lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Thiền Trúc Lâm

Nguồn: Phật Việt

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

KẾT LUẬN 

Ngoài các tiền bối được mô tả ở trên, còn một người đã giữ vai trò lịch sử và tư tưởng quan trọng đối với Thiền Trúc Lâm. Đó là Trần Thái Tông mà chúng tôi xem là nhân vật khai sáng cho dòng Thiền này. Chính vì vai trò quan trọng của nó mà chúng tôi đặc biệt nói về Trần Thái Tông trong một tiết của chương II.

Ngoài ra, TTBH còn cho biết đương thời còn ít nhất là hai Thiền sư khá có ảnh hưởng. Nhưng chắc là không ảnh hưởng trực tiếp đến Thiền Trúc Lâm. Vị thứ nhất, TTBH không nhắc tên, mà chỉ nói đại khái:

Thuở ấy Thiền sư Trúc Lâm
Thấy vua thuyết vậy bội phần khá thương
Trí không tâu động thánh hoàng
Được lòng thiên hạ mới lường rằng bi.

………………………
(TTBH, câu 269-272)

Đây là đoạn Trần Thái Tông bỏ vào núi. Sử chép vua trốn vào núi Yên Tử nơi Phù vân Quốc sư đang trụ trì. Vậy «Thiền sư Trúc Lâm» mà TTBH nhắc tới không ai khác hơn là Phù Vân Quốc sư. Lời khuyên của Quốc sư, mà bài tựa của Thiền tông Chỉ Nam của Trần Thái Tông còn nhắc tới, cho thấy một quan niệm hành động, chắc chắn quan niệm đó là căn bản của phái Thiền Trúc Lâm. Lời khuyên thứ nhất của Quốc sư nhắm vào ý hướng khát khao tuyệt đối của Trần Thái Tông:

«Núi vốn không có Phật, Phật tồn ở nơi tâm, Tâm yên lặng mà biết, ấy gọi là Pật thật. Nay nếu nhà vua giác ngộ được tâm này thì lập tức thành Phật, không phải khó nhọc tìm ở bên ngoài vậy.» .

Lời khuyên thứ hai của Quốc sư nhắm giải quyết tâm trạng không dứt khoát của nhà vua; nó quan trọng đến độ TTBH nhấn mạnh bằng cách trích luôn nguyên văn hán, chen giữa những câu thơ lục bát:

«Phù vi nhân quân giả, dĩ thiên hạ chi tâm vi tâm, dĩ thiên hạ chi dục vi dục. Kim thiên hạ dụ nghinh, nguyện bộ hạ qui chi. Nhiên nội điển chi cứu, vô vong tu tâm luyện tánh nhĩ.» Kẻ làm đấng nhân quân thì phải lâý tâm của thiên hạ làm tâm của mình, lấy cái ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, Nay thiên hạ muốn rước, xin bệ hạ hãy về đi. Song, việc nghiên cứu nội điển, không quên tu tâm luyện tánh là được.

Và đoạn thơ lục bát viết:

Nay đoạn thầy phó chúc vua
Dẫu về trị nước đế đô kinh thành
Ngày thì xem việc triều đình
Đên thì hằng nhớ tụng kinh toạ thiền
Phật Pháp là đại nhân duyên
Con cả nối nghiệp thay quyền lại đi.
(TTBH, câu 273-278)

Sau Phù Vân Quốc sư, chúng ta được biết còn có Đại Đăng Quốc sư. TTBH viết:

Đại Đăng Quốc sư là Thầy
Thánh Tông đắc đạo mừng thay thuyết rằng
Tiền đăng lại điểm hậu đăng
Một Bồ Đề nở những lòng ông cha.
(TTBH, câu 401-404) 

Bản lược dẫn của Thượng sĩ Ngữ lục cũng xác nhận cho chúng ta về điểm này: «Riêng Đại Đăng Quốc sư truyền cho vua Trần Thánh Tông…» Ngoài ra, chúng ta không có biết gì thêm.

Hai vị Quốc sư vừa được nhắc đến, bổ túc cho các tiền bối trực tiếp của Trúc Lâm, chúng ta có thể thấy phong thái sinh hoạt của Phật giáo trong khoảng đầu nhà Trần. Như vậy cũng đã đủ thay cho những lời kết luận của chúng ta ở đây.q

Đinh Quang Mỹ
                                                                                    
[1] Quan niệm này cũng được Hòa thượng Phúc Điền xác nhận trong bài tựa viết cho Đại nam Thiền Uyển Kế đăng lục, bản trùng san năm Tự Đức thứ 12: "Kế thế Truyền đăng vi hà tự hồ? Tây thủy tổ Ca Diếp, Châu Mục vương chi thời, đông tị tổ Đạt Ma, Lương Vũ Đế chi thế. Nam sơ tổ Vô Ngôn Thông, Đường Huyền Tông chi đại. Dữ phù Phật chi thọ ký, tổ chi truyền đăng, quốc chi thanh sử, tộc chi gia phả, kế vãng khai lai, thượng hạ tương thừa, cổ kim bất dị tam gia chi bản giả."

[2] Về niệm Phật và thực hành công án của Thiền tông Trung Hoa, có thể đọc trong Thiền Luận bộ trung của Susuki, bản dịch Việt ngữ của Tuệ Sỹ.

[3 ] Lý tưởng thịnh hóa của Phật đạo và thịnh trị của quốc gia rãi rác nhiều chỗ trong Thiền tông Bản Hạnh. Dẫn thêm một đoạn khác:

Nước Nam đẹp được bốn bên
Vì có Phật bảo hoàng thiên hộ trì
Đời đời Phật đạo quang huy
Quốc gia đỉnh thịnh cường thì tăng long.      

Tam Tổ Hành Trạng, bản dịch Việt ngữ của Trần Tuấn Khải, tr. 93-94.

Sách đã dẫn (x.c.t.6, Ch I), phần chữ Hán, tờ 60b-61b.

Nguyên danh là Lịch đại tam bảo ký, do Phí Trường Phòng viết, nên cũng được gọi là Trường phòng lục.

Những khảo chứng về thân thế và niên đại của Tì Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông, xem bài «Những cuộc vận động của các Thiền sư Việt Nam cuối nhà Đườn», Tuệ Sỹ, Tạp chí Tư Tưởng, số 5, năm 1972.

Thí dụ, trường hợp Cao Biền, mà sử ta tán tụng như một vĩ nhân, thì trong Thiền uyển tập anh, nêu các tiểu sử của Định Không, La Quí  (các Thiền sư thuộc dòng Tì Ni Đa Lưu Chi), lại coi những công tác của Biền là Trấn Yểm, và đã gọi Cao Biền là giặc.

Ngũ đăng Toàn thư, quyển 64.

Ngũ đăng Toàn thư, quyển 68.

Ngũ đăng Toàn thư quyển 78.

Không rõ đại danh nầy, nhưng tra nơi Từ Hải, chúng tôi thấy có chữ "Tiệm thủy", và được giải là tên một con sông trong vùng Chiết Giang, cũng được gọi là Khúc thủy. Về những địa danh, khác như: Mân điện, Thanh chương, chúng tôi không biết là đâu.

Kế đăng Lục chép truyền thừa của phái Lâm Tế đến Chân Nguyên là dứt.

Chúng tôi muốn nói đến sự lệ thuộc giữa Thiền tông Việt Nam đối với Trung Hoa càng ngày càng quá chặt chẽ.

Một trong những cách vấn đáp giữa đệ tử và Thiền sư, được phần dương Thiện Chiếu tổng kết thành 18 cách, và gọi là «Phần dương thập bát vấn.» Thỉnh ích là cách thứ nhất. Xem Thiền luận, bộ trung, bản Việt ngữ của Tuệ Sỹ.

Hoàng việt Văn tuyển (bản dịch của Nguyễn Đình Diệm, tr 109), chép bài «Phóng cuồng ca» của Tuệ Trung hượng sĩ, ghi là của Trần Quốc Tảng, kèm theo lời chú: «Trần Ninh Vương Quốc Tảng (Hưng Đạo thứ tử), lưỡng khước thát binh, tứ trấn Hồng lộ quân dân, hậu thối chư tịnh bang (kim vĩnh lại huyện, an quảng xã cho phong ấp, cải vi Vạn Niên thôn, tự hiệu Tuệ Trung Thượng sĩ. Thường biến chu du Cửu khúc giang, ngâm thi…»

Cũng nên để ý rằng Hoàng Việt Văn tuyển chỉ chép là Ninh Vương Trần Quốc Tảng, chứ không nói là Hưng Ninh Vương như lời dẫn ở cuối Thượng Sĩ Ngữ lục.

Thượng sĩ Ngữ lục, bản Việt văn của Trúc Thiên, tr. 195.

Cf. Nguyễn Đăng Thục, Triết học Trần Thái Tông.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site