lịch sử việt nam
Là Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa,
Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.
Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.
Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.
Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.
Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.
Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.
---------------
Tử Thủ Tống Lê Chân
Nguyễn văn Khiết, Australia (bietdongquan.com)
Cùng với việc Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ quân sự cho Việt Nam và rút quân về nước, các đơn vị Dân Sự Chiến Đấu cũng được giải thể. Những người lính thuộc lực lượng này một số được cải tuyển sang Địa Phương Quân và một số đông hơn tình nguyện sang binh chủng Biệt Động Quân để phục vụ trong các tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng mới được thành lập để trấn giữ những căn cứ trước đó thuộc các toán Dân Sự Chiến Đấu.
Tại Phước Long, Căn cứ Bù Đốp do A-341 trấn giữ được chuyển thành Tiểu Đoàn 97 Biệt Động Quân Biên Phòng vào ngày 31 tháng Chạp 1970. Tại Bình Long, Căn cứ Lộc Ninh của A-331 chuyển sang Tiểu đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng ngày 30 tháng Chín 1970 và cũng tại Bình Long, ngày 31 tháng Mười Một 1970, đơn vị A-334 chính thức giải thể và Chỉ Huy Trưởng Căn cứ Tống Lê Chân là Thiếu tá Đặng Hưng Long chính thức bàn giao căn cứ cho Đại uý Lê Văn Ngôn, người chỉ huy đơn vị mới được thành lập để trấn giữ căn cứ này là Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng với quân số lúc đó là 318 người mà hơn một nửa là người Thượng thuộc sắc tộc S’tieng mang họ Điểu và một số khá đông là người Việt gốc Miên mang họ Châu, Danh và Thạch. Đại uý Lê Văn Ngôn xuất thân Khoá 21 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, lúc đó chưa tròn 24 tuổi.
Nằm bên cạnh hai con suối Takon và Neron là thượng nguồn của Sông Sàigòn và trên một ngọn đồi cao hơn 50 thước cách An Lộc khoảng 15 cây số về hướng đông-bắc, Tống Lê Chân (dọc trại từ tiếng Miên Tonlé Tchombe) có nhiệm vụ ngăn chặn đường tiếp tế của Việt Cộng từ Chiến khu C theo trục lộ 246 sang Chiến khu D. Vào thời điểm này, Tống Lê Chân ngoài căn cứ chính còn có thêm hai tiền đồn nhỏ nằm án ngữ đường tiến quân của địch vào trại chính. Với tham vọng thôn tính miền Nam cho bằng được, Trung Ương Cục R của Việt Cộng trong suốt 5 năm qua đã cho nhiều đơn vị của chúng thay phiên nhau đánh chiếm Tống Lê Chân để dễ dàng chuyển quân và vũ khí về các mặt trận phía đông Sài Gòn mà không bị cản trở nhưng không thành công mà còn phải trả những giá thật đắt trong những cuộc tấn công tự sát. Sau đi tung những đại đơn vị tấn công Lộc Ninh, An Lộc và một số vùng phụ cận trong tỉnh Bình Long vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, cộng quân cho các lực lượng chính qui Bắc Việt tấn công Tống Lê Chân.
Thật ra thì ngay sau khi Công Trường 9 Cộng sản Bắc Việt tấn công vào Lộc Ninh, Việt Nam Cộng Hoà chúng ta đã nhìn thấy trước ý đồ của cộng quân nên Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Quân Khu 3 quyết định cho Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng rút khỏi Tống Lê Chân để về An Lộc cùng với những đơn vị khác chuẩn bị đối đầu với đại quân Bắc Việt. Tuy nhiên, Đại úy Lê Văn Ngôn đã trình lên Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Quân Khu 3 khi ông ghé xuống đây vào những ngày đầu tháng Tư 1972 rằng có ba lý do để đơn vị này ở lại trấn giữ Tống Lê Chân. Thứ nhứt là dồn quá nhiều quân vào An Lộc để lãnh đạn đại pháo của Việt Cộng là điều không nên (lúc đó, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân do Đại Tá Nguyễn Văn Biết chỉ huy đã nhảy vào An Lộc rồi). Thứ hai, Tống Lê Chân nằm trong chiến khu của địch, tại một vị trí giống như yết hầu đối với đường tiếp tế và chuyển quân của giặc và hơn nữa, từ trên đồi có thể quan sát được mọi di chuyển của địch ngay trong chiến khu của chúng. Vì thế, càng nên giữ căn cứ cho tới cùng để gây thêm khó khăn cho các hoạt động quân sự của chúng. Thứ ba là toàn thể quân nhân các cấp trong đơn vị muốn ở lại giữ Tống Lê Chân chớ không muốn rút đi. Kể từ lúc đó, một trang sử bi hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu.
Ngày 10 tháng Năm 1972, sau khi đặc công đã đột nhập vào bên trong vòng đai phòng thủ và bắt đầu phá hoại, đại quân Bắc Việt tổ chức nhiều đợt tấn công biển người có chiến xa yểm trợ nhưng lần lượt bị đẩy lui và chúng phải bỏ cuộc. Đại uý Lê Văn Ngôn được vinh thăng thiếu tá nhờ những chiến công liên tiếp này. Sau đó, An Lộc và các vùng phụ cận được giải toả, các lực lượng cộng quân còn sót lại tháo chạy qua biên giới về mật khu an toàn của chúng trong vùng Mỏ Vẹt và Lưỡi Câu. Tống Lê Chân được tạm yên một thời gian ngoại trừ những cuộc tấn công quấy rối và những vụ pháo kích lẻ tẻ vốn không đáng kể so với những trận mưa pháo và tấn công biển người liên tiếp trước đó. Sau Hiệp định Paris ký kết ngày 27 và có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng Giêng 1973, giữa lúc Việt Nam Cộng Hoà, Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt đang thực hiện các cuộc trao trả tù binh thì Việt Cộng đem một lực lượng chính qui bao vây Tống Lê Chân, trắng trợn vi phạm hiệp định mà chính chúng đã ký kết.
Ngày 17 tháng Ba, một phiên họp cấp trưởng đoàn của Ban Liên Hợp Quân Sư Bốn Bên (BLHQSBB) được triệu tập. Trưởng đoàn của Việt Cộng là tướng Trần Văn Trà biết tình hình không có lợi nên lánh mặt và cho Đại tá Đặng Văn Thu thay mặt tới tham dự. Tại phiên họp này, trưởng đoàn Việt Nam Cộng Hoà là Trung tướng Dư Quốc Đống đề nghị những biện pháp cấp bách gồm có việc cử ngay một tổ Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên đi Tống Lê Chân để điều tra vi phạm, nếu điều đó được thoả thuận tại hội nghị. Nếu hai phe cộng sản không thoả thuận thì Hoa Kỳ, với tư cách chủ vị của BLHQSBB, sẽ yêu cầu Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát Đình Chiến (1) (International Commission for Ceasefire and Supervision = ICCS) cử người đi điều tra và trong trường hợp này, Việt Cộng, tức cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam phải ra lệnh cho các đơn vị của chúng quanh Tống Lê Chân không được bắn lên phi cơ của ICCS khi họ tới đó.
Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử