lịch sử việt nam
Là Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa,
Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.
Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.
Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.
Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.
Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.
Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.
---------------
Tống Lê Chân- Tiền Đồn Quá Xa
Trần Đỗ Cẩm
...
Ngưng Chiến Kiểu Việt Cộng
Tuy căn cứ Tống Lê Chân bị Cộng quân khởi sự tấn công vào tháng 5 năm 1972, nhưng bị vây hãm và tấn công dữ dội nhất vào lúc thỏa ước nhưng bắn được thi hành tại Việt Nam theo khuôn khổ hiệp định Paris. Ðây cũng là một điểm đặc biệt có một không hai trong cuộc chiến tại Việt Nam cũng như trong lịch sử chiến tranh thế giới: môt hiệp ước ngưng bắn bị vi phạm ngay sau khi vừa ký kết! Cộng quân, có lẽ đang cay cú vì thất bại chua cay không chiếm được An Lôc, nay cố chiếm một mảnh đất khỉ ho cò gáy gần biên giới Việt – Miên để có một chỗ cho Cục R ra mắt. Trong lúc toàn thể thế giới thở phài nhẹ nhỏm vì ngòi lửa chiến tranh tại Việt Nam có thể đưa đến hiểm họa chiến tranh giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản không còn nữa, thì tại Tống Lê Chân, TÐ 92 BÐQ vẫn đơn độc ngày ngày hứng pháo và dành dựt với Cộng Quân từng thước đất để sống còn.
Tuy Cộng Quân trắng trợn và công khai vi phạm thỏa ước ngưng bắn, nhưng ngưới bạn đồng minh Hoa Kỳ của VNCH vẫn dửng dưng không hề có một lời phản đối dù lấy lệ, dường như còn say men rượu mừng vì đã tìm thấy “ánh sáng ở cuối đường hầm”. Dĩ nhiên họ cũng chẳng có một phản ứng hay hành động tích cực nào thuận lợi cho VNCH. Ngay cả Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Ðình Chiến cũng không can thiệp. Vì vậy, trước những vi phạm trắng trợn và lộ liễu của Cộng quân tại Tống Lê Chân, trong phiên họp ngày 17-3-73, trưởng phái đoàn VNCH là tướng Dư Quốc Ðống đã phải đặt vấn đề Tống Lê Chân lên bàn hội nghị với ba giải pháp như sau:
1. Cử một tổ Liên Hợp Quân Sự bốn bên đến Tống Lê Chân để điều tra tại chỗ các sự vi phạm.
2. Nếu phe CS phản đối, sẽ yêu cầu UB Kiểm Soát Ðình Chiến can thiệp.
3. Yêu cầu các đơn vị Cộng quân quanh Tống Lê Chân không được bắn lên phi cơ của UBQT.
Dĩ nhiên đề nghị hợp lý của phái đoàn VNCH bị phe Cộng Sản phản đối vì chính chúng là kẻ vi phạm. Trần Văn Trà, trung tướng trưởng phái đoàn MTGPMN cố ý vắng mặt để tên đạt tá Ðặng Văn Thu thay thế. Tên Thu một mặt vu khống chính VNCH mới là phe vi phạm ngưng bắn, một mặt tự coi là không đủ thẩm quyền quyết định nên yêu cầu mở một cuộc họp khác để bàn về Tống Lê Chân với sự hiện diện của Trần Văn Trà. Về các đề nghị thứ hai và thứ ba của phái đoàn VNCH, phe Cộng sản cũng “nhất trí” phản đối, ngoài ra còn dọa dẫm các thành viên trong UHQT rằng tình hình tại Tống Lê Chân “chưa rõ rệt” nên họ không bảo đảm an ninh cho phái đaòn cũng như phi cơ của Ủy Hội.
Tóm lại, cả phe Cộng sản trong UBLH và UHQT đều đồng thanh tránh né việc điều tra vi phạm ngưng bắn tại Tống Lê Chân, lúc thì chờ chỉ thượng cấp quyết định, khi lại không bảo đảm an ninh.
Ðến ngày 23-3-73 tức là chỉ còn 4 hôm nữa là hết hạn 60 ngày làm việc của UBLH bốn bên, phái đoàn Hoa Kỳ mới yêu cầu chiếu lệ Gia Nã Ðại là chủ tịch UBQT điều tra về vụ Tống Lê Chân. Phía Việt Cộng đưa tên đại tá một mắt Võ Ðông Giang ra thảo luận với đại tá Lomis của Gia Nã Ðại và thỏa thuận cử sĩ quan liên lạc của MTGPMN theo UHQT tới Tống Lê Chân vào ngày 24-3-73. Nhưng đó cũng chỉ là mánh lới tiểu xảo cố hữu của Cộng Sản: tới ngày hẹn, viên sĩ quan liên lạc này đã “trễ trực thăng” nên máy bay của UHQT không đi Tống Lê Chân được!
Như vậy, với sự tráo trở và lọc lừa cố ý của Cộng sản, việc điều tra tại Tống Lê Chân đã không bao giờ được thực hiện. Số phận của Tống Lê Chân đành phó thác cho định mệnh và TÐ 92 BÐQ phải tự chiến đấu một mình để sống còn.
Vòng Vây Xiết Chặt
Suốt năm 1973 kể từ ngày ngưng bắn, trong lúc Việt Cộng giở thủ đoạn hèn hạ tại bàn hội nghị, Tống Lê Chân bị bao vây chặt chẽ và bị tấn công hàng chục lần nhưng vị trí vẫn đứng vững như một khúc xương khó nuốt. Nhả ra không được vì bị Tống Lê Chân chận nghẹn ngay yết hầu, nuốt vào thì không xong vì các chiến sĩ Mũ Nâu rất kiên cường không chịu nhượng bộ một tấc đất, Cộng Quân chỉ còn cách bao vây “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Tuy phòng không địch dầy đặc bao quanh căn cứ nhưng phi cơ VNCH đôi khi vẫn liều lĩnh bay lọt qua màng lưới của tử thần để tản thương và tiếp tế. Việc tiếp tế cho Tống Lê Chân bằng dù khá hiệu quả, nhưng vì chu vi phòng thủ quá hẹp nên có một số đồ tiếp liệu bị lọt vào tay địch.
Qua năm 1974, trong khi các phái đoàn “Kiểm Soát” tranh luận dằng co, tình hình tại Tống Lê Chân ngày càng nguy ngập sau cả năm trời bị bao vây. Thời gian càng trôi qua, phần bất lợi càng nghiêng về phía quân trú phòng. Bị cả sư doàn địch quân phong tỏa chặt chẽ và bị tấn công thường xuyên, quân số BÐQ ngày càng hao hụt không được bổ xung. Lúc này, TÐ 92 BÐQ chỉ còn lại 255 người, trong số đó có nhiều thương binh. Việc tiếp tế lại không được đầy đủ vì phi cơ thả dù bị phòng không chận bắn. Về mặt tinh thần cũng sa sút phần nào vì bị vây hãm quá lâu ngày và áp lực liên miên . Tuy vậy, Tống Lê Chân vẫn còn đứng vững như một biểu tượng hùng hồn cho lòng quả cảm và sức chiến đấu kiên cường của các chiến sĩ BÐQ.
Nhưng để giữ vững Tống Lê Chân, QLVNCH tính ra đã phải trả một giá quá đắt: sự thiệt hại về nhân mạng mỗi ngày một cao, việc dùng phi cơ để yểm trợ và thả dù tiếp tế đã trở thành một gánh quá nặng cho KQVN lúc đó phương tiện không còn được dồi dào như lúc Hoa Kỳ còn tham chiến. Hơn nữa, tuy Tống Lê Chân chiếm giữ một vị trí khá quan trọng nhưng vẫn chỉ là một tiền đồn nên giá trị quân sự không thể so sánh với các căn cứ chính cần phải bảo vệ khác, do đó không nhất thiết phải giữ bằng mọi giá. Vì không thể chia bớt lực lượng để yểm trợ Tống Lê Chân, đã đến lúc BTL/QÐ III phải có một quyết định dứt khoát để giải quyết vấn đề Tống Lê Chân để chấm dứt tình trạng bất lợi.
Do đó, vào ngày 23-3-73, tướng Phạm Quốc Thuần, Tư Lệnh QÐ III đề nghị với Bộ TTM/QLVNCH chọn một trong ba giải pháp sau đây:
1. Mở một cuộc hành quân cấp sư đoàn từ An Lộc để giải tỏa áp lực, tăng cường, thay thế hay di tản TÐ 92 BÐQ tại Tống Lê Chân.
2. Cho phép thương lượng với Cộng quân, giao Tống Lê Chân cho chúng để đổi lấy sự di tản an toàn của các chiến sĩ Mũ Nâu trú phòng.
3. Cho lệnh TÐ 92 BÐQ được di tản khỏi căn cứ bằng những toán nhỏ để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn.
Về giải pháp một, theo tình hình lúc đó, toàn bộ vùng Lai Khê, An Lộc chỉ có đơn độc một sư đoàn 5 chống giữ, hiện đang phải đương đầu với các Công Trường 5, 7 và 9 của Cộng quân. Vì vậy, ngay cả việc giữ an ninh trục lộ huyết mạch 13 cũng còn khó khăn, chưa đủ quân số, nói chi đến việc mở đường tới tận Tống Lê Chân để tăng viện? Hơn nữa, dù một sư đoàn có thể đảm đương trọng trách tiếp viện, nhưng kiếm đâu ra sư đoàn này trong lúc các đại đơn vị QLVNCH tuy đã phải phân tán rất mỏng nhưng cũng vẫn chưa đủ để trám vào những vùng quan trọng Hoa Kỳ vừa rút quân để lại?
Như vậy, giải pháp 1 coi như không thể thực hiện được. Nhưng nếu giải pháp 1 bất thành vì lý do quân sự thì giải pháp 2 cũng thiếu thực tế vì lý do chính trị. Nếu “bàn giao” Tống Lê Chân cho Cộng quân, hậu quả tai hại về chính trị sẽ không thể lường được. Quân và dân Miền Nam sẽ vô cùng hoang mang. Tổng Thống Thiệu sẽ rất khó ăn khó nói vì mới hô hào “dành dân chiếm đất” trước đây không lâu. Vả lại, nếu giao Tống Lê Chân cho Cộng Quân, việc này có thể sẽ trở thành tiền lệ đưa tới nhiều cuộc bàn giao kiểu Tống Lê Chân khác.
Do đó, tuy đề nghị ba giải pháp, nhưng tướng Thuần biết rỏ chỉ còn một con đường khả trợ duy nhất: đó là cho phép TÐ 92 BÐQ rút khỏi Tống Chân. Nhưng quyết định rút bỏ này không phải là không có hậu quả nghiêm trọng về quân sự cũng như chính trị. Hơn nữa, việc rút quân qua vòng vây trùng điệp của Cộng Quân cũng không phải là điều dễ dàng. Chính vì những lý do này mà BTL/QÐ III phải hội ý trước với Bộ TTM. Rất có thể, ngay Bộ TTM cũng không quyết định được, mà việc rút quân phải do chính Tổng Thống cho phép.
Trong khi chờ đợi quyết định dứt khoát từ trung ương, tình hình tại Tống Lê Chân trở nên hết sức căng thẳng và sôi động từng giờ, từ trầm trọng đến nguy kịch. Bị bao vây cả năm trời, thiếu lương thực, thiếu đạn dược, quân số hao hụt, thương binh ngày càng nhiều không được di tản, bị pháo liên miên, đặc công đánh phá ngày đêm … khiến TÐ 92 BÐQ ngày càng suy yếu. Tuy nhiên, các chiến sĩ Mũ Nâu vẫn kiên cường giữ vững căn cứ bằng mọi giá. Và cuộc bao vây dài nhất trong quân sử vẫn tiếp tục.
Tử Thủ Ðến Cùng
Ðể giảm bớt phần nào áp lực vô cùng nặng nề của khoảng 3 Sư Ðoàn địch quanh Tống Lê Chân, vào ngày 23/7/74, phi cơ của Không Quân VNCH bay trên 30 phi vụ dội bom vào các vị trí Cộng Quân trên trận địa. Nhưng phòng không địch rất dầy đặc nên phi cơ oanh tạc không mấy hiệu quả. Ngoài ra, lực lượng địch quá đông nên chúng vẫn không chịu rút lui để tránh thiệt hại mà ngược lại còn gia tăng cường độ tấn công để sớm thanh toán mục tiêu.
Trong khoảng thời gian liên tiếp 3 ngày từ 22 đến 24/3/74, Cộng Quân dùng đủ loại đại pháo 130 ly, hỏa tiễn 122 ly, súng cối 82 ly v.v… nã hơn 1,000 quả đạn vào tiền đồn Tống Lê Chân nhỏ bé, nơi có khoảng 300 chiến sĩ TÐ 92 BÐQ đang bị vây hãm. Tuy phi cơ được gọi đến oanh kích và thả trái sáng yểm trợ, nhưng hỏa lực phòng không vô cùng dữ dội của Sư Ðoàn Phòng Không 377 địch với các loại hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7, đại bác 57 ly, 37 ly và thượng liên đã đan một màn lưới lửa đầy đặc quanh Tống Lê Chân khiến mọi hoạt động của phi cơ đều vô hìệu. Bên trong trại, các chiến sĩ Mũ Nâu chỉ còn cách co mình chịu pháo. Nhiều công sự phòng thủ cũng như vị trí chiến đấu bị hư hại vì cơn mưa pháo. Tuy nhiên, Trung Tá Lê Văn Ngôn, vị Tiểu Ðoàn Trưỏng, tuy mới có 25 tuổi nhưng dầy dạn kinh nhiệm chiến trường vẫn bình tĩnh đôn đốc và ra lệnh cho binh sĩ trực thuộc chuẩn bị phản công sau mỗi đợt pháo kích. Quả nhiên, liên tiếp trong 2 đêm 21 và 22/3/74, sau khi “tiền pháo”, khoảng một trung đoàn bộ binh địch “hậu xung” dữ dội cả bốn phía định san bằng tiền đốn nhỏ bé bị vây hãm đã lâu ngày. Nhưng TÐ 92 BÐQ bắn trả dữ dội, tuy đạn dược khan hiếm nhưng họ tác xạ rất chính xác, đẩy lui nhiều đợt tấn công biển người. Có lúc vì Cộng Quân quá đông, các chiến sĩ Mũ Nâu bắn không xuể nên một số đã lọt vào lớp hàng rào phòng thủ. Nhiều trận cận chiến bằng lựu đạn diễn ra ác liệt. Quân trú phòng được lợi thế vì trú ẩn trong các hầm hố kiên cố nên đã gây thiệt hại nặng cho địch quân. Cuối cùng, trước tinh thần chiến đấu dũng mãnh và can trường của TÐ 92 BÐQ, địch đành ôm hận rút rui để lại nhiều xác đồng bọn và đủ loại vũ khí.
Tuy vẫn giữ vững được vị trí nhưng tình trạng bên trong căn cứ vô cùng bi đát. Thương binh mỗi lúc một nhiều thêm vì không được tản thương. Ðạn dược gần cạn vì các trận đánh liên tục, lương thực thiếu thốn vì không được tiếp tế đã nhiều ngày, ngay cả đên nước uống cũng khan hiếm. Hơn nữa, sau mỗi đợt tấn công bị thất bại, Cộng Quân lại điên cuồng pháo kích dữ dội hơn.
Trước tình thế nguy ngập như chỉ mành treo chuông, Trung Tá Ngôn biết rõ nếu không được tản thương, tăng viện, yểm trợ và tiếp tế hữu hiệu ngay tức khắc, việc giữ Tống Lê Chân hầu như không thể làm nổi. Trong lúc đó, biết được tình trạng cực kỳ bi đát của quân trú phòng, Cộng Quân chung quanh đồn dùng loa phóng thanh uy hiếp tinh thần và kêu gọi TÐ 92 BÐQ đầu hàng. Nhưng Trung Tá Ngôn vẫn không rối trí. Một mặt ông ra lệnh cho các binh sĩ bố phòng chặt chẽ để nhất định đánh tới người cuối cùng. Mặt khác, ông gửi công điện khẩn cấp cho Ðại Tá Nguyễn Thành Chuẩn, CHT Liên Ðoàn 3 BÐQ tại An Lộc yêu cầu thả dù tiếp tế gấp khí giới, đạn dược và lương thực cho quân trú phòng. Trung Tá Ngôn cũng yêu cầu gửi quân tiếp viện và gia tăng sự yểm trợ của phi cơ. Nhưng các phi cơ dù liều lĩnh cũng không thể nào bay qua được hàng rào phòng không và quân tiếp viện cũng chẳng bao giờ tới. Tuy nhiên, dù trong tình trạng tuyệt vọng, các chiến sĩ anh dũng của TÐ 92 BÐQ vẫn nhất quyết không hàng địch. Trung Tá Ngôn còn cho biết nếu bị địch tràn ngập, ông sẽ yêu cầu dội bom phá hủy Tống Lê Chân để cùng chết với địch quân.
Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử