lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Lê-Anh-Hùng

Người Dân Khiếu Kiện

Nội-Dung Câu Chuyện Tố-Cáo Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải - Nguyễn-Minh-Triết

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18

Thư Tố Cáo 2

...

Ngày 30/10/2011.

Buổi tối, vợ tôi lại tới khách sạn ngủ với mấy bà Công an kia.

Ngày 31/10/2011.

Buổi trưa, vợ tôi đi tiếp khách với mấy bà Công an kia. 4h chiều, vợ tôi đưa cả cu Tý và Mimi đi Huế với họ (theo yêu cầu của họ), rồi ngủ lại. Thiên Nga ở nhà với bà ngoại.

Phát hiện một bức ảnh nhiều ý nghĩa trên báo mạng.

dương trung quốc, trần đại quang

Đại biểu Dương Trung Quốc (phải) trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang bên hành lang kỳ họp Quốc hội thứ hai – Ảnh: Hải Hà (i)

Ngày 1/11/2011.

10h30 sáng, vợ và 2 con mới từ Huế ra. Vợ tôi cho biết là tối qua ông Trần Đại Quang gọi điện động viên vợ chồng tôi.

Hôm qua đi Huế với 2 bà Công an, có thêm một nam sỹ quan CA mới từ Hà Nội vào nữa. Họ làm việc ra vẻ bí mật lắm, họ có chụp ảnh vợ và hai con tôi. Họ chỉ hỏi chuyện liên quan đến ông Nguyễn Minh Triết thôi. Họ cho vợ 10 triệu VNĐ.

Theo kế hoạch, Chủ nhật tới, vợ tôi ra Hà Nội.

Buổi tối, vợ tôi đưa Thiên Nga tới khách sạn ngủ với mấy bà Công an kia để sáng mai đưa con gái vào Huế khám, họ có người quen ở Bệnh viện TW Huế.

12h30, tôi gửi bài viết mới (“Sự bất lực của Trung ương, sự vô hiệu của các thiết chế dân chủ ở địa phương và hệ luỵ”) cho trang Bauxite Vietnam. Nhưng không ngờ trang blog của nhà văn Phạm Viết Đào lại đăng ngay trong buổi chiều hôm đó. Nhà văn PVĐ còn viết lời giới thiệu cho bài viết “của PGS.TS Lê Anh Hùng”. Vì ông chưa biết gì về câu chuyện của tôi (tôi không gửi thư tố cáo cho ông), và tôi lại đồng gửi (cc) bài viết cho một loạt vị nhân sỹ, trí thức tên tuổi nên chắc ông nghĩ trình độ của tôi cũng phải “cỡ” đó.

Tôi phải hồi âm ngay cho ông:

Thưa nhà văn Phạm Viết Đào,

Trước hết, rất cám ơn thịnh tình của nhà văn. Nhưng tôi chỉ là “cử nhân” thôi (không thạc sỹ, không TS, và chưa bao giờ trong mơ thấy mình là [pg] sư cả), bác quàng cho tôi cái PGS.TS vào thì chết thật.

Mong bác chỉnh sửa “sự cố” chết người này nhé.

Một lần nữa, cám ơn bác rất nhiều.
Lê Anh Hùng

Ngày 2/11/2011.

9h sáng, vợ tôi đưa Thiên Nga (khám ở BV Huế) ra.

9h30, ông Hoàng đến đầu hẻm bảo vợ tôi đi gặp mấy người ở Bộ Công an mới vào. Ông chở vợ tôi đến ngả ba Nhà máy Xi măng Quảng Trị, sau đó vợ tôi đi xe ô tô của họ vào Huế gặp một nhóm sỹ quan của Bộ Công an. Họ hỏi chuyện ông Mạnh, ông Dũng và ông Hải (họ hỏi một lúc lại nghỉ, vì biết hỏi nhiều vợ tôi mệt). Đến khoảng 3h chiều vợ tôi mới ra. Vợ tôi cho biết là có nhiều người, họ cứ đi ra đi vô khiến vợ tôi không biết là mấy người cả. Khi hỏi, họ yêu cầu vợ tôi tắt máy điện thoại.

Tôi phát hiện 1 comment về bài viết của tôi trên blog của nhà văn Phạm Viết Đào:

12h33 2/11/2011

Nặc danh nói...
Bác Đào ơi, em thấy nguy hiểm cho bác quá! Kính nể và kính phục bác! Cầu mong cho bác mọi sự tốt lành!
Các nhận xét trên mạng về bài viết: “kỳ công và tâm huyết”, “thuyết phục”, “dẫn chứng hùng hồn”…

Ngày 3/11/2011.

Khoảng 4h chiều, vợ tôi lại đưa cả Thiên Nga vào Huế, đi taxi vào. Vợ tôi gặp 3 sỹ quan của Bộ Công an. Họ lại hỏi về ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Trung Hải; họ cũng hỏi nhiều về Trọng (i). Sau đó vợ tôi về khách sạn ngủ. Sáng hôm sau, họ cho xe chở vợ tôi về. Họ nói là đi taxi hết bao nhiêu tiền, kê lại rồi đưa cho ông Hoàng để hôm sau thanh toán. Họ cho biết là họ đi theo nhiệm vụ chứ không có tiền. Họ cũng hỏi về ông Nguyễn Minh Triết, và họ có vẻ ghét ông này lắm.

Ông Trần Đại Quang nói với vợ tôi, “Đây là nhóm mới. Cháu có gì khai nấy, cẩn thận.”

Họ cũng nói là Chủ nhật tới, vợ tôi sẽ ra Hà Nội. Ra đó sẽ có tiền.

Bài Chính phủ và chính sách vẫn đều đặn có người đọc (tôi theo dõi qua số lần truy cập). Điều đó chứng tỏ là bức thư ngỏ gửi ĐBQH Dương Trung Quốc của tôi (trong đó có đường link tới bài viết đăng trên các trang mạng) vẫn đang tiếp tục lưu hành rộng rãi.
Ngày 5/11/2011.

Chiều tối, mấy bà Công an hôm trước lại gọi điện bảo vợ tôi đến khách sạn. Vợ tôi lại ôm Thiên Nga đến ngủ với họ.

Ngày 6/11/2011.

Sáng về, vợ tôi cho biết là họ có 5 người, 2 nữ và 3 nam. Một viên sỹ quan Công an nói là “yên tâm, chịu khó chờ. Nếu hắn không chịu trả thì đưa hắn ra toà.” “Hắn” ở đây là ông Nguyễn Minh Triết. Họ nói là ông Triết lỳ lợm lắm. Lúc thì nói là không giữ tiền của vợ chồng tôi, lúc thì nói là giữ một ít. Họ nói là sao giữ một ít thì không trả đi. Ông ta nói là do làm ăn thua lỗ nên chưa có trả.

Họ cho vợ tôi 10 triệu VNĐ.

Họ nói là khi nào có gì thì họ sẽ gọi cho vợ tôi ngay, chứ chưa ra Hà Nội bây giờ.

Xem chừng là có nhiều nhóm muốn điều tra vụ này đây, thành ra rất phức tạp. Ông Trần Đại Quang cũng nói là vụ này rất phức tạp.

Chiều tối, vợ tôi lại đưa con gái Thiên Nga vào Huế. Vợ tôi đi taxi đến Công an tỉnh rồi xe của Công an tỉnh chở vào Huế.

Vợ tôi gặp một nhóm khác, 8 người. Họ hỏi khoảng 2 tiếng; 2 người hỏi, còn lại chỉ ghi chép. Họ hỏi từ đầu đến cuối câu chuyện (liên quan đến 3 ông Mạnh, Dũng, Hải và ông Triết). Họ không cho vợ tôi tiền. Tối, vợ tôi ngủ ở khách sạn. Sáng hôm sau, họ cho xe chở vợ con tôi về.

Ngày 7/11/2011.

Buổi trưa, vợ tôi lại đi tiếp khách ở thị xã Quảng Trị. Một đoàn khách 7 người, họ cho xe đón rồi chở vợ tôi vào thị xã Quảng Trị. Họ cho vợ tôi 20 triệu VNĐ.

Vợ tôi về cho biết là ông Hoàng mượn mất 20 triệu kia để đánh bài.
2h45 chiều, vợ tôi lại đưa cả Thiên Nga vào Huế. Xe của Công an tỉnh đón. Nghe nói là vào gặp một đoàn khách của đại sứ quán nước nào đó. Họ yêu cầu gặp vợ tôi, và họ ở Huế chứ không ra Đông Hà.
Ngày 8/11/2011.
Vợ tôi về nhà lúc 10h sáng. Xe của họ chở đến Công an tỉnh và vợ tôi bắt taxi về.

Vợ tôi cho biết là có 5 người của Đại sứ quán Mỹ và một phiên dịch. Tay phiên dịch nói với vợ tôi: “Yên tâm đi, đợt này họ làm mạnh đấy, rồi sẽ lấy được tiền.”

Họ cho biết là vợ tôi sẽ làm việc với ông Mạnh, ông Triết, ông Dũng ở Hà Nội. Họ nói là có nhận được thư của tôi.

Buổi trưa, vợ tôi đi tiếp khách với họ: 5 người của Đại sứ quán Mỹ, 2 lãnh đạo của Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, 1 phiên dịch. Ông Hoàng không có mặt. Họ nói là ông Hoàng làm “ô nhiễm” và dặn vợ tôi là “đừng tin ai cả”.

16h vợ tôi về thì 16h25 lại đi tiếp vào Huế. Xe Công an đón, nghe nói là vào gặp đoàn ngoại giao khác.

Đọc các báo mạng “lề trái” thấy người ta trích dẫn nhưng câu nói “để đời” của ông Nguyễn Minh Triết:

  1. “Chúng ta có chánh nghĩa sáng ngời.”
  2. “Mỗi chiến thắng của Nga đều như là chiến thắng của chúng tôi. Chúng tôi ủng hộ Nga trong xung đột với Gru-di-a.”
  3. “Có người ví von, Việt Nam - Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía đông, một anh ở phía tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghĩ.” (Phát biểu trong chuyến thăm Cuba năm 2009.)
  4. “Tôi hoan nghênh ông Obama. Ông ấy tuyên bố đóng cửa nhà tù Guantanamo mà. Nhưng mà tôi nói rằng “Ông Obama ơi, vấn đề này là khó lắm đó. Tôi chúc ông phải nỗ lực để thực hiện cho bằng được cái này. Tôi nói mà tôi nhìn Obama mà tôi thấy ông ấy cũng chăm chú lắm đó, lắng nghe lắm. Như thế là mình vừa động viên ông Obama nhưng mình vừa phân hóa cái nội bộ của ổng [...] Như vậy đó tôi muốn nói với các đồng chí và quí vị rằng cái vai trò, cái vị thế của mình bây giờ cũng ngang hàng với người ta, cũng nói năng cũng đúng mức, đàng hoàng.” (Phát biểu trước kiều bào 2009, nói về vị thế ngoại giao của Việt Nam.)
  5. “Chúng ta là con một nhà, là con Lạc cháu Hồng, cùng một bọc trứng sinh ra. Trên thế giới này ít có nơi nào có cái đó lắm á.” (Phát biểu trước kiều bào 2009, nói về đoàn kết toàn dân tộc.)
  6. “Tình hữu nghị Việt Nam - Trung Hoa là số một! Phải làm sao giữ mãi, trân trọng. Dù nó có gặp khó khăn, có gặp những vấn đề gì trở ngại thì hãy đoàn kết, thân ái với nhau. Trao đổi để tìm ra cái giải pháp khắc phục! Hai bên biên giới phải là hai bên biên giới hữu nghị. Nhân dân hai bên phải thực sự đoàn kết!” (Phát biểu tại tỉnh Hà Giang.)
  7. “Bỏ Điều 4 Hiến pháp là tự sát.”

Chiều tối, tôi gửi bài viết mới (Tái cấu trúc: Ai tái cấu trúc ai?) cho các báo.

Nhà văn Phạm Viết Đào gửi mail cho tôi:

Chào anh Lê Anh Hùng,

Bài của anh khi nhận được tôi đều đưa lên ngay vì tôi rất thích. Anh giới thiệu cho một vài nét về anh và anh gửi cho một bức ảnh để đưa theo bài thì tốt.
Cảm ơn sự cộng tác.
Phạm Viết Đào

Ngày 9/11/2011.

9h sáng, vợ tôi về. Vợ tôi cho biết là gặp thêm 4 người của đoàn mới nữa (Đại sứ quán Na Uy thì phải). Cả thảy 9 người nước ngoài (5 người của đoàn Mỹ trước) và 2 phiên dịch. Họ hỏi rất nhiều. Khi hỏi chuyện, họ yêu cầu vợ tôi tắt điện thoại. Sau đó, họ bảo vợ tôi viết ra giấy câu chuyện của chúng tôi. Họ nói là sắp có tiền rồi. Nếu người ta không trả thì họ sẽ công bố bản tường trình viết tay của vợ tôi. Vợ tôi mới viết được mấy trang và còn phải viết tiếp.

Họ còn ở lại làm việc ở đây.

10h sáng, vợ tôi lại đi tiếp khách, 2 đoàn kia.

18h vợ tôi mới về. Vợ tôi cho biết là tiếp 2 đoàn kia, 5 người Mỹ, 4 người Na Uy và 2 phiên dịch. Phía VN không ai được phép bén mảng tới. Cuộc gặp diễn ra tại một nhà hàng ở Cam Lộ. Người ta bố trí bảo vệ vòng trong vòng ngoài rất chặt. Thời gian ăn uống hơi lâu. Vợ tôi viết tường trình độ 1 tiếng đồng hồ nữa. Họ không cho vợ tôi dùng điện thoại. Có lần đang nói chuyện vợ tôi rút điện thoại ra mà họ nạt.

Khi họ nói về tôi, tay phiên dịch dịch là “giỏi…”, còn mấy nhà ngoại giao thì đưa ngón tay cái lên ra dấu “No.1”.

18h30, vợ tôi lại ôm Thiên Nga đi, đến gặp họ để viết tiếp câu chuyện. Dự kiến là ngày mai họ rời khỏi đây.

Ngày 10/11/2011.

Buổi sáng, vợ tôi gọi điện cho biết là đang ở Huế, thì ra tối qua xe chở vợ con tôi vào Huế.

Ngày 11/11/2011.

Sinh nhật vợ.
6h30 sáng, vợ tôi ra tới nơi. Hết tiền mua sữa cho con (ông Hoàng nói là chưa có tiền trả). Vợ và cu Tý đi xe máy sang nhà Hương-Nhân vay 5 triệu VNĐ, về đưa cho tôi 1 triệu để đi mua sữa cho con.

Vợ tôi cho biết là ở trong kia không viết gì thêm nữa, chỉ viết tóm tắt như thế thôi. Ngày hôm qua (10/11), ông Ngô Quận cũng vào Huế làm việc với họ. Hình như họ lấy tài liệu gì đó từ ông Quận.

Họ nói với vợ tôi là chịu khó đi, xong vụ này họ sẽ thưởng cho vợ chồng tôi số tiền 3 tỷ VNĐ. Nhưng phải xong cái đã, lúc nào họ cần là vợ tôi phải có mặt đã. Tối hôm qua, vợ gọi điện cho biết là chiều mai (11/11) mới ra, để còn gặp ông Đại sứ Mỹ. Nhưng không hiểu sao kế hoạch kia lại huỷ (vẫn là 9 người kia).

Ông Hoàng cũng ở trong Huế, ông dùng ô tô chở vợ tôi đi lại khi cần. Họ nói khoảng 1, 2 hôm nữa thì xong. Ông Nông Đức Mạnh và ông Nguyễn Minh Triết sẽ vào để đối chất với vợ tôi. Lúc đầu, mấy ông này yêu cầu vợ tôi phải ra Hà Nội, nhưng phía Đại sứ quán nói là vợ tôi con nhỏ, hơn nữa họ phạm tội thì phải vào đây chứ sao lại bắt vợ tôi phải đi.
Vợ tôi cho biết là có gặp ông Trương Tấn Sang ở Huế; khoảng 5, 6h chiều ngày 10/11. Ông cười và hỏi vợ tôi là “có khoẻ không?” Vợ tôi hỏi mấy người xung quanh, “Đây có phải là chú Sang không?” Nhưng họ mắng át đi, bảo đừng hỏi gì cả. Ông Sang có bế con tôi nhưng con bé khóc ré lên nên ông lại thôi. (Có khả năng là họ muốn gián tiếp cho tôi biết rằng ông Sang đang làm chủ tình hình, và thế là tốt rồi, không cần phải tố cáo nữa.) Ông Sang đang đi thăm Hàn Quốc và chuẩn bị tới Hawaii để dự hội nghị thượng đỉnh APEC.

Vợ tôi nói là ông Ngô Quận gặp họ riêng. Sau đó, vợ tôi và ông Quận đối chất với nhau, dưới sự giám sát của các nhà ngoại giao. Ông Quận thừa nhận hết những gì vợ tôi nói.

Vợ tôi nói với họ là tôi đề nghị gặp họ, họ nói là để xong xuôi mọi chuyện đã. Ông Hoàng cũng bảo vợ tôi nói với họ như thế. Vợ tôi cho biết là họ khen bài báo của tôi lắm. (Tôi nghĩ đó là bài Chính phủ và chính sách, vì tôi có gửi đường link bài này tới một số báo trong và ngoài nước cho số địa chỉ email của các cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam.)

Hiện nay họ đang làm việc về ông Nông Đức Mạnh, ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Hoàng Trung Hải.

Vợ tôi nói là rất mệt. Họ cũng biết vậy và động viên vợ tôi.

Họ (9 người của 2 đại sứ quán) nói sẽ yêu cầu 3 ông kia (Mạnh, Dũng, Hải) bồi thường cho vợ chồng tôi.
9h sáng, ông Hoàng lại gọi vợ tôi đi.
15h30 vợ tôi mới về. Vợ tôi nói là ngoài mấy người cũ, vợ tôi còn gặp 2 sỹ quan Công an mới nữa.
16h, vợ tôi lại đưa con gái Thiên Nga về nhà khách Công an tỉnh.
Quốc Hội thông qua Luật Tố cáo, không chấp nhận hình thức tố cáo qua email, điện thoại, fax.
Ngày 12/11/2011.

9h25 sáng, vợ tôi về. Xe của Đại sứ quán chở ra. Vợ đã đi xe này vào ra Huế - Đông Hà mấy lần. Vợ tôi nói là xe dài (3 cửa một bên, loại limousine), ngồi trong xe đi mà cứ như là không đi ấy, êm ru, không nhận ra là đang đi.

Vợ tôi cho biết là vẫn làm việc với họ, tường trình và viết thêm độ 3 trang nữa. Có ba người mới thay ba người cũ trong số 9 người của hai đại sứ quán. Lúc họ vào phòng, cởi áo vét ra, vợ tôi thấy họ đeo phù hiệu có chữ UN (Liên Hợp Quốc). Vợ tôi chỉ vào đấy rồi “hù” họ: “Cháu biết các chú là ai rồi”. Họ đưa ngón tay lên miệng ra dấu bí mật.

Vợ tôi nói là ông Trần Đại Quang có gọi điện, “bảo Hùng đứng nóng ruột, chuyện này phức tạp lắm”. Họ nói là ngoài việc ông Triết phải trả tiền, họ còn yêu cầu ông Mạnh, ông Dũng và ông Hải bồi thường danh dự cho tôi nữa.

10h sáng, vợ tôi lại đi làm việc với họ tại Công an tỉnh. Vợ tôi có đối chất qua điện thoại với ông Triết, nhưng ông ta phủ nhận.

15h, vợ tôi về; 15h25 lại bế Thiên Nga đi vào Huế. Họ cho biết là vào đó sẽ đối chất với ông Nguyễn Minh Triết (có cả ông Ngô Quận nữa). Ở Huế, vợ tôi ở khách sạn Hoàng tử. Các cuộc làm việc, viết tường trình thì diễn ra ở phòng khách của khách sạn, có người bảo vệ cẩn mật. Vợ tôi cho biết là họ có kế hoạch gặp tôi vào cuối tuần sau.

Vợ tôi nói là vì ông Nguyễn Minh Triết không chịu thừa nhận vụ việc nên phải vào Huế đối chất. Ông Triết không chịu đi nhưng người ta đã bắt ông ta phải đi.

Vợ tôi nói là theo kế hoạch của họ thì ngày mai sẽ ra lại Đông Hà.
Hôm đó, tôi thấy có một số điều bất thường. Lúc 15h, vợ tôi đi taxi về nói cho tôi biết là 1 tay phiên dịch mượn xe máy của vợ tôi để đến nhà ông Quận lấy tài liệu gì đó. Anh ta nói là sẽ gửi xe ở trụ sở Công an tỉnh. Vợ tôi nói là ngày mai cô ấy ra sẽ gọi điện cho tôi đến trụ sở Công an tỉnh lấy xe máy chở 2 mẹ con về nhà. Và khi bế con ra taxi đến Công an tỉnh để theo xe của Đại sứ quán Mỹ vào Huế, vợ tôi lại đội mũ bảo hiểm xe máy đi.
Buổi tối, ông Triết xuất hiện trong chương trình thời sự VTV:
“Ngày 12/11, tại Đồng Nai, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ Khánh thành Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2.
Đến dự, có các đồng chí: Nguyễn Minh Triết, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch nước; Hoàng Trung Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; lãnh đạo Bộ Công thương, tỉnh Đồng Nai, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, lãnh đạo các nhà thầu cùng đông đảo cán bộ, công nhân viên lao động nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch.”
Ngày 13/11. Vợ tôi gọi điện cho tôi biết là vẫn chưa xong việc, họ chưa cho ra. Vợ tôi nói là họ vẫn chủ yếu yêu cầu vợ tôi viết về vụ việc.
Buổi chiều, Nguyễn Thị Hương gọi điện vào số máy của vợ tôi mà tôi đang cầm (vợ tôi cầm số máy 01249473441 của tôi). Tôi nghe máy, Hương hỏi vợ tôi. Tôi nói vợ đi vắng. Hương nói là “lúc nào Bé (i) về thì bảo nó là chị Hương gọi điện.”
Chiều tối, tôi báo với vợ là Hương có gọi điện. Vợ nói, “chắc là hỏi khoản tiền 5 triệu em mới mượn anh Nhân (ii) đó.”
Ngày 14/11/2011.
Sáng sớm, vợ tôi gọi điện cho biết là hôm trước tay phiên dịch đi xe máy vào thẳng Huế, thành ra xe máy của chúng tôi bây giờ đang ở Huế. Vợ tôi nói là lát nữa tay phiên dịch sẽ đi xe máy ra rồi đưa đến nhà cho tôi.
Buổi sáng, có một người gửi tin nhắn từ số máy 01642738175 đến cho vợ tôi, nhưng số máy này tôi lại đang dùng, vợ tôi dùng số máy của tôi:
“Cháu bình tĩnh trả lời với họ. Ông Triết sẽ thắng cháu nếu như cháu mất bình tĩnh … (có một đoạn tin bị mất). Chú tin cháu, hãy vì chồng cháu mà cố lên cháu. Cháu sẽ lấy lại được tất cả, và những ai gây ra cho vợ chồng cháu họ sẽ phải bồi thường bằng cái giá rất lớn.”
Lát sau, vợ tôi có gọi điện hỏi tôi về số chuyến buôn lậu rượu, ông Triết vặn lại vợ tôi về chuyện đó. Tôi có nói với vợ là làm sao tôi biết được, và dặn vợ là ông ta hỏi thế là để đánh lạc hướng, làm mình rối trí và mất bình tĩnh đấy. Rồi tôi nhắn lại cho vợ tin nhắn của số máy kia vừa gửi cho tôi.
Nghĩa là lúc đó vợ tôi đang đối chất với ông Triết, với sự có mặt của ông Quận, dưới sự giám sát của các nhà ngoại giao nước ngoài và 2 tay phiên dịch.
Chiều tối, họ vẫn chưa cho xe chở vợ tôi ra. Khoảng gần 5h chiều, tôi gọi điện cho vợ. Vợ tôi nói là đang chuẩn bị ăn tối để làm việc tiếp.
Tôi hỏi vợ: “Có phải hôm nọ em đưa mũ bảo hiểm xe máy cho tay phiên dịch không?” Vợ tôi trả lời: “Không, em đội rồi khi đi ô tô em để trên xe ô tôi. Anh phiên dịch mượn xe máy để đến lấy tài liệu ở chỗ ông Quận và lấy sổ sách (buôn lậu rượu) ở chỗ Hương.” Tôi bực quá, vì nghe chẳng ổn chút nào cả. Từ chuyện vợ tôi đi ô tô mà lại đội mũ bảo hiểm; chuyện tay phiên dịch mà lại đến nhà ông Quận, nhà Hương để lấy tài liệu (anh ta lấy tư cách gì ở đây, nếu có gì thì phải đích thân ông Ngô Quận giao cho các nhà ngoại giao chứ); chuyện xe máy chúng tôi bây giờ đang ở Huế mà lúc sáng tay phiên dịch không đem về Đông Hà cho tôi như vợ tôi nói; chuyện vợ tôi bảo ngày 13/11 ra, nhưng nay hết ngày 14/11 rồi mà vẫn bảo là đang chuẩn bị làm việc tiếp vào buổi tối (đối chất thì đã xong từ sáng rồi). Chưa kể, trước đấy có một lần (hình như vào chiều ngày 11/11), lúc vợ tôi chuẩn bị vào Huế, vợ tôi nói là để mẹ lấy xe Airblade của chúng tôi chở vợ con tôi đến nhà khách Công an tỉnh rồi mẹ bắt xe về, để xe máy lại. Tôi nói là “em đi ô tô chứ con nhỏ thế làm sao đi xe máy được?” Vợ tôi nói là “em dùng dây địu con vào người”. Tôi nói là “nếu cần thì để anh chở đến rồi anh bắt xe về cũng được”, nhưng vợ tôi nói là “không hiểu sao họ sợ gặp anh lắm”. Tuy nhiên, lúc đó tôi không cho vợ đi xe máy, mà bắt vợ đi taxi đến đó, và cũng không nghi ngờ gì.
Quá nhiều điều khiến tôi ngờ vực. Vì thế, lần này tôi không để vợ thanh minh thanh nga gì nữa mà tắt cuộc gọi luôn, vợ gọi lại tôi không cầm máy và tắt máy luôn.
Khoảng hơn 6h35 tối thì vợ và con gái tôi (Thiên Nga) đi xe máy về (mà sau vợ tôi nói là thuê một tay xe ôm chở từ Huế ra). Vợ tôi đưa con vào gặp tôi, khi đó đang xem tivi, nhưng tôi bực quá, không còn buồn nhìn vợ và nói gì nữa. Tôi xem thời sự một lát thì chẳng còn tâm trí nào mà xem. Tôi đi ra ngoài, ra cửa thì thấy vợ đang nằm ở phòng bên cho con bú. Tôi đi một đoạn thì vợ tôi lật đật chạy theo sau. Tôi chẳng buồn dừng lại. Tới một đoạn nữa thì vợ tôi đuổi kịp tôi. Lúc này, tôi mới quay lại căn vặn vợ về những nghi vấn trên đây của tôi. Và vợ càng giải thích thì tôi lại càng nghi ngờ thêm. Vợ tôi nói là hôm đội mũ xe máy đi là để dự phòng nếu không đi Huế bằng ô tô theo đoàn thì sẽ đi xe máy về nhà (?). (Trong khi tôi cứ một hai đinh ninh là người ta đã có kế hoạch đi Huế thì đi chứ sao lại có chuyện đi hay không chưa rõ.) … Tôi càng nghi ngờ, càng bực tức thì vợ tôi lại càng uất ức, đến mức vợ tôi nói, “Anh không tin tôi thì li dị đi.” Nghe thấy thế tôi lại càng điên tiết và đấm cho vợ một cái vào cằm, cạnh gáy. Vợ tôi lúc đó vô cùng phẫn uất, “Anh hãy biến khỏi nhà tôi đi.” Nhưng tôi thì lại đang nổi cơn điên, dù rất kiềm chế nhưng tôi vẫn không sao ngăn được những cử chỉ, lời nói và hành động như một kẻ vũ phu. Tôi yêu cầu vợ cho tôi biết về cuộc đối chất với ông Triết. Vợ nói là lúc đầu, ông Triết chối nhưng sau đó ông Quận đưa bằng chứng ra thì ông Triết không cãi được nữa và chấp nhận (chuyện ông đứng sau lưng chỉ đạo và ủng hộ vợ chồng tôi, kể cả chuyện tạo điều kiện cho chúng tôi đi buôn rượu lậu). Còn số tiền của vợ chồng tôi ông đang giữ thì ông không thừa nhận con số chúng tôi đưa ra (tôi nhớ thời điểm cuối cùng Hương thông báo số tiền cho vợ tôi để rồi vợ tôi về nói với tôi, vào đầu năm 2009, là khoảng 6.500 tỷ VNĐ). Ông Triết nói là ông Quận đã lấy một nửa trong số đó. (Những người giám sát cuộc đối chất rõ ràng là không quan tâm đến chi tiết đó, mà họ chỉ cần ông Triết thừa nhận vai trò của ông ta trong câu chuyện thôi. Chi tiết kia là chuyện riêng giữa ông Triết và ông Quận (i).) Tôi vẫn rất nghi ngờ và không còn tin mấy vào lời vợ. Tôi lại căn vặn và nổi xung với vợ, còn vợ tôi thì lại vô cùng uất ức, cứ một hai là không lừa dối gì tôi cả. Vợ tôi còn tỏ thái độ thách thức khiến tôi không kiềm chế được đuổi theo đòi đánh, vợ tôi vội chạy vào nhà, và mẹ vợ tôi can ngăn tôi lại. Tôi nuốt giận đi vào phòng nằm.
Một hồi sau tôi định đi ra hỏi vợ thêm cho ra nhẽ thì mới biết là vợ tôi đã ôm con đi rồi. Mẹ vợ cho biết là can ngăn nhưng không được. Tôi gọi điện cho vợ. (Vợ tôi đã đổi sim, trả lại sim 01249473441(i) cho tôi, và lấy lại sim đuôi 1919.) Tôi gọi không được, kiểm tra máy thì ra máy hết tiền. Tôi lấy máy của mẹ vợ để gọi cho vợ. Vợ tôi vừa khóc vừa nói, “em ôm con đi chết đây”. Tôi nói là thôi em đưa con về đi, anh xin lỗi em. Vợ nói là đang trên đường vào Huế, vì khi đi ra vợ trốn họ ra, bây giờ họ gọi vào để làm việc tiếp. Tôi dặn vợ là vào cố gắng làm cho xong. (Dù nghi ngờ mấy sự cố vừa rồi nhưng tôi không thể nghi ngờ toàn bộ câu chuyện được, không ai có thể dựng lên một câu chuyện như thế để lừa tôi được cả.) Tôi hỏi vợ bao giờ ra, vợ nói là mai ra. (Tôi cũng rất ân hận vì đã đánh vợ, vợ tôi đang đau trên đầu do cuộc giải phẫu chảy máu não, ngoài một cú đánh cạnh hàm, gần gáy, vợ nói tôi còn đánh một cú vào đầu vợ nữa.)
Dù vậy, tôi vẫn không thể hiểu nổi chuyện gì đã xẩy ra trong mấy hôm gần đây, và vẫn rất bực tức với vợ.
Ngày 15/11/2011.
Khoảng 7h sáng, tôi gọi điện cho vợ. Vợ tôi dập máy và gọi điện lại cho tôi. Vợ tôi gọi từ một số điện thoại mà tôi thấy ngờ ngợ. Cô ấy nói là có thể hết ngày mới làm việc xong.
Tuy nhiên, khoảng 10h35 sáng thì vợ tôi về nhà. Tôi vẫn chưa thể tỏ thái độ bình thường với vợ được. Trong khi vợ tôi vẫn cứ một hai là không nói dối gì tôi cả. Buổi trưa, dọn cơm ra nhưng tôi không buồn ăn nữa. Sau khi căn vặn vợ một lúc, tôi vẫn không hết bực, vẫn không hiểu nổi chuyện gì đang xẩy ra. Tôi chỉ còn biết cố nhịn cho êm chuyện trước mắt đã.
Khoảng 11h30, vợ tôi đưa con vào phòng mẹ và cho con bú. Tôi vào hỏi vợ là phía đại sứ quán họ bảo gì không? Vợ tôi nói là họ bảo cô ấy ra Hà Nội mấy hôm. Tôi thấy thật khó hiểu. Quan trọng nhất là các bản tường trình của vợ tôi, và cuộc đối chất giữa vợ tôi và ông Quận, giữa vợ tôi và ông Triết (với sự có mặt của ông Quận) thì họ đã có rồi. Họ còn muốn gì nữa? Việc điều tra tội ác của các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Trung Hải thì họ không thể làm được. Trước kia họ nói chỉ vài ngày là xong, vậy mà đã gần cả tuần rồi kia mà. Nhưng tôi vẫn cố nói với vợ, “Cố mà làm cho xong.” Nhưng vợ tôi lại nói, “Em không làm nữa, làm mà chồng cứ nghi ngờ như thế thì làm làm gì cho mệt.” Tôi bực quá và nói, “Cô không làm thì tôi làm, tôi có cách của tôi.” Nói rồi tôi lấy cái túi hồ sơ trong đó có toàn bộ giấy tờ cá nhân của tôi, các quyết định của Công an, Viện KSND tỉnh về vụ bắt xử tôi, các tờ đơn tố cáo có chữ ký cùng điểm chỉ của vợ tôi và bản cam đoan viết tay của vợ tôi. Vợ tôi vội kéo tôi lại, “Thế thì để em làm.” Nhưng tôi vẫn cầm túi hồ sơ đi sang giường mình.
11h54: Tôi bắt đầu gửi bức thư ngỏ cho Đại biểu QH Dương Trung Quốc tới hàng loạt địa chỉ email, nội dung là đề nghị ông cho biết câu trả lời của nhà chức trách về bức thư ngỏ mà tôi đã 2 lần gửi cho ông trước kia để xác định bước đi tiếp theo của mình.
Khoảng 12h trưa, vợ tôi lấy xe máy ra và địu con đi. Tôi chỉ nghe tiếng xe máy, đi ra thì vợ đã đi rồi.
Tôi gọi điện cho vợ. Nhưng vợ tôi không cầm máy. Vợ nhắn lại cho tôi, “Tui đưa con đi chết đây, tui bán xe máy để gửi tiền về nuôi 2 đứa.” Tôi nhắn lại, “Mặc xác mày!”
Tôi dự định là sẽ đến Công an tỉnh Quảng Trị để tố cáo trực tiếp, với các lá đơn mà vợ tôi đã ký và điểm chỉ, cùng bản cam đoan viết tay của vợ nữa. Tôi quyết làm cho ra lẽ; chết tôi còn chẳng sợ thì tù đày chẳng là gì với tôi, tôi đã biết thế nào là tù đày rồi. Lẽ phải ở phía tôi, tôi chẳng sợ gì cả.
Khoảng 12h30, tôi ra ngoài đi dạo, tôi đi dạo khá xa. Gần 30 phút sau tôi quay lại nhà. Mẹ vợ hỏi tôi, “Con Bé (i) mới quay về đó, con có gặp không?” Tôi nói là không thấy. Tôi đi vào phòng thì phát hiện ra là cái túi hồ sơ của tôi đã không cánh mà bay. Tôi liền gọi điện cho vợ, yêu cầu đưa trả túi hồ sơ cho tôi. Và nói nếu không đưa tôi sẽ đi khỏi nhà ngay lập tức. Vợ tôi nói, “Anh là cái thá gì mà tôi đưa cho anh. Anh đi đâu mặc xác anh, tôi không quan tâm.” Lúc này thì tôi không còn thiết tha gì với cuộc đời này nữa cả, còn nói gì đến chuyện tố cáo. Tôi quyết định ra đi khỏi nhà. Tôi dặn mẹ vợ là có gì nhờ mẹ trông nom các cháu, nếu không nuôi nổi thì cho các cháu vào trại trẻ mồ côi. Mẹ vợ khóc, hỏi có còn tiền không cầm tạm mấy trăm đi đường. Tối qua bà phải đưa cho vợ tôi 200 ngàn để đi. Tôi nói là không cần, trong túi tôi còn 200.000VNĐ. Mở tủ định lấy hộp sữa uống cho đỡ đói. Song nhìn lại đứa con trai 3 tuổi (đứa đầu đi học mẫu giáo), chợt nghĩ là mình bây giờ đi tìm cái chết, không còn làm gì được cho con thì cũng đừng uống sữa của con nữa. Tôi chỉ mặc một chiếc quần bò và chiếc áo phông. Mẹ vợ bảo mặc thêm áo ấm cho đỡ lạnh nhưng tôi nói không cần. Khoảng 1h chiều tôi cất bước ra đi, chẳng cầm theo cái gì đi cả, ngoại trừ chiếc điện thoại, nhưng tôi cũng tắt máy nốt. Tôi không còn muốn nghe vợ tôi nói nữa. Tôi đi tìm sự kết thúc trong nỗi uất hận về người vợ của mình. Tôi nghĩ, mình bây giờ chết cũng chẳng còn gì phải hối tiếc nữa. Tôi luôn hành động theo lương tâm của mình nên chẳng bao giờ tôi phải ân hận. Tôi đã tố cáo tội ác tởm lợm của lũ người đã và đang “lãnh đạo” đất nước này, sớm muộn gì lịch sử cũng vạch mặt họ và minh oan cho tôi. Tôi cũng đã công bố hai cuốn sách dịch quan trọng và một số bài báo, dù bản thân chỉ là một kẻ nghiệp dư. Nhưng bây giờ thì sự thể đã quá sức chịu đựng của tôi rồi. Tôi cần sự thanh thản và bình yên tuyệt đối.

Tôi cứ đi như thế, nhiều lúc vừa đi vừa khóc, nghĩ làm sao kết thúc cho thật “nhanh gọn”. Tôi cũng tính tới chuyện có thể dùng cái chết của mình để làm vũ khí cuối cùng, đánh thức lương tâm của những người trong cuộc, những người hiểu được câu chuyện của chúng tôi (bằng cách ra Hà Nội rồi tìm kiếm một cái chết gây sự chú ý chẳng hạn). Tôi đi qua cầu Đông Hà trong sự vô định. Nghĩ thế nào tôi lại rẽ vào đường Hoàng Diệu. Tôi đi xuống bờ sông để nghỉ ngơi và ngẫm ngợi một lát. Lúc đó khoảng 1h53 chiều. Tôi bật máy điện thoại lên, thấy có một cuộc gọi nhỡ của vợ. Ngồi một lúc, tôi nghĩ là chắc mấy hôm nay vợ tôi chỉ quanh quẩn ở Đông Hà thôi, chứ không phải vào Huế để làm việc với các nhà ngoại giao Mỹ (và Na Uy?). Việc vợ tôi nói dối tôi chắc là do ai đó đe doạ, chứ chẳng phải tự nhiên mà vợ tôi lại làm thế. Mọi chuyện đang tiến triển tốt, đột nhiên lại ra nông nỗi này. Tôi ngờ rằng không khéo vợ con tôi lúc này đang ở nhà Hương cũng nên. Thế là tôi quyết định đi bộ đến nhà Hương, khách sạn Bảo Minh, cách đầu đường Hoàng Diệu (QL 1A) khoảng 1km. Tôi đến nơi thì thấy cả 2 vợ chồng Hương - Nhân, không thấy xe máy và vợ con tôi. Tôi hỏi thăm qua thì được Hương cho biết là vợ tôi nợ Hương khoảng gần 20 triệu. Hương cũng nói là nợ lâu rồi, thỉnh thoảng mượn vài ba triệu, rồi thỉnh thoảng sang trả góp. Nhưng độ 1 tuần nay không thấy vợ tôi đến nên hôm nọ mới gọi điện hỏi.

Tuy không tin hết vào lời nói của Hương nhưng tôi cũng càng thêm tin rằng vợ tôi nói dối tôi.

Rời khỏi nhà Hương, khoảng gần 3h chiều, tôi đi đến một quyết định là muốn chết mà chưa tới số thì cũng khó mà chết được và đến nước này thì đi vào Công an tỉnh để trực tiếp tố cáo vụ việc rồi xem nó đến đâu thì đến, mặc cho lúc này vợ tôi đã không còn đứng về phía tôi nữa.

Tôi bắt xe ôm đến trụ sở Công an tỉnh, gần cầu vượt Đông Hà. Lúc này, tôi chẳng có gì trong tay cả. Tôi vào nói với trực ban về việc tố cáo. Trực ban gọi điện vào trong rồi bảo tôi ngồi chờ. Một lát sau thì một tay Trung tá thuộc Thanh tra Công an Quảng Trị xuống tiếp tôi. Tôi nói qua vụ việc. Tay này ghi chép đại khái trên tờ giấy A4, chắc ban đầu cũng nghĩ là tôi có gì đấy không bình thường. Nhưng sau đó, anh ta vẫn đồng ý ngồi chờ để tôi đi in thư tố cáo. Tôi đến chỗ in ấn quen, vào mạng rồi tải thư tố cáo xuống. Tôi in mấy trang thư tố cáo vắn tắt, cả quyết định khởi tố bị can của Công an Quảng Trị và quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Viện KSND tỉnh.

Lúc tôi quay lại chỗ Công an tỉnh thì có thêm một viên Đại uý nữa. Tôi đưa cho họ mấy trang tôi vừa in. Viên Đại uý nói là phải về chuẩn bị lại thư tố cáo, với chữ ký tươi, rồi sáng mai đến làm. Tôi quyết định quay lại nhà bà ngoại vợ để chuẩn bị đơn từ.

Mẹ vợ thấy tôi quay về thì tỏ ra vui mừng.

Vợ tôi nhắn vào máy tôi, “Anh quay lại nhà tôi làm gì nữa? Anh hãy biến khỏi cuộc đời tôi đi.” Tôi chẳng buồn nhắn lại nữa.

Tôi kiểm tra lại số máy mà buổi sáng vợ gọi cho tôi, tôi đã thấy ngờ ngợ. Tôi không tin vào mắt mình nữa: đó chính là số máy 01642738175 mà sáng hôm qua đã nhắn vào số máy của tôi: “Cháu bình tĩnh trả lời với họ. Ông Triết sẽ thắng cháu nếu như cháu mất bình tĩnh. Chú tin cháu, hãy vì chồng cháu mà cố lên cháu. Cháu sẽ lấy lại được tất cả, và những ai gây ra cho vợ chồng cháu họ sẽ phải bồi thường bằng cái giá rất lớn.” (Tôi đã ghi cả số điện thoại này và tin nhắn vào Nhật ký trên máy tính và vì số sim đuôi 1919 kia vợ tôi đã lấy lại nên phải mở máy tính để kiểm tra.) Lần này thì không gì có thể xua tan được sự nghi ngờ của tôi.

Tôi chuẩn bị đơn từ để sáng mai đưa đi in và nộp cho Công an.

Tính tôi khá cẩn thận nên khi chuẩn bị Bản Cam Đoan (bản đánh máy) cho vợ ký tôi đã in ra rất nhiều bản cho vợ ký và điểm chỉ. Sau đó, tôi mới chọn bản với dấu vân tay rõ nhất để chụp vào máy và tung lên mạng. Vì thế, tôi vẫn còn một số Bản Cam Đoan đánh máy với đầy đủ chữ ký và dấu vân tay của vợ như thế mà tôi không bỏ hết vào trong túi hồ sơ quan trọng kia (i).

Một giấc ngủ nặng nề với tôi.

Ngày 16/11/2011.

Khoảng 6h30, tôi có nhắn tin cho vợ là hãy đưa con về. Tôi muốn vợ về để biết thực hư sự thể thế nào, sao đột nhiên lại ra nông nỗi này. Chúng tôi đã gần 10 năm trời là vợ chồng, với 3 mặt con rồi. Hơn nữa, nếu vợ tôi nói dối tôi thì chỉ mới mấy hôm gần đây thôi, chứ trước kia thì mọi chuyện tôi đều đã kiểm chứng bằng cách này hay cách khác được. Nhưng vợ tôi vẫn căm hận và nguyền rủa tôi.
Tôi nghĩ thế thì không còn gì mà nói nữa.

Tôi quyết định đi in 2 thư tố cáo (THƯ TỐ CÁO 1 và THƯ TỐ CÁO 2), bổ sung thêm Bản Cam Đoan đánh máy mà vợ tôi ký và điểm chỉ. Dọc đường, vợ tôi nhắn cho tôi: “Anh hãy biến khỏi cuộc đời tôi đi, đừng quay lại nữa. Tôi căm thù anh.” Tôi chẳng hề nhắn lại.

Khoảng 8h sáng, tôi đến trụ sở Công an tỉnh Quảng Trị. Tôi gặp Đại uý Võ Nam Cường (người trực tiếp điều tra tôi vụ trước) ở cổng. Cường hỏi han tôi và vợ con của tôi. Tôi đưa cho Cường xem mấy lá đơn và cả Bản Cam Đoan của vợ tôi. Tôi nói là sẽ lên nộp ở Phòng Thanh tra, ngày hôm qua tôi đã làm việc qua với họ rồi. Tôi hỏi Cường là anh ta có quay lại làm vụ này không? Cường nói là việc ấy người ta sẽ quyết định.
Tôi lên Phòng Thanh tra Công an tỉnh, vào phòng của bà Thượng tá Phó Chánh thanh tra, tên là Hạnh, nói giọng lai bắc. Bà này và một viên Thượng uý xem đơn tố cáo của tôi. Sau đó, viên Thượng uý ký tiếp nhận thư tố cáo của tôi. Tôi đòi phải có biên nhận nhưng họ không đồng ý. Anh ta viết lưu vào sổ và tôi ký vào. Tôi đã cung cấp địa chỉ của mình (thường trú và tạm trú) và để lại số điện thoại cho họ liên lạc.

Lúc tôi ký xong, khoảng 9h30, thì vợ tôi gọi điện và hỏi tôi là đang ở đâu đó. (Câu hỏi tử tế nhất hơn một ngày). Tôi nói là đang ở trụ sở Công an tỉnh. Sau đó tôi dập máy.

Tôi rời khỏi đấy ra về. Lát sau, vợ tôi lại gọi điện. Vợ tôi nói là “anh muốn đi tù hay sao? Tôi không biết gì đâu đấy. Anh đi tù một lần rồi chưa tỉnh à?” Tôi bực tức dập máy. Chứng tỏ là có người nào đó cho vợ tôi biết tôi vào trụ sở Công an tỉnh để tố cáo.

Vợ còn nhắn vào máy tôi, “Anh muốn đi tù thì mặc xác anh. Đừng lôi tôi vào làm gì.” Tôi chẳng buồn nhắn lại.

Trên đường đi bộ từ trụ sở Công an tỉnh về, tôi ghé vào trụ sở Công an Phường 5. Tôi gặp Thiếu tá Đoàn Kim Thuyết, cảnh sát khu vực. Tôi hỏi xin giấy xác nhận tạm trú, nhưng anh ta nói là lần trước tưởng tôi không trú ở đây nên mấy tờ giấy kia anh ta vứt rồi. (Anh ta nói dối, vì chắc chắn mấy tờ tôi khai trước kia anh ta đã chuyển lên trên.) Anh ta đưa cho tôi mấy tờ biểu mẫu để làm lại. Tôi cho anh ta biết chuyện tôi vừa vào Công an tỉnh tố cáo, và đưa cho anh ta mấy tờ đơn tố cáo mà tôi in từ mạng Internet ra ngày hôm qua, cả Bản Cam Đoan của viết tay của vợ tôi. Một lát sau, Thiếu tá Hùng, Trưởng CA Phường 5, ghé vào, rồi xuất hiện cả viên sỹ quan Công an Thành phố Đông Hà mà trước đây tôi đã kể là từng cùng với một viên trung uý Công an tỉnh dò la về tôi khi tôi mới bán nhà ở Hà Nội và chuyển vào Đông Hà (sau khi tôi gửi thư tố cáo qua mạng lần đầu tiên vào ngày 21/4/2008). Lần này, anh ta đeo đầy đủ quân hàm quân hiệu nên tôi mới biết chính xác tên anh ta là Nguyễn Minh Đông, Thượng uý. (Anh ta cũng nằm trong nhóm Công an tiến hành vụ “bắt quả tang” tôi tại tiệm Internet ngày 25/12/2009.) Cả hai người đều xem qua các lá đơn tố cáo của tôi. Tay Đông ngỏ ý xin tôi mấy lá đơn, nhưng tôi nói chỉ có chừng ấy thôi, muốn có thêm thì đem đi photo. Thiếu tá Hùng hỏi tôi về nơi nộp đơn tố cáo, tôi cho anh ta biết là tôi nộp cho bà Thượng tá,Phó Chánh Thanh tra Công an tỉnh.

Tôi đi bộ về nhà bà ngoại vợ. Em gái vợ cho biết là hồi sáng, lúc tôi đi ra khỏi nhà một lát thì vợ tôi có quay về một lúc rồi đi luôn.

Buổi trưa, ăn cơm xong, nằm ngẫm ngợi. Tôi nghĩ là cần phải kéo vợ về. Trước hết là xin lỗi vợ về chuyện đánh vợ, rồi sau đó sẽ tỉ tê hỏi vợ xem thực sự đã xẩy ra chuyện gì trong mấy ngày vừa qua. Đằng nào thì tôi cũng cần cô ấy, chúng tôi đã gần 10 năm bên nhau, đã có ba mặt con rồi cơ mà. Nếu có gì thì do nguyên nhân khách quan nào đấy chứ không phải vợ tôi muốn lừa dối tôi.

Khoảng 1h chiều, tôi bắt đầu nhắn tin cho vợ. Bắt đầu bằng một câu tếu táo, thứ vũ khí kỳ diệu của mọi cuộc hoà giải. Thấy vợ phản ứng tích cực, tôi mừng thầm. Tuy nhiên, sau đó tôi biết vợ tôi căm thù tôi lắm, hận tôi lắm. Nhắn cho vợ nhiều tin trong buổi chiều mà chẳng thu được kết quả gì. Vợ tôi vẫn một hai là muốn li dị, chia tay, không muốn thấy mặt tôi nữa. Tôi nghĩ là vợ tôi bị người ta đe doạ, nay biết tôi đã lên Công an tỉnh tố cáo nên phải đi trốn, mà không khéo có ai đó đưa đi trốn cũng nên.

Buổi tối, tôi bắt đầu tỏ thái độ “thành khẩn” hơn. Tôi xin lỗi vợ vì đã đánh cô ấy, rồi hứa là từ nay về sau sẽ không đánh vợ nữa. Ban đầu, vợ tôi vẫn hận tôi lắm, “Tình cảm giữa anh và tôi đã chết rồi.” Tôi bảo vợ hãy về đi, “mình chỉ sợ ông Trời thôi, không sợ gì cả”. Tôi nói, “Em sợ quá mất khôn rồi.” Vợ tôi nói lại, “Tôi mà sợ à.” Rồi vợ tôi nói, “Thôi anh cứ ở đó. Tôi đi làm rồi hàng tháng gửi tiền về cho.” Đại khái là vợ tôi vẫn không chịu quay về, nhiều lắm cũng chỉ nói là “để tôi có thêm thời gian suy nghĩ đã.”

Thấy tình hình đang diễn biến có lợi, tôi nhắn cho vợ: “Anh biết là nhiều khi em sợ anh lo lắng rồi nói dối để cho anh yên tâm thôi.” Vợ tôi nhắn lại, “Tôi không hề nói dối gì anh cả.” Tôi lập tức nhắn hỏi vợ, “Tại sao sáng hôm kia số máy 01642738175 đã nhắn cho anh ‘Cháu bình tĩnh trả lời với họ…’ mà sáng hôm qua em lại dùng số máy ấy gọi điện cho anh?” Vợ tôi nhắn lại, “Tôi không biết gì hết.” Tôi hỏi tiếp, “Có phải em dùng số máy ấy nhắn cho anh để làm ra vẻ là em đang ‘đối chất’ với ông Triết không?” Vợ tôi nhắn lại, “Tôi không biết. Khi tôi đối chất xong đi ra thì có người cho tôi 2 cái sim. Tôi không biết số nào lại số nào cả. Sim tôi hết tiền nên tôi lấy 2 sim kia để gọi.” Tôi bàng hoàng cả người. Thế là đã rõ. Một âm mưu vô cùng tinh vi và thâm độc. Và chính tình tiết tinh vi nhất lại là tình tiết khiến họ bị lật tẩy. Tôi xin lỗi vợ và nói rằng vợ chồng mình đã bị người ta lừa. Sau vợ tôi cho tôi biết người cho cô ấy 2 sim điện thoại kia là một tay phiên dịch. Tôi đã dùng sim của vợ khoảng 4 hôm rồi, bọn họ hoàn toàn biết 2 số máy mà vợ tôi dùng mấy hôm đó (ngoài số máy của tôi, vợ tôi còn dùng một số khác nữa), không thể có chuyện nhầm lẫn ở đây được.

Thì ra, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã phối hợp với những người có trách nhiệm phía Việt Nam để dựng lên màn kịch hòng lừa gạt tôi, khiến tôi nghi ngờ vợ, làm cho vợ tôi bức xúc và kết cục tất yếu là vợ chồng tôi sẽ tan đàn sẻ nghé. Họ đã gây sức ép với nhà chức trách Việt Nam để làm việc với vợ tôi , “hứa hẹn” với vợ chồng tôi, đề nghị vợ tôi viết các bản tường trình, tổ chức các cuộc đối chất giữa vợ tôi với ông Quận, giữa vợ tôi với ông Triết và ông Quận. Khi họ nắm được những “bảo bối” ấy trong tay thì ngay cả những kẻ ngây thơ nhất cũng hiểu là họ có thể làm gì rồi. Nhưng họ biết là nếu tôi gặp họ, tôi nhận được tiền từ họ và lấy được tiền từ ông Triết rồi, có thể tôi sẽ không biết điểm dừng mà cứ được đà làm tới thì chẳng hay ho gì, dễ lộ ra chuyện người Mỹ đang nắm được thứ “bảo bối” để khống chế chế độ VN hiện nay. Việc chế độ này sụp đổ cái rụp rõ ràng là nằm ngoài mong muốn của họ. Vì lúc đó nhiều hệ luỵ sẽ xuất hiện ngoài tầm kiểm soát của Mỹ, mà đáng kể nhất là Trung Quốc sẽ ngay lập tức “xơi tái” Trường Sa, từ đó khống chế hoàn toàn Biển Đông. (Rõ ràng, với thứ “bảo bối” này trong tay, người Mỹ có thể làm cho chế độ này sụp đổ bất cứ khi nào nếu họ muốn. Thậm chí, họ cũng có thể “điều chỉnh” được tốc độ cải cách chính trị của Việt Nam bằng cách “sơ ý” để “rò rỉ” thông tin trên cho những đối tượng cần thiết chẳng hạn.) Ngoài ra, còn có một khả năng nữa ở đây là các nhà lãnh đạo Việt Nam muốn mượn bàn tay của các nhà ngoại giao để lừa gạt tôi, để họ khỏi phải mang những bộ mặt nhơ nhuốc trong lịch sử.

Thảo nào, mấy hôm trước vợ tôi nói rằng các nhà ngoại giao cho biết là cuối tuần này sẽ gặp tôi trong 3 ngày. Tôi cũng đã “băn khoăn”; tôi được gặp họ một vài giờ đã quý lắm rồi, gặp những 3 ngày để làm gì chẳng biết? Rồi chuyện tay phiên dịch mượn xe máy của vợ tôi, bày chuyện là để đến nhà ông Quận, nhà Hương để lấy tài liệu, sau đó không gửi ở Công an tỉnh như đã nói với vợ tôi mà lại đi thẳng vào Huế, nói là đưa xe ra cho tôi vào trưa ngày 14/11 cũng chẳng thấy. Rồi chuyện mấy hôm liền vợ tôi cứ về nhà chưa đầy 30 phút là lại đi ngay, đêm toàn ngủ ở Huế. Rồi chuyện họ lấp lửng giữa việc đi vào Huế hay ở lại Đông Hà vào ngày 12/11 khiến vợ tôi đem mũ bảo hiểm xe máy đi theo để đi xe máy về làm tôi sinh nghi. Rồi chuyện Hương nói vợ tôi nợ gần 20 triệu VNĐ và thỉnh thoảng trả góp (vợ tôi khẳng định là chỉ mới mượn 5 triệu hôm 11/11 thôi), hơn nữa trước đấy vợ tôi còn mua nhiều vàng rồi sau đó dồn tiền mua cao su nên không thể có chuyện như Hương nói. Việc bà Hương này nói với tôi như thế thì hoặc là do ai đó chỉ đạo ông Quận làm cách nào đấy để Hương nói thế, hoặc ai đó đã trực tiếp mua chuộc Hương. Rồi chuyện họ cố tình kéo dài thời gian vợ tôi làm việc ở Huế. Mấy ngày sau này họ cứ bảo vợ tôi viết, trong khi phần tóm tắt câu chuyện thì vợ tôi đã viết xong từ trước rồi, và trước đó họ cũng chỉ bảo chỉ cần viết tóm tắt thế thôi. Rồi chuyện tưởng tối 12/11 đối chất với ông Nguyễn Minh Triết, nhưng thực ra đến sáng 14/11 mới đối chất. Rồi chuyện họ chẳng chịu đưa ra kết luận gì cả mà khi vợ tôi về nhà vào sáng ngày 15/11, họ đề nghị vợ tôi đi Hà Nội mấy ngày… Kể cả việc vợ tôi suốt mấy đêm liền bế con gái tới khách sạn ngủ với mấy bà sỹ quan Công an kia không khéo cũng nằm trong âm mưu của họ, vì về sau một bà đã “thú nhận” với vợ tôi là họ không phải là Công an mà là người của Đại sứ quán Mỹ (!?).

Bốn nhà ngoại giao Na Uy kia thì có khả năng đúng, bởi trước đây có một người ở Đại sứ quán Na Uy từng gửi thư đề nghị tôi gửi lại các file đính kèm, vì máy tính của ông ta không mở được file nén (.rar). Hơn nữa, Na Uy có lẽ là quốc gia EU “nghiêm khắc” nhất đối với Việt Nam về các vấn đề dân chủ, nhân quyền. Còn 3 vị đeo phù hiệu UN kia gần như chắc chắn đều là họ “Mẽo” tuốt.

RE: _Appeal Letter
FROM: Royal Norwegian Embassy in Hanoi
TO:      'Hoang Le'
Tuesday, March 22, 2011 11:34 AM
The attachments cannot be opened.
Please send again.
Thanks,
 Royal Norwegian Embassy
10th Floor, Block B
VincomCityTowers
191 Ba Trieu Street
Hanoi, Vietnam
(84 4)974 2930
From: Hoang Le [mailto:le.hoang91@yahoo.com]
Sent: Monday, March 21, 2011 3:00 PM
To: le.hoang91@yahoo.com
Subject: _Appeal Letter
Dear Sirs,
Please open the file LETTER TO FOREIGN AMBASSADORS (English) and other [Vietnamese] files attached to see the true face of the current regime in Vietnam .
Please raise your voice to help bring those accused to justice and protect the accusers.
The Accuser (i)

Thật là một âm mưu hoàn hảo. Và họ đã hoàn toàn lừa được tôi (vợ tôi thì chẳng cần phải lừa), cũng giống như trước kia ông Mạnh, ông Dũng, ông Hải và tay Trọng đã nhiều lần lừa được tôi. Chỉ có điều là trước sau tất cả bọn họ đều không lừa nổi ông Trời.

Lúc này thì tôi mới thấy thấm thía là tôi đã hành xử sai với vợ thế nào, và tại sao vợ tôi lại căm hận tôi đến thế. Tôi đã hết lời xin lỗi, mong vợ tha thứ. Nhưng vợ tôi cũng chỉ nói là để thêm thời gian suy nghĩ đã.

Ngày 17/11/2011.

4h30 sáng, tôi đã thức giấc, và không sao ngủ tiếp được. 5h tôi nhắn tin cho vợ. Mong vợ tha thứ và quay về với chồng con. Nhưng tôi không nhận được tin nhắn. Đến 6h tôi gọi điện cho vợ. Tôi năn nỉ vợ quay về. Một lát sau, vợ tôi nhắn tin cho tôi. “Mai em về đến Huế.”

ö

Mặc dù chua chát nhưng tôi phải chấp nhận một thực tế rằng các nhà ngoại giao Mỹ hành động vì đất nước họ, họ phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Dân chủ, nhân quyền ở nước khác cũng quan trọng nhưng vẫn không thể nào sánh với lợi ích của đất nước họ. Niềm an ủi lớn lao của tôi ở đây là việc Việt Nam đi theo quỹ đạo của Mỹ chính là mong ước cháy bỏng của tôi (i).

Âm mưu lừa gạt tôi chắc chắn là đã được thông qua ở cấp lãnh đạo chóp bu của Việt Nam, và ông Trương Tấn Sang là một trong số đó. Trước đây, khi tôi tung Nhật ký của mình lên mạng, tôi đã lược bỏ một vài tình tiết không có lợi cho ông Sang trong bản Nhật ký gốc. Vì vậy, ông đã có những động thái để qua đó bắn tín hiệu ủng hộ tôi, và một thời gian dài ông Sang rất lớn tiếng, đòi tiêu diệt “bầy sâu”, cho đến khi tờ Năng Lượng Mới lật lại vụ án Năm Cam. Nhờ tôi, ông đã tạo được vị thế quyền lực đáng gờm trong giới lãnh đạo trước liên minh hùng mạnh Nguyễn Phú Trọng – Nguyễn Tấn Dũng – Nguyễn Sinh Hùng – Lê Hồng Anh – Hoàng Trung Hải (cùng một số người khác), hoặc có thể ông đã đạt được cho mình một thoả hiệp nào đó với phe này. Rõ ràng là ông đã đơn độc và bất lực trước một “bầy sâu”. (Trước kia, nhờ vụ việc tôi tố cáo mà ông đã vượt mặt ông Mạnh để gầy dựng cho mình một nền tảng quyền lực đáng kể trong bộ máy lãnh đạo khoá X, đủ để “tranh đấu” chức Tổng Bí thư BCHTW Đảng khoá XI. Và sau khi tôi bị bắt, ông Triết bị lộ mặt và bị Bộ Chính trị gạt sang một bên thì trên thực tế ông đã đảm nhiệm vị trí Tổng Bí thư thay ông Mạnh (ii).)

Tôi không biết là ông Trương Tấn Sang chủ động hay bị ép buộc rồi phải tham gia vào âm mưu này (hoặc vì lợi ích của quốc gia, hoặc vì buộc phải chứng minh là ông không đứng sau lưng ủng hộ chúng tôi, hoặc cả hai). Dù sao, tôi vẫn có thể dễ dàng tha thứ cho ông nếu lý do khiến ông buộc phải tham gia vào âm mưu trên là vì lợi ích của đất nước, và mong là ông không bị biến thành “ma cà rồng”. Tôi sẵn sàng coi những gì mà chúng tôi đã nếm trải như một sự hy sinh của mình, như tôi đã từng nói với Đại uý Võ Nam Cường trong trạm giam ngày 8/2/2010 rằng: “Tôi chấp nhận sự đối xử của các anh, coi như đấy là sự hi sinh của tôi. Tôi chỉ mong người ta sớm tìm ra giải pháp cho đất nước. Còn nếu có tiền, sau này tôi sẽ làm từ thiện. Đấy không phải là tiền của tôi.”

Việc Thượng tá Hoàng mượn vợ tôi 20 triệu VNĐ, mà mấy lần vợ tôi hỏi nhưng ông nói là chưa có, chắc chắn đã góp phần củng cố sự nghi ngờ của tôi, giúp cho âm mưu của họ thành công. Không hiểu ông, người mà vợ chồng tôi rất tin tưởng, có bị người ta ép buộc phải tham gia vào âm mưu lừa gạt chúng tôi không? Rồi bao nhiêu người đã trực tiếp hoặc gián tiếp dự phần vào âm mưu tinh vi và thâm độc này nữa? Chúng tôi hiện giờ không còn biết tin vào ai, không biết ai sẽ bảo vệ mình, mà thực ra là bảo vệ chính đất nước này. Nếu không có tình yêu, lòng bao dung và sự tỉnh táo của tôi thì mọi chuyện đã chấm hết với vợ chồng tôi rồi, những đứa con thơ dại của tôi đã rơi vào cảnh mồ côi rồi (iii).

Sau tất cả những gì đã xẩy ra, đến lúc này mà tôi vẫn chưa đưa ra lời bình phẩm cá nhân nào dành cho ông Nguyễn Minh Triết thì e rằng “bất công” cho ông ta quá. Quý vị chớ vội lầm tưởng rằng với những thông tin qua Nhật ký của tôi, quý vị đã có thể hiểu rõ bản chất của ông ta. Thực ra, chừng đó mới chỉ lột tả được chút xíu “phẩm chất” của con người này thôi.

Khi tôi tung Nhật ký của mình lên mạng, mặc dù rất căm hận ông Triết nhưng tôi vẫn thể hiện một giọng văn khách quan, chừng mực. Tôi đã lược bỏ 2 tình tiết “đắt giá” nhất về ông ta, mà chỉ đánh dấu bằng dấu ngoặc trống (…), một ở gần đầu Nhật ký và một ở gần cuối Nhật ký. Ở dấu (…) thứ nhất trong Nhật ký (i), chính ông Triết đã bảo ông Quận tạo điều kiện cho vợ chồng tôi buôn ma tuý. Nhưng ông Quận lại nói với vợ tôi là “cháu đã dính vào ma tuý rồi, nay đừng làm điều đó nữa.” Và ông đã gạt lời xúi bẩy của ông Triết. Còn trong dấu (…) thứ hai là một câu nằm trong Nhật ký (ii) gốc mà Công an đã in ra khi tôi bị bắt: “Ông [Quận] cũng cho biết là ông Triết tuy không giết người nhưng ông cũng đã làm cho một thuộc hạ của ông mất trí nhớ, để bịt đầu mối tội tham nhũng.” Tôi đã không đưa những tình tiết này vào Nhật ký khi gửi thư tố cáo qua mạng là vì tôi còn kỳ vọng ông ta sẽ “đoái công chuộc tội”, thừa nhận vụ việc trước Ban Chấp hành TW Đảng để mở đường cho công cuộc canh tân đất nước, chứ làm gì có toà án nào của chế độ này có thể “xử” ông ta được? Tuy phản bội các “đồng chí” của mình nhưng giá như ông ta dũng cảm đứng về phía nhân dân thì ông ta đã có vị thế xứng đáng trong lịch sử.

Một người vốn là thuộc hạ của ông Triết ở Quảng Trị đã nhận xét: “Ông Triết là con cáo đã thành tinh. Ông ta còn độc ác hơn cả ông Mạnh, ông Dũng và ông Hải.” Qua những gì tôi kể trên đây, quý vị hẳn đã thấy là chúng tôi đã rơi vào cảnh cùng cực đến thế nào, ấy thế nhưng ông ta vẫn không chịu trả cho chúng tôi những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi xương máu của vợ chồng tôi, dù chỉ để chúng tôi cầm cự với cuộc sống cho qua ngày thôi. Không những thế, ông ta còn cấm các thuộc hạ của ông ta ở Quảng Trị giúp đỡ vợ chồng tôi. Tôi nghĩ, nếu ông ta rơi vào hoàn cảnh của ông Hải thì chắc ông ta đã ra tay thủ tiêu vợ chồng tôi từ lâu rồi. Trong khi đó, quý vị có thể nhận thấy qua Nhật ký của tôi là chúng tôi đã làm hết sức mình vì ông ta, vì đất nước, mặc cho vợ tôi đang mang bao bệnh tật trong người, đặc biệt là mới trải qua cuộc phẫu thuật chảy máu não (thời gian đó, cũng như sau này, vợ tôi vẫn thường bị đau đầu và choáng). Sau khi tôi bị bắt, mãi đến khi nhận quyết định tạm giam (sau 2 quyết định tạm giữ) tôi mới khai ra vai trò của ông Triết, và lỗi hoàn toàn là do ông ta, mà lúc đó nếu tôi không khai thì Nhật ký của tôi cũng tiết lộ vai trò của ông ta.

Ông Nguyễn Minh Triết đúng là một con ác quỷ, đã mất hết tính người. Và đến bây giờ thì ngay cả các “đồng chí” của ông ta cũng coi ông ta như một con chó ghẻ đáng ghê tởm.

(i) Sếp cũ của vợ tôi ở Công ty May Việt Tiến, trùm ma tuý, đàn em của ông Hoàng Trung Hải, sau đó lại dùng chứng cứ phạm tội của ông Hải để khống chế ông Hải và buộc ông Hải đưa chứng cứ phạm tội của ông Nông Đức Mạnh và ông Nguyễn Tấn Dũng để khống chế cả 2 ông này. Về sau, Trọng đã bị ông Hải giết. Các tình tiết cụ thể tôi đã trình bày trong phần chi tiết của câu chuyện kèm theo thư tố cáo.

(i) Tên thường gọi của vợ tôi ở nhà.

(ii) Hoàng Thượng Nhân, chồng Hương.

(i) Tôi cho rằng ông Triết đổ vấy cho ông Quận để đỡ bớt tội và khiến cho chúng tôi ngờ vực ông Quận.

(i) Nếu ai đó gọi cho tôi vào số máy này mà bị chặn hoặc không liên lạc được thì cũng đừng “thắc mắc”: số máy của tôi thường xuyên bị kiểm soát.

(i) Tên thường gọi của vợ tôi ở nhà.

(i) Cũng nhờ cẩn thận nên tôi mới lưu giữ được bản Nhật ký của mình sau khi bị bắt ngày 25/12/2009 và bị tịch thu USB khi đang ngồi ở tiệm Internet.

(i) Họ có thể công khai thừa nhận việc đã gặp vợ tôi vào đầu tháng 9/2009. Ngoài ra, lúc này Việt Nam đang cần Mỹ làm điểm tựa để đương đầu với Trung Quốc.

(i) Mấy lần đầu tiên, vì sợ bị chặn thư nên tôi gửi BCC tới các địa chỉ email cần gửi (mục TO: thì điền địa chỉ email của chính người gửi). Thời điểm đó, tôi dùng hộp thư le.hoang91@yahoo.com.

(i) Dù sao, ở đây cũng không nên loại trừ khả năng là các nhà ngoại giao kia đã “tống tiền” nhà chức trách Việt Nam, giống như các nhóm sỹ quan Công an ở Hà Nội vào Đông Hà lấy lời khai của vợ tôi rồi cũng chỉ để tìm cách “làm tiền” những đối tượng liên quan mà chẳng đoái hoài gì đến số phận của chúng tôi. Nói vậy nhưng tôi vẫn ủng hộ họ, vì ít ra đó là cách để nhiều người biết được thực hư của câu chuyện này hơn. Và biết đâu vào một ngày đẹp trời nào đấy họ lại thức tỉnh lương tâm và làm được điều gì đó tốt đẹp cho đất nước thì sao.

(ii) BBC

(iii) Thậm chí thời gian sau này tôi cũng đã từng nói chuyện qua điện thoại với Thượng tá Hoàng, v.v.

(i) Ý đồ ban đầu của ông Triết là muốn vợ chồng tôi có thật nhiều tiền để Công an tin vào THƯ TỐ CÁO của chúng tôi. Ông còn nói với ông Quận là “làm sao cho vợ chồng nó có càng nhiều tiền càng nhanh càng tốt” và chỉ đạo ông Quận tạo điều kiện cho chúng tôi buôn bán, bất kể thứ gì. (...)

(ii) Ông cho biết thêm là mặc dù Bộ Chính trị vẫn chưa đưa ra quyết định về tôi nhưng ông Triết vẫn không hề lên tiếng nửa lời nhằm ủng hộ chúng tôi. Ông nói, ông Triết quá nhát gan, quá sợ chết. (...) Ông Triết cũng đã từng một lần nói với vợ tôi: "Ai cũng có tội cả, chú cũng có tội nhưng chú không thể nói cho cháu biết được."

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site