lịch sử việt nam
Nội-Dung Câu Chuyện Tố-Cáo Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải - Nguyễn-Minh-Triết
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18
Thư Tố Cáo 1
...
PHẦN BỔ SUNG VII
Sau khi tôi tung THƯ TỐ CÁO lên mạng lần gần đây nhất (ngày 31/8/2009 , kèm theo ảnh chụp scan chứng minh nhân dân và bằng tốt nghiệp đại học), câu chuyện đã nhanh chóng lan đi không chỉ trong nước mà còn ra cả ngoài nước. Tới lúc này thì ngay cả những ai hoài nghi nhất cũng phải hiểu rằng đây không hề là “tác phẩm” nhảm nhí của một kẻ ngông cuồng hay hoang tưởng nào đó. Có lẽ hầu hết mọi người sau khi đọc xong toàn bộ bức thư đều không khỏi bàng hoàng thốt lên: “Không thể tưởng tượng nổi!” Rõ ràng, từ cổ chí kim người ta khó có thể tìm thấy một câu chuyện nào khủng khiếp và li kỳ đến vậy trong bất kỳ một cuốn sách sử hay thậm chí là tiểu thuyết trinh thám nào. Ngoài ra, những tình tiết xúc động của câu chuyện hẳn cũng đã chạm đến trái tim của nhiều người.
Song thực tế mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó. Tình hình diễn biến ngày càng phức tạp và gay cấn. Các cơ quan đại diện nước ngoài tới tấp chất vấn Chính phủ Việt Nam về nội dung bức thư cũng như về tình cảnh của vợ chồng tôi. Bởi nếu đây là câu chuyện có thật, nó không chỉ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Việt Nam mà còn ảnh hưởng to lớn đến cục diện chính trị - an ninh trong khu vực, và từ đó có những tác động nhất định đến tình hình chính trị - an ninh trên thế giới. Bộ Chính trị lại phải cuống cuồng lo đối phó.
Đầu tiên là chuyến vào thăm và làm việc tại Quảng Trị của ông Hoàng Trung Hải diễn ra ngày 5/9/2009. Kế đến, họ phải lo bố trí để vợ tôi tiếp chuyện các đoàn ngoại giao (dĩ nhiên là không thể thiếu các quan chức an ninh, tình báo) của một số nước bày tỏ sự quan tâm đến bức thư tố cáo. Người ta bày cho vợ tôi cách đối đáp trước các câu hỏi của các đoàn ngoại giao, tất nhiên họ cũng không quên hứa hẹn là sẽ sớm thu xếp tiền cho vợ chồng tôi. Đại khái là vợ tôi sẽ trả lời các đoàn ngoại giao rằng một phần câu chuyện là có thật, cô ấy có mối quan hệ “làm ăn” với ba ông kia và họ hứa sẽ cho vợ chồng tôi một số tiền khi vụ việc kết thúc. Nhưng sau khi có một thành viên trong nhóm bị chết, họ đã trở mặt và không chịu chuyển tiền cho vợ chồng tôi. Trên cơ sở đó tôi mới bịa ra một câu chuyện nửa thực nửa hư để tố cáo họ. Thật là mỉa mai, bây giờ thì chính vợ tôi lại phải ngồi “đấu trí” với những tay trùm an ninh và tình báo nước ngoài để giữ “thể diện” cho chế độ chính trị này cũng như đảm bảo an ninh cho đất nước. Càng nghĩ tôi lại càng thấy căm giận trước việc một số người trong Bộ Chính trị vẫn coi lợi ích quốc gia như rơm như rác. Quyền lực và lợi ích cá nhân đã làm cho họ mờ mắt.
Chiều ngày 8/9/2009, vợ tôi tiếp một đoàn ngoại giao của Mỹ (từ hơn 3h đến khoảng 6h). Đoàn gồm 5 người Mỹ (trong đó có một Việt Kiều nói giọng lơ lớ) và một phiên dịch, tại một nhà hàng khá kín đáo ở thị trấn Cam Lộ (Quảng Trị). Ngồi cùng vợ tôi có một vị lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Trị (tôi không tiện nêu tên). Sau đó, cô ấy lại tiếp đoàn ngoại giao của Trung Quốc, gồm 5 người Trung Quốc và một phiên dịch người Việt, từ 6h30 đến gần 9h. Trong số 5 người TQ có một người biết tiếng Việt, vì khi đi ra ngoài vợ tôi có thoáng nghe người này trao đổi bằng tiếng Việt với tay phiên dịch. (Riêng với đoàn Trung Quốc thì ngoài vợ tôi không một người nào của phía Việt Nam được phép tham dự.) Cả hai đoàn đều tỏ ra rất lạnh lùng, nghiêm nghị. Thậm chí vợ tôi còn có cảm giác ánh mắt của các thành viên trong phái đoàn TQ như muốn xuyên thủng người cô ấy. Nội dung chủ yếu mà hai đoàn đều hỏi là câu chuyện có thật hay không và tại sao lại như thế. Vợ tôi đối đáp với họ theo như những gì mà các sỹ quan Công an Việt Nam đã “mớm” cho. Đoàn TQ có nhận xét là bịa gì mà bịa khủng khiếp thế, lại còn rất logic nữa, khiến ai cũng phải tin là thật.
Khoảng 4h chiều hôm sau, 9/9, đoàn Trung Quốc lại từ Huế ra gặp vợ tôi (họ về Huế nghỉ ngơi chứ không ở lại Đông Hà). Lần này thì ngoài đoàn TQ còn thêm một đoàn nữa của Mỹ . Hai đoàn cùng gặp vợ tôi một lần, cả thảy mười mấy người (trong đó có hai phiên dịch người Việt do các đoàn tự bố trí). Địa điểm vẫn là một nhà hàng ở Cam Lộ. Phía Việt Nam không ai được phép ngồi dự. Một mình vợ tôi ngồi “đấu trí” với những quan chức an ninh sừng sỏ của TQ và Mỹ. Lại vẫn những câu hỏi cũ, và vợ tôi vẫn lập lại những câu trả lời mà Công an Việt Nam đã “mớm” cho. Mấy vị người Mỹ thì tỏ vẻ nhã nhặn, chủ yếu chỉ ngồi nghe và quan sát; còn mấy tay người TQ thì tỏ ra rất ghê. Thỉnh thoảng họ lại còn đập bàn doạ vợ tôi. Vợ tôi thản nhiên nói, “Đừng đập bàn, đừng quát nạt. Đây yếu tim xỉu liền đó.” Họ khen cô ấy là “thông minh, biết chuyển đề tài, lèo lái câu chuyện một cách khéo léo” (tất nhiên, những lời khen như thế cũng có thể chỉ là “võ” của họ mà thôi). Họ hỏi vợ tôi là “phải gặp gỡ rồi bị thẩm vấn thế này thì có sợ gì không?” Cô ấy liền ra dấu những cử chỉ tục tĩu với tay phiên dịch rồi bảo anh ta dịch lại rằng “Còn lâu đây mới sợ!” khiến họ chỉ còn biết lắc đầu, bảo là chưa từng gặp một người nào như cô ấy cả. Phái đoàn TQ nói rằng họ sẽ còn ở lại đây để chờ câu trả lời khác từ phía vợ tôi, vì họ nói “câu chuyện rất logic, khó có thể bịa được.” Họ đề nghị cô ấy hợp tác với họ. Vợ tôi nói, “Câu chuyện có thật đâu mà hợp tác. Phải có gì thì mới hợp tác được chứ.” Đến khoảng 7h, cuộc gặp với hai đoàn này mới kết thúc.
Ngoài ra, kể từ đó cho đến ngày 18/9, vợ tôi còn tiếp một số đoàn ngoại giao của các nước như Pháp, Đức, Anh, Malaixia, Hàn Quốc… Nội dung trao đổi chủ yếu vẫn xoay quanh những câu hỏi như tôi trình bày ở trên và vợ tôi vẫn đối đáp như thế. Tuy nhiên, hầu hết các đoàn đều không tin vào những gì mà cô ấy nói. Họ thừa biết, câu chuyện không thể đơn giản như thế được.
Trưa 10/9, vợ tôi tiếp một đoàn thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, gồm 6 người. Địa điểm cũng là một nhà hàng ở thị trấn Cam Lộ. Vợ tôi không biết tên một ai nhưng cho biết họ toàn là những người mà cô ấy đã nhìn thấy trên TV. Họ nói rằng lần thứ nhất tôi tung thư tố cáo lên mạng (21/4/2008), họ không tin; họ đã định đề nghị bắt nhưng sau lại sợ tôi làm um lên nên mới thôi. Vì thế họ nghĩ chỉ cần yêu cầu Công an Quảng Trị gọi tôi lên làm việc là được. Lần thứ hai (12/3/2009), họ cũng không tin. Mãi đến ba lần cuối cùng (20/8; 27/8; 31/8) họ mới tin và mới nắm được sự việc. Họ chỉ còn biết động viên vợ chồng tôi “cố gắng.” (Trong mấy ngày đầu tiên của phiên họp thứ 23, khai mạc ngày 9/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp kín để “nghe báo cáo và thảo luận về giám sát chuyên đề việc thực hiện đấu tranh phòng, chống tham nhũng và phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng” nhưng thực ra là chỉ bàn về câu chuyện của vợ chồng tôi thôi.)
Ngày 19/9, hai đoàn ngoại giao của Thuỵ Sỹ và Na Uy yêu cầu gặp vợ tôi nhưng cô ấy từ chối không gặp. Vợ tôi không muốn làm việc đó trong khi tôi còn đang phải khất nợ tiền phòng khách sạn và cô ấy đang phải chật vật kiếm tiền nuôi con hàng ngày. Thật không thể nào chấp nhận được. (Điều này phần nào cũng cho thấy bộ máy thượng tầng đang lâm vào tình thế bế tắc, không lối thoát.)
Xin quý vị đừng vội nghĩ là chúng tôi muốn dùng bức thư này để “làm tiền” Nhà nước, mặc dù sau tất cả những gì đã xẩy ra, ai cũng hiểu rằng chúng tôi hoàn toàn có quyền đòi hỏi quyền lợi cho bản thân mình. Đối với vợ chồng tôi, cũng như với bất kỳ ai khác, tiền là rất quan trọng, nhất là khi chúng tôi lại đang rơi vào cảnh khó khăn như hiện nay. Nhưng nếu chỉ vì tiền thì chắc chắn tôi đã chẳng ngại ngần gì mà không “ngậm miệng” để được nhận số tiền khổng lồ 7 tỷ USD mà người ta từng hứa hẹn trước khi tôi tung THƯ TỐ CÁO lên mạng lần thứ hai (ngày 12/3/2009), hoặc số 300 triệu Euro mà trước đấy ba ông kia đã đề nghị chuyển cho vợ chồng tôi vào cuối năm 2008. Đối với tôi, tiền rất quan trọng nhưng vẫn còn nhiều thứ khác quan trọng hơn và chắc chắn tiền bạc không phải là tất cả. Tôi nghĩ, nhiều người ở địa vị của tôi cũng sẽ hành xử như vậy thôi.
Còn lý do tại sao chúng tôi lại không tiếp tục tung thư lên mạng rồi đòi hỏi xét xử công khai vụ việc để cho chế độ này nhanh chóng sụp đổ cũng rất đơn giản. Việt Nam đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng về an ninh đối với một bộ phận lãnh thổ quốc gia trên Biển Đông là quần đảo Trường Sa, nhất là khi gần đây Trung Quốc đã tỏ rõ tham vọng bành trướng đã kìm nén bấy lâu của mình. Ai đó có thể cười khẩy rồi vứt bức thư của tôi vào sọt rác đồng thời không quên kèm theo một câu chửi đổng chứ với các tay trùm an ninh ở Bắc Kinh thì ngay từ khi bức thư được tung lên mạng lần đầu tiên họ đã không ngây thơ mà làm vậy. Và cuộc khủng hoảng chính trị ở Việt Nam hiện nay (nếu có) sẽ là thời cơ lớn đối với họ, nhất là khi họ thừa hiểu rằng một khi đã hoàn toàn lột xác, Việt Nam chắc chắn sẽ không còn là một nước chư hầu ngoan ngoãn, bạc nhược như xưa nữa. Ngoài ra, như tôi đã nhận định trong các phần trước, một khi vụ việc đã bị phanh phui, cho dù chỉ là trong nội bộ Bộ Chính trị và một số lãnh đạo cao cấp khác, ai cũng hiểu rằng một sự thay đổi lớn lao về mặt thể chế là thực tế không thể tránh khỏi. Hơn nữa, như quý vị có thể dễ dàng nhận thấy, nếu quá trình chuyển tiếp diễn ra một cách êm thấm, đất nước sẽ được lợi cả về mặt kinh tế - xã hội lẫn an ninh - quốc phòng. Chúng tôi đã hợp tác tối đa với họ nhằm đạt được mục tiêu tối cao đó nhưng tất cả những gì mà chúng tôi nhận được chỉ là con số không tròn trĩnh.
Điều lo ngại duy nhất của tôi là nếu thành phần bảo thủ trong Đảng lại trỗi dậy (trong đó phần lớn là tay chân của ông Mạnh và ông Hải ) thì dù thay đổi là điều không tránh khỏi song cái tâm và cái tầm của họ chắc chắn sẽ không hứa hẹn một tương lai sáng sủa cho Việt Nam. Điều đó có nghĩa là chừng nào mà vợ chồng tôi vẫn còn trong tình trạng “lơ lửng” như hiện nay, chừng đó cuộc tranh chấp quyền lực giữa phái cấp tiến và phái bảo thủ trong Đảng còn chưa ngã ngũ, Bộ Chính trị còn chưa tìm ra được lối thoát cho cuộc khủng hoảng này, đồng thời một số vị uỷ viên Bộ Chính trị thuộc thành phần bảo thủ vẫn tiếp tục đối xử với vận mệnh đất nước như thể là “con tin” trong tay họ. Và khi ấy, tôi vẫn còn có đầy đủ lý do để tiếp tục tung thư tố cáo lên mạng. Ngoài ra, theo tôi được biết, hiện nay câu chuyện đã phổ biến rộng rãi và lan tới mọi tỉnh thành trên toàn quốc; các quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước ở Hà Nội - trung tâm đầu não chính trị của cả nước - hầu như không ai còn chút động lực nào để tiếp tục công việc. Vì vậy, hơn lúc nào hết, những người đang nắm giữ trọng trách của nước nhà cần có những động thái quyết liệt, dứt khoát; Quốc hội cần thực hiện đầy đủ chức trách của mình với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân theo quy định của Hiến pháp; các vị đại biểu Quốc hội cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước lịch sử; đồng thời giới thức giả Việt Nam cũng cần mạnh dạn lên tiếng, thể hiện rõ ràng chính kiến của mình và vạch ra đường hướng phát triển cho đất nước. Trong trường hợp đó, việc tiếp tục tung bức thư này lên mạng là điều hết sức cần thiết.
Tôi tha thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy ra tay giúp đỡ Việt Nam chúng tôi, để trên mảnh đất đã phải hứng chịu nhiều đau thương và bất công này, một nền dân chủ đích thực sẽ xuất hiện, một nhà nước thật sự là “của dân, do dân và vì dân” - như những gì mà Abraham Lincoln từng đề ra cách đây ngót 146 năm - sẽ trở thành hiện thực. Đấy chính là khát vọng lớn lao của cả một dân tộc.
Quảng Trị - 22/9/2009
Lê Anh Hùng
Lưu ý:
Từ PHẦN BỔ SUNG V trở đi, có hai chi tiết mà tôi cần lưu ý quý vị:
Quý vị sẽ hình dung ra toàn bộ câu chuyện sau khi đọc kỹ Nhật ký của tôi (kèm theo THƯ TỐ CÁO II, kể từ ngày tôi bán nhà ở Hà Nội, tháng 5/2008, cho đến khi tôi bị bắt vào ngày 25/12/2009 rồi được thả ra vào ngày 24/8/2010).
Hà Tĩnh, 1/2011
Lê Anh Hùng
(i) Sáng hôm đó, tôi bỏ ra khách sạn Bưu Điện (291 Lê Duẩn, Đông Hà) để ở vì không còn chịu nổi không khí bức bối trong nhà cùng thái độ thiếu tôn trọng của gia đình vợ.
(ii) Đây là một câu chuyện rất phức tạp, rối rắm nên quý vị cần phải đọc thật kỹ để thấy được logic của nó trước khi đưa ra bất kỳ nhận định hay phán xét gì.
(iii) Quý vị chớ có ngạc nhiên là tại sao người ta chỉ gặp vợ tôi. Thực ra, cô ấy mới là nhân vật chính của câu chuyện chứ không phải tôi. Tôi đơn giản chỉ là người ghi lại những gì mà vợ đã kể cho mình, cũng như thuật lại những diễn biến liên quan khác mà thôi. Chính vì thế mà trong suốt quá trình điều tra, Công an chỉ làm việc với vợ tôi chứ không hề làm việc với tôi (ngoại trừ lần tôi được Công an tỉnh Quảng Trị mời lên để “trao đổi” vào ngày 5/8/2008). Ngoài ra, theo tôi nghĩ, các nhà chức trách Việt Nam không muốn tiếp xúc trực tiếp với tôi còn vì một lý do nữa là họ thừa biết “tư thế” của họ cũng chẳng lấy gì làm “vẻ vang” cho lắm, họ sợ phải đối diện với một người như tôi. Dù sao, điều đó ít nhiều cũng cho thấy “tấm lòng” của họ đối với đất nước. (Tất nhiên, việc họ không muốn tôi tiếp xúc với các đoàn ngoại giao nước ngoài chắc chắn là còn có những lý do khác nữa.)
(i) Mấy hôm đó ngoài việc phái tiếp đón các đoàn nước ngoài, vợ tôi còn phải tiếp chuyện với mấy đoàn sỹ quan cao cấp của Bộ Công an nữa. (Trong Bộ Công an cũng có nhiều phe phái khác nhau; và không phải phe nhóm nào cũng tường tận vụ việc.) Có đoàn vào để động viên vợ chồng tôi nhưng cũng có đoàn muốn tìm hiểu thêm tình hình.
Ngày 12/9/2009, tôi gọi điện cho ba tôi (ở Hà Tĩnh) thì được biết là vào cuối tháng 8/2009 có một viên sỹ quan Công an thuộc Cục An ninh Văn hoá - Tư tưởng (A25) tới nhà ông để điều tra. Họ còn mò đến tận nhà một ông anh họ của tôi, người mà trước đây tôi từng nhập hộ khẩu vào khi mới chuyển hộ khẩu về Hà Nội năm 1999. Thực sự tôi cũng thấy tội nghiệp cho các chiến sỹ an ninh mẫn cán trên mặt trận văn hoá - tư tưởng này. Lẽ ra người ta nên thông báo tình hình cho họ biết để họ khỏi phải vất vả như thế. Tôi nghĩ, những gì mà họ đúc rút ra từ câu chuyện này chẳng khác nào chén thuốc đắng mà chắc phải còn rất lâu nữa họ mới có thể nuốt trôi. Dĩ nhiên, không riêng gì họ mà cả dân tộc này đã bị loè bịp suốt hơn nửa thế kỷ qua, hàng triệu con người đã đổ biết bao xương máu chỉ để tô thắm cho những tấm huân chương trên ngực của những tên độc tài cộng sản vô đạo và để “góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” (!!!) Điều mỉa mai và đau đớn hơn nữa là đâu đâu trên mảnh đất đau thương này người ta cũng thấy hình ảnh được tôn thờ của kẻ bịp bợm đáng ghê tởm nhất. Và “bợm” thì cũng khó mà đẻ ra người được.
(i) Trưa 11/9, đoàn Trung Quốc từ Huế ra nhưng người ta không liên lạc được với vợ tôi (vì cô ấy tắt máy) nên lại quay vào Huế. Sau đó, đoàn này lại trở ra Hà Nội và làm việc với các quan chức Việt Nam và tự điều tra qua một số nhân vật liên quan mà tôi đã trình bày trong câu chuyện. Dự kiến họ sẽ còn gặp vợ tôi ít nhất một lần nữa. Dĩ nhiên là Trung Quốc hết sức quan tâm đến câu chuyện này cùng những hệ luỵ của nó.
Chiều tối ngày 15/9, vợ tôi lại tiếp đoàn ngoại giao người Mỹ ở Cam Lộ. Đoàn gồm 7 người Mỹ, 1 phiên dịch, không có người nào của phía VN tham dự. Sự quan tâm của người Mỹ tất nhiên cũng không kém phía Trung Quốc.
(ii) Tôi cũng đã thể hiện rõ quan điểm của mình trong bức thư gửi cho Bộ Chính trị (qua hai địa chỉ email gopycanhsat@canhsat.vn và togiactoipham@canhsat.vn) ngày 27/7/2009: “…Rất mong quý vị tim ra giải pháp tối ưu cho đất nước trong bối cảnh hiện nay. Tôi chỉ mong điều tốt đẹp nhất sẽ đến với đất nước, bi kịch hơn nửa thế kỷ qua sẽ chấm dứt với dân tộc. Còn nếu may mắn có tiền tôi sẽ dành phần lớn số tiền đó để làm từ thiện, chủ yếu là trong các lĩnh vực giáo dục và môi trường…”
(i) Dù thực sự là tôi rất muốn vậy.
(ii) Tôi được biết là trong một lần làm việc với Ban Chuyên án (từ hồi tháng 6/2009), ông Dũng đã khóc và bày tỏ sự hối hận vì đã làm cho vợ chồng tôi điêu đứng một thời gian dài. Ông đề nghị với họ là sau này sẽ đem vợ tôi ra nước ngoài khám. Ngoài ra, mới đây ông còn tố giác thêm một sự thật nữa là cái chết của Trọng hoàn toàn không phải diễn ra một cách tự nhiên mà là do ông Hải thuê bác sỹ tiêm thuốc cho anh ta chết. “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.” Quả vậy, không phải lúc nào người ta cũng có thể dễ dàng chiến thắng được bản thân, thậm chí dù chỉ là chiến thắng một phần thôi.
(iii) Lúc đó, chúng ta sẽ phải chấp nhận một thực tế là Trung Quốc có khả năng tấn công Trường Sa, điều mà không ai trong chúng ta mong muốn. Nhưng chúng ta cũng cần hiểu rằng ngay cả khi quá trình chuyển tiếp sang nền dân chủ diễn ra một cách êm thấm thì khả năng ấy vẫn không thể bị loại trừ và Việt Nam cần phải chuẩn bị cho khả năng xấu nhất đó. Trung Quốc thừa hiểu họ được gì và mất gì nếu vẫn bất chấp đạo lý, bất chấp luật pháp và công luận quốc tế để tấn công Trường Sa, sau khi họ đã “nuốt” gọn Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam. Người Việt Nam luôn ưa chuộng hoà bình và chủ trương một mối quan hệ hữu hảo, đôi bên cùng có lợi với người láng giềng Trung Quốc (thậm chí đôi khi còn sẵn sàng nhún mình trước anh hàng xóm to con này), nhưng nếu buộc phải ra tay tự vệ thì mỗi người dân Việt Nam sẽ luôn chiến đấu với 200% sức vóc của mình trước những kẻ xâm lược đến từ phương Bắc.
Dường như các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đã thể hiện thái độ của mình qua chương trình thời sự tối 14/9 vừa rồi. Ngày hôm đó, ông Nguyễn Minh Triết đến thăm Binh chủng Pháo binh trong khi ông Nguyễn Phú Trọng đến dự lễ khai giảng tại Học viện Quốc phòng. Cả hai có vẻ như muốn cho thấy thái độ của Việt Nam trước sự “doạ nạt” của Trung Quốc. Trước đây, Việt Nam “sợ” Trung Quốc đánh Trường Sa vì điều đó có thể khiến người dân bất bình trước thái độ ươn hèn, bạc nhược của Nhà nước rồi nổi lên lật đổ luôn cả chế độ, chứ bây giờ đằng nào thì chế độ này cũng sụp đổ rồi, hà cớ gì cứ phải sợ sệt mãi để cho người ta được thể mà tiếp tục hăm doạ. Hơn nữa, đâu phải Trung Quốc muốn làm gì thì làm, còn cả thế giới nhìn vào nữa chứ. Hình ảnh “trỗi dậy hoà bình” của nước này rồi sẽ ra sao? Quan trọng hơn, làm thế thì chẳng khác nào Trung Quốc đẩy Việt Nam vào tay đối thủ của mình, trong khi ít ra họ cũng muốn Việt Nam giữ lập trường trung lập trong ván bài chiến lược giữa các siêu cường.
(i) Với việc tung THƯ TỐ CÁO lên mạng lần thứ 6 này, câu chuyện chắc chắn không còn có thể che giấu được nữa và tôi cũng không cần phải tiếp tục e dè làm gì. Nếu có gì muốn trao đổi thêm với tôi, xin quý vị hãy cứ mạnh dạn liên hệ qua địa chỉ email của tôi và trong trường hợp cần thiết tôi sẽ cung cấp số điện thoại để quý vị liên lạc.
(ii) Tôi ủng hộ một chính thể mà ở đó Thủ tướng đứng đầu nhánh hành pháp; Chủ tịch nước (Tổng thống) chỉ đóng vai trò nghi lễ, tượng trưng; cơ quan lập pháp gồm hai viện, Thượng viện và Hạ viện; Thượng viện bao gồm những thành viên được bầu cử với nhiệm kỳ 6 năm, cứ 3 năm bầu một nửa số thành viên; Hạ viện được bầu với nhiệm kỳ 4 năm; cơ chế bầu cử theo hình thức đầu phiếu đa số tương đối hay đầu phiếu đa số đơn (nhằm hình thành nên hệ thống lưỡng đảng). Dù sao, đây cũng chỉ là đề xuất của một kẻ “ngoại đạo” thôi.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử