lịch sử việt nam
Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập 1
Lời dẫn :
Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này .
Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc
Việt Văn Mới
Bài Thứ 3 - Thơ Đời Lý : Đêm Qua Sân Trước Nở Cành Mai |
Bài Thứ 8 : Từ Cao-Bá-Quát... đến Nguyễn-Quyền Bài Thứ 9 - Từ Hoàng-Cầm Đến Hoàng-Hưng |
Bài Thứ 4- HÀN THUYÊN - HUYỀN QUANG
Tiến sỹ Nguyễn Thuyên người thôn Lai Hạ huyện Gia Luong (Lương Tài) tỉnh Bắc Ninh, năm 1282 đời vua Trần Nhân Tông đã làm bài văn tế cá sấu bằng chữ Nôm rồi ném xuống khúc sông Lô, tương truyền đã đuổi được cá sấu đi. Tiếng tăm Nguyễn Thuyên càng thêm lùng lẫy. Vua thì cho việc này giống như việc của Hàn Dũ bên Tàu nên đã cho Nguyễn Thuyên đổi thành Hàn Thuyên.
Tác phẩm của Hàn Thuyền có Phi Sa tập, gồm cả thơ Nôm lẫn Hán. Đây là tập thơ đầu tiên của nuóc ta viết bằng Quốc âm. Có giả thuyết đáng tin cậy cho rằng ông là người khởi xướng việc vận dụng các thể thơ dân tộc kết hợp với Đường luật để tạo thành thể thơ mới của nuóc ta. Niêm luật của thể thơ này hoàn chỉnh dần và để ghi công đầu, tương truyền ng ười ta gọi đó là Hàn luật.
Tuy còn tồn nghi, cũng ghi lại đây bài Văn Tế Cá Sấu Nôm của Hàn Thuyên còn lưu truyền đến ngày nay :
Văn Tế Cá Sấu
Ngạc ngư kia hỡi! Mày có hay !
Biển đông rộng rãi là nơi mầy
Phú Lương đây thuộc về Thánh vực
Lạc lối đâu mà lại đến đây ?
Há chẳng nhớ rằng nước Việt xưa
Dân quen chài luói chẳng tay vừa
Đời Hùng vẽ mình vua từng dậy
Xuống nước giao long cũng phải chùa
Thánh thần nối dõi bản Triều nay
Dấy tù Hải ấp ngôi trời thay
Võ công lùng lẫy bốn phuong tĩnh
Biển lặng sông trong mới có rày
Hùm thiêng ra dấu dân cày cấy
Nhân vật đều yên đâu ở đấy
Ta vâng Đế mạng bảo cho mầy
Hãy về biển Đông mà vùng vẫy.
Đồng huyện cùng Hàn Thuyền, thời nhà Trần còn có nhà thơ Huyền Quang quê Kinh Bắc. Trong lịch sử văn học nuóc nhà có lẽ vụ án văn học " vụ án tình ái " đầu tiên dính vào Trạng nguyên tu sĩ do duyên thơ mang đến, đó là vụ án Huyền Quang - Điểm Bích. Số là, vào đời vua Trần Nhân Tông đạo Phật nước ta tiêu biểu là phái Trúc Lâm. Phái này có 3 vị tổ là Điều Ngự (Trần Nhân Tông), Pháp Loa (Đồng Kiên Cường ) và Huyền Quang ( Lý Tải Đạo ).
Lý Tải Đạo ( 1254-1334) là người làng Van Tải ( Gia Lương Bắc Ninh ), năm 20 tuổi đỗ Trạng nguyên. Được cử vào Viện Nội Hàn, từng tiếp sứ Tàu, thơ văn nổi tiếng. Không bao lâu từ chức đi tu, được Trần Nhân Tông rất quý mến, giao cho sư Pháp Loa giúp đỡ, đến năm 1330 sau khi Pháp Loa mất, được nổi tiếng làm vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm. Ông đã để lại khá nhiều thơ hay :
Nhà Trong Núi
Gió thu ban tối thổi hiên tây
Nhà núi đìu hiu tụa đám cây
Tấc dạ tu hành tù nhũng thủa
Dế kêu rầu rĩ hỏi ai đây?
Đi Thuyền
Cưỡi thuyền lướt gió sóng mênh mông
Non nước trời thu một sắc hồng
Tiếng sáo thuyền câu ngoài bến sậy
Tiếng rơi đáy nước móc đầy thuyền.
Tương truyền năm Huyền Quang 60 tuổi, một hôm nhà vua Trần Anh Tông bảo thị thần và tăng đạo rằng: " Người ta sống ở trong trời đất, nung khí âm, ôm khí dương, ăn thích vị ngon, mặc thích màu đẹp, đều có tình dục như thế ... Tại sao Huyền Quang, từ trước tới nay, chỉ sắc sắc không không như nước chẳng gợn sóng, như gương chẳng mờ bụi. Đó là ngăn hãm lòng dục hay là không có lòng dục vậy? " Có một vị quan văn đúng bên tâu vua rằng : " Vẽ hổ chỉ vẽ đuọc da, khó vẽ được xương. Biết người thì biết mặt mà không biết được lòng. Xin hãy cứ thử xem thì sẽ biết là thế nào ? ". Nhà vua nhìn xem ai thì đó là học sỹ, luõng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Anh Tông cho là nói phải, bèn im ắng, không động then mây, không lộ góc cạnh... và một mẻ luói được "giăng bẫy để bắt chim ", người đi thực thi Mỹ Nhân Kế là nàng Điểm Bích, một cung nhân có cái vẻ nõn nà của Phi Yến, có cái thói khoe tài của Điêu Thuyền.
Nhờ có "cuộc tình" huyền thoại Huyền Quang - Điểm Bích mà có bài thơ, được nàng Điểm Bích "khai" với Vua Trần Anh Tông là của Huyền Quang ngâm lời " kệ":
Vằng vặc trăng mai ánh nước
Hiu hiu gió trúc khua sênh
Người hòa tươi tốt, cảnh hòa lạ
Mâu Thích Ca nào thuở hữu tình
Nỗi "oan" của Huyền Quang thế nào đã được ghi chép trong sách Tam Tổ thục lục, ở đây chỉ bàn về thơ Huyền Quang. Đây là bài : " giai nhân tức sự " rất nổi tiếng, được coi là bài thơ lớn nhất miêu tả đôi nét ngoại hình một người đẹp Việt nam, đó là bài thơ của Sư mà không có khẩu khí nhà chùa mà lại cũng rất Thiền. Với Huyền Quang, không có con người Thiền như lẽ sống, một sự tự hiện thực với tất cả say mê mà chỉ có con người Thiền như một sụ băn khoăn tìm tòi, nhận thức để giải thoát bởi cái sầu nghìn thu của kiếp người. Thơ Huyền Quang thuộc loại thơ tình ý cao siêu, lời bay bướm phóng khoáng, phải chăng vì vậy mà bị "bẫy" và "vướng" vào "vụ án văn học" lấy thơ làm "chứng cứ" mà xét "tội" chăng? .
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử