lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

quốc kỳ việt nam

Là Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa,

Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.

Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.

Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.

Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.

Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.

Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.

---------------

biệt động quân sư đoàn biệt động quân

Tống Lê Chân- Tiền Đồn Quá Xa

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8

Trần Đỗ Cẩm

...

Trận Ðánh Sau Cùng Của TÐ 92 BÐQ

Nhưng tình trạng tạm thời sống lây lất không còn kéo dài được bao lâu. Tống Lê Chân như một con cá phơi mình trên thớt không còn phương cách tự vệ, nằm chờ lưỡi dao chém xuống. Và lưỡi dao đã rơi …

Ngày 11/4/74, sau khi tái điều nghiên, bổ xung lực lượng, Cộng quân mở những cuộc tấn công ác liệt quyết đạt được chiến thắng bằng mọi giá. Trong ngày chúng pháo kích mù mịt không dưới 1,000 quả đạn vào căn cứ đã tan nát trong các cuộc tấn công trước. TÐ 92 BÐQ lúc này đã kiệt lực, hết đạn, một số lớn binh sĩ lại bị thương nên không còn sức chống trả những đột tấn công mãnh liệt của đối phương. Nhưng dù tình thế đã đến lúc tuyệt vọng nhưng Trung Tá Ngôn vẫn không ra lệnh rời bỏ căn cứ khi chưa có lệnh của thượng cấp. Trước những loạt đạn pháo kích chính xác và các đợt tấn công biển người, vị TÐT anh hùng biết chắc không thể nào phòng thủ được nữa nên khẩn cấp yêu cầu thượng cấp cho lệnh di tản trước khi căn cứ bị địch quân tràn ngập. Trung Tướng Thuần, Tư Lệnh QD III – không rõ có tham khảo ý kiến của Bộ TTM hay Phủ Tổng Thống hay không – ra lệnh cho Trung Tá Ngôn phải “tử thủ bằng mọi giá”!

Nhưng TÐ 92 BÐQ sau hơn một năm trời bị vây hãm, bị pháo kích và tấn công liên miên bởi một lực lương địch quân đầy đủ vũ khí và đông hơn nhiều lần, lại thiếu đạn dược, lương thực, quân số hao hụt không được bổ xung nên đã chẳng còn giá nào để trả! Các chiến sĩ Mũ Nâu không còn nhiều chọn lựa: ở lại căn cứ chắc chắn sẽ bị chết hay bị bắt hết vì không còn cách nào ngăn chận địch quân hoặc đầu hàng để tìm con đường sống. Nhưng theo truyền thống hào hùng của binh chủng Mũ Nâu, dù trong lúc thập tử nhất sinh cũng vẫn không hàng địch. Trung Tá Ngôn đã đưa ra một quyết định vô cùng táo bạo: dùng toàn lực phá vòng vây, rời bỏ căn cứ, tuy có thể bị chết hết nhưng may ra sẽ đưa đơn vị tới một nơi an toàn.

Sau khi quyết định xong, vào khoảng nửa đêm 11/4, căn cứ Tống Lê Chân báo cáo nguy cơ sắp bị địch quân tràn ngập. Sau đó, mọi giấy tờ, tài liệu quan trọng đã được thiêu hủy đúng theo kế hoạch di tản để không bị lọt vào tay địch. Lúc dó, chỉ có phi cơ bay thật cao thả hỏa châu yểm trợ. TÐ 92 BÐQ yêu cầu phi cơ ngưng thả trái sáng để đơn vị nương theo bóng tối rời bỏ căn cứ. Dưới sự chỉ huy gan dạ của vị TÐTtrẻ tuổi vả tinh thần kỷ luật của toàn thể binh sĩ, TÐ 92 BÐQ đã di tản trong vòng trật tự, mang theo tất cả những thương binh. Liên lạc vô tuyến với BTL/QÐ III bị gián đoạn ngay sau đó.

Mãi tới 9 giờ sáng ngày hôm sau 12/4, BTL/QÐ III mới bắt được liên lạc với TÐ 92 BÐQ trên tần số hành quân lúc đó đã rời khỏi Tống Lê Chân đang trên đường di chuyển về hướng An Lộc, khoảng trên 15 cây số về hướng Ðông Bắc. Cuộc hành trình xuyên qua rừng rậm dưới sự rình rập của Cộng Quân, lại phải mang theo nhiều thương binh nên vô cùng gian nan vất vả. Suốt đêm, Tiểu Ðoàn 92 BÐQ phải kịch chiến với địch, vừa đánh vừa tìm đường rút lui khiến thêm 14 binh sĩ tử thương, 34 người nữa bị thương. Cuối cùng, may mắn như một phép lạ, TÐ 92 BÐQ tới được An Lộc tương đối an toàn, chỉ có thêm 4 chiến sĩ can đảm ở lại chận đường truy kích của địch quân để thành phần chủ lực rút lui anh dũng hy sinh. Tất cả các thương binh, kể cả xác chết của những người bị thiệt mạng đều được mang về.

Biệt Ðộng Quân: Sát!

Nhìn chung, Tống Lê Chân chỉ là một tiền đồn nơi đèo heo hút gió gần biên giới Việt – Miên không được nhiều người biết đến. TÐ 92 BÐQ lại là một đơn vị tương đối trẻ trung mới được thành lập từ năm 1970. Vị TÐT, Trung Tá Lê Văn Ngôn, con Cọp đầu đàn của TÐ 92 BÐQ cũng là một sĩ quan rất trẻ mới 25 tuổi, xuất thân khóa 21 Võ Bị Ðà Lạt. Trận đánh tại Tống Lê Chân cũng không phải là một cuộc đụng độ lớn. Cuối cùng, Tống Lê Chân lại rơi vào tay địch.

Như vậy, về mặt quân sự, rõ ràng trận đánh tại Tống Lê Chân cũng chỉ “tầm thường” như những trận đánh cùng tầm cỡ khác, kết thúc bằng việc quân trú phòng phải di tản. Tuy nhiên, về phương diện tinh thần chiến đấu và sức chịu đựng phi thường của các chiến sĩ Mũ Nâu, Tống Lê Chân đã vượt xa những trận đánh lớn nhỏ khác trong quân sử với nhiều điểm rất đặc biệt. Ðây là cuộc bao vây lâu dài nhất trong quân sử, một trận dánh trong chiến cuộc Việt Nam mà lực lượng đôi bên chênh lệch nhất và sau cùng, một cuộc lui binh thần tình nhất do một vị TÐT trẻ tuổi nhất, can trường nhất chỉ huy.

Cuộc Bao Vây Dài Nhất Trong Quân Sử

Kể từ khi trại Tống Lê Chân bị Cộng Quân khởi sự uy hiếp vào năm 1972 cho tới khi TÐ 92 BÐQ phải di tản vào tháng 4 năm 1974, căn cứ đã bị bao vậy ròng rã 17 tháng trời! Vòng vây của địch vô cùng chặt chẽ khiến “Nôi bất xuất, ngoại bất nhập”, kể cả đường hàng không. Chẳng những việc gửi quân tăng viện, tản thương và tiếp đạn dược, lương thực v.v… đều bị giới hạn nhỏ giọt mà ngay cả đến cặp lon Trung Tá thăng cấp đặc cách ngoài mặt trận của TÐT Lê Văn Ngôn cũng phải thả dù vào trong trại, không có người gắn lon và việc “rửa lon” truyền thống của nhà binh có lẽ đã được thực hiện bằng máu của Cộng quân. Ðiều này làm chúng ta liên tưởng đến chiếc lon thăng cấp của Ðại Tá De Castries, người hùng cùa đoàn quân viễn chinh Pháp tại Ðiện Biên Phủ vào năm 1954 cũng đã được thả dù vào khu lòng chảo. Nhưng De Castries trước kia đã không quá cô đơn và bị bao vây ngột ngạt như Lê Văn Ngôn tại Tống Lê Chân vì ít ra cũng có một số quân nhẩy dù tăng viện. Ngoài ra, De Castries cò có những “nàng hầu” thân yêu như Béatrice, Éliane, Huguette, Dominique để … tâm sự. Còn Lê Văn Ngôn và TÐ 92 BÐQ chỉ có độc nhất một quả đồi trơ trụi với vòng cao độ không quá 50 thước trên bản đồ UTM, một vị trí vuông vức mỗi bề không quá 300 thước để sống chết ôm ấp ròng rã gần một năm rưỡi trời! Cuộc bao vây ngặt nghèo tới nỗi vào những ngày tháng chót, cả đến việc thả dù tiếp tế cũng bị gián đoạn, còn nói gì đến việc tản thương hay tiếp viện bằng trực thăng.

Về các cuộc bao vây nổi tiếng khác trong chiến sử, Ðiện Biên trước kia cũng chỉ kéo dài 57 ngày. Ðịa ngục Khe Sanh, niềm tự hào của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cũng chỉ bị bao vây dăm ba tháng, nhưng với thảm bom dầy đặc đêm ngày của B-52, và lúc nào cũng có ba tầng phi cơ chiến thuật chờ sẵn trên không để dội bom, binh sĩ trú phòng coi như được đi nghỉ mát dưỡng quân theo tiêu chuẩn lính Việt Nam, vì họ không thiếu một thứ gì, kể cả nuớc đá để uống giải khát! Trong kỳ đệ nhị thế chiến, Stalingrad lừng danh cũng chỉ bị quân Ðức bao vây gần ba tháng. Tobruk của người Anh cũng chỉ cần tử thủ hơn 8 tháng. Còn Tống Lê Chân? Suốt 17 tháng truờng ròng rã trong những điều kiện tăng viện và tiếp vận khó khăn nhất. Như vậy, sức chịu đựng của người lính VNCH phải được coi là bền bỉ siêu đẳng vô địch.

Lực Lượng Chênh Lệch Một Trời Một Vực

Về tương quan lực lượng đôi bên, khi xảy ra trận đánh tại Tống Lê Chân, phía Cộng quân có các Sư Ðoàn 5, 7 và 9 cùng Sư Ðoàn Pháo Phòng Không 377 tân lập, cộng thêm dăm ba Tiểu Ðoàn địa phương và đặc công “lẻ tẻ”. Tuy Công Trường 5 đã bị thiệt hại khá nặng trong những cuộc hành quân vượt biên đánh sang vùng Lưỡi câu – Mỏ Vẹt trước đây của QLVNCH, nhưng đã được tăng viện nhanh chóng và thường lẩn quất tại vùng biên giới để uy hiếp các trại BÐQ Biên Phòng. Ngoài ra, Công Trường 7 cùng với Tiểu Ðoàn Pháo 22 và Tiểu Ðoàn Ðặc Công 28, sau khi tràn ngập các căn cứ Chí Linh nẳn trên Liên Tỉnh Lộ 13 giữa Chơn Thành và Ðôn Luân, cũng đè nặng áp lực trên quãng đường bộ từ Lai Khê đến An Lộc Riêng Công Trường 9 của Cộng Quân với 3 Trung Ðoàn còn đầy đủ quân số vừa từ Cam Bốt xâm nhập được dùng làm mũi dùi tiến công chính đánh Tống Lê Chân, sau khi đã buộc các trại BÐQ Biên Phòng khác như Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Mập phải di tản.

Tống Lê Chân là căn cứ biên phòng duy nhất còn lại trong vùng vì tất cả binh sĩ đều tình nguyện ở lại giữ trại. TÐ 92 BÐQ với quân số vỏn vẹn khoảng 300 người, đã bị hàng sư đoàn địch quân thay nhau tấn công và vây hãm hàng năm trời không được tăng viện. Thế mà các chiến sĩ Mũ Nâu vẫn anh dũng bền gan chiến đấu, nhất định không hàng địch! Ðây quả là một thành tích phi thường ngoài sức tưởng tượng!

Cuộc Lui Binh Thần Tình

Sau gần một năm rưỡi trời giữa vòng vây trùng điệp, lại bị tấn công liên miên, đương nhiên TÐ 92 BÐQ phải kiệt sức. Cho tới khi tình trạng tuyệt vọng, đơn vị chỉ còn đường rút lui để bảo toàn lực lượng nhưng cũng không quên dùng chất nổ phá hủy doanh trại, không để lọt vào tay Công Quân. Sau đó, tuy bị truy kích, nhưng các con Cọp Rừng Mũ Nâu đã về được tới An Lộc với tổn thất nhẹ không ngờ: trong số 277 binh sĩ gồm nhiều thương binh, một số lớn đã về được An Lộc. Ðây là một thành quả quá sức mong đợi cho một cuộc hành quân lui binh sâu trong lòng địch. Với tài chỉ huy khôn khéo, tinh thần kỷ luật và sức chiến đấu bền bỉ gan dạ, các chiến TÐ 92 BÐQ đã làm nhiều người ngạc nhiên và thán phục khi rút quân thành công trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, bi đát.

Cuộc lui quân thành công ngoài sức tưởng tượng này đã khiến dư luận phía Hoa Kỳ nghi ngờ rằng TÐ 92 BÐQ đã “thương lượng” với Cộng Quân, bằng lòng bàn giao căn cứ Tống Lê Chân để đổi lấy việc rút lui an toàn. Quả thật, việc TÐ 92 BÐQ phá được vòng vây về được đến An Lộc phải coi như một phép lạ nên “dư luận” thương thuyết không phải là không có lý. Vả lại, đây cũng là một trong ba giải pháp mà BTL/QÐ III đã đề nghị lên thượng cấp cách đó không lâu. Ngoài ra, rất có thể những lời đồn đại nói trên là do Cộng Quân tung ra để đỡ bị mất mặt vì TÐ 92 BÐQ đã vượt khỏi vòng vây như chỗ không người.

Thật sự, TÐ 92 BÐQ đã chỉ giết giặc chứ không bao giờ thương lượng với chúng và cuộc rút lui thành công vì tinh thần kỷ luật cũng như khả năng chiến đấu tuyệt vời của các chiến sĩ Mũ Nâu. Bằng cớ xác thực nhất là chính những tài liệu bắt được sau đó tại mặt trận cùng những lời khai của tù hàng binh Cộng Quân đã cho thấy không hề có chuyện “thương lượng”. Một hồi chánh viên tham dự trận đánh sau cùng vào đêm 12/4 tại Tống Lê Chân đã thuật lại khá chi tiết về biến cố này. Sau trận pháo kích dữ dội, bộ binh địch có chiến xa yểm trợ đã mở các cuộc tấn công mạnh. TÐ 92 BÐQ không còn đạn dược và nhất là không có vũ khí chống chiến xa nên bắt buộc phải rời bỏ vị trí. Tống Lê Chân bị bỏ ngỏ từ đêm 12/4 nhưng vì hàng rào phòng thủ quá kiên cố, lại có nhiều bãi mìn, hơn nữa Cộng quân sợ TÐ 92 BÐQ còn tử thủ sẽ gây cho chúng nhiều thiệt hại như những lần trước nên mãi tới ngày 13/4 chúng mới vào được trại. Lúc đó, các chiến sĩ Mũ Nâu đã rời xa căn cứ trên đường về An Lộc. Tống Lê Chân đã bị đặt chất nổ phá hủy. Ðịch chỉ tìm thấy xác của 2 BÐQ và bắt sống một người khác.

Một bằng chứng rõ ràng khác là bản báo cáo của Cộng quân bị QLVNCVH tịch thu. Tài liệu này tiết lộ một đơn vị Cộng Quân có nhiệm vụ chặn đường rút lui của TÐ 92 BÐQ đã bất tuân thượng lệnh, không bố trí quân tại những vị trí đã ấn định vì sợ bị phi pháo VNCH tiêu diệt. Cuối cùng, bản báo cáo còn đưa ra nhận xét rằng trong trận đánh tại Tống Lê Chân, tinh thần binh sĩ TÐ 92 BÐQ rất cao, còn cao hơn cả nhiều đơn vị chính qui của Cộng Quân có nhiệm vụ tấn công.

Ðường Vào Lịch Sử

Trận đánh tại Tống Lê Chân chính thức chấm dứt vào ngày 15 tháng 4 năm 1974 khi binh sĩ cuối cùng của TÐ 92 BÐQ về tới An Lộc. Trước đó, vào ngày 13/4, phi cơ của Không Quân VNCH đã bay 19 phi vụ thả bom đánh vào lực lượng Cộng Quân tại Tống Lê Chân. Tuy trận đánh đã chấm dứt từ lâu, nhưng qua cuộc bao vây dài nhất trong quân sử và cuộc lui binh thành công mỹ mãn, huyền thoại của TÐ 92 BÐQ tại Tống Lê Chân vẫn sống mãi. Các chiến sĩ Mũ Nâu dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Lê Văn Ngôn đã tô đậm một nét son cho truyền thống hào hùng của binh chủng Biệt Ðộng Quân và viết một trang sử huy hoàng trong pho quân sử QLVNCH.

Trần Ðỗ Cẩm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8

Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site