vào một phần vùng biển của Indonesia quanh quần đảo Natuna. Bộ Ngoại giao Trung cộng đã phản ứng hòa hoãn, cho rằng không hề tranh chấp quần đảo Natuna với Indonesia, nhưng giữa hai nước vẫn tồn tại một số tranh chấp trên biển.
Trong buổi họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Hồng Lỗi đã khẳng định trở lại hai điểm mà mọi người biết rõ : Đó là Bắc Kinh không hề bác bỏ chủ quyền của Jakarta trên quần đảo Natuna (nằm ở rìa Biển Đông), và Indonesia cũng không tranh chấp chủ quyền của Trung cộng trên quần đảo Trường Sa.
Tuy nhiên, ông Hồng Lỗi đã nói thêm là giữa hai nước có « một vài tranh chấp trên biển ». Vấn đề là phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng không nói đó là các tranh chấp nào, mà chỉ khẳng định chung chung là "Trung cộng luôn chủ trương là hai bên nên tìm một giải pháp thích hợp thông qua tham khảo và đàm phán trực tiếp, tôn trọng luật pháp quốc tế và trên cơ sở thực tế lịch sử".
Indonesia không trực tiếp tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung cộng như bốn nước Đông Nam Á khác là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Tuy nhiên, bản đồ 9 đường gián đoạn mà Trung cộng dùng để khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên hơn 80% diện tích Biển Đông có chỗ ăn vào khu vực thuộc quần đảo Natuna của Indonesia.
Chính vì lo ngại trước khả năng Trung cộng lại đòi chủ quyền tại một phần khu vực giầu khí đốt này của mình, mà chính quyền Indonesia một mặt tăng cường hệ thống an ninh quốc phòng trong vùng này, một mặt khác yêu cầu Bắc Kinh làm sáng tỏ các yêu sách.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151113-tranh-chap-bien-voi-indonesia-trung-quoc-giu-thai-do-map-mo
***
B-52 Mỹ bay gần đảo nhân tạo Trung cộng tại Trường Sa
Trọng Nghĩa Đăng ngày 13-11-2015 Sửa đổi ngày 13-11-2015 18:48
Ảnh vệ tinh, công bố ngày 08/04/2015, cho thấy Trung cộng gia tăng mở rộng và xây dựng tại một đảo nhân tạo ở Trường Sa. REUTERS/CSIS's Asia Maritime Transparency
Quân đội Mỹ vừa cho hai oanh tạc cơ chiến lược B-52 tuần tra gần vùng đảo nhân tạo mà Trung cộng đã bồi đắp tại quần đảo Trường Sa (Biển Đông). Theo xác nhận của Bộ Quốc phòng Mỹ vào hôm qua, 12/11/2015, dù máy bay Mỹ ở cách các đảo này đến 15 dặm, bộ phận kiểm soát không lưu Trung cộng ở dưới đất vẫn cho phát lệnh cảnh cáo.
Theo Trung tá Hải quân Bill Urban, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, hai phi vụ tuần tra đã được tiến hành liên tiếp trong hai ngày 08 và 09/11 vừa qua với các chiếc B-52 xuất phát từ đảo Guam gần Philippines. Theo nhân vật này, oanh tạc cơ Mỹ chỉ thực hiện nhiệm vụ tuần tra bình thường trên không phận quốc tế, lần này gần khu vực quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Vấn đề là dù « không hề tiến vào bên trong vùng 15 hải lý của bất kỳ hòn đảo nào », máy bay Mỹ cũng đã bị nhân viên kiểm soát không lưu Trung cộng ở phía dưới cảnh cáo hai lần. Bất chấp thông điệp cảnh cáo, phi cơ Mỹ vẫn tiếp tục nhiệm vụ và trở về căn cứ an toàn.
Trong một buổi họp báo trước đó, ông Peter Cook, một phát ngôn viên khác của Lầu Năm Góc đã khẳng định rằng Hoa Kỳ vẫn thường xuyên cho B-52 bay trên không phận quốc tế của Biển Đông.
Phát biểu với báo chí vào hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Hồng Lỗi đã cho biết là Bắc Kinh phản đối « các hành động xâm phạm chủ quyền và an ninh của Trung cộng với lý do tự do hàng hải và hàng không ».
Việc Hoa Kỳ điều oanh tạc cơ chiến lược B-52 bay gần các đảo nhân tạo của Trung cộng tại Biển Đông đã gợi lại một hành động tương tự vào cuối năm 2013, khi Washington cũng cho hai chiếc B-52 tiến vào vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh đơn phương thiết lập trên Biển Hoa Đông để tỏ thái độ phản đối hành động của Trung cộng.
Việc cho B-52 tuần tra Biển Đông đã được thực hiện ít lâu sau khi Hải quân Mỹ phái khu trục hạm có trang bị tên lửa dẫn đường USS Lassen thâm nhập vào « tuần tra » bên trong vòng 12 hải lý của Đá Xu Bi, một trong bảy hòn đảo nhân tạo mà Trung cộng vừa cấp tốc bồi đắp tại Trường Sa.
Giới quan sát ghi nhận là hành động thị uy mới nhất này của Mỹ tại Biển Đông đã diễn ra không đầy một tuần trước lúc Tổng thống Barack Obama công du Đông Nam Á để dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Manila và các hội nghị khác trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Kuala Lumpur.
Tại các Hội nghị này, Tổng thống Mỹ chắc chắn sẽ tái khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151113-b-52-my-ap-sat-dao-nhan-tao-trung-quoc-tai-truong-sa
***
Biển Đông : Indonesia đe dọa kiện Trung cộng về quần đảo Natuna
Trọng Nghĩa Đăng ngày 11-11-2015 Sửa đổi ngày 11-11-2015 11:53
Yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh bao gồm cả quần đảo Natuna, vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia - DR
Chính quyền Jakarta có thể kiện Bắc Kinh trước Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) nếu yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông và một phần lãnh thổ Indonsia không sớm được giải quyết thông qua đối thoại. Đây là lời đe dọa được nhân vật phụ trách an ninh Indonesia đưa ra vào hôm nay, 11/11/2015 tại Jakarta.
Theo hãng tin Anh Reuters, phát biểu với các phóng viên, ông Luhut Panjaitan, Bộ trưởng đặc trách Điều phối Chính trị, Pháp lý và An ninh, đã xác định rằng Jakarta đang làm việc hết sức chặt chẽ với Bắc Kinh trên vấn đề đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông ăn vào vùng quần đảo Natuna của Indonesia.
Ông Luhut Panjaitan cho biết nguyên văn như sau : « Chúng ta (tức là Indonesia) mong muốn thấy một giải pháp về vấn đề này trong tương lai gần thông qua đối thoại, bằng không thì chúng ta có thể đưa vấn đề ra Tòa án Hình sự Quốc tế ».
Đối với lãnh đạo cao nhất của ngành an ninh Indonesia hiện nay, Jakarta «không muốn thấy bất kỳ một sự triển khai sức mạnh nào trong khu vực này (tức là Biển Đông)... Đường chín đoạn là một vấn đề chúng ta đang phải đối phó, nhưng không phải chỉ riêng chúng ta. Nó cũng trực tiếp (tác động) đến các lợi ích của Malaysia, Brunei, Việt Nam và Philippines. »
Yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ Biển Đông được thể hiện trên một tấm bản đồ gồm chín đường gián đoạn bao trùm vùng biển trung tâm của Đông Nam Á, ăn luôn vào vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong vùng, trong đó có khu vực quần đảo Natuna của Indonesia.
Trái với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan, Indonesia không có tranh chấp với Trung Quốc về Biển Đông, nhưng Jakarta rất bất bình trước yêu sách của Trung Quốc đối với một phần quần đảo Natuna, bị cho là không có cơ sở pháp lý.
Lời đe dọa của Indonesia được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc hiện đang bị Philippines kiện ra trước Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye về các yêu sách chủ quyền quá đáng tại Biển Đông. Đây là một vụ kiện mà Bắc Kinh từ chối tham gia, nhưng vẫn không ngăn cản được việc Tòa án tiếp tục xem xét đơn kiện của Manila.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151111-bien-dong-indonesia-de-doa-kien-trung-quoc-ve-quan-dao-natuna
***
Thượng đỉnh Trung – Đài : Bắc Kinh đánh lạc hướng công luận trên hồ sơ Biển Đông ?
Thanh Hà Đăng ngày 05-11-2015 Sửa đổi ngày 05-11-2015 17:17
Tổng thống Mã Anh Cửu cùng các quan chức chính phủ họp báo tại phủ tổng thống tại Đài Bắc ngày 5/11/2015, thông báo về cuộc gặp thượng đỉnh với Hoa Lục sắp tới. REUTERS/Pichi Chuang
Chủ tịch Tập Cận Bình đang có mặt tại Hà Nội để thắt chặt quan hệ Việt Trung sau những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Nhưng mọi chú ý đang hướng về thượng đỉnh giữa Trung cộng và Đài Loan diễn ra vào ngày 07/11/2015 tại Singapore.
Theo giới quan sát, Bắc Kinh lợi dụng thượng đỉnh lịch sử với lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu để chứng minh thiện chí hòa bình. Đây cũng là cơ hội để quốc tế bớt chú ý đến căng thẳng tại Biển Đông do Trung cộng gây ra.
Thượng đỉnh Singapore sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 1949 sau khi Quốc dân đảng thất bại và quân đội của Tưởng Giới Thạch phải rút về Đài Loan. Chính quyền Bắc Kinh từ nhiều ngày qua đã loan tin rộng rãi về cuộc gặp lịch sử này.
Giới truyền thông Trung cộng coi đây là một biểu tượng của sự hàn gắn giữa Đài Bắc và Bắc Kinh. Một số nhà phân tích tại Bắc Kinh còn xem đối thoại sắp tới giữa Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình và Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu quan trọng tương tự như chuyến công du lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tới Trung cộng năm 1972.
Hoàn cầu thời báo, thân cận với đảng Cộng sản Trung cộng trong bài xã luận đã quả quyết : « Cả thế giới hoan nghênh việc Trung cộng và Đài Loan xích lại gần nhau, đây là một thắng lợi của hòa bình và ý chí ». China Daily, một tờ báo khác của Trung cộng, cho rằng mục tiêu của đối thoại giữa hai ông Tập và Mã là một « bảo đảm cho hòa bình và thiện chí của cả đôi bên ».
Phải nhìn nhận đây là một bước tiến mới trong quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan vốn đã được cải thiện rõ rệt kể từ khi Tổng thống Mã Anh Cửu thuộc Quốc dân đảng lên cầm quyền năm 2008. Trung cộng và Đài Loan đã mở các đường bay trực tiếp và đã mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực thương mại hay du lịch.
Có điều, theo như ghi nhận của các chuyên gia quốc tế, thông điệp hòa bình Bắc Kinh đưa ra trong bối cảnh Trung cộng không còn che giấu các tham vọng đòi hỏi chủ quyền từ ở Biển Hoa Đông đến Biển Đông.
Bắc Kinh căn cứ vào bản đồ 9 đoạn, khẳng định chủ quyền đối với gần hết Biển Đông mà Trung cộng gọi là Nam Hải. Lại cũng Trung cộng liên tục xây dựng các đảo nhân tạo trong các vùng biển đang có tranh chấp. Những động thái đó đã dẫn tới leo thang căng thẳng với Hoa Kỳ .
Trong bối cảnh đó, theo như phân tích của một chuyên gia về địa chính trị, tại đại học Tôn Dật Tiên-Đài Loan, thượng đỉnh giữa hai ông Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu theo đuổi cùng lúc nhiều mục tiêu : Một là chuyển hướng chú ý của công luận quốc tế ra ngoài khu vực Biển Đông, điểm nóng thời sự hiện nay. Hai là chứng minh với phần còn lại của thế giới – đặc biệt là với Hoa Kỳ, rằng ông Tập Cận Bình đang làm chủ tình hình. Có nghĩa là Bắc Kinh « có thể xoa dịu tình hình trong bối cảnh căng thẳng khu vực đang gây lo ngại ».
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu thuộc đại học Nottingham, Anh Quốc, ông Michael Cole thì Trung cộng tìm cách « trấn an các đối tác khu vực rằng Bắc Kinh luôn chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng con đường đối thoại ». Bởi trong 7 năm qua các chính quyền liên tiếp tại Trung cộng vẫn từ chối bắt tay tổng thống Đài Loan cho dù bang giao đã được sưởi ấm.
Dù vậy giáo sư Lâm Hòa Lập (William Lam) đại học Hồng Kông cảnh báo : "những ai nghe lời đường mật của các nhà lãnh đạo Trung cộng sẽ không khỏi thất vọng", bởi chính Trung cộng từng công khai đe dọa sử dụng đến vũ lực trong trường hợp cần thiết để giữ Đài Loan trong vòng kềm tỏa của mình. Lại cũng Bắc Kinh thường xuyên tập trận và phô trương sức mạnh quân sự ngay trên eo biển Đài Loan.
Chính Đài Bắc đã đưa ra con số có ít nhất 1.600 tên lửa Trung cộng chĩa về phía hòn đảo này. Tháng 6/2015 quân đội Trung cộng tập trận với bài tập tấn công một tòa nhà rất giống phủ tổng thống Đài Loan.
Giáo sư họ Lâm đại học Đài Loan kết luận : Nếu Bắc Kinh thực sự chìa bàn tay thân thiện với thông điệp hòa bình, thì đây là lúc để Đài Loan đòi Trung cộng rút giàn tên lửa hướng về phía hòn đảo này. Nhưng kịch bản đó sẽ không xảy ra, bởi vì Bắc Kinh luôn sử dụng chiêu bài cây gậy và củ cà rốt với Đài Bắc. Không có lý do gì ông Tập Cận Bình « buông cây gậy » với Đài Loan.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151105-thuong-dinh-trung-%E2%80%93-dai-bac-kinh-danh-lac-huong-cong-luan-tren-ho-so-bien-dong
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử