lịch sử việt nam
Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập 1
Lời dẫn :
Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này .
Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc
Việt Văn Mới
Bài Thứ 3 - Thơ Đời Lý : Đêm Qua Sân Trước Nở Cành Mai |
Bài Thứ 8 : Từ Cao-Bá-Quát... đến Nguyễn-Quyền Bài Thứ 9 - Từ Hoàng-Cầm Đến Hoàng-Hưng |
Bài Thứ 2 : THƠ VẠN HẠNH
Thơ là tiếng lòng tự nhiên bột phát ra (ứng khẩu hoặc viết nên lời ) đó là một cách hay tự nhiên và cũng dễ đạt ý tại ngôn ngoại, có người gọi đó là cách viết vô thức, xuất thần. Một cách hay khác là nguòi viết có chú ý, sáng tác có ý tưởng, mục đích hẳn hoi (có khi viết theo "đơn đặt hàng") lấy tài đúc tâm. Cũng không quên trường hợp toàn bích.
Vạn Hạnh thiền sư ( ( ?-1018) người làng Cổ Pháp (Đình Bảng - Tù Sơn - Bắc Ninh) tương truyền ông là cha đẻ ra triều Lý (1009-1225). Thủa nhỏ Vạn Hạnh thông minh khác thường học thông tam giáo theo học Đạo với Thiền ông đạo giả ở chùa Lục Tổ hương Dịch Bảng. Sau đó Thiền Sư Vạn Hạnh chuyên tâm tu tập kinh Tổng tri tam ma địa, phép thiền định của Phật Giáo để giữ thiện pháp .
Thiền sư được vua Lê Đại hành đặc biệt tôn kính. Bấy giờ được coi là nhà tiên tri, thơ văn lời nói được coi như sấm ngữ.
Ví dụ trước trận đánh Tống năm 980, vua hỏi, sư nói : "chỉ trong Ba Bảy (21) ngày giặc tất lui ". Quả nhiên đúng một tháng sau giặc đại bại. Khi phía Nam nước ta có giặc Chiêm, vua hỏi, sư nói : "nên đi ngay sẽ thắng" Quả nhiên thắng lớn.
Sau Lê Ngoạ Triều lên ngôi, tàn ngược độc ác, trời người đều giận. Lúc ấy ở châu Cổ Pháp (sau đổi là Thiên Đức) có Lý Công Uẩn đang làm Thân Vệ trong triều . Lý Công Uẩn vốn trước là con nuôi của Lý Khánh Văn, một Thiền sư từng thọ giới với sư Vạn Hạnh ở Cổ Pháp.
Thiền sư Van Hạnh đã làm nhiều thơ, dưới dạng phú sấm, huyền thoại, tạo tâm lý để Lý Công Uẩn lên ngôi. Vạn Hạnh đã tận dụng mọi cơ hội để cổ vũ cho sự kiện: " Thái tổ nên vương sáng nghiệp đầu ".
Từ sự giải thích điềm lạ xoáy lông trên con chó trắng (năm Tuất -1010), đến giảng giải ý nghĩa hình chữ thiên tử trên cây gạo bị sét đánh.
Tài trí sâu xa uyên bác của Thiền sư chẳng những nắm vững thiên cơ vận nước, nắm vững chữ thời trong Kinh Dịch mà còn quyết đoán chính xác trong ngày giờ cụ thể.
Khi thiền sư mới nhập định bên cạnh ngôi mộ của Hiển Khánh đại vương, bỗng nghe văng vẳng tiếng thơ ngâm :
Thiên đức giàu sang no đủ khắp
Giữa trời sao Nữ, Thánh quân sinh
Thánh quân sinh ở đây chỉ Lý Công Uẩn ra đời lên ngôi.Sư còn nói rõ : " có lẽ chỉ trong vòng ba tháng nữa quan Thân Vệ về, sẽ chống đỡ xã tắc cầm giữ ấn chữ Quốc.
Có bài thơ sấm còn nói rõ :
Lục nguyệt, Tuất niên ngược bóng rồng
Nghĩa là Lý Công Uẩn sẽ lên ngôi vào tháng Sáu năm Tuất (1010).
Có giai thoại kể rằng Thiền sư biết rõ ngày Lý Công Uẩn lên ngôi.
Lúc đó Kinh đô còn ở Hoa Lư - rất xa Cổ Pháp . Vào một ngày, Thiền sư nói với chú và nguời bác của Lý Công Uẩn rằng : " Thiên tử đã băng hà. Lý Thần Vệ đang ở nhà . Nhưng nội trong ngày, Thần Vệ ắt sẽ được thiên hạ ", chú bác Lý Công Uẩn nghe xong lấy làm lo sợ, sai người xuôi gấp về Hoa Lư, xem ra sao, thì quả đúng như lời Sư nói.
Thơ Sấm của Vạn Hạnh thường ngắn gọn, giàu hình ảnh, ý tứ sâu xa hàm xúc.
Tật lê trầm bắc thuỷ
Lý tử thụ Nam thiên
Tú phương can qua tĩnh
Bát biểu hạ bình an
Dịch :
Tật lê chìm biển bắc
Cây lý mọc trời Nam
Bốn phương binh đao lặng
Tám hướng chúc bình an
Vạn Hạnh dùng hình ảnh cây lê chỉ nhà Lê, cây lý (mận) chỉ họ Lý . Lê chìm, Lý mọc. Lại có cả nhũng câu sấm huyền bí, chiết tự chữ Hán :
Nguyên văn : "nhập khẩu thuỷ thổ khú " là chiết tụ chữ Cổ Pháp.
Rõ ràng thiền sư Vạn Hạnh đã dồn cả tài năng nhiệt huyết cho sự lên ngôi của nhà Lý.
Trước lúc " Tịch" Vạn Hạnh còn để lại một bài "Kệ" Thị đệ tử ( Bảo đệ tử )
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý
Thịnh suy nhu lộ thảo đầu phô
Nghĩa là
Thân như bóng chớp có rồi không
Cây cối xuân tươi, tiết thu lại héo
Đã tu đến trình độ Nhậm vận thì không
sợ hãi trước sự thịnh suy dời đổi
Thịnh suy như giọt sương đọng trên ngọn cỏ
Tạm dịch thơ
Thân như ánh chớp có rồi không
Cây cối xuân tươi thu héo cong
Chớ thấy thịnh suy mà sợ hãi
Như trên đầu cỏ hạt sương trong.
Sau này Lý Nhân Tông đã có bài kệ ghi nhận công lao Vạn Hạnh :
Vạn Hạnh thông ba cõi
Lời sư nghiệm sấm thì
Từ làng quê Cổ Pháp
Chống gậy trấn Kinh kỳ./.
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử