lịch sử việt nam
Là Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa,
Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.
Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.
Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.
Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.
Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.
Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.
---------------
Tống Lê Chân- Tiền Đồn Quá Xa
Trần Đỗ Cẩm
...
Trong khoảng thời gian liên tiếp 3 ngày từ 22 đến 24/3/74, Cộng Quân dùng đủ loại đại pháo 130 ly, hỏa tiễn 122 ly, súng cối 82 ly v.v… nã hơn 1,000 quả đạn vào tiền đồn Tống Lê Chân nhỏ bé, nơi có khoảng 300 chiến sĩ TÐ 92 BÐQ đang bị vây hãm. Tuy phi cơ được gọi đến oanh kích và thả trái sáng yểm trợ, nhưng hỏa lực phòng không vô cùng dữ dội của Sư Ðoàn Phòng Không 377 địch với các loại hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7, đại bác 57 ly, 37 ly và thượng liên đã đan một màn lưới lửa đầy đặc quanh Tống Lê Chân khiến mọi hoạt động của phi cơ đều vô hìệu. Bên trong trại, các chiến sĩ Mũ Nâu chỉ còn cách co mình chịu pháo. Nhiều công sự phòng thủ cũng như vị trí chiến đấu bị hư hại vì cơn mưa pháo. Tuy nhiên, Trung Tá Lê Văn Ngôn, vị Tiểu Ðoàn Trưỏng, tuy mới có 25 tuổi nhưng dầy dạn kinh nhiệm chiến trường vẫn bình tĩnh đôn đốc và ra lệnh cho binh sĩ trực thuộc chuẩn bị phản công sau mỗi đợt pháo kích. Quả nhiên, liên tiếp trong 2 đêm 21 và 22/3/74, sau khi “tiền pháo”, khoảng một trung đoàn bộ binh địch “hậu xung” dữ dội cả bốn phía định san bằng tiền đốn nhỏ bé bị vây hãm đã lâu ngày. Nhưng TÐ 92 BÐQ bắn trả dữ dội, tuy đạn dược khan hiếm nhưng họ tác xạ rất chính xác, đẩy lui nhiều đợt tấn công biển người. Có lúc vì Cộng Quân quá đông, các chiến sĩ Mũ Nâu bắn không xuể nên một số đã lọt vào lớp hàng rào phòng thủ. Nhiều trận cận chiến bằng lựu đạn diễn ra ác liệt. Quân trú phòng được lợi thế vì trú ẩn trong các hầm hố kiên cố nên đã gây thiệt hại nặng cho địch quân. Cuối cùng, trước tinh thần chiến đấu dũng mãnh và can trường của TÐ 92 BÐQ, địch đành ôm hận rút rui để lại nhiều xác đồng bọn và đủ loại vũ khí.
Tuy vẫn giữ vững được vị trí nhưng tình trạng bên trong căn cứ vô cùng bi đát. Thương binh mỗi lúc một nhiều thêm vì không được tản thương. Ðạn dược gần cạn vì các trận đánh liên tục, lương thực thiếu thốn vì không được tiếp tế đã nhiều ngày, ngay cả đên nước uống cũng khan hiếm. Hơn nữa, sau mỗi đợt tấn công bị thất bại, Cộng Quân lại điên cuồng pháo kích dữ dội hơn.
Trước tình thế nguy ngập như chỉ mành treo chuông, Trung Tá Ngôn biết rõ nếu không được tản thương, tăng viện, yểm trợ và tiếp tế hữu hiệu ngay tức khắc, việc giữ Tống Lê Chân hầu như không thể làm nổi. Trong lúc đó, biết được tình trạng cực kỳ bi đát của quân trú phòng, Cộng Quân chung quanh đồn dùng loa phóng thanh uy hiếp tinh thần và kêu gọi TÐ 92 BÐQ đầu hàng. Nhưng Trung Tá Ngôn vẫn không rối trí. Một mặt ông ra lệnh cho các binh sĩ bố phòng chặt chẽ để nhất định đánh tới người cuối cùng. Mặt khác, ông gửi công điện khẩn cấp cho Ðại Tá Nguyễn Thành Chuẩn, CHT Liên Ðoàn 3 BÐQ tại An Lộc yêu cầu thả dù tiếp tế gấp khí giới, đạn dược và lương thực cho quân trú phòng. Trung Tá Ngôn cũng yêu cầu gửi quân tiếp viện và gia tăng sự yểm trợ của phi cơ. Nhưng các phi cơ dù liều lĩnh cũng không thể nào bay qua được hàng rào phòng không và quân tiếp viện cũng chẳng bao giờ tới. Tuy nhiên, dù trong tình trạng tuyệt vọng, các chiến sĩ anh dũng của TÐ 92 BÐQ vẫn nhất quyết không hàng địch. Trung Tá Ngôn còn cho biết nếu bị địch tràn ngập, ông sẽ yêu cầu dội bom phá hủy Tống Lê Chân để cùng chết với địch quân.
Nhận được công điện cầu cứu của TÐ 92 BÐQ, Ðại Tá Chuẩn lập tức chuyển lời yêu cầu tiếp viện lên BTL/QÐ II. Nhưng Tướng Thuần cho biết vẫn chưa nhận được chỉ thị nào của Bộ TTM về đề nghị tăng viện hay di tản căn cứ! Trong lúc Tống Lê Chân như ngọn đèn leo lét trước trận cuồng phong, có thể bị tràn ngập bất cứ lúc nào, nhưng lệnh trên vẫn là “chờ”!
Cho tới giờ phút này, quân số tại Tống Lê Chân gồm có 254 BÐQ, 4 binh sĩ Pháo Binh, 12 lao công chiến trường và 7 nhân viên phi hành đoàn trực thăng bị bắn rơi. Tuy tổng cộng gần 300 nhân mạng nhưng thật sự hầu hết trong số này đã bị thương ít nhất một lần. Hơn nữa, bị vây hãm lâu ngày trong tình trạng thiếu thốn nên khả năng chiến đấu đã bị yếu đi rất nhiều.
Về phía Cộng Quân, tuy đã bị thiệt hại rất nặng nhưng lại được tăng viện và bổ xung nhanh chóng từ các an toàn khu bên Cam Bốt nên sức mạnh coi như không suy giảm. Trong lúc chỉnh đốn hàng ngũ, địch ngơi tấn công nhưng vẫn pháo kích dữ dội. Rút kinh nghiệm những trận tấn công trước đã bị thất bại chua cay, Cộng quân biết tuy TÐ 92 BÐQ sẽ chiến đấu cho đến phút chót nhưng như cá nằm trong rọ nên chúng thong thả nghỉ ngơi dưỡng quân, cố ý để quân trú phòng kiệt quệ tới mức tối đa mới tấn công dứt điểm để đỡ bị thiệt hại. Và chuyện phải đến đã đến!
Những Ðợt Cường Tập Liên Tiếp
Ròng rã trong các đêm 24, 25 và 26/3/74, Cộng quân sau khi bổ xung đầy đủ đã lìên tiếp mở những đợt xung phong biển người ồ ạt quyết san bằng Tống Lê Chân. Tuy đã gần kiệt sức, các chiến sĩ Mũ Nâu vẫn cắn răng chờ địch trong những giao thông hào đổ nát vì đạn pháo kích. Trung tá Ngôn và các cấp chỉ huy cũng sát cánh trong các công sự phòng thủ với thuộc cấp, ra lệnh phải tiết kiệm từng viên đạn, chỉ được bắn khi thật “chắc ăn”. Giá của mỗi viên đạn phải là một quân thù. Rồi hàng hàng lớp lớp Cộng Quân tràn tới giữa tiếng hò la man đại “hàng sống, chống chết”! Ðúng lúc này, các chiến sĩ BÐQ mới cắn răng xiết chặt cò súng. Ðịch đã xâm nhập hàng rào kẽm gai phòng thủ ngoài cùng, nhưng lập tức bị khựng lại vì gắp phải bức tường lửa từ trong bắn ra rất chính xác. Xác địch chồng chất trên trận địa hay vất vưởng trên hàng rào kẽm gai. Nhưng địch quá đông, nhất định “dứt điểm” nên chúng vẫn liều lĩnh xung phong. Chẳng bao lâu, chúng tràn tới hàng rào thứ hai. Lúc này một loạt mìn “Claymore” nổ tung khiến nhiều xác giặc tan thành mảnh vụn. Tiếng súng nổ, tiếng la hét cùng với mùi thịt, mùi máu, mùi thuốc súng tạo nên một khung cảnh khủng khiếp. Nhiều chiến sĩ BÐQ quá mệt mỏi và căng thẳng gần như ngất xỉu vì những trận tấn công liên tiếp đêm này qua đêm khác nhưng vẫn không rời tay súng.
Ðịch quân quá đông, lớp này chết, lớp khác đạp lên xác đồng bạn tiến tới. Trong đêm tối, phi cơ không thể yểm trợ hỏa lực; dù có ban ngày đi nữa cũng khó bay qua màng lưới phòng không. Trên bầu trời đen kịt, chỉ có vài đóm hỏa châu do phi cơ bay thật cao thả xuống, không đủ soi sánh trận địa, trông leo lét và mong manh như số phận của gần 300 chiến sĩ đang tử chiến với quân thù. Ðịch đã tràn gần tới hàng rào phòng thủ sau cùng, đôi bên giáp mặt. Các chiến sĩ Mũ Nâu buông những cây súng đỏ nòng, với tay tìm lựu đạn. Nhiều tiếng nổ chát chúa giúp hàng loạt những con thiêu thân thực hiện lời thề “sinh Bắc tử Nam”. Lại một loạt lựu đạn thứ hai tung ra giết hết những tên địch còn sống sót trong đợt xung phong này. Bên ngoài hàng rào, không còn những bóng người đầu đội nón cối, chân đi dép râu di động như trước. Sau đó, mặt trận bỗng nhiên im bặt không còn những tiếng la hét hô xung phong man dại. Những tên địch ngoài xa may mắn còn sống sót biết không thể xâm nhập căn cứ nên vội vã lẩn vào bóng đêm. Ðợt xung phong cuối cùng của địch đã bị chận đứng tuy chúng đã lọt được gần tới hàng rào phòng thủ sau cùng.
Một lần nữa, Cộng Quân tuy đông hơn nhưng lại bị thất bại chua cay trước sự quả cảm và tinh thần chiến đấu gan dạ vô song của các chiến sĩ TÐ 92 BÐQ. Cùng với lời nguyền “Thà chết không hàng giặc”, căn cứ Tống Lê Chân tuy tan nát như TÐ 92 đang tan nát, nhưng vẫn đứng vững như một phép lạ. Vỏn vẹn một Tiểu Ðoàn QLVNCH vẫn giữ vững được vị trí sau khi bị bao vây hàng năm trời với nhiều đột tấn công của hàng Sư Ðoàn địch? Các “cố vấn” Hoa Kỳ còn sót lại tại BTL/QÐ III đã vô cùng kinh ngạc. Trước đây họ đã cho rằng số phận của Tống Lê Chân coi như đã “xong”, vì theo ước tính của những người lạc quan nhất, ngay cả quân đội Hoa Kỳ với hỏa lực khủng khiếp của thảm bom “Arc Light” B-52 và đại pháo 175 cũng khó lòng giữ nổi Tống Lê Chân trong vòng vài ba tuần. Phía Công quân lại càng sững sờ vì chúng tưởng sẽ ăn tươi miếng mồi béo bở nhưng lại gặp phải cục xương khó nuốt. Sau nhiều cuộc tấn công thất bại và bị thiệt hại nặng nề, chúng đành ôm hận, lập lại sa bàn trận địa, bổ sung quân số, rút ưu khuyết điểm chờ ngày rửa hận.
Trong những ngày kế tiếp và suốt tuần lễ đầu tiên của tháng 4/74,Cộng Quân không giám tấn công mạnh vào Tống Lê Chân. Chúng chỉ dùng đặc công quấy rối nhưng mức độ pháo kích vẫn không giảm. Nhưng “mãnh hổ nan địch quần hồ”, các chiến sĩ Mũ Nâu đã không còn sức chiến đấu. Ðến lúc này, thượng cấp vẫn chưa có quyết định dứt khoát về việc tăng viện hay rút bỏ Tống Lê Chân. Cả Phủ Tổng Thống, Bộ TTM lẫn BTL/QÐ III đều lâm vào thế “tiến thối lưỡng nan” không có cách nào giải quyết vấn đề. Sau 17 tháng trời ròng rã bị vây hãm, pháo kích và tấn công liên miên TÐ 92 BÐQ hầu như không còn phương cách nào để thoát khỏi viễn ảnh bị tiêu diệt.
Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử