lịch sử việt nam
Nội-Dung Câu Chuyện Tố-Cáo Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải - Nguyễn-Minh-Triết
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18
Thư Tố Cáo 1
...
PHẦN BỔ SUNG III
Tôi đã lên kế hoạch là tối 4/1 AL sẽ ra Hà Nội rồi chạy vào một đại sứ quán nào đó để tố cáo. Tôi quyết định sẽ để vợ con ở lại Đông Hà, sau khi chạy vào được đại sứ quán thì sẽ đề nghị họ vào đón vợ con tôi ra. Đột nhiên, sáng mồng 4/1 AL (10/2/2008), vợ tôi nhận được tin nhắn của Trọng. Thì ra Trọng vừa từ cõi chết trở về. Khoảng cuối tháng 12/2007, một trong ba tên vệ sỹ canh giữ con gái Trọng, người mà Trọng đã mua chuộc được, báo tin ra cho anh ta biết là con gái Trọng đang sốt mê man, thường mê sảng. Đứa bé bị giam giữ trong một ngôi nhà biệt lập nằm ở một vùng hoang vắng. Trước đấy, Trọng đã một lần cho người của mình tiếp cận hòng giải thoát con gái nhưng bất thành, hai người của Trọng bị bắn chết. Lần này Trọng như kẻ bị mất hết tỉnh táo. Anh ta tiến đến ngôi nhà một cách vô thức và ngay lập tức bị bọn vệ sỹ tóm lại. Sau khi bắt được Trọng, ông Hải cho chuyển địa điểm giam giữ bố con Trọng đến một nơi còn hoang vắng hơn (có lẽ là một vùng dân tộc ở Quảng Ninh). Trọng và con gái bị giam giữ trong một căn hầm tối tăm. Hàng ngày anh ta bị bọn vệ sỹ đánh đập tàn nhẫn, bắt phải khai ra chứng cứ của ông Hải để ở đâu. Nhưng Trọng quyết không khai. Anh ta sợ rằng sau khi ông Hải lấy được hết chứng cứ thì tính mạng của mình coi như cũng được định đoạt. Trọng chỉ khai (láo) là vợ tôi cũng nắm được một số chứng cứ do ăn trộm được của Thuỷ. (Đây tuy là điều Trọng ma mãnh nghĩ ra nhưng đúng là hồi ở London vợ tôi có mở vali của Thuỷ để lấy một số chứng cứ đem giấu, song sau đó bọn trộm đã cuỗm đi sạch.)
Đến ngày 28/12 AL (4/2/2008) thì con gái Trọng không chịu được nữa và chết trên tay Trọng. Bọn chúng cho phép Trọng chôn con gái mình. Anh ta nhân đó đánh nhau với hai tên vệ sỹ, cướp được súng và bắn chết hai tên này rồi chạy trốn. Trên đường đào tẩu, Trọng bị ngất xỉu do mệt và đói, đến khi tỉnh dậy thì thấy mình đang ở trong nhà một gia đình người dân tộc. Trốn chui trốn nhủi Trọng cũng lần mò về được đến Hải Phòng. Trọng gọi điện cho Thuỷ thì may thay Thuỷ vẫn dùng số sim cũ và đang ở Sài Gòn. Rạng sáng 4/1 AL (10/2/08) Trọng đi ô tô vào tới Sài Gòn gặp Thuỷ và ngay lập tức nhắn tin cho tôi. Trọng bảo nghe Thuỷ nói vợ chồng tôi đang định ra Hà Nội tố cáo, và chuyện đó là tuỳ tôi quyết định. Tôi vẫn dự định là tối hôm đó sẽ ra Hà Nội, tuy nhiên đến chiều thì vợ tôi cho biết là Trọng gọi điện và nói muốn hợp tác với tôi, đòi ông Hải phải trao một số tiền lớn, vợ chồng tôi lấy một nửa và anh ta một nửa, sau đó vợ chồng tôi sẽ ra nước ngoài trước. Ban đầu tôi vẫn ấm ức trong lòng vì chuyện Trọng đã để cho vợ tôi bị đánh đập và bị cướp ở London, còn thời gian tôi chạy trốn thì dường như anh ta cố tình không gửi tiền cho tôi, chỉ đạo Trinh không gửi tiền cho tôi và không cho vợ chồng tôi biết được bất kỳ manh mối gì về nơi ở của vợ tôi. Nghĩ vậy nhưng tôi vẫn còn tin là Trọng thật lòng với vợ chồng tôi, nếu tố cáo thì sẽ đặt Trọng vào tình thế nguy hiểm, hơn nữa chuyện tố cáo chưa biết sẽ đi đến đâu. Vì thế, tôi quyết định nghe theo kế hoạch của Trọng. Ông Hải lúc này đang vô cùng lo sợ nên răm rắp nghe theo yêu cầu của Trọng, hơn nữa lúc này cả Trọng và vợ tôi đều bịp ông Hải là vợ tôi cũng nắm chứng cứ trong tay (đang chôn ở một địa điểm bí mật) nên ông Hải rất sợ vợ chồng tôi manh động.
Lúc đầu Trọng giao hẹn đến ngày thứ Ba, 13/1 AL (19/2/2008), ông Hải phải bàn giao đủ 2 tỷ USD cho tôi và Trọng ở Sài Gòn. Sau đấy Trọng sẽ bàn giao toàn bộ chứng cứ, còn vợ chồng tôi thì sẽ ký vào giấy tờ do ông Hải soạn ra, với nội dung xác nhận những thông tin mà vợ tôi từng kể cho tôi và tôi đã gửi cho người nhà của mình (cho em trai tôi trước đây và cho ba tôi hôm 26/12 AL, tôi có in ra một bản và đưa về nhà cho ba tôi đọc) là không có thực, hoàn toàn do vợ tôi tưởng tượng ra. Vợ chồng tôi dự định sáng thứ Tư, 20/2/2008, sẽ vào Huế để bay vào Sài Gòn thì tối 19/2 ông Hải gọi điện cho vợ tôi, cầu xin vợ chồng tôi cho lui thêm mấy ngày nữa bởi ông đang xoay như chong chóng mà vẫn chưa đủ tiền. Tôi bảo vợ sáng mai gọi điện cho ông Hải nói là sẵn sàng gia hạn cho ông đến hết tuần luôn. Ông Hải rất cảm kích và gửi lời cám ơn tôi. Vợ tôi chợt nhớ đến cái nhà mà ngày xưa các ông xây tặng vợ chồng tôi và bỗng nhiên lại có ý thích về đấy ở. Cô ấy hỏi ông Hải thì được biết căn nhà đó ông đã chuộc lại, dự định sau này về già sẽ ở. Vợ tôi ngỏ ý thích ngôi nhà đó và nói muốn lấy ngôi nhà đó và trừ vào số tiền 2 tỷ USD. Ông Hải bảo để ông xem lại rồi trả lời sau. Sau đấy ông Hải cho biết là sẽ tặng riêng tôi ngôi nhà đó, không tính vào số tiền 2 tỷ USD kia. Ông tỏ ý khen tôi là người biết sống, có tấm lòng vị tha, rằng cuốn sách tôi dịch rất hay, trước kia ông chỉ mới đọc qua bản thảo nhưng giờ được in thành sách thì thấy đúng là một cuốn sách giá trị. Trong thâm tâm, tôi cũng muốn bỏ qua tất cả để vợ chồng tôi có thể sống yên ổn ở Việt Nam. Lòng thù hận chỉ khiến con người ta tự làm khổ mình mà thôi. Hơn nữa, với số tiền kia chắc chắn tôi sẽ làm được nhiều việc có ích.
Chiều 16/1 AL (22/2), để thoát khỏi bầu không khí bức bối ở nhà bà ngoại vợ, chúng tôi đến nghỉ tại khách sạn Nhà Việt trên đường Hùng Vương mới. Chiều thứ Hai, 25/2, vợ chồng tôi trả khách sạn về nhà, chuẩn bị vào Huế để bay vào Sài Gòn thì đột nhiên được tin ông Hải đang đi công cán có việc hệ trọng của Nhà nước. Vợ tôi rất tức giận, ngỡ là các ông lại dở trò gì nữa chăng, liền gọi điện cho ông Dũng doạ tố cáo (lúc đó không gọi được cho ông Hải). Ông Dũng liên lạc với ông Hải, ông Hải sợ quá liền gọi điện lại cho vợ tôi báo là ông đi Cuba có việc cơ mật của Nhà nước do ông Mạnh giao cho, hiện ông đang ở nước ngoài nhưng 9h sáng hôm sau sẽ có mặt ở Hà Nội và hẹn gặp chúng tôi vào chiều tối ở Sài Gòn. Tuy nhiên, chiều hôm đó vợ tôi đi xem bói và được cho biết là phải hết tháng 1 AL vợ tôi mới đi an toàn, còn nếu đi trong tháng 1 thì sẽ dễ gặp tai biến gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, sáng 20/1 AL (26/2) vợ tôi gọi điện cho ông Dũng báo là gia hạn cho ông Hải đến hết tháng 1 AL. Vợ tôi cũng đề nghị ông Dũng gửi cho vợ chồng tôi và Trọng một ít tiền để tiêu tạm. Ông Dũng nói ông không có nhiều tiền, sẽ gửi tạm cho Thuỷ 20 triệu VNĐ để Thuỷ mang ra Đông Hà cho vợ chồng tôi một nửa. Ngày 27/2, Thuỷ định bay ra Huế để thăm và đưa tiền cho vợ chồng tôi thì ông Hải gọi điện ra Hà Nội bảo là gửi mấy thứ cho vợ chồng tôi (máy tính xách tay, điện thoại, tiền…). Trọng nhân đó giao cho Thuỷ ra Hà Nội thu thập chứng cứ mà trước đấy Trọng gửi ở nhà bạn bè (khuôn mặt sau phẫu thuật của Trọng khác hẳn với trước nên hầu như không ai nhận ra, cho dù Trọng cố chứng minh). Chiều thứ Năm, 28/2, vợ chồng tôi về khách sạn Hữu Nghị trên đường Trần Hưng Đạo nghỉ. Chiều hôm đó Thuỷ cũng bay vào Sài Gòn giao chứng cứ cho Trọng và chiều hôm sau thì bay ra Huế. Tối thứ Sáu, Thuỷ ngủ lại ở Huế và đến gần trưa hôm sau Thuỷ gọi điện báo cho vợ tôi là bị ốm và bảo cô ấy đi taxi vào gặp. Mãi đến tối vợ tôi mới trở ra Đông Hà và về nhà nghỉ luôn. Sáng hôm sau cô ấy đến khách sạn Hữu Nghị và đưa cho tôi lá thư của Thuỷ.
Gửi anh Hùng, chị Phương!
Trước là em xin lỗi chị Phương rất nhiều. Em đã định ra Đông Hà nhưng em sợ gặp chị em không dám nói sự thật chị à, nên em phải nói chị vào Huế gấp. Em rất xin lỗi chị, em chỉ định ra gặp anh Hùng và nói sự thật để anh Hùng giúp đỡ em nhưng lại nghe chị nói anh Hùng đi Đà Nẵng [thực ra tôi chưa muốn gặp Thuỷ nên mới bịa chuyện đi Đà Nẵng] . Chị Phương ơi hãy giúp em lần này đi. Số tiền ông Hải gửi cho chị coi như chị cho em mượn nhé. Em không dám đối mặt với chị vì chị là người thật thà và hay thương người. Chị hãy cho em mượn số tiền này để em đi thật xa, em muốn quên đi những đau khổ, em muốn làm lại cuộc đời. Em không thể ở bên Trọng được, Trọng đối xử với em thế nào chắc chị biết rồi. Em muốn đi thật xa, muốn quên đi tất cả, em hứa sau này sẽ trả số tiền đó cho anh chị. Em ngàn lần xin lỗi chị.
Anh Hùng, em rất mong anh hiểu và thông cảm cho em. Xin anh đừng nghĩ em xấu, bởi vì tình cảnh bắt buộc em làm như thế, anh hãy cho em mượn số tiền này, sau này em sẽ trả cho anh. Xin anh bảo với chị Phương khoan hãy nói gì với Trọng, coi như em vẫn đang ở quê với chị Phương. Khi anh chị nhận lá thư này chắc em đã đi xa lắm rồi.
Anh Hùng à, anh nói chị Phương điện cho ông Hải bảo ông gửi tiền theo đường chứng minh thư cho anh. Anh đừng nói gì với Trọng nghe, còn anh hãy tin em, mọi người không lừa dối anh đâu, em đã thu thập chứng cứ đầy đủ từ bạn Trọng, em đã đưa vào cho Trọng rồi. Em nói lần cuối cùng mong anh hiểu và thông cảm cho em.
Chị Phương, em gửi lại cho chị tiền [1 triệu] để trả tiền taxi nơi lễ tân khách sạn với lá thư thôi, còn tất cả xin chị hãy cho em mượn, em đi đây.
Chúc anh chị luôn hạnh phúc. Em là người phụ nữ bất hạnh, mong chị hiểu cho em.
Em gái,
Thuỷ
Vợ tôi kể, vào đến nơi nhận được lá thư cô ấy ngất xỉu luôn tại chỗ, may nhờ ông lái xe taxi quen đưa vào bệnh viện Huế cấp cứu.
Sáng Chủ nhật, 2/3/2008, vợ tôi gọi điện cho ông Hải thì mới biết là ông đưa cho Thuỷ 1 tỷ để gửi cho vợ tôi, định chỉ gửi một ít thôi nhưng Thuỷ đòi thêm, cả máy tính xách tay và điện thoại cho vợ chồng tôi nữa. Trọng báo cho vợ tôi là ngày thứ Bảy, 8/3, sẽ bay ra Huế rồi ra Đông Hà gặp vợ chồng tôi, sau đó cả ba sẽ vào Huế bay ra Hà Nội luôn (để tránh phải vào Sài Gòn nhằm giữ sức khoẻ cho con gái tôi). Chiều tối 8/3, vợ tôi mới liên lạc được với Trọng thì được biết máy bay bị trục trặc, Trọng xuống sân bay Đà Nẵng, bắt xe đò đi ra Huế thì gặp 2 ô tô khách đâm nhau, bị tắc đường cả dãy dài, tình hình chắc phải rạng sáng hôm sau mới ra tới Đông Hà (?). Tôi thấy dường như có điều gì đó không ổn, tôi kiểm tra lại thì được biết không có vụ tai nạn nghiêm trọng nào xẩy ra đoạn giữa Đà Nẵng - Huế đến mức ách tắc quốc lộ cả. Đến sáng hôm sau vợ tôi mới liên lạc được với Trọng. Anh ta bảo gửi lời xin lỗi tôi, đồng thời cho biết anh ta hiện đang rất chán nản vì đã dính HIV từ Thủy. (Thời gian ở London, Thuỷ chán nản nên đã quay lại cặp kè với một tay bồ cũ tên là Sơn. Sơn đã quay cảnh tình tự giữa anh ta và Thuỷ rồi tống tiền cô ta. Bao nhiêu tiền trong tài khoản của Trọng đều bị Thuỷ rút chuyển sang tài khoản của Sơn. Về sau Trọng biết được và rất tức giận.)
Trọng nói với vợ tôi là đang rất tuyệt vọng, không muốn gặp tôi nữa mà chờ ông Hải gửi tiền cho mình rồi đi thật xa để sống và chữa bệnh. Tôi bảo với vợ nói với Trọng là hãy ở lại Hà Nội (vợ tôi cũng có ý thế) để sau này vợ chồng tôi còn tiện bề chăm sóc. Tuy nhiên anh ta vẫn nhất quyết ra đi.
Tôi linh cảm là có chuyện gì đó không ổn, có ai đấy đang lừa mình. Tối 9/3, tôi bảo vợ gọi điện yêu cầu ông Hải sáng hôm sau phải gửi một ít tiền vào cho vợ chồng tôi (đến lúc đó tôi vẫn tin Trọng, còn những chuyện trục trặc tôi nghĩ không khéo lại do ông Hải bày ra lần nữa để lừa vợ chồng tôi. Tuy nhiên ông Hải vẫn nói với vợ tôi, “Bố là người chứ có phải là chó đâu mà lừa con mãi thế. Con muốn tin ai thì tuỳ con.” Tôi không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi nữa. Tối hôm đó tôi đi ô tô ra Hà Nội trước và chiều hôm sau về nghỉ ở khách sạn Hải Yến, 282 Nguyễn Trãi. Vợ tôi dự định chiều 11/3 sẽ đi tàu ra. Sáng 11/3, bà An (người giúp việc cho vợ tôi ở London, mới được ông Dũng bố trí cho về nhân dịp ông sang thăm Anh) gọi điện cho vợ tôi. Nghe vợ tôi nói con tôi bị ốm bà liền bắt xe vào Đông Hà. Sáng hôm sau 12/3, vợ tôi để con ở nhà cho bà An trông rồi vào Huế gặp Trọng, định sẽ bay ra Hà Nội trong buổi sáng bằng máy bay do ông Dũng và ông Hải bố trí. Tuy nhiên vào đến Huế thì kế hoạch máy bay bị trục trặc, do phải đưa đón một phái đoàn quan trọng, ông Hải nói phải tới 5h chiều mới có máy bay. Trọng bực tức thuê một chiếc ô tô ra Hà Nội luôn buổi trưa hôm đó.
22h30 vợ tôi mới về tới khách sạn tôi ở. Vợ tôi cho biết buổi chiều hôm đó, ông Dũng và ông Hải đã thông báo là tối hôm sau, 13/3, các ông sẽ bố trí gặp chúng tôi. Sáng hôm sau, vợ chồng tôi đi taxi lên Bờ Hồ dạo và đến khoảng 14h thì về lại khách sạn. Sau bao nhiêu truân chuyên, cực nhọc, mòn mỏi đợi chờ, tôi háo hức mong đến buổi tối để gặp các ông kia, khép lại một chương đầy đau thương trong cuộc đời hai vợ chồng. Khoảng 16h, vợ tôi bảo là tới chợ Ngã Tư Sở mua mấy thứ. Đến 18h30 tôi nhận được điện thoại của vợ. Tôi đang rất bực bội vì thấy vợ đi quá lâu, đang cất lời quát mắng thì cô ấy bảo tôi lấy tờ giấy trong túi quần ra đọc. Tôi vội chạy tới lấy tờ giấy ra đọc mà thấy rụng rời chân tay.
Gửi anh!
Em ngàn lần mong anh hãy tha thứ cho em, anh hãy quên em đi. Nếu anh nhận được lá thư này thì em đã đi xa lắm rồi.
Xin anh hãy tha thứ cho em và anh đừng tố cáo. Mọi chuyện không như anh nghĩ đâu. Nếu anh tố cáo anh sẽ đi ở tù và em cũng thế. Tội của em không rửa sạch được đâu anh ơi. Em đã đau khổ quá nhiều rồi, em muốn đi thật xa để quên đi tất cả. Anh hãy cố gắng sống và làm lại cuộc đời anh nhé. Mọi người nghĩ là anh vô tội khi có một cô vợ như em. Em không giải thích nhiều, chỉ mong anh cố gắng sống và làm lại cuộc đời. Em nói thật, anh đừng có tố cáo, anh hãy nghĩ mọi chuyện đều do em sắp xếp cả.
Em sẽ bế con đi thật xa. Mọi người trong nhà em vô tội, anh hãy tha cho họ. Khi nào con lớn em sẽ để con tự tìm về với anh. Em sẽ đưa con vào miền Nam sinh sống. Xin hãy tha thứ cho em!
Em chào anh!
Tôi hốt hoảng gọi lại ngay cho vợ thì được biết cô ấy đã bị Trọng và ông Hải lừa dính vào buôn bán ma tuý, và hơn thế còn liên quan đến một vụ án mạng. Trọng bây giờ đã lấy hết tiền ở ông Hải và đi xa. Nếu vợ chồng tôi mà tố cáo thì chứng cứ mà anh ta ghi lại sẽ buộc tội vợ tôi, anh ta đã trao tất cả cho ông Hải. Tôi cầu xin cô ấy hãy quay về với tôi, tôi không thể sống thiếu em được. Tôi biết là em bị người ta lừa chứ em không có tội tình gì cả. “Anh sẵn sàng tha thứ tất cả cho em. Hãy quay lại với anh rồi mình đi đâu thật xa và làm lại cuộc đời.”
Vợ tôi lúc ấy đã tới gần Phủ Lý. Thấy tôi khóc lóc dữ quá cô ấy đau đớn như bị cắt từng khúc ruột. Vợ tôi xuống ô tô và bắt xe ôm quay lại Hà Nội. Về tới nơi, cô ấy quỳ xuống xin lỗi tôi vì đã giấu tôi một sự thật tày trời như thế. Thì ra, vợ tôi đã bị lừa tham gia vào đường dây ma tuý của ông Hải và Trọng. Thấy vợ tôi thật thà, cả tin, Trọng đã lừa vợ tôi tham gia vào hoạt động buôn bán ma tuý của mình rồi dần dà khống chế cô ấy. Không chỉ có thế, vì muốn chiếm được trái tim vợ tôi và để dễ bề khống chế cô ấy, anh ta còn giăng bẫy để vợ tôi dính vào một vụ án mạng rồi ghi lại chứng cứ. Tuy nhiên, cho dù thế thì anh ta cũng không bao giờ ép buộc được cô ấy bỏ tôi theo anh ta hay phản bội lại tôi. Trên đường từ Huế ra Hà Nội ngày 12/3, Trọng đã lộ rõ bộ mặt thật của mình. Anh ta nói với vợ tôi là không hiểu sao bị lừa đến hết lần này lần khác mà tôi vẫn cứ tin vợ. Làm gì có chuyện Thuỷ lây bệnh cho anh ta cũng như chuyện tai nạn gây tắc đường ở Đà Nẵng hôm 8/3. Thời gian ở Sài Gòn, anh ta đã bí mật bay ra Hà Nội nhiều lần để bán các tài sản mà trước đây các ông kia bàn giao cho vợ tôi nhưng cô ấy đưa cho Trọng giữ trước khi lên đường sang Paris… Biết không thể lung lạc được trái tim của vợ tôi, anh ta nói toạc ra là lần này anh ta sẽ lấy hết tiền ở ông Hải rồi đi luôn, toàn bộ chứng cứ sẽ giao cho ông Hải, trong đó có cả bằng chứng phạm tội của vợ tôi. Ngoài ra Trọng còn có cuốn băng dàn dựng cảnh vợ tôi ân ái với anh ta, tất nhiên là anh ta ghép hình, anh ta doạ sẽ tung lên mạng nếu cô ấy đứng ra tố cáo (trước đấy Thuỷ có cho vợ tôi biết về đoạn băng này, nhưng cũng nói thêm là người trong phim không giống vợ tôi, bởi lẽ nếu đúng là cô ấy thì Trọng chắc chắn sẽ chẳng ngần ngại gì mà không gửi cho tôi). Vợ tôi hết lời cầu xin nhưng anh ta vẫn không hề lay chuyển. Khi xe đi đến Kỳ Anh, anh ta bảo vợ tôi xuống xe, “Quay về mà làm lại cuộc đời đi. Ra Hà Nội lần này thì thằng Hùng sẽ không còn tin cô nữa đâu.” Vợ tôi nói, “Không, em phải ra. Chồng em đang nhịn đói chờ em ở ngoài kia.” Vợ tôi nói với Trọng là “nếu ngày mai đến 3h chiều mà anh không gọi điện cho em thì em sẽ ôm con bỏ đi thật xa.”
Thì ra Trọng đã lừa dối vợ chồng tôi từ lâu mà tôi không hề hay biết. Thời gian tôi đang ở khách sạn Nam Đông, vợ tôi ra Hà Nội (rồi sang Paris trước), vợ tôi có gọi điện cho tôi biết là anh ta nói với cô ấy, “Các ông ấy mà giết Hùng thì anh sẽ giết chết họ rồi đi tù!” Hay chuyện anh ta bảo gửi tiền cho tôi qua một người bạn chạy xe đường dài qua cửa khẩu Lao Bảo (!). Lần đó tôi đã thấy chột dạ nên mới lặng lẽ rời khỏi khách sạn Nam Đông và vào Đà Nẵng ngày 12/11/2007 mà chỉ cho vợ biết là tôi vẫn đang ở một nơi khác tại Đông Hà, bởi vợ tôi rất tin tưởng Trọng. Thực ra, tôi đã bố trí đâu vào đấy để lỡ nếu mình có bị thủ tiêu thì bức thư tố cáo sẽ được tung lên mạng bất cứ lúc nào. Thời gian sau này Trọng đã cố tình không gửi hộ chiếu và tiền cho tôi - anh ta bảo vợ tôi cầm hộ chiếu của tôi ra nước ngoài rồi gửi về sau (!) - không cho vợ tôi biết địa chỉ nơi ở để báo cho tôi… Trong khi đó tôi cứ sống lang thang vất vưởng hết Sài Gòn, Đà Lạt lại Nha Trang, bụng bảo dạ là phải cố sức chịu đựng kẻo nếu mình mà manh động thì sẽ ảnh hưởng đến tính mạng con gái Trọng, bất chấp tình cảnh vợ tôi lúc đó đang cần tôi hơn lúc nào hết. Thế mà anh ta lúc nào cũng nhắn tin cho tôi kiểu như: “Tôi thương anh lắm…”, “Tôi không phụ vợ chồng anh đâu…”, “Bố con tôi sẵn sàng hy sinh để vợ chồng anh sớm được đoàn tụ…” Anh ta còn bịa chuyện là bị các ông ấy giám sát chặt chẽ này nọ. Dĩ nhiên là tôi có sự cẩn trọng cần thiết của mình (tôi liên lạc với vợ qua một số điện thoại duy nhất và liên lạc với bạn bè qua số khác hoặc qua mạng), nhưng đúng là tôi vẫn không thể ngờ anh ta lại đốn mạt và hèn hạ đến thế.
Lần vợ tôi mổ ở Mỹ cũng không phải là do Trọng lo liệu mà chủ yếu là nhờ ba ông kia, đặc biệt là ông Hải, người có nhiều mối quan hệ. Sau này Thuỷ mới cho vợ tôi biết là chính ông Hải đã có mặt trong suốt ca mổ của cô ấy, tận tay trao từng phong bì bồi dưỡng cho các bác sỹ. Dù sao, đó cũng là điều tối thiểu mà họ phải làm cho một nạn nhân đang trong cơn hấp hối của họ. Trọng (và cả Thuỷ lúc đó) không cho vợ chồng tôi biết chuyện ấy hòng khiến vợ chồng tôi càng nghĩ xấu về các ông kia và càng thêm tin tưởng anh ta. Riêng vợ tôi thì mãi về sau mới dần dần nhớ ra.
Thuỷ gọi điện báo cho vợ tôi biết là Sơn (bồ của Thuỷ) đã bị Trọng giết. Bản thân Thuỷ phải bỏ đi ngày 1/3 cũng là vì sợ bị Trọng giết. Thuỷ bảo, “Em sống với Trọng lâu rồi nên hiểu được con người Trọng.” Thuỷ cũng cho biết là Loan (đã kể ở đầu câu chuyện) và một nhân viên Việt Tiến nữa tên là Nhung trước cùng làm ở Tràng Tiền Plaza cũng đã bị Trọng và ông Hải ra tay giết để bịt đầu mối. Còn vụ vợ tôi bị đánh và cướp ở London chính là do Trinh dàn dựng trước khi vợ tôi về lại Việt Nam mặc dù trước đó cô ấy đã quyết định để lại cho anh ta và bà An một thẻ tín dụng. Cũng chính anh ta đã theo dõi tin nhắn qua Yahoo Messenger của vợ chồng tôi (anh ta đã tạo nick cho vợ tôi), vì nhiều lần tôi nhắn tin offline qua mạng mà cô ấy không nhận được.
Tôi vô cùng xót thương cho vợ. Cô ấy hết bị người này lừa lại đến người khác lừa, mà toàn là những kẻ nhân danh những thứ tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất dành cho em. Tối hôm 13/3 ấy, tôi bảo vợ sáng hôm sau sẽ chạy vào một đại sứ quán nào đó để tố cáo. Vợ tôi đồng ý như thế song lại nói là phải về Đông Hà đưa con ra đã. “Có con bên cạnh em sẽ có thêm sức mạnh.” Suốt mấy hôm, vợ tôi nhớ con đến cồn cào ruột gan. Tôi suy nghĩ rất lung. Sau cùng quyết định là để vợ về quê đưa con ra Hà Nội, rồi sẽ tuỳ vào thái độ xử sự của mấy ông kia thế nào mà định liệu. Vợ chồng tôi đã quá mệt mỏi rồi, tôi không muốn vợ tôi phải chịu thêm một nỗi đau nào nữa. Bệnh tình của cô ấy giờ như ngọn đèn trước gió, có thể bị tai biến bất cứ lúc nào, nhất là những khi bị sốc. Tuy nhiên, nếu như ông Mạnh, ông Dũng, ông Hải mà bỏ rơi vợ chồng tôi trong cơn khốn khó này thì chúng tôi quyết không thể tha thứ cho họ. Chúng tôi đã bị dồn tới chân tường và lần này thì không gì có thể biện hộ cho họ được nữa. Họ đã gây ra bao đau đớn cho vợ chồng tôi, đặc biệt là vợ tôi, suốt thời gian qua. Chính ông Hải đã đưa vợ tôi vào vòng tội lỗi. Ông Mạnh thì thản nhiên nhận những đồng tiền vấy máu từ một gia đình trùm xã hội đen đang tìm cách giết người. Họ đã bất chấp tất cả để buôn lậu vũ khí, buôn bán ma tuý, giết người, tham nhũng. Ông Mạnh, ông Dũng đã dựng một trùm ma tuý kiêm sát thủ máu lạnh lên làm Phó Thủ tướng và đang lăm le leo lên lãnh đạo đất nước trong nay mai. Và họ, hơn ai hết, chính là những bộ mặt đại diện cho cái chế độ phi nhân đã đẩy bao người dân vô tội vào vòng oan khuất, gây ra bao tang thương và bất công cho đất nước này, trong khi vẫn không ngớt rao giảng về những mớ “đạo đức cách mạng” hay mới đây nhất là cái gọi là “tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,” ngang nhiên chà đạp lên khát vọng tự do, dân chủ của nhân dân, bất chấp những lợi ích bức thiết của dân tộc.
Việt Nam đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới, con thuyền đất nước đã đi ra biển lớn, đấy là xu thế không thể đảo ngược. Tất cả những gì cần làm ngay bây giờ là trở về với những giá trị nền tảng khả dĩ đem đến cho chúng ta niềm tin đúng đắn và đặt chúng ta vào con đường đúng đắn trong bối cảnh thế giới không ngừng biến động với vô vàn thách thức và bất trắc khôn lường. Đó chính là những giá trị thực sự về tự do, dân chủ và nhân văn, về một thể chế pháp trị với tinh thần “thượng tôn pháp luật.” Xin đừng đem những đồng tiền thuế xương máu của nhân dân chi tiêu vô tội vạ cho những trò hề như “học tập và làm theo tấm gương...” hay nuôi dưỡng bộ máy ăn bám khổng lồ của Đảng, mà hãy san sẻ cho những người dân vô tội đang phải chịu những cái chết thương tâm vì đói, vì rét. Xin đừng loay hoay giữa biển cả mù khơi tìm kiếm thiên đường cộng sản theo cái kiểu “con đường đi lên CNXH ngày một sáng tỏ hơn,” đem sinh mệnh 84 triệu đồng bào cùng tương lai đất nước tiếp tục làm vật thí nghiệm cho cái chủ thuyết không tưởng đã bị vứt vào sọt rác ngay trên chính quê hương của nó.
Hà Nội - 4/2008
Lê Anh Hùng
(!) Trọng gửi tin nhắn vào máy của tôi và khi ấy vợ tôi đang cầm điện thoại của tôi. Cô ấy liền gọi điện thoại lại để kiểm tra cho chắc xem liệu đấy có phải là Trọng thật không.
Vợ tôi có khuyên ông là “bố nên đi tu đi.” Ông nói, “Bố đã giết quá nhiều người rồi, có muốn đi tu cũng không được nữa.”
Vợ chồng tôi đi xem bói thì được cho biết là mạng của vợ tôi không “hạp” với mạng của Thuỷ, hai người ở gần nhau sẽ chỉ dẫn đến tai ương, đặc biệt là cho vợ tôi. Vì thế, tôi định xong vụ này sẽ cắt đứt quan hệ với Thuỷ luôn. Ngoài ra, vợ tôi cũng cho tôi biết là thời gian cô ấy phẫu thuật ở nước ngoài, Thuỷ đã đem lòng yêu tôi, mặc dù chưa bao giờ được gặp tôi mà chỉ biết qua lời vợ tôi kể. Thuỷ từng dự định là nếu vợ tôi mất thì sẽ lấy tôi làm chồng. Thậm chí, sau khi vợ tôi thoát khỏi lưỡi hái của tử thần một cách hy hữu, Thuỷ còn thổ lộ cho cô ấy biết cảm giác “vừa vui vừa buồn” của mình trước chuyện đó. Điều này khiến vợ tôi nhiều lúc cũng bực tức với Thuỷ, đặc biệt là thời gian sau phẫu thuật ở London.
Lần đưa con ra Hà Nội ngày 8/11/2007 để theo Trọng ra nước ngoài, vợ tôi đã bắt Trọng đưa con gái của mình ra thề trước trời đất là sẽ không phản bội lại vợ chồng tôi.
PHẦN BỔ SUNG IV
Suốt đêm 13/3 đó, tôi hầu như không chợp mắt được. Sáng hôm sau, tôi đưa vợ ra bến xe Giáp Bát bắt xe về Quảng Trị để đưa con ra. Về tới Đông Hà, vợ tôi bị mệt nên mãi tối thứ Hai tuần sau mới lên đường ra Hà Nội. Sáng 18/3, hai mẹ con về đến khách sạn Hải Yến, nơi tôi đang trú chân. Các ông kia (chủ yếu là ông Dũng và ông Hải, còn ông Mạnh thì gần như lặn mất tăm) lại bắt đầu điệp khúc hứa (hão) là sẽ sớm thu xếp cho vợ chồng tôi. Họ cứ hứa hẹn hết lần này đến lần khác, hòng khiến tôi hết kiên nhẫn và cạn kiệt niềm tin với vợ. Đồng thời họ cũng không quên doạ dẫm là nếu vợ tôi đứng ra tố cáo thì chứng cớ phạm tội của vợ tôi mà Trọng đã trao cho ông Hải sẽ buộc tội cô ấy, còn bằng chứng phạm tội của họ thì đã bị tiêu huỷ, trong khi vợ chồng tôi lại không có bằng chứng nào liên quan đến họ cả. Quá chán nản và căng thẳng, thỉnh thoảng lại bị cơn đau đầu hành hạ, ngày 27/3 vợ tôi xin phép tôi đưa con về quê mấy hôm trong khi đợi các ông kia thu xếp rồi sẽ ra sau, còn tôi vẫn một mình ở lại khách sạn Hải Yến chờ.
Đến ngày 2/4/2008, vợ tôi nhắn tin offline cho tôi là cô ấy đã đưa con đi xa rồi, mong tôi hãy quên đi tất cả mà trở về làm lại cuộc đời. Toàn bộ câu chuyện là do cô ấy tự bày ra thôi, nếu tôi mà tố cáo thì cả tôi và cả cô ấy đều phải đi tù. Tôi cảm thấy mọi thứ dường như sụp đổ trước mắt mình, mất vợ mất con, mất hết danh dự, mất cả niềm tin vào cuộc sống, tôi chẳng còn gì trên đời này cả. Những điều vợ tôi nói khiến niềm tin bấy lâu trong tôi thực sự bị lung lay, vì tôi chẳng có lấy một bằng cớ xác thực nào về sự liên đới của ông Mạnh, ông Dũng và ông Hải trong câu chuyện. Dù vậy, trong những giờ phút tuyệt vọng nhất tôi vẫn hiểu rằng điều quan trọng hơn hết là mình phải tin vào chính bản thân mình. Thực ra, trước đây tôi đã có thể tự mình kiểm chứng sự hiện diện của các ông này trong câu chuyện, chẳng hạn đơn giản là bằng cách nghe giọng nói phát ra từ điện thoại khi vợ tôi liên lạc qua điện thoại với họ. Nhưng tôi lại không bao giờ có thể hạ mình để làm điều đó. Tôi cũng chẳng quá háo hức hay vồ vập tới mức có thể đưa ra đề nghị được tiếp chuyện điện thoại với họ. Vợ tôi sinh ra đã thiếu tình cảm của người bố, nay họ đem lại cho cô ấy thứ tình cảm thiêng liêng và ấm áp đó. Tôi rất trân trọng điều ấy cũng như tôn trọng sự riêng tư trong tình cảm bố con giữa họ. Niềm tin mà tôi dành cho vợ là không gì lay chuyển nổi và tôi từng tự nhủ giả như cô ấy có muốn lừa dối tôi thì cũng không lừa nổi. Tôi rà soát và đánh giá lại toàn bộ diễn tiến của câu chuyện. Tôi thấy những gì diễn ra mới đây đều theo một kịch bản đã quá quen thuộc, hẳn các ông này lại dở cái bài cũ mèm ấy ra với tôi chứ chẳng có gì khác. Hơn thế, những nội dung mà vợ tôi kể cho tôi trước đây là cả một câu chuyện logic, bây giờ muốn phủ nhận lại thì vợ tôi phải đưa ra những tình tiết mới để chứng minh rằng diễn biến trong câu chuyện là không có thật mà do cô ấy dựng lên. Song điều này rõ ràng là vượt quá khả năng của vợ tôi, những tình tiết mới mà cô ấy đưa ra phần lớn đều ngớ ngẩn, không đủ sức thuyết phục tôi rằng từ trước tới nay cô ấy đã lừa dối tôi. Ngay cả với một nhà văn siêu tưởng thì việc hư cấu nên cả một câu chuyện như thế hẳn cũng đã là quá sức huống hồ với một người mà trình độ còn chưa qua lớp 7 như em. Đặc biệt, tình yêu mà em dành cho tôi thì không thể nào đánh lừa trái tim tôi được, đấy chính là điều mà tôi tin chắc nhất trên cõi đời này. Sau khi cân nhắc mọi nhẽ, tôi quyết định đi một nước cờ táo bạo.
Tôi biết ông Dũng có người con gái tên là Nguyễn Thanh Phượng đang làm Chủ tịch HĐQT Quỹ Đầu tư Bản Việt (Viet Capital) ở Sài Gòn. Sáng 4/4/2008, tôi gọi điện đến Bản Việt xin gặp Chủ tịch HĐQT nhưng được thông báo là chị Phượng đang đi họp và người ta nối máy cho tôi gặp Diệp, thư ký của Phượng. Tôi nói với Diệp là tôi có việc vô cùng quan trọng và muốn trao đổi qua email với Phượng, đề nghị Diệp cho tôi biết địa chỉ email của Phượng. Tuy nhiên, dù tôi nói hết lời Diệp vẫn không đồng ý mà chỉ cho tôi địa chỉ email của mình và nói là có gì tôi cứ gửi vào đấy rồi cô ấy sẽ gửi cho Phượng. Tôi dặn Diệp là nếu nhận được thư thì đừng nên đọc mà hãy gửi ngay cho Phượng.
Gui Diep,
De nghi Diep chuyen ngay email nay cho chi Phuong, de chi Phuong gui ngay cho ong Dung.
De nghi cac ong lien lac voi anh ngay trong ngay hom nay, qua dia chi email nay.
Cam on em,
Le Anh Hung
Tôi có đính kèm Thư Tố Cáo (nội dung từ trang 3 cho đến trước PHẦN BỔ SUNG IV này) để gửi cho Diệp. Đến 3h44 chiều, tôi lại gửi email tiếp cho Diệp:
Diep than men,
Nho em forward toi chi Phuong la neu ong Dung (va ong Manh, ong Hai) ma khong tra loi anh thi sang mai anh se tung thu to cao len mang. Anh da di den tan cung cua su kien nhan va suc chiu dung. Anh khong doa suong hay noi dua dau. Anh khong con gi de mat nua.
Cam on em,
LAH
Sáng hôm sau, tôi vẫn không nhận được hồi âm gì, từ phía Diệp hay từ phía mấy ông kia. Tôi nghĩ có lẽ là thời hạn mà mình đưa ra quá gấp nên các ông ấy chưa kịp nhận và đọc cả bức thư dài kia cũng nên. Hơn nữa, biết đâu họ lại chả đang lo sợ là nếu phản hồi ngay thì chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này” và tôi có thể nhân đó mà tung luôn bức thư lên mạng thì khốn. Vì thế, 3h42 chiều hôm sau, tôi gửi tiếp email cho Diệp:
Diep than men,
Nho Diep forward thu nay cho chi Phuong de chi Phuong cho cac ong ay biet rang, anh hien gio da mat vo mat con, mat het danh du. Anh khong con gi de mat them nua.
Vo anh vi phai chiu qua nhieu dau don, nhieu su lua doi, hon nua bi day vo vi toi loi cua minh, cam thay khong xung dang voi anh nua nen da bo anh ma di. Anh muon lam lai cuoc doi voi vo minh o mot noi nao do thi khong the khoi dau voi hai ban tay trang.
Neu tu gio cho den 11h sang thu Hai, ngay 7/4, ho khong tra loi anh thi dung 11h ngay 7/4 anh se gui Thu To Cao nay den dia chi toasoanwebcp@chinhphu.vn, sau do neu ho van khong chiu tra loi thi den 2h chieu 7/4 anh se chinh thuc tung thu len mang. Anh chap nhan moi hau qua xay ra voi minh.
Cam on em rat nhieu,
LAH
Tối hôm đó, tôi quyết định vào Quảng Trị để gặp vợ. Vợ tôi giờ đã là một phần máu thịt của tôi và dù có thế nào đi nữa tôi cũng không bao giờ bỏ rơi vợ con mình được. Cô ấy đã ôm con bỏ nhà đi từ mấy hôm trước và vào tá túc ở nhà bố của người bạn từ hồi còn làm ở nhà hàng Lạc Dương tên là Hồng. Ngôi nhà của bố Hồng (đã mất) ở một vùng miền núi, không có điện, cách Huế khoảng 20km và phải đi đò qua một con sông. Hồng ở đấy với đứa con gái, còn mẹ thì hình như đã đi lấy chồng khác. Hàng ngày, Hồng đưa con đi theo vào thành phố, gửi con cho nhà trẻ rồi đi làm. Tối lại đến đón con về. Vợ tôi định bụng sẽ ở đấy mấy hôm cho tĩnh tâm lại rồi sẽ vào Huế thuê nhà trọ và tìm việc làm để nuôi con. Kế hoạch của tôi là vào thuyết phục vợ dũng cảm đứng ra tố cáo, không thể để họ làm cho điêu đứng rồi bỏ mặc chúng tôi trong cảnh dở sống dở chết thế này được.
Sáng hôm sau, ngày 6/4, tôi vào tới thị xã Quảng Trị rồi đến nhà bà mợ mà tháng 6/2007 vợ chồng tôi đã từng vào ẩn náu một thời gian. Gần trưa thì vợ con tôi từ Huế ra. Tôi tìm cách thuyết phục vợ nhưng cô ấy vẫn lần lữa chưa quyết, và còn lấp lửng về sự hiện diện của ba ông kia trong câu chuyện. Tôi nói với vợ là trong mọi trường hợp tôi không bao giờ bỏ rơi cô ấy cả. Nhưng vợ tôi nói cô ấy đã quá mệt mỏi rồi, muốn quên đi tất cả, không muốn tiếp tục làm khổ tôi nữa. Tôi quyết định đi chơi với vợ vài hôm cho khuây khoả đồng thời để xem kết quả từ email mà tôi gửi cho con gái ông Dũng ra sao (tôi không cho vợ biết chuyện mình đã gửi email cho con gái ông Dũng). Chiều hôm đó vợ chồng tôi bắt xe đi vào nhà Diệp bạn vợ tôi (người đã được nhắc đến trong phần đầu câu chuyện, thời điểm vợ chồng tôi bỏ nhà chạy ra ẩn náu ở nhà hàng Nam Hải, Hà Nội). Nhà Diệp cách ngã ba An Lỗ (Thừa Thiên - Huế) khoảng 3,5km về phía biển. Thời gian này Diệp đang làm ở Sài Gòn. Vợ chồng tôi tới nhà Diệp khi trời đã sẩm tối.
Sáng hôm sau tôi bảo vợ gọi điện về nhà cậu Tuấn (con trưởng bà ngoại) xem tình hình thế nào. Suốt mấy hôm kể từ khi ôm con bỏ nhà đi vợ tôi không hề liên lạc gì về nhà. Tôi muốn vợ tôi gọi điện sớm trước thời hạn 11h mà tôi đã đặt ra cho mấy ông kia. Vợ tôi gọi điện về nhà thì được người nhà cho biết suốt mấy hôm liền có ông Dũng nào đó cứ gọi điện liên tục. Ông dặn là nếu vợ tôi gọi điện về nhà thì nói cô ấy gọi điện ngay cho ông, có việc gấp và quan trọng lắm. Tôi bảo vợ gọi điện cho ông Dũng xem sao, đồng thời dặn vợ nói với ông ấy là tôi đã bỏ đi và hiện không biết đang ở đâu, đã lâu không liên lạc được. Khoảng 10h sáng, vợ tôi gọi điện cho ông Dũng. Ông nói, mấy hôm vừa rồi ông vô cùng nóng ruột và lo lắng vì không biết vợ tôi bỏ đi đâu biệt tăm. “Mấy ông kia không khéo lại già néo đứt dây, thằng Hùng mà nổi điên lên rồi tố cáo thì chết cả nút. Con hãy tìm cách liên lạc với Hùng ngay đi, xem nó đang ở đâu và bảo nó về, đừng đi lang thang nữa, rồi hỏi nó ra điều kiện gì để bố nói lại với hai ông kia. Nếu họ mà không đồng ý thì bố sẽ sẵn sàng cùng với Hùng đứng ra tố cáo.” Thế là mười phân rõ mười rồi nhé. Chiêu “rung cây” của tôi đã tỏ ra thực sự hiệu quả. Mấy chú khỉ thuộc họ đầu to đang nép mình thin thít trên cây bỗng ré lên theo bản năng trong tâm trạng đầy run sợ. (“Trăm nghe không bằng một thấy,” dù tôi có tin vợ hay tin vào câu chuyện này đến thế nào đi nữa, niềm tin đó vẫn ít nhiều bị lung lay khi mà chính vợ tôi lại phủ nhận sự liên can của họ.) Tôi đưa ra điều kiện là họ phải thu xếp cho vợ chồng tôi 100 triệu Euro trong vòng một tháng. Số tiền đó rõ ràng là quá ít nếu so với 7 tỷ USD mà Trọng đã lấy đi (chỉ khoảng 2%), dù đối với một người bình thường thì không hề ít ỏi chút nào, vì tôi còn phải phòng bị việc chữa chạy cho vợ. Đến trưa, vợ tôi gọi điện lại cho ông Dũng. Ông gửi lời cám ơn tôi vì đã cho họ cơ hội chuộc lỗi, đặc biệt là còn vì số tiền mà tôi đòi hỏi là không lớn, và dặn dò thêm, “Hùng đã gửi email cho những ai thì bảo nó hãy gửi thư lại cho họ để phủ nhận nội dung bức thư. Nếu Hùng chịu làm thế thì bố sẵn sàng trả gấp đôi số tiền trên.” Ông còn bảo, “Nếu ai đó có nói gì trên mạng thì bảo Hùng đừng buồn nghe.” Vợ tôi tỏ vẻ ngạc nhiên trước sự thay đổi thái độ một cách đột ngột của mấy ông kia. Lúc này tôi mới cho vợ biết việc mình đã gửi thư cho con gái ông Dũng. Vợ tôi hơi buồn vì không muốn tôi làm vậy. Thời gian ở khách sạn Hải Yến (Hà Nội) tôi đã từng bảo vợ nói với ông Dũng rằng nếu họ mà cứ chơi trò trẻ con mãi thì tôi sẽ gửi ngay bức thư tố cáo cho con gái ông Dũng, ông đã cầu xin vợ tôi hãy cố can ngăn tôi.
Sáng hôm sau, ngày 8/4/2008, vợ chồng tôi cùng con gái trở về Đông Hà và xuống xe vào lúc 10h sáng. Thể theo yêu cầu của ông Dũng, tôi bước ngay vào tiệm Internet để gửi thư cho Diệp, trợ lý của con gái ông Dũng:
Diep than men,
Anh thuc long xin loi vi da lam phien Diep, tat ca la tai nguoi vo von mang chung benh tram cam nang va co hoi huong hoang tuong cua anh. Em cho anh gui loi xin loi chan thanh nhat den chi Phuong nhe, rat mong chi luong tinh bo qua cho anh, keo chi lai keo Cong an vao cuoc thi that tai hoa cho vo chong anh.
Chuc em nhieu may man, suc khoe, hanh phuc va thanh dat.
Cam on em,
HN 8/4/2008
Le Anh Hung
Sau đó, tôi về nhà nghĩ Phương Mai trên đường Nguyễn Huệ, còn vợ con tôi về lại nhà bà ngoại. Chiều hôm đó, ông Mạnh gọi điện cho vợ tôi. Vợ tôi hỏi, “Bấy lâu bố biệt tăm biệt tích ở đâu giờ mới đột nhiên hiện ra?” Ông Mạnh nói lần này ông sẽ không còn lặn mất tích như trước và sẽ chỉ nghe theo lương tâm của mình chứ không nghe theo lời người khác nữa (?). Ngoài số 200 triệu kia, ông còn cho tôi thêm 100 triệu nữa, tổng cộng 300 triệu Euro, tất cả đều là tiền của ông. Ông nói, “Bố thực sự ‘bái phục’ thằng Hùng đấy. Nó sống cứ như là ‘Phật’ ấy.” Dĩ nhiên những lời cảm thán đó chỉ có thể được thốt ra sau khi ông đã đọc bức thư tố cáo, dù rằng không đời nào ông chịu thừa nhận điều đó. Tôi gửi lời cám ơn ông Mạnh và nói ông càng cho nhiều thì sau này tôi càng có điều kiện để làm từ thiện. “Của thiên trả địa,” dù sao đấy cũng là cách để tôi giúp giải tội cho họ mà thôi. Biết vợ chồng tôi sẽ định cư tại Đà Nẵng, ông Mạnh nói sẽ cho chúng tôi ngôi nhà của ông ở Đà Nẵng để sửa sang lại rồi ở.
Thói đời cà cuống chết đến đít còn cay. Hơn ai hết, các ông kia ý thức rất rõ mức độ nguy hại của bức thư tố cáo. Chưa xét đến khả năng bức thư ấy bị lộ ra công luận rồi tới một ngày cả trong nước và ngoài nước đều tường tận sự việc, mà chỉ cần chẳng may rơi vào tay một đối thủ nào đó thôi, nó cũng đủ sức làm mất hết uy tín chính trị nội bộ của họ (lần trước tôi quên mất một chi tiết hết sức quan trọng là trong số chứng cớ ông Thắng thu được tại nhà tay trợ lý của ông Hải ở Quy Nhơn còn có cả bằng chứng về việc ông Hải bán tài liệu [liên quan đến an ninh quốc gia] cho nước ngoài). Vả chăng, câu chuyện này chả nhẽ lại chẳng xứng đáng được ví như lớp kem phủ trên chiếc bánh nhiều tầng mang tên “thời đại Hồ Chí Minh” hay sao? Mà biết đâu ông Mạnh lại chẳng đang nghĩ rằng mình có khi đúng là “nhà cải cách ôn hoà” thật, rồi sẽ có ngày được sánh vai cùng các bậc danh nhân đất Việt trong ngôi đền thiêng của lịch sử cũng nên! Vì vậy, sau khi bình tâm trở lại, họ vẫn quyết định lấy tội ác để che đậy tội lỗi của mình và tiếp tục dở chiêu thức cũ ra với tôi. Đầu tiên, ông Dũng hứa sẽ chuyển qua đường bưu điện cho vợ chồng tôi 50 triệu VNĐ để tiêu tạm song mãi vẫn không thấy đâu đồng thời biện bạch ra đủ thứ lý do nực cười này nọ. Ông Mạnh còn bảo vợ tôi vào Huế phá cái thai mới được gần 2 tháng. Điều này thì tôi ủng hộ bởi tôi lo sức khoẻ của vợ không đảm bảo, vừa đang mang bệnh tật trên đầu lại vừa mới mổ đẻ chưa đầy hai năm, hơn nữa thời gian ở khách sạn Hải Yến vợ tôi bị cảm nên tôi có cho cô ấy hai lần uống thuốc kháng sinh trong một ngày (1/3 liều thuốc cảm của tôi). Song thâm ý của ông Mạnh lại khác. Ông ta biết nếu vợ tôi sinh thêm một đứa con nữa thì tôi lại càng khó lòng bỏ rơi vợ con mình được. Tuy nhiên, nếu phá thai lần này thì nguy cơ vô sinh là rất cao bởi chỉ mới cách đấy chưa đầy 5 tháng (trung tuần tháng 11/2007) vợ tôi đã bị sẩy thai và phải hút thai lưu ra ở Hà Nội rồi bị băng huyết ở Sài Gòn. Vợ tôi vì thế không muốn phá thai chút nào.
Đến đây lại xẩy ra một biến cố khác. Số là trong hai hôm 10 và 11/4, vợ tôi phát hiện hình như có người đang bám theo mình. Trưa 11/4, vợ tôi điện báo cho ông Mạnh biết. Ông Mạnh phán đoán đây là người của Công an vì đường dây ma tuý của ông Hải và Trọng đã bị Công an đưa vào tầm ngắm từ lâu. (Vợ tôi kể một lần cô ấy xách hai valy đi giao hàng cho Trọng, vừa ra khỏi toà nhà Tràng Tiền Plaza thì bị Công an ập tới bắt giữ. Tuy nhiên chỉ chưa đầy 2 tiếng sau cô ấy lại được thả ra. Sau này Trọng cho biết lần ấy chính ông Hải đã can thiệp để cứu vợ tôi và việc cô ấy bị bắt là do Loan báo cho Công an. Cần nói thêm là vào tháng 4/2007, sau khi nghe vợ tôi tố cáo chuyện ông Hải buôn bán ma tuý, ông Toàn đã định vào Đông Hà rồi cùng tôi vào Quy Nhơn để điều tra – nghĩa là ít nhất phía Công an cũng đã nghi vấn cái chết của tay trợ lý thân cận của ông Hải từ lâu.) Gì chứ việc này thì các ông ấy phải mau mau mà lo liệu, bởi nếu bị bắt thì vợ tôi sẽ chẳng ngại ngần gì mà không khai tuốt ra hết. Ông Mạnh báo ngay cho ông Lê Hồng Anh và ông Nguyễn Khánh Toàn. Chiều 11/4, ông Toàn gọi điện cho vợ tôi. Ông bảo vợ tôi “cứ yên tâm, không việc gì cả đâu,” để sang đầu tuần ông kiểm tra xem bộ phận nào đang cho người theo dõi cô ấy rồi sẽ can thiệp.
Chiều thứ Bảy, ngày 12/4, vợ tôi vào Huế gặp ông Toàn và tối đến nghỉ lại khách sạn với ông Toàn. Sáng hôm sau, đích thân ông Toàn đưa vợ tôi vào khám ở Bệnh viện Trung ương Huế. Ông Toàn hình như cũng đã đọc bức thư tố cáo (do tôi gửi qua con gái ông Dũng) nên tâm sự với vợ tôi rằng lần trước ông bị ông Hải mua chuộc và ở vào thế không thể làm khác, đồng thời ông cũng bảo vợ tôi tại sao không tin chồng mình mà lại đi tin kẻ khác. Vợ tôi gọi điện cho tôi, “Dạo này ông Toàn trông lạ lắm, đôi mắt ông ấy ấm áp đầy tình thương chứ không như hồi trước.” Ông Toàn giới thiệu với mọi người ở bệnh viện rằng đây là cháu ruột của mình, ông còn tự đi mua một cặp lồng cơm về cho vợ tôi ăn trưa. Ông cũng khuyên vợ tôi đừng nên phá thai. “Biết đâu sau này nó lại có lợi cho con,” ông nói như buột miệng vậy. Vợ tôi đã nằm trên bàn mổ để chuẩn bị phá thai nhưng không hiểu trời xui đất khiến thế nào mà cô ấy lại đột ngột đổi ý vào phút chót và nhảy xuống, quyết định giữ cái thai lại. Tuy nhiên, vì sợ tôi mắng nên cô ấy giấu không cho tôi biết. Chiều hôm đó vợ tôi trở về nhà luôn.
Sang đầu tuần sau vẫn chẳng thấy tăm hơi tiền ông Dũng gửi đâu cả. Chứng nào tật nấy, ông Mạnh lúc thì bảo sẽ bay vào Huế để gặp tôi rồi lại hoãn, lúc lại bảo sắp bay vào Đà Nẵng rồi cũng hoãn nốt. Tôi bảo vợ nhờ ông cho người tới khách sạn Hải Yến thanh toán nốt số tiền phòng còn thiếu và lấy đồ đạc cá nhân cho hai vợ chồng. Sau đấy, ông báo lại là đã cho người tới thanh toán rồi. Tôi gọi điện ra kiểm tra thì nhân viên khách sạn nói là làm gì có ai đến thanh toán tiền đâu. Vợ tôi liền gọi cho ông Mạnh thì ông nói, “Bố sợ con giận nên mới dối con thế!?”
Thứ Ba, ngày 15/4, ông Dũng gọi điện báo cho vợ tôi là mẹ tôi đã viết đơn tố cáo vợ tôi buôn bán ma tuý, đồng thời bà có nhắc tới “bức thư” gì đó với Công an và nói với họ là nếu họ mà đưa được tôi về thì bà sẽ giao “bức thư” đó cho họ (?). Ông dặn vợ tôi, “Con đừng nói gì với Hùng vì bố không muốn nó phải tội bất hiếu (?). Hơn nữa, nếu biết chuyện nó sẽ gọi điện ra ngoài nhà rồi làm lỡ việc, điện thoại cố định ở nhà bà đang bị theo dõi.” Dĩ nhiên là vợ tôi nói ngay cho tôi biết và cố nhiên tôi vẫn tin lời vợ mình. Hôm sau, ông Toàn bay vào Huế rồi không ra Đông Hà mà bí mật hẹn gặp vợ tôi tại một nơi rất kín đáo ở thị xã Quảng Trị, cô ấy phải đi xe máy vào. Tại đây, ông Toàn cho vợ tôi xem lá đơn tố cáo vợ tôi buôn bán ma tuý mà ông chụp vào máy tính xách tay của mình, nét chữ trong bức thư trông giống nét chữ của mẹ tôi. Ông Toàn còn đưa điện thoại di động để vợ tôi gọi điện ra gặp mẹ tôi mà nước mắt dàn dụa. Bà không thanh minh hay khẳng định gì cả.
Tôi rất ấm ức vì nghĩ sau bao đắng cay chìm nổi, mọi việc sắp giải quyết xong đến nơi thì không khéo người nhà của mình lại phá hỏng. (Rõ ràng, đây là mưu mô rất xảo quyệt của họ vì họ nghĩ nếu tôi kiểm tra lại mà không có chuyện mẹ tôi tố cáo thì tôi sẽ không thể tha thứ cho vợ được đồng thời nghi ngờ những gì mà vợ tôi kể về bà trước đây cũng như toàn bộ nội dung của câu chuyện.) Tôi liên lạc với em gái (Mỹ) qua điện thoại, bảo nó tìm cách liên lạc với mẹ qua số điện thoại khác và khuyên bà đừng làm gì cả; tôi đang thu xếp mọi chuyện và sắp trở về nhà rồi; tôi sẽ mua nhà cửa đàng hoàng cho bà ở, chỉ mong bà tu thân tích đức đi cho con cái nhờ thôi. Em gái tôi thề độc là mẹ tôi không làm chuyện đó. Tất nhiên, tôi hoặc là nghi ngờ ba ông kia hoặc là nghi ngờ mẹ tôi chứ tôi biết vợ mình không bao giờ làm cái việc vô đạo đức đó.
Chiều 17/4, tôi rời nhà nghỉ Phương Mai và chuyển sang khách sạn Thành Đô trên đường Lê Duẩn. Sau hai lần thất hẹn, ngày thứ Sáu, 18/4, ông Mạnh gọi điện bảo vợ tôi nói với tôi là tối Chủ nhật tôi đi ô tô ra Hà Nội rồi người của ông sẽ đem tới cho tôi 5 tỷ VNĐ để tiêu tạm. Mấy trò cuội quen thuộc của ông Mạnh khiến tôi cảm thấy rất căng thẳng và mệt mỏi nhưng cũng tự nhủ là đành phải gắng chịu thôi. Bát nước đổ đang cố hốt lại cho đầy, tôi không muốn nó bị sứt mẻ thêm. Tôi nghĩ với bức thư tố cáo mà họ đã được tận mắt “thẩm duyệt” thì họ sẽ không dám lừa mình nữa đâu. Quá tam ba bận, lần này mà ông ta vẫn tiếp tục dở trò thì không còn gì để nói nữa.
Tôi đang nóng lòng chờ đến tối Chủ nhật để ra Hà Nội thì chiều hôm ấy, tại khách sạn Thành Đô, vợ tôi đã quỳ xuống ôm chân tôi khóc lóc xin tha lỗi. Cô ấy nói rằng vì quá yêu tôi, không muốn mất tôi mà bịa ra hết chuyện này đến chuyện khác để giữ tôi ở bên mình. Bây giờ mong ước của cô ấy là tôi quay về nhà để làm lại cuộc đời, nếu được vậy cô ấy sẽ rất vui và bớt đi phần nào mặc cảm tội lỗi của mình. Sau thoáng đầu ngỡ ngàng, tôi đoán ngay ra rằng các ông kia lại dở trò với mình rồi. Và lần này thì tôi không còn một chút hy vọng nào ở họ nữa. Tôi chẳng qua là vì thương vợ thương con và còn nghĩ đến cái tình của họ với vợ mình nên mới cho họ thêm cơ hội, chứ họ thừa biết trong mắt tôi cái chế độ chính trị mà họ là những kẻ đại diện mới thật quái gở và bỉ ổi đến nhường nào. Song họ đã chà đạp lên điều đó và vượt qua cả giới hạn cuối cùng mà tôi đặt ra cho họ, đang tâm cố gây ra cảnh tan đàn xẻ nghé cho gia đình tôi. Họ bất chấp ngay cả khi biết vợ tôi đang cảnh bệnh tình lay lắt, có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu như bị sốc. Tôi biết vợ tôi đang đau đớn vô cùng nhưng lúc này thì chẳng thể thay đổi được gì nữa rồi. Vì vậy, tôi cứ vờ tin lời cô ấy. Tôi nói, “Anh sẵn sàng tha thứ hết cho em, anh không oán giận gì em đâu và không bao giờ bỏ rơi em cả. Vợ chồng một ngày cũng là nghĩa là tình. Bây giờ em cứ ở đây, anh sẽ đi chơi vài ngày cho khuây khoả rồi về Hà Nội bán nhà và vào đây với mẹ con em.” Vợ tôi chia tay tôi, bước xuống cầu thang ngước nhìn lên vẫn thấy tôi đang đứng trông theo. Em vội hấp tấp chạy lại ôm lấy chân tôi nghẹn ngào, “Em xin lỗi anh!” Trong tôi lúc ấy chỉ còn lại nỗi uất hận trào dâng. Tôi đã cho họ nhiều cơ hội chuộc lỗi nhưng chính tâm địa độc ác đã biến họ thành những kẻ ngu xuẩn và khiến họ phải trả giá.
Tôi ở lại khách sạn Thành Đô thêm một hôm để vợ tôi xoay tiền ra Hà Nội. Khi rời khỏi khách sạn Hải Yến, tôi vẫn thiếu hơn 2 triệu tiền phòng, ở đấy còn CMND và một số đồ đạc cá nhân của hai vợ chồng. Nhưng rốt cuộc vợ tôi không tài nào xoay ra nổi. (Ông Bùi Đại Thắng và ông Đào Duy Thanh về sau cho vợ tôi biết là ông Mạnh và ông Hải đã gọi điện cấm họ cho cô ấy tiền ngay từ khi chúng tôi còn ở khách sạn Hải Yến. Một số vị lãnh đạo của tỉnh có biết mối quan hệ giữa vợ tôi với họ cũng nhận được yêu cầu tương tự.)
Khoảng 4h chiều ngày 21/4/2008, tôi rời khỏi khách sạn Thành Đô, đi bộ qua cầu Đông Hà rồi tới tiệm Internet đầu tiên gần cây xăng bên tay trái. Tôi bắt đầu gửi Thư Tố Cáo (nội dung từ trang 3 đến trước PHẦN BỔ SUNG IV này), kèm theo một bức thư ngỏ bằng tiếng Anh cho Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, tới hơn 430 địa chỉ email mà tôi đã chuẩn bị sẵn (hầu hết các cơ quan thông tấn báo chí, các bộ ngành, các tỉnh thành, các trường đại học và một loạt văn nghệ sỹ, trí thức cùng một số cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài ở Việt Nam). Gửi được tới chừng hơn một nửa số địa chỉ email thì trang Yahoo!Mail báo vượt quá giới hạn lượng email gửi đi trong một cùng một lúc, sau một tiếng nữa mới gửi tiếp được. Tôi bắt xe lên đường rồi xuống xe ở ngã ba Tam giác Quỷ, thành phố Vinh, thay vì ở Hà Nội như dự tính ban đầu. Lúc ấy đã hơn 12h đêm, tìm quanh không có một tiệm Internet nào, tôi liền bắt xe ôm đến tận khu Đại học Vinh để gửi tiếp thư tố cáo tới số địa chỉ email còn lại (dĩ nhiên là có cả địa chỉ email của Diệp, trợ lý của con gái ông Dũng). Đêm đó, tôi vật vờ tại khu vực Tam giác Quỷ cho đến sáng mới đi bộ về nhà một người bạn.
Hôm sau, ngày 23/4, tôi mới liên lạc với vợ. Cô ấy lo lắng cho tôi lắm, nhưng tôi vẫn không cho vợ biết là mình đã gửi thư tố cáo. Tôi động viên vợ cứ yên tâm, “Anh đang ở nhà bạn, vài ngày nữa mới về nhà rồi tìm cách bán nhà để vào với mẹ con em.” Đến cuối tuần, tình hình vẫn không có gì mới cả, tôi biết là vụ này nhiều khả năng họ cũng chỉ “đóng cửa bảo nhau” như muôn thuở vẫn vậy thôi, chứ nếu không họ đã tiếp cận và thẩm vấn vợ tôi ngay rồi. Vì vậy, tôi liên lạc với Nhà xuất bản Tri Thức để đăng ký nhận dịch sách, chuẩn bị tâm thế cho một cuộc sống mới.
Trưa thứ Bảy, 26/4 tôi ra Hà Nội và trở về nhà mẹ. Mẹ tôi cứ một hai nghĩ rằng tôi bị vợ lừa dối rồi mang chứng tâm thần hoang tưởng. Bà bắt tôi đi khám và uống thuốc cho bằng được. Thực ra, ngoài chuyện ông Hải và Trọng tung tin bịa đặt thời gian vợ chồng tôi trốn chạy vào Quảng Trị lánh nạn thì điều này cũng còn có một nguyên nhân quan trọng khác nữa là đầu tháng 12/2007, vợ tôi có trốn về Việt Nam mà không cho tôi biết. Thời gian nằm điều trị ở Mỹ, vợ tôi nhớ tôi cồn cào và lo lắng cho tôi, trong khi Thuỷ và Trọng cứ hứa rày hứa mai là “Hùng sắp sang rồi.” Vì thế, sau khi mổ xong mấy ngày, đã có thể chập chững đi lại được, vợ tôi cầu xin một người Việt kiều tên là Minh, trước đây từng ký hợp đồng với cô ấy ở Cty Việt Tiến và Vinatex, giúp trốn về Việt Nam. Cảm động trước tấm lòng của vợ tôi, ông Minh đưa cô ấy ra sân bay và sau một lần chuyển máy bay, vợ tôi đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Vợ tôi gọi điện cho ông Dũng và ông cho người vào tận bên trong sân bay đón vì trong người cô ấy không có giấy tờ gì cả. Ông Mạnh, ông Dũng và ông Hải tìm cách giữ vợ tôi lại (họ không muốn cô ấy gặp tôi) nhưng cô ấy vẫn nhất quyết đòi về Đông Hà. Vợ tôi cố liên lạc với Trọng để lấy ít tiền rồi về lo cho tôi nhưng không được. Hỏi mượn mấy ông kia thì họ nói là hết tiền rồi. Vợ tôi về tới Đông Hà hôm trước thì hôm sau mẹ tôi vào, trong khi đó tôi vẫn đang ở chỗ bạn của mình là Bùi Quang Hùng tại Sài Gòn. Mẹ tôi vì thế lại càng tin rằng vợ tôi lừa chồng còn tôi thì bị tâm thần hoang tưởng. Chờ suốt mấy hôm mà vẫn không liên lạc được với Trọng, vợ tôi bị đau đầu trở lại. Cô ấy đành phải để ba ông kia đưa sang London bằng máy bay riêng rồi vào nằm viện điều trị tiếp.
Ngày 8/5/2008, tôi đến NXB Tri thức nhận dịch cuốn Kinh tế học thể chế: Trật tự xã hội và chính sách công (Institutional Economics: Social Order and Public Policy) của Wolfgang Kasper và Manfred E. Streit. Trung tuần tháng 5 tôi bán được nhà, trang trải nợ nần và sáng 21/5 tôi vào tới Đông Hà, chính thức bắt đầu một cuộc đời mới.
Về sau, vợ tôi kể lại cho tôi những diễn biến trong mấy hôm cuối ở khách sạn Thành Đô của tôi. Sau khi đã dở hết “bài” với tôi mà thấy tôi dường như vẫn cứ “trơ gan cùng tuế nguyệt,” ba ông kia nghĩ rằng bây giờ may ra chỉ còn cách là thuyết phục vợ tôi phủ nhận lại những điều mà cô ấy từng kể cho tôi, bởi họ biết tôi rất tin tưởng vợ. Vì thế, ngày 19/4, cả ba ông họp lại và gọi điện cho vợ tôi. Họ nói, “Bây giờ chỉ có con mới cứu được các bố thôi. Con mà ở đây thì các bố sẵn sàng quỳ ngay xuống dưới chân để cầu xin con. Các bố hiện không còn một xu nào cả, thằng Trọng đã lấy đi hết rồi. Nếu thằng Hùng mà tố cáo thì người bị bắt đầu tiên chính là con. Giờ chỉ còn cách là con nói lại với thằng Hùng sao cho nó không còn tin con nữa để nó bỏ đi thôi.” Vợ tôi nói, “Tiền bạc thì các ông đưa được bao nhiêu thì đưa chứ vợ chồng tui có đòi hỏi nhiều đâu.” “Nhưng giờ các bố đang nợ nần tùm lum, một xu cũng không có.” Quá kiệt sức và chán nản trong tình cảnh phải chạy vạy từng đồng một (mà vẫn cố giấu không cho tôi biết), cô ấy còn biết làm gì hơn ngoài việc nghe theo lời họ. Vào buổi chiều ngày 20/4 ấy, vợ tôi cứ đinh ninh là tôi tin lời cô ấy thật. Lúc đó đầu óc em choáng váng, đau đớn quay cuồng, em như người mất hồn, bước đi không vững nữa. Khi bước xuống cầu thang giữa tầng một và tầng hai (tôi ở trên tầng 4) em bị ngã lăn một đoạn thì may thay có một nhân viên lễ tân kịp xuất hiện và đỡ dậy. Hôm sau, cả ba ông lại gọi điện cho vợ tôi để hỏi han tình hình. Vợ tôi mệt mỏi chán chường, không còn hơi sức để mà nói, “Bây giờ thì các ông đã thoả mãn chưa? Chồng tui không còn tin tui nữa mà đã bỏ đi rồi. Tui thương các ông mà các ông có thương tui đâu. Một xu các ông cũng chẳng chịu gửi cho tui. ” Ông Mạnh và ông Hải nghe thấy thế tỏ ra vô cùng hoan hỉ. Riêng ông Dũng thì dường như cố nén nước mắt mà hỏi vợ tôi, “Con có buồn lắm không?” Họ bảo sẽ đưa vợ con tôi ra nước ngoài sinh sống nhưng nghĩ tới cảnh ở nước ngoài lần trước mà vợ tôi còn thấy ớn lạnh, “Có chết tui cũng chết ở đây. Tui không đi đâu cả.” Vợ tôi cho biết thời gian đó cô ấy không còn muốn sống chút nào nữa và đã định mua thuốc ngủ tự tử rồi. Tuy nhiên, vợ tôi chỉ sợ là khi mình chết đi thì không ai chăm sóc nuôi nấng con nên mới thôi. Cô ấy cứ bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi là sau khi chết tôi sẽ đưa con gái về cho mẹ tôi nuôi. Vợ tôi cũng đã tính đến chuyện xin vào một ngôi chùa mà trước đấy cô ấy có quen vị sư trụ trì ở Huế để sinh con rồi sau sẽ đi làm nuôi con.
Suốt mấy hôm sau đó vợ tôi đau đầu dữ dội, máu lại chảy ra cả mũi và tai. Ông Mạnh vội mời một bác sỹ chuyên khoa từ Mỹ về Sài Gòn rồi vào Huế gặp và khám cho vợ tôi. Vị bác sỹ tiêm cho vợ tôi một mũi và nói nếu sau một tháng nữa mà máu vẫn tiếp tục chảy thì coi như vô phương cứu chữa, đồng thời dặn dò cô ấy phải tuyệt đối tránh bị sốc. Hành động này của ông Mạnh không hẳn là hoàn toàn xuất phát từ tình thương hay trách nhiệm đối với vợ tôi đâu. Vì sau khi tôi gửi thư tố cáo đi, họ rất sợ vợ chồng tôi, đặc biệt là ông Mạnh (“Hôm qua bận quá không gọi điện được cho con, sợ con giận!”... Khi tôi đang ở Hà Nội chờ bán nhà, họ cũng thuyết phục vợ tôi là để họ cho bà ngoại và mẹ vợ tôi một số tiền rồi đưa cô ấy ra nước ngoài sinh sống nhưng vợ tôi vẫn nhất quyết không đi. Họ nói với vợ tôi là “thằng Hùng sẽ bỏ con chứ không đời nào nó vào với con nữa đâu.”) Quả bóng đang nằm trong chân chính quyền và chỉ cần tôi dấn thêm một bước nữa là người ta không thể không mở cuộc điều tra cho đến nơi đến chốn, vì cái trò quyền lực càng leo cao thì càng lắm kẻ thù, nhất là với một người chỉ giỏi lôi bè kéo cánh, bảo thủ và dựa hơi Tàu như ông Mạnh. Ông Mạnh lại cam đoan trong vòng 2 tháng sẽ chuyển cho vợ chồng tôi 300 triệu Euro như đã hứa.
Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời. Trước khi kịp hết thời hạn 2 tháng, ông Mạnh lại năn nỉ vợ tôi, “Bố bây giờ không đào đâu ra tiền cả, đất đai thì khó bán. Thôi con hãy nói với Hùng đừng dịch diếc gì nữa mà đau đầu. Mỗi tháng bố sẽ lấy tiền lương gửi cho các con 20 triệu rồi sau này có tiền bố sẽ đưa cho các con như đã hứa.” “Tháng nào bố không có đủ 20 triệu, chỉ được 10 triệu thì con với Hùng cũng nhận cho bố nhé (!?)” “Bố sẽ gửi cho đến khi nào chết mới thôi.” “Bây giờ bố không dám xin thằng Hùng tha thứ, nhưng nếu nó thương bố thì mong nó hãy để cho bố yên để bố làm hết nhiệm kỳ, kiếm thêm ít tiền rồi nghỉ hưu.” Vợ tôi vốn thương người nên mỗi khi họ năn nỉ cầu xin là lại xiêu lòng. (Khi biết tin tôi đã gửi thư tố cáo đi, cô ấy vẫn nói là “thấy tội cho họ.”) Lúc đầu, tôi cũng nghĩ là họ đang khó khăn thật. Nhưng rồi tôi cũng sớm nhận ra rằng đây lại là “bài” của họ mà thôi. Họ sợ nếu tôi có tiền, sẵn điều kiện làm này làm nọ thì càng thêm nhiều người tin vào câu chuyện. Vì vậy, sau khi ổn định cuộc sống ở Đông Hà và đã nhận từ ông Mạnh 40 triệu (2 tháng, mỗi tháng 20 triệu, gửi qua ông Bùi Đại Thắng), tôi bảo vợ không nhận tiền của họ nữa, tôi không muốn thiện chí của mình tiếp tục bị chà đạp. Hốt hoảng vì sợ tôi lại có âm mưu gì chăng nên sau khi đã năn nỉ ỉ ôi chán chê, mới đây họ thông báo là đã chuẩn bị xong tiền, thậm chí không còn đòi hỏi tôi phải ký vào giấy phủ nhận nội dung bức thư nữa mà một hai khẩn khoản tôi hãy lượng tình, bỏ qua tất cả mà nhận tiền cho họ. (Chỉ ông Mạnh và ông Hải tham gia còn ông Dũng thì không. Họ liên lạc với vợ tôi thông qua một người trung gian, vì họ biết công an đang ngấm ngầm điều tra.) Tuy nhiên, tất cả đã quá muộn, số tiền ấy giờ đây lại không còn nhiều ý nghĩa đối với tôi như trước nữa. Vả chăng, không lẽ tôi cứ phải tiếp tục tha thứ cho những kẻ vẫn cố tình lừa dối mình cho đến tận phút chót hay sao? Tôi thấy mình có bổn phận phải vạch trần bộ mặt thật của cái chế độ vô nhân và thối nát này cho toàn thể nhân dân Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế được biết. Bên tôi là chính nghĩa, là hồn thiêng sông núi, là triệu triệu đồng bào, là bao linh hồn đã bỏ mạng vì oan uổng, vì những cuộc chém giết phi nghĩa. Chắc chắn lần này tôi sẽ không còn đơn độc nữa. Ngoài ra, bằng hành động này, tôi cũng muốn chuộc lại lỗi lầm cho vợ mình, người con gái trong trắng thơ ngây đã không may bị kéo vào vòng tội lỗi. Tôi hiện đang hoàn thành bản dịch cuốn Kinh tế học thể chế. Và đặc biệt, ngày 1/12/2008 vừa qua vợ tôi đã sinh hạ cho tôi đứa con trai yêu quý Lê Quảng Hà. Tôi muốn quý vị hiểu rằng tôi làm việc này không phải vì bản thân hay vì bất kỳ một cá nhân nào khác mà là vì chính quý vị, vì toàn thể nhân dân Việt Nam, vì tương lai của đất nước.
Trọng lúc này đã phải trả một cái giá xứng đáng với những tội ác do mình gây ra. Khi cùng vợ con từ Paris trở về Việt Nam ngày 2/11/2007, khuôn mặt mới phẫu thuật của anh ta bị khô tróc khá nghiêm trọng. Sau đó, cuối tháng 12/2007, Trọng bị đệ tử của ông Hải bắt giam cùng con gái của mình suốt cả tháng trời trong căn hầm tối tăm ở vùng đồi núi lạnh lẽo, điều kiện vệ sinh và y tế không có, hàng ngày lại bị đàn em của ông Hải tra tấn dã man nên khuôn mặt anh ta bị nhiễm trùng rất nặng. Vợ tôi kể, khi đi ô tô từ Huế ra Hà Nội ngày 12/3/2008, Trọng phải đeo khẩu trang bịt kín mặt và cả một cái kính đen to tướng đồng thời từ người anh ta toát ra mùi tanh nồng nặc. Sau khi rời khỏi Việt Nam ngày 13/3/2008 và định bụng không bao giờ còn quay về nữa (trên đường từ Huế ra Hà Nội, anh ta nói kiếp này coi như anh ta nợ vợ tôi, kiếp sau sẽ trả), nhưng chỉ mười ngày sau, một sức ép tâm linh vô hình nào đó đã buộc Trọng phải trở về để trao lại cho vợ tôi một ít tiền. Tuy nhiên, vừa mới chân ướt chân ráo về tới Việt Nam, chưa kịp làm gì anh ta đã phải vào bệnh viện cấp cứu và nằm tại chỗ thở bằng máy rồi chịu cơn đau hành hạ suốt hơn một tháng cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.
Mới đây, Thuỷ đã bị ông Hải giết để bịt đầu mối. Những việc như thế hẳn ông Mạnh không thể không biết, thậm chí còn đóng vai trò đồng phạm, bởi ông ta đang cùng chèo chống với ông Hải trên con thuyền tội ác - cả hai đang tìm mọi cách phủi sạch dấu vết và che chắn dư luận nội bộ. Dù vậy, hàng ngày ông ta vẫn không quên xuất hiện trên truyền hình để tiếp tục rao giảng về “đạo đức cách mạng,” về “thế trận lòng dân,” về “quyết tâm chống tham nhũng,” về “sức chiến đấu của Đảng” v.v và v.v. Phía sau chiếc bàn làm việc của ông Mạnh ở Văn phòng Tổng Bí thư là cả một kho của cải bí mật mà người ta hối lộ hay chia chác cho ông. Đấy là điều mà ông từng hãnh diện “khoe” với vợ tôi. Dù sao mặc lòng, trên toàn cõi Việt Nam đây vẫn chính là nơi mà ở đó từ “cộng sản” được hiểu với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng và cao đẹp nhất của nó. Cách đấy chỉ mấy bước chân thôi là ngôi đền của vị tổ sư đã khai sinh ra chế độ chính trị “dân chủ gấp triệu lần tư bản” này. Sau bao năm bôn ba hải ngoại, cả Đông lẫn Tây, người quyết định rước đạo tượng binh bách chiến bách thắng mang tên Marx–Lenin về Tổ quốc, rồi đưa cả dân tộc hăm hở lao vào vòng xoáy chết chóc của thời đại, trong khi vẫn không quên để lại cho đời những tác phẩm bậc thầy như “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” và “Vừa đi đường vừa kể chuyện.” Tất cả là do tầm nhìn [không] vượt qua [nổi] thời đại mà mình đang sống chăng? Trần Dân Tiên và T.Lan hẳn sẽ đồng thanh quả quyết rằng không chỉ đơn giản có vậy! May thay, người đã kịp lên đường đi gặp “cụ Karl Marx, cụ Lenin” trước khi phải chứng kiến hình ảnh cả đoàn tàu đất nước đâm đầu vào ngõ cụt, đâu đâu cũng cảnh lầm than, đói ăn thiếu mặc và bầu không khí nghi kị bao trùm. Khốn thay, giọt máu rơi của người trong lúc lẽ ra phải tìm cách “sửa sai” cho người khi may mắn được trao cơ hội lịch sử thì, thay vì thế, lại cố sức hà hơi vào cái xác chết của người hòng dựng nó dậy tiếp tục làm tấm bình phong che chắn cho những việc làm bẩn thỉu, vô đạo đức của mình.
(!) Chính trị là một sân khấu lớn, lớn đến mức mà ở đó người ta thường hay nhầm lẫn diễn viên với nhân vật. Quả thực, những ai mà chỉ đến tận lúc nhắm mắt xuôi tay mới chịu rời khỏi sân khấu đều đáng được xưng tụng là diễn viên bậc thầy, thậm chí đôi khi còn được gán cho cái mác “danh nhân” hư hư thực thực này nọ. Tuy nhiên, thật không may, con cái của họ từ thuở lọt lòng đã bị ánh sáng chói loà của sân khấu làm cho mờ mắt nên thường không ý thức được đâu là sân khấu đâu là cuộc đời và vì thế diễn xuất thường chả ra hồn. Đáng buồn hơn, nhiều khi chúng còn không chịu hiểu đạo lý và luật nhân quả ở đời để rồi chỉ vì ánh hào quang sân khấu giả tạo mà sẵn sàng dẫm đạp lên tất cả.
Mỗi khi tức giận, vợ tôi thường mắng nhiếc họ không tiếc lời. Cô ấy kể lần chuẩn bị phẫu thuật chảy máu não ở Mỹ, ông Hải gọi điện động viên, “Con hãy chịu mổ đi, các bố phụ con chứ Trời không phụ con đâu.” Vợ tôi vẫn không ngớt lời nguyền rủa khiến ông ta cáu tiết, “Mày muốn chết thì chết mẹ mày đi!” Ông Mạnh thì mỗi lần vợ tôi chửi mắng ông đều nhẫn nhục chịu đựng, vì ông biết ông là người có lỗi. “Con cứ nói hết đi cho hả lòng. Khi nào con nói hết thì bố nói.”
Ông Mạnh chính là người đứng đằng sau giật dây “con rối” Lê Doãn Hợp (người vừa mới chân ướt chân ráo ra Hà Nội đã lên giọng đòi báo chí phải “đi đúng lề đường bên phải”) trong chiến dịch răn đe báo chí đang diễn ra. Ông cũng là người chỉ đạo vụ đưa tướng Phạm Xuân Quắc cùng hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) và Nguyễn Xuân Hải (báo Tuổi Trẻ) ra toà để ghi nhận “thành tích” đã khiến ông cùng vây cánh một phen khốn đốn qua vụ PMU18 ngay trước thềm Đại hội Đảng CSVN lần thứ X.
Thực ra, trước thềm Đại hội X đã xuất hiện nhiều tiếng nói đòi ông Mạnh phải lượng sức mình mà rút lui. Điều này diễn ra gần như công khai trên một số tờ báo. Tờ An ninh Thế giới Cuối tháng số tháng 3/2006 đăng tải loạt 5 hay 6 bài gì đó về chủ đề này (tuy chỉ dám nói bóng nói gió thôi nhưng cũng khá lộ liễu). Tạp chí Truyền hình số ra đầu tháng 4/2006 đăng bài phỏng vấn Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo, với nội dung xoáy vào việc tướng Vũ Lăng chấp nhận đứng sang một bên khi thời thế thay đổi để ông Hoàng Minh Thảo lên làm Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên vào đầu năm 1975, từ đó tạo ra bước ngoặt quyết định cho cục diện chiến trường miền Nam. Báo điện tử Vietnamnet còn mở hẳn một diễn đàn kêu gọi “đổi mới lần hai”, đương nhiên đổi mới thì phải bắt đầu từ “người cầm lái” rồi. Xu thế đó cộng với diễn biến phức tạp của vụ PMU18 được tường thuật nóng hổi trên báo Tuổi Trẻ và báo Thanh Niên khiến cho vị thế của ông Mạnh bị lung lay dữ dội. Ông Nguyễn Tấn Dũng trước đấy đã có ý thách thức vị trí của ông Mạnh, vì sau lưng ông Dũng có ông Võ Văn Kiệt và ông Phan Văn Khải, những nhân vật đầy uy tín và đặc biệt rất coi thường ông Mạnh. Ngoài ra, thời điểm đó ông Đỗ Mười bỗng dưng thấy “ngứa nghề” nên lại muốn “lật” ông Mạnh. Tuy nhiên, sự kiện mang ý nghĩa quyết định chính là việc ông Mạnh “bắt tay” được với ông Dũng, mà điều này lại có vai trò không nhỏ của vợ tôi. Một lần vào khoảng tháng 3/2006, ông Mạnh đột nhiên hỏi vợ tôi, “Con thấy ông Dũng là người thế nào?” và tỏ ý than phiền về việc nhiều kẻ đang nhăm nhe chiếc ghế của mình. Vợ tôi khéo léo trả lời cho qua chuyện vì không muốn xen vào mâu thuẫn giữa họ. Trước Đại hội X chỉ vài ngày, ông Mạnh yếm thế và lo sợ đến mức phải bảo vợ tôi (khi đó đang mang bầu 3 tháng) đi tàu ra Hà Nội để thực hiện vai trò sứ giả đoàn kết và đem lại may mắn cho họ. Vợ tôi đã giúp cho ông Mạnh, ông Dũng và ông Hải trở nên đặc biệt thân thiết với nhau, như chính họ từng thú nhận. Ông Khải đã từng định “nã pháo” vào ông Mạnh ngay trong thời gian diễn ra Đại hội X nhưng sau đó nhờ liên minh hữu hảo Nông Đức Mạnh - Nguyễn Tấn Dũng mà mọi chuyện được giải quyết êm thấm. (Ông Dũng và ông Hải trước khi gặp vợ tôi cũng có quan hệ với nhau nhưng không mặn mà cho lắm - trước đấy ông Dũng vẫn chưa biết là ông Hải đã nắm gáy mình từ lâu.) Ông Dũng tuy dám thách thức vị trí của ông Mạnh nhưng ngay cả chiếc ghế Thủ tướng cũng không phải là thiếu kẻ dòm ngó. Nhờ liên minh này mà vị thế của cả hai đều vững như bàn thạch, ông Mạnh giữ được chiếc ghế Tổng Bí thư còn ông Dũng cầm chắc vị trí Thủ tướng và hầu như chắc chắn sẽ thâu tóm chiếc ghế “2 trong 1” Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước đầy quyền lực tại kỳ Đại hội Đảng lần thứ XI. Nếu Trọng không nhảy vào làm hỏng hết mọi chuyện thì ông Hải cũng không cần phải dở bài “hù doạ” ông Mạnh và ông Dũng để được ngồi vào chiếc ghế Phó Thủ tướng. Ông Nguyễn Thiện Nhân chẳng qua chỉ là lá bài “chữa cháy” vào phút chót của ông Dũng mà thôi, sau khi niềm hi vọng mang tên Hoàng Trung Hải bỗng tắt ngúm. Nhắc lại như thế để quý vị thấy rằng vợ tôi đã thực sự giúp họ rất nhiều. Không phải vợ tôi mang tai hoạ đến cho họ mà chính họ đã đem tai ương đến cho vợ chồng tôi; khi cơ sự xẩy ra, họ đã đối xử với vợ tôi một cách vô trách nhiệm và thiếu đạo đức, kể cả ông Nguyễn Đình Trường và ông Lê Quốc Ân cũng vậy. (Mà vợ tôi nào có cầu cạnh hay dựa dẫm gì họ cho cam, chưa bao giờ cô ấy mở miệng “xin xỏ” gì của họ cả. Thời gian đầu mới làm con nuôi ông Ân và ông Hải, hai ông này cho tiền nhưng vợ tôi đều kiên quyết không nhận, mặc dù lúc đó hai vợ chồng tôi còn rất khó khăn, đang nợ ngân hàng Bắc Á 30 triệu VNĐ. Giai đoạn chúng tôi chạy vào ẩn náu ở Quảng Trị cũng thế, bất chấp tình cảnh phải chạy vạy từng đồng một - do bị ông Hải lừa - và sống chủ yếu nhờ vào lòng tốt của một số người ở Quảng Trị, vợ tôi cũng không hề hé răng than phiền với ông Mạnh hay ông Dũng. Bây giờ mỗi khi nghe ai đó nói tới chuyện nhận làm con nuôi là cô ấy lại rùng mình sởn gai ốc, và nỗi ân hận khôn nguôi của em là đã lỡ đặt chân vào Công ty Việt Tiến.) Trọng dù sao cũng chỉ là một kẻ tham sống sợ chết, như chính Thủy từng nói với vợ tôi và ông Hải hẳn không phải không biết. Chỉ cần tìm cách đặt Trọng vào thế đã rồi (tức bố trí cho tôi “vô tình” gặp được một trong ba ông) thì thế nào lựa chọn của anh ta cũng chỉ là tiền mà thôi - một cái chết với lý do lãng xẹt chắc chắn không phải là lựa chọn của những kẻ như Trọng (xem cách xử sự của Trọng sau khi thoát khỏi địa ngục trần gian ở Quảng Ninh là đủ hiểu về con người anh ta). Với gia sản kếch xù của họ thì dù có bị sứt mẻ đi vài ba tỷ USD cũng chưa thấm vào đâu. Hơn nữa, ở cái xứ sở này còn “ghế” là còn tất cả. Việc họ “sợ” tôi chỉ là một lý do nguỵ biện, bởi họ thừa biết tôi là người thế nào. Cho dù tôi có căm ghét chế độ này đến nhường nào (mà bằng chứng là việc tôi dám “bạo gan” dịch cuốn sách về Friedrich Hayek, triết gia chính trị và xã hội vĩ đại nhất thế kỷ 20, người đả phá chủ nghĩa xã hội mạnh mẽ nhất trên vũ đài học thuật phương Tây) thì tôi cũng không thể nào đạp lên trên những giá trị đạo lý mà mình vẫn tôn thờ để đạt được mục đích cá nhân. Đối với tôi, được làm con nuôi của họ dẫu sao cũng đã là một diễm phúc quá lớn mà mình chưa bao giờ dám mơ tới.
Thời gian vợ chồng tôi ở khách sạn Sao Mai (tháng 7-10/2007), ông Mạnh, ông Hải và Trọng còn hợp tác “làm ăn” với nhau nhiều phi vụ. Vì thế, tội lỗi của họ chắc chắn không chỉ dừng lại ở những gì mà tôi biết.
Mỉa mai thay, tuy là “tấm gương” nhưng cái khoản phong tình lúc “mỏi gối chồn chân” thì cũng như bao “tấm giương” khác; đã thế lại còn không dám thừa nhận con đẻ của mình một cách quang minh chính đại cho đáng mặt “kẻ sỹ” mà lại cứ che che dấu dấu hòng tiếp tục bài đạo đức giả, mị dân. “Nhân vô thập toàn,” thói đời là vậy, song chính cái lối tô tô vẽ vẽ nhằm thần thánh hoá kẻ vỗ ngực tự xưng là “Cha già Dân tộc” một cách trơ trẽn lại càng làm nổi bật thêm nhiều mảng màu tối thui trên bức tranh “tấm gương đạo đức” mỹ miều, khi những sự thật trần trụi lần lượt bị lôi ra ánh sáng. Những kẻ gian dối cuối cùng đều tự chuốc lấy bi kịch cho mình. “Gậy ông đập lưng ông,” có kẻ cuối đời bỗng thấy mình bị “nhốt” đầy ai oán trong chính toà tháp ngà hào nhoáng mà mình từng cố công dựng lên bằng những chất liệu giả dối. Âu đấy mới chính là tấm gương tày liếp cho đời.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử