lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Tin Tức Thời Sự Việt Nam Quốc Tế 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Biến Động Miền Trung

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

Biến Động Miền Trung (Giai đoạn 1963-1975)

- Phần 5


Liên Thành (Cựu Ty Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Thừa Thiên-Huế)

HUẾ, MÙA HÈ ĐỎ LỬA

- CSQG phá vỡ kế Hoạch Tổng nổi dậy của VC tại Huế.

- Bắt Trung tá VC Hoàng kim Loan và 1500 cơ sở VC.

Ngày 30-3-1972, chiến dịch Nguyễn Huệ của Bắc quân bắt đầu. Trên 10,000 quân bộ chiến gồm Sư Đoàn 304, 308 và 4 Trung đoàn Đặc công 31, 426, 270 của mặt trận B2, với sự yểm trợ của của 3 trung đoàn pháo nặng, 38, 68, 84, cùng với 200 chiến xa vượt vùng phi quân sự tấn công thị xã Đồng Hà một thành phố nhỏ nằm về cực Bắc. Thị xã Đồng Hà thất thủ.

Ngày 30-4-1972, một phần phía bắc tỉnh lỵ Quảng Trị lọt vào tay quân Cộng Sản. Chiều ngày 31-4-1972 Tướng Vũ văn Giai Tư Lệnh Sư Đoàn 3 cùng bộ tham mưu và Cố vấn Mỹ dùng trực thăng rời khỏi Cổ Thành Quảng Trị nơi đặt BTL/Sư Đoàn 3. Tỉnh lỵ Quảng Trị thất thủ lọt vào tay CSBV.

Vào lúc 5 giờ sáng ngày 1-5-72 tôi tăng cường cho trạm kiểm soát An Hoà một trung đội Cảnh Sát Dã chiến để kiểm soát và hướng dẫn đồng bào Quảng Trị trên đường di tản vào thành phố Huế. Khoảng 8 giờ 30 sáng, đoàn người chạy giặc đầu tiên đã xuất hiện tại trạm kiểm soát. Họ là dân tỉnh Quảng Trị chạy giặc, di tản bằng đường bộ dọc theo quốc lộ I, xuôi về hướng nam vào thành phố Huế.

Bắc quân trải pháo trên một đoạn đường dài 9 cây số, đoạn đường mà dân chúng đang tháo chạy về hướng nam. Hàng ngàn thân xác ông già, bà lão, trẻ thơ gục chết trên đoạn đường 9 cây số, thịt xương rơi vãi khắp nơi, quân Cộng Sản tạo đoạn đường này thành ''Đại Lộ máu, Đại lộ kinh hoàng''. Họ đã dã man tàn sát dân lành vô tội đang tìm đường chạy thoát khỏi sự chiếm đóng của họ.

Dân chúng thuộc các quận phía bắc Thừa Thiên-Huế: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Điền nhập với đoàn người chạy giặc Quảng Trị vượt sông Mỹ Chánh chạy vào Huế. Gần cả trăm ngàn người chạy giặc trên đoạn đường máu, đoạn đường của tử thân, nhưng dù chết dù sống đoàn người tỵ nạn vẫn cố vượt qua để xuôi về hướng Nam.

Đoạn đầu của đoàn người đã vào đến cửa phía bắc cuả thành phố Huế, cửa An Hòa, đoạn cuối của đoàn người này vẫn còn tại quận Phong Điền, giáp ranh với tỉnh lỵ Quảng Trị. Họ hốt hoảng, kinh hoàng, đói khát, nối tiếp nhau tiến vào thành phố, dưới cơn nắng bốc lửa của mùa hạ.

Từ cửa An Hoà, đến cầu Bạch Hổ, xuống Phu văn Lâu, đường Trần Hưng Đạo, Chợ Đông Ba, Cầu Mới, cầu Tràng Tiền, trường Trung học Kiểu mẫu, khu Đại học Văn Khoa, người tỵ nạn nằm ngồi la liệt, rục rã bất động. Hằng trăm chiếc xe máy cày từ vùng đồng quê Phong Điền, Quảng Điền, chất đầy người và vật dụng chiếu, mền, nồi niêu soong chảo, treo lủng lẳng hai bên, nối tiếp nhau mệt nhọc lăn bánh vào thành phố. Dân chạy giặc đã đến được thành phố, nhưng rồi còn chạy đi đâu? Sau Quảng Trị, Huế đang nằm trong vòng vây cuả Bắc quân.

Phía bắc Thừa Thiên-Huế đã có mặt các đại đơn vị của cộng quân từ Đồng Hà Quảng Trị kéo vào. Phía Tây thành phố Huế ngay vòng đai an ninh xa, địch đã xuất hiện với lực lượng gồm Sư Đoàn 324B, Công trường 5 đặc công, Công trường 4, 6, cùng với 1 trung đoàn pháo nặng, tất cả được đặt dưới sự chỉ huy của Quân Khu Trị Thiên Cộng Sản, đang giao tranh với Sư Đoàn I BB. Cao điểm chiến lược Baston phía Tây Huế đã bị cộng quân chiếm giữ từ tháng 2/1972.

Địch bắt đầu pháo kích vào Huế từng giờ một, bằng các loại hỏa tiễn 122 ly và 130 ly. Huế bắt đầu rối loạn, Huế kinh hoàng, Huế hốt hoảng. Huế từ từ rã ra từng mảnh trong ngơ ngác, sợ sệt. Hình ảnh đám sát thủ Cộng Sản của năm Mậu Thân 1968 lại hiện về với người dân Huế. Việt Cộng vào thành phố là đem theo chết chóc, chết đứng, chết ngồi, chết hàng loạt, chết tức tưởi, chết bị trói hai tay bằng dây kẽm gai, chết bị chôn sống, ngộp thở dươí đáy hố sâu, hàng chục, hàng trăm thi thể cùng một hố, mồ chôn tập thể.

Dân tỵ nạn Quảng Trị nhập với dân Huế bắt đầu di tản, chạy giặc xuôi về hướng Nam, hướng Đà Nẵng. Bằng mọi phương tiện, xe hai bánh, xe 4 bánh, bằng đôi chân, họ kéo nhau di tản trên quốc lộ I, Huế - Đà Nẵng, đoạn đường dài 102 Km. Họ băng qua Dạ Lê, Phù Lương, Phú Bài, An Nông 1, An Nông 2, Truồi, Cầu Hai, Phú Lộc, Lăng Cô, vượt đèo Hải Vân cao ngút ngàn !!! vào Đà Nẵng. Tất cả rời bỏ xứ Huế thân yêu, rời bỏ quê hương xứ sở, bỏ lại nhà cửa, tài sản, chỉ mong thoát khỏi vùng lửa đạn, lánh xa bọn quỉ dữ Cộng Sản. Tôi đứng ngay cầu Tràng Tiền nhìn đoàn người chạy giặc lòng bỗng chùng xuống, nỗi buồn vô hạn làm uất nghẹn lòng tôi, sao điêu linh, khổ nạn cứ bám sát nguời dân Huế mãi không thôi.

Bây giờ là 2 giờ chiều ngày 4-5-1972, từ sáng sớm đến giờ, Bắc quân đã pháo kích 6 đợt hỏa tiển 122 và 130 ly vào Huế, nhắm vào Bộ Tư lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I tại Mang Cá, Thành Nội, vào BCH/Cảnh Sát, Tiểu Khu, MacV thuộc quận 3. Bọn chúng bắn khá chính xác, có lẽ tiền sát Pháo binh của bọn chúng ngụy trang chạy theo đoàn người tỵ nạn đã lọt vào thành phố.

9giờ 30 tối ngày 4-5-1972, sau một vòng tuần tiễu và kiểm soát các đơn vị CSQG bố trí phòng thủ tại các nút chận và các yếu điểm trong thành phố, tôi đậu xe ngay Cầu Mới, cây cầu cạnh bệnh viện Trung Ương Huế và Câu lạc bộ Thể Thao. Đang mải nhìn phiá Chùa Thiên Mụ, Văn Thánh, nơi có ánh hỏa châu soi sáng, và xa hơn tận chân núi là những ánh lửa loé sáng của đạn pháo, thì bỗng có tiếng la thất thanh của Nguyễn Đình Ánh, người cận vệ của tôi, vừa là nhân viên truyền tin đang ngồi trên xe:

- Đại Úy, Đại Úy, Chợ Đông Ba cháy!!!

Quả thật, chợ Đông Ba cháy. Ngọn lửa mới bắt đầu bùng lên, nhưng cũng đã soi sáng một góc phố Trần Hưng Đạo và Phan Bội Châu. Ngay lúc đó tôi nghe giọng nói cuả Đại Úy Ngô Trọng Thành, Chỉ Huy Trưởng CSQG quận 2, phát qua loa khuếch đại cuả máy truyền tin Motorola gọi tôi:

- Tango,Tango (danh hiệu truyền tin cuả tôi). Trình thẩm quyền chợ Đông Ba bị cháy.

- Tôi nghe anh, tôi đang đứng ở cầu Mới. Tôi thấy rồi, nhưng tại sao cháy?

- Trình thẩm quyền chưa rõ nguyên nhân, nhưng nhiều người trong chợ chạy ra họ nói: ''Lính chạy làng Sư Đoàn 3 đốt chợ''.

- Tôi cho xe cứu hỏa qua giúp anh ngay. Anh cẩn thận, để lại trung đội CSDC giữ BCH quận, đề phòng bọn đặc công Việt Cộng tấn công. Còn tất cả nhân viên xông vào chợ cứu số đồng bào đang bị kẹt trong đó. Tôi sẽ đến ngay.

Tôi vào hệ thống truyền tin C46 báo cáo cho Đại Tá Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu khu Trưởng, Đại Tá Tôn Thất Khiên:

- Trình thẩm quyền chợ Đông Ba đang bị cháy, chưa rõ nguyên nhân, tai nạn hay bị phá hoại, tôi đã cho 5 xe cứu hoả sang chữa cháy.

- Anh đang ở đâu?

- Tôi đang ở cầu Mới.

- Anh đợi, tôi đến ngay.

Có lẽ Đại Tá Tỉnh Trưởng cũng đang đi tuần tra gần đó, nên chưa đầy 2 phút sau ông đã có mặt tại Cầu Mới. Sang xe tôi, ông ngồi ghế trưởng xa và tôi lái. Tôi bật còi hụ và đèn khẩn cấp, lái thật nhanh, chỉ khoảng 5 phút là đã đến ngay trước chợ Đông Ba.

Bây giờ thì ngọn lửa đã quá lớn, bốc cao đỏ rực cả thành phố. Năm xe cứu hỏa sắp cạn nước, đội cứu hỏa, và gần 100 nhân viên Cảnh sát tăng cường, cả tôi lẫn Đại Tá Tỉnh trưởng lăn xả vào chợ. Cuối cùng cũng phải đành bó tay trước ngọn lửa điên cuồng, thiêu rụi gần cả mặt trước của khu chợ Đông Ba. Trong khi đó thì lực lượng Nhân dân Tự Vệ phường, khóm, nổ súng loạn xạ. Dân chúng cư ngụ dọc dãy phố Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Huỳnh thúc Kháng, Chi Lăng cộng thêm dân tỵ nạn Quảng Trị nằm dọc hai bên vệ đường, vừa thấy chợ Đông Ba Cháy, vừa nghe tiếng súng nổ, tưởng Việt Cộng đã vào thành phố, ùn nhau kéo chạy. Cảnh tượng vô cùng hỗn loạn, tưởng chừng không thể tái lập được an ninh trật tự. Tôi nói với Đại Tá Tỉnh Trưởng:

- Đại Tá, ông rời khỏi đây ngay, nơi nầy nguy hiểm quá. Nếu Đại tá có chuyện gì là dân Thừa Thiên-Huế như rắn không đầu. Ở đây tôi lo được.

Miệng nói, tay ngoắc 2 người lính cận vệ cuả ông, và 4 người của tôi, hộ tống ông ra xe rời khỏi vùng chợ Đông Ba.

Tôi dùng loa phóng thanh trên xe tôi kêu gọi đồng bào bình tĩnh, và giải thích cho họ rõ, chợ cháy là do tai nạn, tiếng súng nổ là do lực lượng Nhân dân tự vệ bắn bừa bãi chứ không phải của Việt Cộng. Nửa giờ sau, an ninh, trật tự vãn hồi. Khu chợ Đông Ba đã chạy rụi gần một nửa. Những ngày sau vẫn còn dư âm: '' Lính chạy làng đốt chợ Đông Ba''.

Tôi vẫn không tin, khi bắt được tên Hoàng Kim Loan tôi là người trực tiếp thẩm vấn Hoàng Kim Loan nhiều lần, có một lần đang hỏi hắn về những vấn đề khác, tôi đột ngột nhìn thẳng vào mặt hắn và hỏi:

- Tại sao anh cho lệnh đốt chợ Đông Ba?

Với câu hỏi đột ngột, không kịp phản ứng, hắn trả lời:

- Đúng, người cho lệnh đốt chợ là tôi. Thi hành công tác là cơ sở nội thành của tôi.

- Tại sao?

- Gây hoang mang, hỗn loạn trong quần chúng, và tạo tiếng vang, chuẩn bị cho cuộc Tổng nổi dậy.

- Các anh mệnh danh là quân Giải Phóng, sao lại Giải phóng luôn cả tính mạng và tài sản của dân lành vô tội. Anh có biết là khi anh cho lệnh đốt chợ Đông Ba là đốt luôn tài sản của dân chúng và đốt luôn cả cuộc đời của họ. Giờ đây hàng ngàn gia đình không còn phương tiện sinh sống, vì tài sản của họ đã bị anh Giải phóng sạch sẽ. Các anh đốt chợ, lại phao tin '' Lính Sư Đoàn 3 chạy làng, đốt chợ Đông Ba''. Có phải chính anh cho cơ sở phao tin nầy hay không?

- Đúng, khi đó chúng tôi muốn dân chúng Huế ghê tởm các anh, những kẻ tay sai và lính đánh thuê cho giặc Mỹ xâm lược.

- Anh lầm, với kinh nghiệm Mậu Thân 1968, dân Huế đã quá biết thủ phạm trong vụ đốt chợ Đông Ba là quân Giải phóng các anh, là những người Cộng Sản, không còn có chút nhân tính. Từ mùa hè đỏ lửa năm 1972 đến nay là năm 2007, đã 35 năm trôi qua, người dân xứ Huế và những ai đã ở lại Huế trong những ngày binh lửa và đã chứng kiến cảnh chợ Đông Ba bị đốt cháy. Đến nay mỗi lần nhắc đến Huế, hoài niệm những ngày tháng cũ, chắc hẳn trong lòng vẫn còn câu hỏi, ai đốt chợ Đông Ba? Lính Quốc Gia hay là Việt Cộng?

Đã 35 năm trôi qua, giờ đây tôi mới có cơ hội trình bày sự thật và nêu đích danh thủ phạm vụ đốt cháy chợ Đông Ba. Tôi mong những nạn nhân trong vụ cháy và những ai đã từng chứng kiến cảnh tượng bi thảm, hãi hùng đêm hôm đó, ngày hôm nay, còn ở quê nhà, xứ Huế hay ở hải ngoại, xin hiểu cho rằng:

- Người lính VNCH, lính Sư Đoàn 3 BB mặc dầu trong điều kiện ngặt nghèo họ phải di tản nhưng không vô kỷ luật đến độ đi dốt phá tài sản của đồng bào. Chợ Đông Ba bị đốt cháy là do tên Trung Tá Cộng Sản Hoàng Kim Loan, Ủy Viên Thành Ủy Huế và cơ sở nội thành cuả hắn thực hiện, để gây kinh hoàng, xáo trộn, tạo điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi cho cuộc Tổng nổi dậy tại thành phố Huế, mà bọn chúng định thực hiện trong tháng 5, mùa hè đỏ 1972. Thủ phạm là Hoàng Kim Loan và đồng bọn. Xin trả lại sự công bằng và minh oan cho nguời lính Sư Đoàn 3 BB, đã phải gánh chịu một hàm oan nhục nhã '' Lính chạy làng Sư Đoàn 3 đốt chợ Đông Ba'' mà bọn Cộng Sản đã phao vu và gán ghép cho họ.

Trở lại tình hình Huế, từ nhiều ngày nay, kể từ khi Bắc quân vượt vùng phi quân sự tấn công Đồng Hà, Quảng Trị. Tin tức từ các đường giây đơn tuyến nằm sâu trong Quân Khu Trị Thiên và hai cơ quan Tỉnh Ủy và Thành Ủy Huế cuả Cộng Sản dồn dập gởi về, xác nhận Quân Khu Trị Thiên sắp tung một cuộc tấn công lớn vào thành phố Huế. Tỉnh thị Ủy Thừa Thiên-Huế đã có kế hoạch ''Dùng lực lượng quân sự hổ trợ cho lực lượng chính trị'', Tổng nổi dậy cuớp chính quyền tại Huế.

Nhân vật lãnh đạo trong kế hoạch cướp chính quyền tại Huế chính là Hoàng Kim Loan.

Hoàng Kim Loan, hắn là ai?

Hoàng Kim Loan sinh và chánh quán tại xã Phong An, Quận Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên. Tính đến tháng 5-1972 hắn vừa đúng 56 tuổi. Có vợ trú ngụ taị xã Phong An. Có hai con, một gái và một trai. Con trai của hắn phục vụ trong Binh chủng Thiết Giáp Quân Lực VNCH cấp bậc Đại Uý, con gái buôn bán và sống với mẹ.

Ngoài ra, em ruột của hắn là Hoàng Mạnh Hùng, làm Chủ tịch Hội đồng Xã Phong An, Chính quyền VNCH.

Hoàng Kim Loan theo Cộng Sản từ thời kháng chiến chống Pháp, cùng lứa với Đại Tá Thân Trọng Một, Trung Đoàn trưởng, trung đoàn 5 Đặc Công Cộng Sản. (Thân Trọng Một quê ở Nguyệt Biều, Lương Quán thuộc quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên). Tính đến năm 1972, Hoàng Kim Loan đã có 18 năm tuổi Đảng. Quân hàm Trung Tá.

Năm 1954 thay vì tập kết ra Bắc, hắn được gài ở lại. Địa bàn họat động của hắn là Thừa Thiên và thành phố Huế. Hoàng Kim Loan gốc thuộc Nha Liên Lạc hay Cục Tình Báo Chiến Lược. Sau này vì nhu cầu đòi hỏi, hắn kiêm chức Thành Ủy Viên Thành Ủy Huế, phụ trách Tôn Giáo vận, Trí thức vận kể cả Học sinh và Sinh viên.

Với thời gian dài gần 20 năm hoạt động trong lòng địch, địa bàn Thừa Thiên-Huế, từ tôn giáo, Đảng phái chính trị, giới trí thức, sinh viên, học sinh, viên chức chính quyền và ngay cả quân đội, đều bị Hoàng Kim Loan cấy, gài người vào hoạt động cho hắn. Mọi biến động chính trị, lên đường xuống đường, chống đối chính quyền Trung Ương VNCH và tại Thừa Thiên-Huế đều do một tay hắn và đám cơ sở của hắn nằm trong Tôn giáo, học sinh, sinh viên khuấy động. Hắn biết nắm thời cơ, lợi dụng sức mạnh và quyền lực của Phật giáo Ấn Quang tại Thừa Thiên-Huế. Sau ngày đảo chánh lật đổ nền Đệ I Cộng Hòa và Tổng Thống Ngô Đình Diệm, qua các cơ sở quan trọng nằm vùng trong Phật Giáo như Thích Đôn Hậu, Chánh Đại diện Phật Giáo Ấn Quang miền Trung, Thích Trí Quang, Thích Thiện Siêu trụ trì Chùa Từ Đàm, Thích Chánh Trực trụ trì chùa Tường Vân và hàng ngàn cơ sở nằm trong các khuôn hội tại 13 quận thuộc Thừa Thiên-Huế, để thi hành các công tác khuấy động chính trị gây xáo trộn và rối loạn tại miền Trung và Thừa Thiên Huế. Hắn áp dụng đúng sách lược '' Dùng Phật Giáo làm ngọn cờ, dùng sinh viên, học sinh làm ngòi nổ''.

Những công tác mà hắn đã thực hiện sau 1963:

- Vô hiệu hóa các cơ quan, và nhân viên tình báo của Chính Phủ thuộc Đệ I Cộng Hòa. Áp lực chính quyền sau ngày Cách Mạng truy tố và sau đó xử bắn ông Phan Quang Đông, Giám Đốc cơ quan Tình Báo hoạt động bên kia Vỹ tuyến 17, qua các biểu tình rầm rộ tại Huế, vu khống, chụp mũ họ là Mật Vụ Nhu-Diệm đàn áp Phật gíao, bắt cóc thủ tiêu Quí Thầy v..v..

- Giải thoát một số Cán bộ cao cấp Cộng Sản bị giam giữ tại Chín Hầm (một địa danh ở Huế) sau ngày Cách mạng 1-11-63.

- Vụ nỗi loạn miền Trung của Thích Trí Quang mùa hè năm 1966.

- Mậu Thân 1968, Hoàng Kim Loan phụ trách công tác Tổng Khởi Nghĩa, thành lập Ủy Ban Nhân dân Cách Mạng tại Thừa Thiên-Huế, cùng với Nguyễn Trung Chính cán bộ nằm vùng, Phan Nam tức Lương cán bộ Thành Ủy đã đưa Nguyễn Hữu Vấn giáo sư trường Quốc Gia âm nhạc làm Chủ Tịch Ủy ban Nhân dân quận I. Nguyễn Thiết bí danh Hoàng Dung làm Chủ Tịch ủy ban Nhân dân Quận 2. Năm 1955 (?) Thuyết vượt vỹ tuyến 17 ngoài Bắc vào Nam với ngụy thức tìm tự do, sau đó học luật và len lỏi vào được ban chấp hành Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Huế, tại đây Thiết phụ trách Sinh Viên vận.

Trước Mậu Thân mấy ngày Hoàng Kim Loan đưa Lê văn Hảo, giáo sư Nhân chủng học, đại học Huế lên mật khu nhận chức Chủ Tịch Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình và sau đó là Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thừa Thiên Huế. Ngày 14-2-1968, trong thời gian Cộng Sản chiếm Huế, Hà Nội tuyên bố đã thành lập chính quyền Cộng Sản tại Thừa Thiên-Huế. Chủ Tịch là Lê văn Hảo, đồng phó Chủ Tịch là Hoàng Phương Thảo, Thành Ủy Viên Cộng Sản và Bà Tuần Chi tức Đào thị Yến, Hiệu Truởng Trường Nữ Trung Học Đồng Khánh, Huế. Bà Tuần Chi là mẹ nuôi của Bà Hoài Nam, vợ của một Trung Tướng (-Trần Văn Trung) trong Quân Lực VNCH. (* Sau 1975 Lê văn Hảo không còn giá trị lơị dụng nữa, bọn cộng sản cho hắn chức Phó Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Trị-Thiên, ngồi chơi xơi nước. Hảo bất mãn, nhờ một Giáo Sư Đại Học người Pháp, thuộc Đảng Cộng Sản Pháp, mời hắn Sang Paris thuyết trình. Nhân cơ hội đó, Hảo trốn ở lại Paris).

Mậu Thân 1968, Hoàng Kim Loan cùng với tên Lê Minh, trưởng ban An Ninh Khu Ủy Trị Thiên, tên Tống Hoàng Nguyên, tên Nguyễn Mậu Huyên tức Bảy Lanh cán bộ An Ninh Cấp Khu Ủy, điều khiển những cuộc bắn giết, chôn sống đồng bào, nhân viên chính quyền, Cảnh Sát Quốc Gia và Quân nhân mà tổng số nạn nhân vô tội lên đến trên 5000 người. (* Nguyễn Mậu Huyên tức Bảy Lanh là con nuôi chủ tiệm Thuốc Bắc Thiên Tường ngay đường Duy Tân đối diện chợ An Cựu, Quận 3). Nếu dùng danh từ luật pháp thì tội danh của Hoàng kim Loan và đồng bọn trong dịp Tết Mậu Thân tại Cố Đô Huế là tội diệt chủng, cũng giống bọn Khmer Rouge của xứ Cao Miên. Tóm lại sau gần 20 năm hoạt động tại địa bàn Thừa Thiên-Huế, Hoàng Kim Loan đã xây dựng và tổ chức được một hệ thống tình báo mạnh, vững chắc, kín đáo, nằm sâu vào mọi cơ quan dân sự, quân sự, an ninh, Cảnh Sát Quốc Gia, đảng phái Chính trị, tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên của Chính quyền quốc gia tại Thừa Thiên- Huế. Đặc biệt là Phật Giáo Ấn Quang, bị hắn cài người xâm nhập nặng nề nhất. Cơ sở nội tuyến của hắn phải tính đến hằng ngàn, thật kinh khủng ngoài sức tưởng tượng.

Bây giờ là tháng 5-1972, mùa hè đỏ lửa, Cộng sản Hà Nội và Hoàng Kim Loan đang sửa soạn diễn lại màn bi kịch Mậu Thân 1968, tổng nổi dậy và tắm máu dân Huế một lần nữa. Nhưng Hoàng kim Loan không ngờ lần này, hắn gặp một một đối thủ dù tuổi đời chỉ mới 26, thua hắn 30 năm, vào nghề sau hắn 18 năm, nhưng thừa khả năng, lòng can đảm, ý chí sắt đá của một Sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, và là nhân viên công lực của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia Miền Nam Việt Nam. Viên Sĩ Quan trẻ tuổi này bẻ gãy kế hoạch của Hà Nội và Hoàng Kim Loan. Bắt giữ gần 1500 cơ sở nội tuyến mà hắn, Cục Tình Báo Chiến Lược, và Tổng Cục 2 Quân Báo Cộng Sản, của ban An Ninh Khu Ủy Trị Thiên, và của Tỉnh, Thị Ủy Thừa Thiên-Huế, đã bỏ ra gần 20 năm gây dựng tại Thừa Thiên-Huế. Và chính hắn, Trung Tá Việt Cộng Hoàng Kim Loan cũng phải đưa tay chịu trói.

Viên Sĩ quan đó là tôi, Đại Úy Liên Thành, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế.

Công bằng mà nói, Hoàng Kim Loan là một trong những điệp viên suất sắc của Cộng Sản, hoạt động trong lòng địch gần 20 năm. Trong 15 năm đầu, không một cơ quan tình báo nào của Chính phủ VNCH phát giác được hắn. Khi bị tôi còng tay vào tháng 5/1972, hắn 56 tuổi, cao khoảng 1m60, nặng khoảng 58kg, da trắng, mái tóc bềnh bồng, bạc hoa râm, mang kính trắng. Hắn có dáng dấp của một học giả, một nhà thơ, hay giáo sư văn chương. Bất kỳ ai, ngay cả nhân viên công lực, tình báo, không thể ngờ hắn là một cán bộ Cộng Sản cao cấp, một điệp viên Cộng sản. Hắn hoạt động, tổ chức cơ sở dưới dạng đơn tuyến, ngăn cách và rất thận trọng, bảo mật tối đa. Sống bất hợp pháp trong thành phố Huế gần 20 năm, thay đổi chỗ ở đến độ các toán theo dõi hắn mà tôi phái đi phải chóng mặt. Có một chỉ dấu nào hắn hơi nghi là lập tức hắn đổi chỗ ở. Nhưng đó cũng là yếu điểm, chính hắn đã tự tố cáo các cơ sở nằm vùng của hắn cho tôi. Thường thì hắn chọn các cơ sở của hắn có thế lực, có uy tin và các cơ sở có chức vụ trong chính quyền, các cơ sở tôn giáo như các chùa để trú ngụ, hầu tránh mọi nghi ngờ phát giác. Những nơi hắn đã ở điển hình như:

Nhà của Nguyễn Hữu Đính, cơ sở nội thành ở đường Nguyễn Huệ, cạnh Toà Đại Biểu. Nguyễn Hữu Đính là anh ruột của thầy Nguyễn hữu Thứ, giáo sư trường Quốc học và là Chánh Án toà Sơ thẩm Huế. Nguyễn hữu Đính có con trai Nguyễn Hữu Châu Phan, cơ sở nội thành, sinh viên tranh đấu.

Nhà của Tổng Thư Ký Viện Đại Học Huế.( niên khoá 1967-1968)

Nhà của Nguyễn Đóa, Giám thị Trường Quốc Học

Nhà của Truởng Ty Cảnh Sát thành phố Huế, Nguyễn văn Cán, thường gọi là Quận Cán, ở đường Triệu Ẩu gần ngã tư bùng binh chợ An Cựu. -Nhà cuả Tôn thất Dương Tiềm ở đường Hoà Bình quận Thành Nội (quận I)

Chùa Tường Vân phiá trên dốc Nam Giao, sau đồi Quảng Tế.

Chùa Trà Am, nằm về phía tây núi Ngự Bình cách núi Ngự khoảng 3Km.?..Và nhiều, nhiều nữa...

Mỗi lần di chuyển trong thành phố hắn rất khôn ngoan, lựa những giờ 12 giờ trưa hoặc 6 giờ chiều là những giờ cao điểm lưu thông, công chức bãi sở, học sinh, sinh viên tan học, nhân viên công lực đổi phiên, lơ là kiểm soát. Một đôi khi hắn ngụy trang đi với một cặp vợ chồng cơ sở của hắn, dắt con dại đi theo. Hắn đóng vai ông nội hoặc ông ngoại của đứa bé, qua mặt nhân viên công lực trong thành phố tỉnh bơ và dễ dàng.

Hắn đâu ngờ hành tung của hắn đã bị chúng tôi phát gíác và nhận diện từ tháng 11-1966, sau vụ hắn và Thích Trí Quang dấy loạn taị miền Trung và Thừa Thiên-Huế.

Sau một thời gian phối kiễm với một số cơ sở nội tuyến của chúng tôi, vào tháng 5-1967, tôi quyết định cho mở hồ sơ, và mở chiến dịch xâm nhập vào tổ chức của Hoàng Kim Loan.

Thông thường thì một dự án (project) xâm nhập phải xét qua những chính điểm sau:

Mục tiêu xâm nhập

Thời gian

Ước tính ngân khoản

Nhân sự: tuyển chọn nhân viên và cán bộ điều khiển

Phương tiện: Nhà an toàn, xe cộ để theo dõi mục tiêu, phương tiện kỹ thuật.

Tôi đặt tên cho chiến dịch nầy là: 'San hô đỏ' vì thằng này hắn lặn sâu quá, giống như san hô nằm dưới đáy biển. Ngân khoản, phương tiện và máy móc do Cố vấn Mỹ cung cấp. Tôi tuyển chọn một số nhân viên thượng đẳng cuả ban xâm nhập thuộc phòng CSĐB tung vào chiến dịch.

Trong suốt thời gian 5 năm, từ 5-1967 đến 5-1972, nhờ xâm nhập theo dõi Hoàng Kim Loan và đám cơ sở nội thành của hắn, mà lực lượng CSQG Thừa Thiên- Huế, đã ngăn chận đuợc một số hoạt động phá hoại của bọn chúng trong thành phố Huế, đã chặn đứng được những cuộc âm mưu khuấy động chính trị do Hoàng Kim Loan núp phía sau thế lực tôn giáo và đám Sinh Viên Học Sinh nội thành, do hắn điều khiển. Chúng tôi đã phát hiện được nhiều cơ sở của hắn, biết rõ từng địa điểm hội họp, và những nơi Hoàng Kim Loan trú ngụ. Trong khoảng thời gian này, nếu tôi muốn bắt Hoàng Kim Loan thì thật quá dễ dàng, nhưng nguyên tắc xâm nhập là lún sâu và trèo cao, dại gì ăn non. Vào ngày 5-5-1972, Huế bây giờ đang trong cơ "thập tử nhất sinh", mười chết một sống, giống như con bệnh sắp đến hồi kết thúc, thần chết lảng vảng chung quanh. Huế còn thở được bao lâu? Huế bây giờ giặc ngoài loạn trong. Giặc ngoài đã có các đại đơn vị tinh nhuệ của Quân Lực VNCH chận đánh, nhưng loạn trong là trách nhiệm và bổn phận của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế.

2 giờ 40 chiều ngày 5-5-1972, Huế vừa nhận thêm đợt pháo hỏa tiễn 122 ly của Việt Cộng gởi về từ vùng núi phiá Tây thành phố, đây là đợt pháo thứ tư trong ngày. Cứ sau mỗi đợt pháo, dân chúng lại hốt hoảng, rời bỏ Huế chạy về hướng Đà Nẵng. Nếu Việt Cộng thực hiện cuộc Tổng nổi dậy trong thời gian này thì thật là một đại họa cho đồng bào Huế.

Trong hoàn cảnh này, muốn chận đứng kế hoạch Tổng nổi dậy của Việt Cộng là phải ra tay truớc, thật nhanh và thật mạnh. Bắt tên cầm đầu Trung Tá VC Hoàng Kim Loan, đám cơ sở nội thành của hắn, và đám cơ sở của ban An ninh Khu Ủy Trị Thiên, Huế mà chúng tôi đã phát hiện và thiết lập danh sách từ 4 năm nay, con số đã lên gần 1500.

Đám cơ sở Việt Cộng nầy phải được nhanh chóng bắt giữ, cô lập, và vô hiệu hoá bọn chúng ngay. Cũng giống như cua bị bẻ gãy càng lớn, chân nhỏ, thì bò được đi đâu, có như vậy mới chận đứng và đập tan mưu toan Tổng nổi dậy tại Huế của bọn Việt Cộng.

Tôi quyết định mở cuộc hành quân trên khắp 10 quận nông thôn của tỉnh Thừa Thiên, và 3 quận trong thành Phố Huế, đồng loạt truy bắt bọn này. Tôi bàn với Đại Úy Trương Công Ân, Trưởng phòng Cảnh Sát Đặc Biệt, Ân cũng đồng ý.

Tôi nói Ân mời Đại Úy Trương văn Vinh, Chỉ huy Phó, Cố vấn CSĐB, Thiếu Tá Cố Vấn chương trình Phụng Hoàng, Cố vấn Đại Đội CSDC, cố vấn trưởng BCH, và Đại Úy Trần văn Trinh, Trung tâm trưởng Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực một giờ sau họp khẩn cấp tại văn phòng tôi.

5 giờ 25 chiều ngày 5-5-1972, bốn Cố vấn Mỹ đến văn phòng tôi, người nào cũng nón sắt, áo giáp, súng M18 cầm tay nét mặt căng thẳng, viên Thiếu tá Cố vấn chương trình Phụng Hoàng hỏi ngay:

- Sao rồi Đại Úy, tình hình trầm trọng lắm không?

Tôi mời mọi người ngồi vào bàn họp chậm rải trả lời:

- Đúng, tình hình an ninh mỗi ngày mỗi tệ hơn. Như chúng ta đã biết, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đã đến Huế (ngày 2-5-1972) thay thế Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân Đoàn I, chỉ huy mặt trận Trị Thiên. Mặt trận phía Bắc Thừa Thiên- Huế, các đại đơn vị của quân lực VNCH, đang thiết lập tuyến phòng thủ Huế bên này bờ sông Mỹ Chánh. Liên Đoàn Biệt Động Quân, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Sư Đoàn Nhảy Dù đang chận đánh các Sư Đoàn của Việt Cộng đang trên trục tiến quân vào Huế. Mặt trận phía Tây thành phố Huế, Sư Đoàn I BB đang đụng nặng với Sư Đoàn 324B và các trung đoàn 4,5,6, cuả Quân khu Trị Thiên, nói chung tình hình vẫn chưa sáng sủa. Điều quan trọng nhất mà giờ nà tôi mời quí vị họp khẩn cấp là tình hình an ninh tại thành phố Huế.

Như quí vị đã được tôi thông báo nhiều ngày truớc đây, nếu lực lượng quân sự của Việt Cộng tiến sát gần thành phố Huế, thì ngay lập tức bọn Việt Cộng sẽ phát động cuộc tổng nổi dậy tại thành phố, cướp chính quyền, và thành lập chính quyền Cách Mạng của bọn chúng như đã xảy ra hồi Tết Mậu Thân 1968. Hậu quả sẽ là một cuộc tắm máu lần thứ hai, mà lần này có lẽ còn tàn bạo hơn, khốc liệt hơn Mậu thân 1968. Vì vậy tôi quyết định ra tay trước khi quá trễ. Lực lượng CSQG/Thừa Thiên-Huế sẽ mở một cuộc hành quân đại quy mô trong 10 quận nông thôn, trải dài từ bắc Thừa Thiên đến nam Thừa Thiên và 3 quận trong thành phố Huế, truy bắt tất cả hạ tầng cơ sở Việt Cộng, và các cán bộ Cộng Sản nằm vùng trong các cơ quan của chính quyền, học sinh, sinh viên, các thành phần công tác với địch, nằm vùng trong Quân đội, đảng phái, trong các giới thương gia, tiểu thương v.v...

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site