lịch sử việt nam
Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập 1
Lời dẫn :
Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này .
Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc
Việt Văn Mới
Bài Thứ 3 - Thơ Đời Lý : Đêm Qua Sân Trước Nở Cành Mai |
Bài Thứ 8 : Từ Cao-Bá-Quát... đến Nguyễn-Quyền Bài Thứ 9 - Từ Hoàng-Cầm Đến Hoàng-Hưng |
Bài Thứ 8 : Từ Cao Bá Quát... đến Nguyễn Quyền .
Nhà thơ Cao Bá Quát ( 1808-1855) quê Bắc Ninh, cùng với Nguyễn Văn Siêu, đương thời được coi là "Thần Siêu , Thánh Quát " hoặc "Văn như Siêu Quát vô tiền Hán " . Thi xã Mặc Vân của Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương được các bậc công khanh và quan chức danh tiếng hưởng ứng như Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Siêu... Tùng Thiện Vương Miên Thẩm là bạn của Cao Bá Quát, nhưng là con trai thứ tư của vua Minh Mạng (bậc chú của vua Tự Đức ) là một trong " Trường An tứ kiệt ". " Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường", nể Miên Thẩm, nên Cao Bá Quất cũng là hội viên của Thi Xã này , thế mà Cao Bá Quát "vuốt mũi không nể mặt ". Một hôm ở Viện Hàn Lâm, được xem những bài thơ xướng hoạ của Thi xã Mặc Vân, Cao Bá Quất lắc đầu, bịt mũi, ngấn ngẩm đặt một câu lục bát :
Ngán thay cái mũi vô duyên
Câu thơ Thi xã, con thuyền Nghệ An
Con thuyền buôn mắm xứ Nghệ và những bài thơ Thi xã đều nặng mùi như nhau. Tài tình chi lắm cho trời đất ghen, lại dám coi trời bằng vung chả thế mà (theo giai thoại) có dịp Cao Bá Quát (Cao Chu Thần) dám bịa thơ "lỡm" cả đấng minh quân (vua Tự Đức):
Huếch hoác ngựa về theo gió đưa
Hênh hoang người cũng tự về qua
Oanh vườn học nói khề khà giọng
Đào nội đua cười, lấm tấm hoa
Lộp bộp chẳng nghe xuân móc nặng
Bài nhài chỉ thấy hạt mưa thu
Khù khờ câu cú ai không biết
Khệnh khạng còn đem hỏi khách thơ
Những "huyênh hoang, huếch hoác, bài nhài" đã có ý tinh nghịch "xỏ" ngầm vua, đến hai (2) câu cuối là chửi vỗ mặt "khù khờ, khệnh khạng" ... Do đó Cao Bá Quát (Cao Chu Thần) bị vua Tự Đức đày ải, giết là không tránh khỏi.
Từ nửa sau thế kỷ 19 trở đi, cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp kéo dài là môt sự kiện trọng đại chi phối toàn bộ sinh hoạt và tư tưởng dân tộc ta . "Xã tắc lâm nguy, sỹ phu hữu trách ."
Các thi sỹ Bắc Ninh thời này đã khởi sắc với ý thức công dân rõ rệt, tiếp sau Cao Bá Quát là Nguyễn Tư Giản, Nguyễn Cao, Hoàng Văn Hoè, Phan Văn Aí, Nguyễn Quyền ... đã để lại những áng thơ văn yêu nước rất có giá trị.
Nguyễn Quyền (1869-1941), đỗ tú tài, làm Huấn đạo Lạng Sơn. Ông là sáng lập viên kiêm Phó Ban Giám hiệu trường Đông Kinh Nghĩa Thục (1907). Ông bị Pháp đầy ra Côn Đào, sau chúng đưa về an trí tại Bến Tre và mất ở Sa Đéc.
Nguyễn Quyền để lại những câu thơ bất diệt ví dụ trong bài Kêu hồn nước:
Hồn xa dòng dõi Lạc Long
Con nhà Nam Việt người trong giống vàng
Hoặc trong bài Phen này cắt tóc đi tu có câu :
Phen này cắt tóc đi tu
Tụng kinh Độc Lập, ở chùa Duy Tân
...
Ai tu xin dốc một lòng
Nghìn thu quyết tạc chữ đồng đến xương ./.
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử