lịch sử việt nam
Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập 1
Lời dẫn :
Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này .
Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc
Việt Văn Mới
Bài Thứ 3 - Thơ Đời Lý : Đêm Qua Sân Trước Nở Cành Mai |
Bài Thứ 8 : Từ Cao-Bá-Quát... đến Nguyễn-Quyền Bài Thứ 9 - Từ Hoàng-Cầm Đến Hoàng-Hưng |
***
Trúc-Lâm Yên-Tử 04-02-2013 (1) Thực tế có gì gọi là chống Mỹ. Biết bao thế hệ và xương máu đã đổ xuống cho một cuộc chiến vô nghĩa (1954-1975).
Vô nghĩa vì nó vốn không đem lại tự do, ấm no và dân chủ thực sự cho dân tộc Việt-Nam.
Ông Lê-Duẫn từng nói: "ta đánh Mỹ là đánh cho Liên-Xô và Trung Quốc".
Thế thì ông Lê-Duẫn có khác nào Lê -Chiêu-Thống, Trần-Ích-Tắc năm xưa?
Năm 1959, đảng Lao-động Việt-Nam thành lập Mặt-Trận Giải-Phóng Miền Nam để gọi là "kháng chiến chống Mỹ cứu nước". Vào thời gian đó ở miền Nam Việt-Nam chỉ có một số đơn vị cố vấn, dân-sự vụ Hoa-Kỳ hiện diện (quân số không đáng kể).
Mãi đến tháng 3/1965, Trung đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ mới đổ bộ vào bãi biển Chu Lai, thị xã Đà Nẳng.
Từ đó chiến tranh mới thật sự lan rộng đến ngày 30-04-1975.
Khi chính phủ Việt-Nam Cộng-Hòa bàn giao miền Nam lại cho nhà cầm quyền Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa là một dải giang-sơn gấm vóc toàn vẹn từ vĩ-tuyến 17 ra đến các đảo Trường-Sa (ngoại trừ một phần đảo Hoàng-Sa bị quân xâm lược Trung cộng chiếm đóng từ ngày 19-01-1974 với sự đồng lõa của VNDCCH), đến tận mũi Cà-Mau, Côn-Sơn, Phú-Quốc.
Người Mỹ rút đi chưa hề chiếm được một mảnh đất nào của Việt-Nam Cộng-Hòa.
Chưa hết, lúc đó (30-04-1975), ngân-khố Việt-Nam Cộng-Hòa còn dự trữ số lượng 16 tấn vàng (dùng để mua vũ khí), nhưng đã bị ông Lê-Duẫn và phe nhóm cướp đi chỉ sau 48 tiếng đồng hồ.
Ngoài ra, sau ngày thống nhất đất nước bằng bạo lực, đảng Cộng-sản Việt-Nam đã xẻo đi từng phần máu thịt của đất nước để dâng cho giặc Tầu phương Bắc. Từ Hoàng-Sa, Trường-Sa, Ải Nam Quan, Thác Bản-Giốc, Núi Đất, Bải Tục-Lãm, Vịnh Bắc Bộ, Bauxit Tây nguyên, rừng đầu nguồn ở các tỉnh.
Hiện tại, con số mà nước Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam đang nợ ngoại quốc là 215 tỷ đô la.
Đó là thành quả nổi bật nhất sau 38 năm thống nhất đất nước 30-04-1975 - 30-04-2013.
Như vậy, tốt nhất là không nên có việc "chống Mỹ".
***
Bài Thứ 9 : TỪ ... HOÀNG CẦM ĐẾN ... HOÀNG HƯNG
Thời kỳ từ 1930-1945 Bắc Ninh còn có thi sỹ Trần Minh Tước (Minh Tước, Xích Điểu) sinh năm 1913 ở Dục Tú - Từ Sơn -Bắc Ninh. Ông hoạt động thời kỳ Mặt trận Dân chủ; Từng bị bắt và bị giam qua các nhà tù khám lớn Sài Gòn, Hoả Lò, Sơn La. Từ năm 1931 ông đã có thơ đăng báo, nổi tiếng là thơ trào phúng.
Trong dân gian vẫn còn nhiều người nhớ bài thơ Tết trong nhà tù Sơn La :
Tết nào bì kịp tết Sơn La?
Cảnh ngục mà xuân vẫn nở hoa
Ba bản kịch tình, chim Tước hót
Một màn vua bếp, kép Long ca
Chè lam Kinh Bắc, ngô thay lạc
Cỗ nấu thành Nam, sắn giả gà
Quốc tế ca vang hùng khí dậy,
Hẹn ngày phá hết xích xiềng ra
(Tết 1940)
Thơ trữ tình cách mạng cuả Minh Tước lạc quan, chân thực tuy chưa đạt tới mức như Tố Hữu; Nhưng ở Xích Điểu thì thơ ông lại là "cây súng số 1" trên báo Cứu Quốc, Nhân Dân một thời nã đạn trào phúng khá trúng đích đối phương, rất được tán thưởng.
Ngoài Minh Tước ra, Kinh Bắc còn có nhà thơ trào phùng châm biếm Lê Kim tiếng tăm với nhiều bài thơ đặc sắc trong thời chống Pháp và chống Mỹ.(1)
Thế hệ kế tiếp có nhà thơ Hoàng Cầm. Thơ Hoàng Cầm, chất quan họ Bắc Ninh đạt tới độ Hàn Lâm. Từ thực tại đã thăng hoa tới những miền hư viễn của tâm linh. Rất nhiều đam si, rất nhiều trầm ẩn nên không hiếm khoảng khắc hồn thơ của thi sỹ nhập vào vô thức. Có thể ta không hiểu ngay được thơ ông! Song lại dễ cảm. Đó chính là giao điểm của thơ và người cảm thụ . Cái phi lý trong thơ (và nhiều khi cả trong đời thường) lại trở thành hợp lý của sự tồn tại, thích ứng cũng nên .
Bài thơ bên kia sông Đuống (1948) đã làm cho Hoàng Cầm thêm nổi tiếng và sông Đuống thành biểu tượng của quê hương chảy mãi mãi trong hồn thơ đất Việt, sánh ngang tầm với Hoàng Hà (Hoàng Hà viễn thướng bạch vân gian) Dương Tử (sông Dương Tử liễu đua tươi) trong thơ Đường bên Trung Quốc.
Thơ Hoàng Cầm với một bút pháp độc đáo, một phong cách riêng không giống ai, ngôn ngữ tinh luyện siêu đẳng. Thường bất chấp văn phạm. Ông là người kế tục thơ mới và đi xa hơn về phía hiện đại - một lối thơ siêu thực hôm nay.
Đó là tiếng nói đầy chiêm nghiệm và cũng tràn trề giải thoát .
Kinh Bắc còn có nhà thơ Lê Đạt (sinh 1929) quê mẹ ở Đình Bảng, quê cha ở Ái Lữ. Vì số phận không bình thường, nên mạch thơ của Lê Đạt cũng không bình thường. Thời năm 1956-1957 cùng với Trần Dần, nhà thơ Lê Đạt cho ra một loạt thơ bậc thang, bắt chước " Mai a (Liên Xô) rất to tiếng, gân cốt, ồn ào... định đi tiên phong "đổi mới thi ca" làm thơ chính trị, kiểu như hô khẩu hiệu, ví dụ như 2 câu kết của bài Cha tôi là bài "đuợc" nhất của Lê Đạt thời ấy :
Cha đã dạy con một bài học lớn
Đau thương
Kiên quyết làm người
Cuối đời Hoàng Cầm làm chủ mảng Tình Yêu, còn Lê Đạt đi làm " Phu chữ" , cả hai đều đạt được những thành tựu lẫy lừng, để lại dấu ấn trên thi đàn, có tiếng vang ra cả nước ngoài.
Thơ Lê Đạt không phải viết cho đại chúng , là người đi tiên phong trong việc thể nghiệm cách tân thơ ở nước ta. Sự tìm tòi đổi mới có cái được, có cái chưa được . Nói như nhà thơ Hoàng Cầm : " vì anh mải vật vã quá kỳ thu nặng nhọc với các con chữ nên Nàng thơ đến rồi bèn bỏ đi. Rất nhiều chữ lấp lánh đấy nhưng chưa phải là ngọc. Kết quả những bài đó làm tôi cũng mệt theo anh lắm khi hoa cả mắt, nhức cả đầu ".
Thời gian sẽ là người thày phán xét công bằng nhất , cái tinh hoa sẽ còn mãi với đời. Có nhiều phong cách thể hiện thơ - những vẫn phải lấy cái Hồn mà tồn tại, đó là những ý tưởng lạ gắn với đời sống sinh động của chúng ta.
Tiếp bước Lê Đạt trong công cuộc Cách Tân Thơ có nhà thơ Hoàng Hưng sinh năm 1942 (người làng Phù Lưu - Bắc Ninh), cả hai đều tài hoa lãng tử "Dám", đi tìm Bóng Chữ (Lê Đạt), và tìm Cái Mặt (Hoàng Hưng) Mặt gì? Không biết (Nói như kiểu nhà thơ Thanh Thảo).
Hoàng Hưng có một bài thơ đang được truyền tụng rộng rãi:
Người Về
Người về từ cõi ấy
Vợ khó một đêm con lạ một ngày
Người về từ cõi ấy
Bước vào cửa người quen tái mặt
Người về từ cõi ấy
Giữa phố đông nhồn nhột sau gáy
Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui
Hai năm còn mộng toát mồ hôi
Ba năm còn nhớ một con thạch thùng
Mười năm còn quen ngồi một mình trong bóng tối
Một hôm có kẻ nhìn trân trối
Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi. (*)
Hãi quá! Cứ như là lặp lại Gia Ve (trong Những người khốn khổ của Vích Tô Huy Gô - Les Misirésables - Victor Hugo).
Thi sỹ là người đi tìm cái Đẹp của cuộc sống, của tình cảm. Vì thế, dù tân kỳ gì đi nữa thì thơ của anh cũng phải đu nhập được vào tâm tư và tình cảm của đồng bào quê hương anh.
Chúng ta rất mong có một thời đại thơ mới (thơ hiện đại) ra đời.
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử