lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Tin Tức Thời Sự Việt Nam Quốc Tế 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Biến Động Miền Trung

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

Biến Động Miền Trung
(Giai đoạn 1963-1975)
- Phần 15

Liên Thành (Cựu Ty Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Thừa Thiên-Huế)

Và bây giờ là tháng 5/1972, sau lời khai của Trung tá cộng sản Hoàng Kim Loan về tổ chức kinh tài của cơ quan Thành Ủy Việt cộng tại Huế, cũng lại là đám Lê Hữu Trí, Nguyễn Xin, Nguyễn Hải v ,v.

Lần này thì bọn chúng bị lực lượng CSQG Thừa Thiên- Huế hốt sạch sẽ, không còn ai can thiệp, và bọn chúng được đưa vào hàng đầu danh sách đợi phương tiện đi Côn Sơn.

Ngoài các cơ sở kinh tài cộng sản của Trí, Hải, Xin, cũng cần phải nói rõ thêm ba cơ sở vừa làm kinh tài, vừa tiếp tế thuốc tây, và cũng là trạm giao liên của cơ quan Thành ủy Việt cộng Huế :

- Nhà sách Ưng Hạ.

Nằm trên đường Trần Hưng Đạo, cạnh Ty Thông Tin, mặt tiền đối diện với vườn hoa Nguyễn Hoàng. Nhà sách Ưng Hạ là một trong những nhà sách lớn và lâu đời nhất tại thành phố Huế. Chủ nhân của nhà sách Ưng Hạ là mệ Bửu Thân.

Theo Hoàng Kim Loan thì chính hắn đã móc nối mệ Bửu Thân hoạt động cho ban kinh tài Thành Ủy Huế vào khoảng giữa năm 1965. Ngoài nhiệm vụ kinh tài, Hoàng Kim Loan còn xử dụng mệ Bửu Thân trong nhiệm vụ đường dây thông tin liên lạc, vì nhà sách Ưng Hạ thường ngày khách mua bán vào ra tấp nập, mà đại đa số là học sinh, sinh viên, đây là một địa điểm lý tưởng cho việc thông tin liên lạc, cơ quan an ninh khó mà khám phá.

Tôi ký lệnh bắt giữ mệ Bửu Thân, các mệ trong hoàng tộc xôn xao:

- “Mệ Liên Thành bắt mệ Bửu Thân rồi”. Hoàng tộc can thiệp, nhưng... xin lỗi, “Pháp bất vị thân” không thể chiều lòng mấy mệ trong hoàng tộc được.

- Café Phấn.

Nằm cạnh Café Lạc Sơn trước mặt tiền chợ Đông Ba, trên đường Trần Hưng Đạo, đối diện với nhà sách Ái Hoa và nhà sách Nam Hưng. Hai tiệm café Phấn và Lạc Sơn nằm sát cạnh nhau. Từ bao nhiêu thế hệ học trò tại Huế, cứ mỗi lần có giờ trống, hoặc là vào ngày nghỉ, hay những ngày Huế mờ ảo trong làn mưa bụi, với từng cơn gió nhẹ se sắt lạnh, không gì thú vị hơn ngồi tại café Phấn với ly café đen, cùng bạn bạn bè đấu láo, ngắm nhìn thiên hạ “dập dìu tài tử giai nhân” trên dãy phố Trần Hưng Đạo.

Xa Huế đã lâu, gần trọn nửa đời người ở nơi xứ lạ quê người, cách xa Huế hàng vạn dặm, mỗi lần cơn mưa phùn chợt đến lại thấy nhớ Huế, nhớ da diết, Huế có nhiều thứ, nhiều chuyện để nhớ, nhưng nỗi nhớ không bao giờ tàn phai là quán Café Phấn, càfé Lạc Sơn với đám bạn học của tuổi học trò, của những ngày tháng cũ tại Huế .

Chủ nhân của café Phấn là nột gã trung niên, cao to, đỏm dáng, mái tóc hắn luôn đen và láng mượt, y như đôi giày đen của hắn. Hắn là Trần Phấn, có lẽ hắn lấy tên của hắn đặt cho tiệm café. Một giai thoại nhỏ về hắn, do mấy ông thần cận vệ của tôi kể lại, đã giúp tôi mách nước cho thẩm vấn viên thẩm vấn hắn rất dễ dàng:

Trong các em của vạn đò Đông Ba, không một em nào không biết ông chủ càfé Phấn quý đôi giày đen bóng loáng của ông ta còn hơn sinh mạng, hơn cả vợ con.

Một em kể rằng, có lần em và ông chủ café Phấn đang “sóng vỗ dập dình” trên đò, bỗng ông ta ngưng lại, vì hai chiếc giày nằm chồng lên nhau, ông ta sửa lại cho ngay ngắn, lấy khăn tay trong túi quần chùi giày sạch sẽ, mọi chuyện tươm tất đâu đó, ông ta mới tiếp tục “dập dình sóng vỗ” với em gái vạn đò Đông Ba.

Nếu ông Bác sĩ Tôn Thất Hứa đang hành nghề ở Tây Đức giải thích được hắn mắc bệnh gì, bảo đảm viện Hàn Lâm khoa học Thụy Điển sẽ trao giải Nobel Y học ngay.

Tại phòng thẩm vấn của Trung Tâm Thẩm Vấn BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế, nhân viên thẩm vấn chỉ dọa Trần Phấn sẽ dùng dao rạch nát đôi giày đen thân yêu của hắn, hắn tái mặt, xin khai hết mọi chuyện để đổi lại được giữ đôi giày.

Theo hắn khai, hắn được Hoàng Kim Loan tổ chức hoạt động nội thành vào khoảng giữa năm 1964, với nhiệm vụ đường dây thông tin liên lạc. Sau này hắn được giao thêm nhiệm vụ bán công khố phiếu của “mặt trận giải phóng”, thu thuế nuôi quân trong thành phố Huế.

Trần Phấn đã khai ra khoảng 20 cơ sở kinh tài nội thành mà hầu hết là các thương gia, các chủ tiệm buôn trên đường Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Chi Lăng, thuộc Quận II thành phố Huế, và khoảng 40 cơ sở tiểu thương chợ Đông Ba.
Gần 60 sơ sở kinh tài nội thành Huế đã bị bắt giữ.

Trần Phấn còn khai thêm hắn được Trung Tá Việt cộng Hoàng Kim Loan cho vào danh sách dự khuyết đảng viên đảng Cộng sản, thuộc 1 trong 8 Chi Bộ đảng Cộng sản Việt Nam tại thành phố Huế.

- Pharmacy Tràng Tiền cơ sở của Cục Tình Báo Chiến Lược với hai nhân vật bí mật :

Dược Sĩ Nguyễn Cao Thăng và Nguyễn Thúc Tuân.

Nhà thuốc tây Tràng Tiền là một trong những Pharmacy lâu đời nhất tại thành phố Huế. Nằm trên đường Trần Hưng Đạo, cạnh Ty Thông Tin, sát ngay đầu cầu Tràng Tiền.

Theo lời khai của Trung tá Việt cộng Hoàng Kim Loan thì Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng khởi đầu sự nghiệp tại pharmacy Trường Tiền, sau khi đã được cơ quan Quân Báo Việt cộng bố trí từ chiến khu về đầu thú với chính quyền quốc gia vào năm 1951.

Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng lập gia đình với một thiếu nữ khuê các, của một đại gia tộc có tiếng tăm lớn và rất giàu sang ở làng Phủ Cam, huyện Hương Thủy Tỉnh Thừa Thiên. Làng Phủ Cam giáp ranh với Quận 3 (Hữu Ngạn) thành phố Huế. Thiếu nữ khuê các đó là bà Nguyễn thị Ngọc Diệp, con gái của ông Nguyễn văn Nghi, thường được gọi là ông Hội Nghi.

Ông Hội Nghi là bác ruột của ông Nguyễn văn Ấm, chồng của bà Ngô Đình Thị Hiệp, em gái Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ngoài ra, người con trai đầu của ông Hội Nghi là Nguyễn văn Lễ thường được gọi là ông Cả Lễ, chồng của bà Ngô Đình Thị Hoàng cũng là em gái của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Nhờ vào thế lực của gia đình bên vợ, vào thời Đệ I Cộng Hoà, Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng đắc cử Dân Biểu nhiệm kỳ 1 đơn vị Tỉnh Quảng Trị.

Một thời gian sau đó, Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng ly dị với bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp và lập gia đình với hai chị em ruột là bà Tôn Nữ Ngọc Cẩm và bà Tôn Nữ Ngọc Liễn. Cả hai bà Tôn Nữ này trước đó ngụ tại số 36 B đường Chợ Xép, thuộc Quận Thành Nội, tức Quận I thành Phố Huế.

Sau đó Nguyễn Cao Thăng lấy thêm bà Trương thị Ngọc Diệp, bà này thuộc dòng họ quan đại thần triều đình nhà Nguyễn, Trương Như Cương, (sau bà ta được NCT đưa ra làm Dân biểu Đệ nhị Cộng hòa). Nguyễn Cao Thăng còn lấy luôn bà chị và bà mẹ của Trương thị Ngọc Diệp nữa.

Trước 1963, Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng đã là một một tỷ phú, là Tổng Giám Đốc công ty bào chế dược phẩm OPV tại Sàigòn.

Vẫn theo lời khai của Trung Tá Hoàng Kim Loan, Cục Tình Báo chiến lược cộng sản, thì trước 1963 Hoàng Kim Loan biết rõ Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng vẫn hoạt động cho Cục Tình Báo Chiến Lược, và vụ đắc cử vào ghế Dân Biểu Quốc Hội VNCH nhiệm kỳ I, thời Đệ I Cộng Hòa, ngoài thế lực của gia đình bên vợ (Bà Nguyễn thị Ngọc Diệp), Tỉnh Ủy Việt cộng tỉnh Quảng Trị cũng đã chỉ thị cơ sở quần chúng bỏ phiếu cho Nguyễn Cao Thăng.

Đến thời Đệ II Cộng Hòa, Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng được Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu bổ nhiệm vào chức Phụ Tá Tổng Thống, thay thế ông Nguyễn Văn Hướng, Tổng thư ký Phủ Tổng Thống.

Trước tháng 4/1975, ông Nguyễn Cao Thăng đã mất trên một chuyến bay từ Paris về Sàigòn, vì chứng bệnh ung thư.
Năm 1983 [?], Công ty bào chế dược phẩm OPV của tỷ phú Nguyễn Cao Thăng đã mở cửa hoạt động tại Sàigòn, do hai bà vợ của ông ta điều hành.

Thử hỏi nếu không có một liên hệ đặc biệt với Việt cộng, công ty OPV của Nguyễn Cao Thăng, một phụ tá Đặc biệt của Tổng Thống VNCH, có thể mở cửa hoạt động tại Sàigòn hay không trong thời điểm đó ?

Câu trả lời này tôi xin dành cho bạn đọc ...

- Nguyễn Thúc Tuân.

Nguyễn Thúc Tuân làm việc tại Pharmacy Tràng Tiền, vào thời điểm 1972, ông ta khoảng 50 tuổi, thân hình nhỏ và thấp, bản tính trầm tĩnh, nói năng nhẹ nhàng, khi tiếp xúc dễ lôi cuốn cảm tình với người đối diện. Nói lưu loát tiếng Pháp và tiếng Anh. Ông ta tự học và đỗ bằng Cử nhân văn chương Anh tại Đại học Huế. Nguyễn Thúc Tuân còn là Trưởng của phong trào Hướng Đạo tại Huế. Ông ta cũng là một thông dịch viên cho các phái đoàn quan trọng của Mỹ.

Nguyễn Thúc Tuân, một con người nhìn bề ngoài hiền lành và trí thức như vậy, nhưng con người đó là một nhân vật tình báo của Cụm Tình Báo Chiến Lược Việt cộng, nằm trong tổ Trí vận của nhóm Tôn Thất Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ, giáo sư trung học Nguyễn Du, Lê văn Hảo, giáo sư nhân Chủng Học Viện Đại Học Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường, giáo sư Văn Chương và Triết học tại trường Quốc học, Lê Cảnh Đạm Trưởng Hướng Đạo.

Trung Tá Việt cộng Hoàng Kim Loan thuộc Cục Tình báo Chiến Lược khai, chính hắn là Cán Bộ Điều Khiển của Nguyễn Thúc Tuân.

Còn nhớ vụ tranh đấu Phật giáo năm 1966 của Thích Trí Quang và Hoàng Kim Loan tại Huế, chính Nguyễn Thúc Tuân đã chỉ thị cho ông Lê Cảnh Đạm, dùng xe hơi màu trắng của bà Tuần Chi đến nhà Trịnh Cơng Sơn chở Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan thoát vòng vây của CSĐB lên mật khu an toàn, vì đêm trước khi y lên mật khu, Hoàng Phủ Ngọc Tuờng ăn cơm tối tại nhà Trinh Cơng Sơn.

Sau 1975 ông Lê Cảnh Đạm được đảng Cộng sản tuyên dương và trao tặng huy chương, vì đã có công giải thoát cho hai tên đồ tể Tường và Phan và nuôi dưỡng Thiếu tá quân báo Vc Lê Cảnh Xuân, tự Nam Đen trong nhà.

Thoát ly ra Bắc cùng với Thích Đôn Hậu, Bà Tuần Chi, Dương Tiềm, Dương Kỵ và nhóm trí thức Huế vào năm Mậu Thân 1968, trở lại Huế sau ngày 28/2/1975, Dương Tiềm giữ chức vụ Giám đốc sở Học Chánh Trung Trung Bộ và Nguyễn Thúc Tuân được Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế giao cho chức vụ trông coi Ty Thông Tin, nhưng sau đó cả hai cùng bị Đại Tá Công An Việt cộng Nguyễn Đình Bảy, bí danh Bảy Lanh, Trưởng Ty Công An Việt cộng Thừa Thiên-Huế bắt và gán cho tội “gián điệp nhị trùng”, và sau đó bị toà án Việt cộng tại Huế tuyên án mỗi người 18 năm tù.

Về nhân vật Bảy Lanh, trước 1975, Bảy Lanh là Trưởng ban An ninh Tỉnh Thị ủy Thừa Thiên-Huế. Tết Mậu Thân 1968, y phụ trách an ninh Quận 3 [Hữu Ngạn] thị xã Huế, chính y đã ra lệnh chôn sống trên 500 đồng bào vô tội, cán bộ, công chức của chính phủ VNCH tại Lăng Xá Bầu.

Bảy Lanh xuất thân từ một lò mổ trâu, cũng có giây dưa nghề nghiệp với đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và sau đó là tên ở đợ cho chủ tiệm thuốc Bắc Thiên Tường, tại đường Duy Tân, đối diện chợ An Cựu, thuộc Quận 3 thị xã Huế. Được chủ thương, nhận làm con nuôi. Bảy Lanh cũng như Đại Tá Thân Trọng Một, Trung đoàn Trưởng Trung Đoàn 5 Đặc Công, thường gọi là Công Trường 5 của Tỉnh đội Thừa Thiên, cả hai đều mù chữ, không biết đọc và cũng chẳng biết viết một chữ nào.

Đại Tá Thân Trọng Một ký tên mình bằng một gạch thẳng [số 1] và Đại Tá Bảy Lanh thường ký tên bằng một gạch thẳng và có gạch ngang nhỏ ở giữa [số 7]. Trình độ học vấn “đỉnh cao trí tuệ” của hàng sĩ quan Cấp Tá thuộc Quân đội Nhân dân Hà Nội chỉ có vậy mà thôi.

Hoàng Kim Loan kể với tôi một chuyện về Bảy Lanh

Một chiếc máy bay “Bà già” [Máy bay L-19 loại quan sát] không hiểu vì kỹ thuật, hay bị du kích bắn rơi tại vùng núi Truồi, thuộc quận Phú Lộc, gần vùng trú đóng của Ban an ninh Nguyễn đình Bảy. Nguyễn đình Bảy đã cho nhân viên đến lục soát chiếc máy bay này, nhưng sau đó chẳng thấy báo cáo lên cơ quan Tỉnh Ủy. Tỉnh ủy gởi văn thư cho Nguyễn Đình Bảy:

“Yêu cầu báo cáo và giao nạp chiến lợi phẩm” .

Nhờ người khác đọc xong văn thư, Nguyễn đình Bảy viết vào văn thư chỉ 2 số: số 7 và số 0, gởi trả lại cơ quan Tỉnh Ủy. Một vài tuần sau Tỉnh ủy gởi cán bộ vận tải về cơ quan An ninh để mang 70 chiến lợi phẩm lên cơ quan Tỉnh ủy. Nguyễn Đình Bảy tức giận nói với đồng chí cán bộ vận tải :

“Sao họ ngu quá vậy. Trong văn thư gởi lên Tỉnh ủy tôi đã báo cáo rõ ràng rồi: Số 7 là tên của tôi Nguyễn đình Bảy, Bảy Lanh - Số 0 là không tịch thu được chiến lợi phẩm nào cả. Rõ ràng như vậy mà họ không hiểu, làm gì có 70 chiến lợi phẩm mà giao nạp”.

Hoàng Kim Loan kết luận:

-“Bảy Lanh đã ngu mà Tỉnh ủy lại còn ngu hơn Bảy Lanh, đọc báo cáo của Bảy Lanh mà chẳng hiểu gì cả” !

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site