lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Thiền Trúc Lâm

Nguồn: Phật Việt

1, 2, 3, 4, 5, 6

TIẾT MỘT
------------------------------------------------------------
LỊCH SỬ TRUYỀN THỪA
CỦA
THIỀN TÔNG VIỆT NAM VÀ PHÁI THIỀN TRÚC LÂM.

Về vị kế tiếp, KĐL ghi là Nam sơn Trạng nguyên Tăng Đà Đà Hòa thượng, truyền nhân của Ẩn Mật. Như vậy sư thuộc đời thứ 36 của Nam Nhạc. Ngũ đăng Toàn thư dành tất cả 20 quyển để chép tiểu sử của các thiền sư thuộc đời này. Nhưng trong số đó chúng tôi đã không tìm thấy danh tánh của Tăng Đà Đà, do đó không biết niên đại đích thực. Cứ theo sự tích mà KĐL chép, sư rất có thịnh danh đương thời; thịnh danh ấy vang dội đến cả triều đình. Triều đình đây chắc hẳn là triều vua Khang Hi. Với thịnh danh ấy chúng tôi chưa hiểu lý do tại sao tác gỉa của Ngũ đăng Toàn thư không biết đến. Hiển nhiên, theo niên đại viết Ngũ đăng Toàn thư, năm 1669 và năm tịch của Ẩn Mật, 1664, thì tác giả hẳn là đồng thời, hay ít nữa là trẻ hơn, đối với Tăng Đà Đà.

Truyền nhân của Tăng Đà Đà là Chuyết Công. KĐL chép: Tổ thứ 72, Mân Diện Thanh Chương Hải Trừng văn Chuyết Công Hòa thượng. Chuyết Công người quê ở Thiện sơn (?), có lẽ trong vùng Chiết giang, Trung Hoa . Sau khi đắc pháp với thầy là Tăng Đà Đà, sư vào Việt Nam, mở đường cho phái Thiền Lâm Tế tại đây. Chuyết Công truyền pháp cho Minh Lương, rồi Minh Lương truyền cho Chân Nguyên, tác giả TTBH . Vì Chân Nguyên trụ trì tại chùa Long động trên núi Yên Tử, nên có liên hệ mật thiết với phái Thiền Trúc Lâm của ta. Có lẽ chính vì thế nên TTBH mới nói:

Điều ngự cổ Phật tái lai
Tông giáo trong ngoài phó chúc tuân y
Thiệt dòng Lâm Tế tông chi
Pháp phái Vĩnh thùy Yên Tử Thiền Lâm

(TTBH, câu 755-758)

Nghĩa là, Tổ thứ nhất của Trúc Lâm, vua Trần Nhân Tôn, hiệu Điều Ngự Giác Hoàng, vốn là cổ Phật tái thế, thuộc dòng Thiền Lâm Tế.

Theo những dữ kiện kể trên, chúng ta có thể thiết lập một đồ biểu phả hệ truyền thừa của Thiền tông Việt Nam như sau:

ĐỒ BIỂU B: TRUYỀN THỪA THIỀN TÔNG VIỆT NAM
Theo Kế đăng lục

Quá khứ Thất Phật
……………………
1. Ca Diếp
……………………
28. Bồ Đề Đạt Ma
……………………
33. Huệ Năng
………………………………
34. Thanh Nguyên; 34. Nam Nhạc
……………………………                                          
38. Động sơn (Tào Động); 38. Lâm Tế (Lâm Tế)
……………………………                                            ……………………
……………………………                                            ……………………(?)
Trần Nhân Tôn (Trúc Lâm)
72. Nhất Cú ; 72. Chuyết Công  …………
73. Thủy Nguyệt 73. Minh Lương   …………
74. Tông Diên (Diên) 74. Chân Nguyên
   ……………                                                         
Trong đồ biểu B, không những cho thấy thứ tự truyền thừa của Thiền tông Việt Nam, mà còn vạch ra gốc tích của phái Thiền Trúc Lâm và hậu thân của nó. Gốc tích nầy TTBH chỉ nói một cách mơ hồ, do đó, đồ biểu B, nơi hàng 38. Lâm Tế, chúng tôi gạch nối đường ngang nối qua đầu hàng Trần Nhân Tôn, mà phía trên hàng Trần Nhân Tôn có một dấu hỏi. Trong khi đó, dòng truyền thừa vẫn liên tục từ Ca Diếp trở xuống, cho đến hàng Chân Nguyên. Phía trên hàng Chân Nguyên, chúng tôi kéo một đường ngang nối với cột Trần Nhân Tôn diễn ra nơi Chân Nguyên.

Chúng ta có một đồ biểu về sự truyền thừa của Trúc Lâm, in trong TSNL. Đồ biểu này có lẽ do Huệ Nguyên thiết lập, khi Sư viết bài lược dẫn của Ngữ Lục ấy, vào năm Cảnh Hưng thứ 24 (1763). Xin ghi ở đây những chi tiết chính của đồ biểu đó:

ĐỒ BIỂU C: TRUYỀN THỪA THIỀN TÔNG VIỆT NAM
theo Thượng sĩ ngữ lục.

Thông Thiền

Tức Lự

Ứng Thuận

Tiêu Dao

Tuệ Trung

Trúc Lâm

Pháp Loa

Huyền Quang

Chúng ta được biết rằng, Thông Thiền, Túc Lự và Ứng Thuận là ba vị Thiền sư trong những thế hệ cuối cùng của Vô Ngôn Thông. Theo TUTA. Như vậy, hiển nhiên Trúc Lâm là một phái Thiền hậu thân của phái Vô Ngôn Thông.

Khảo sát các đồ biểu được thiết lập ỡ trên, chúng ta thấy rõ hai quan niệm khác nhau về sự truyền thừa của Thiền Tông Việt Nam qua TUTA và KĐL. Đối với TUTA, mặc dù các Tổ thiền của Việt Nam đều có gốc tích từ Trung Hoa, nhưng sự truyền thừa không theo thế hệ Trung Hoa một cách chặt chẻ. Trong thế hệ Trung Hoa, Thiền Tông được phát triển theo năm chi nhánh, trực thuộc dưới hai dòng chính tông là Thanh Nguyên và Nam Nhạc. Thế hệ này là căn bản của Truyền Đăng Lục, mà các quyển sử Trung Hoa sau đó hoàn toàn mô phỏng theo. Ở TUTA, Tì Ni Đa Lưu Chi xuất hiện trước Huệ Năng, nên có thể đứng riêng ngoài thế hệ chính tông của Trung Hoa là điều hiển nhiên. Vô Ngôn Thông, trực thuộc dòng chính tông Nam Nhạc của Trung Hoa, nhưng TUTA lại kể Cảm Thành là thế hệ thứ nhất, cho đến thế hệ thứ 15 là Ứng Thuận, đồ biểu của TSNL (xem đồ biểu C) đặt vào hàng tiền bối của phái Trúc Lâm Việt Nam. theo sự trình bày này, tất cả các ngành Thiền Tông Việt Nam đều có một vị trí riêng biệt, không nằm trong truyền thừa chính tông Trung Hoa. Và như vậy, Thiền Tông Trung Hoa và Thiền Tông Việt Nam chỉ là bà con.

Ngược lại, KĐL cố gắng đặt Thiền Tông Việt Nam vào phả hệ truyền thừa chính tông của Trung Hoa. Mặc dù sách này ghi thứ tự của các thế hệ Thiền kể từ Ca Diếp liên tục trở xuống, nhưng vẫn không ra ngoài sự chi phối của quan niệm truyền thừa của các tác giả Trung Hoa. Do đó, trong đồ biểu truyền thừa mà chúng tôi thiết lập theo KĐL (xem đồ biểu B) đã không có hai phái Thiền khởi thủy của Việt Nam là Tì Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Sự liên hệ giữa phái Trúc Lâm và nhánh Thiền Lâm Tế được ghi trong đồ biểu B của chúng tôi là căn cứ theo TTBH. Mối liên hệ này không những đã không chứng tỏ được tinh thần độc lập của Thiền Tông Việt Nam, mà còn cho thấy đà phát triển thoái hóa của nó . Ở đây theo chúng tôi, ngay từ khởi thủy, Phật giáo Việt Nam đã không phải là con đẻ của Phật giáo Trung Hoa dù không phải là không có những liên hệ mật thiết. Hai phái Thiền Việt Nam, Tì Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông, đã đóng góp không ít cho tinh thần độc lập và tự chủ của dân tộc, mà lịch sử đã chứng tỏ qua sự nghiệp của Vạn Hạnh và Khuông Việt. Rồi đến phái Trúc Lâm thì tinh thần độc lập trong tư tưởng Phật học Việt Nam đã lên đến cao độ. Sáng tổ của Trúc Lâm không còn là hậu duệ của Bồ Đề Đạt Ma, mà ít ra cũng là ngang hàng, nên mới có hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng. Danh từ này vốn chỉ cho đức Thích Ca.

Như vậy, trong lịch sử truyền thừa của Thiền tông Việt Nam, Trúc Lâm có một vị trí rất lớn, nếu không nói là điểm đồng qui. Rồi chúng ta sẽ thấy, trên lãnh vực tư tưởng cũng như trong đường lối sinh hoạt, Trúc Lâm đã là điểm đồng qui của mọi chiều hướng phát triển của tư tưởng Việt Nam, cả trong và ngoài Phật giáo.

ĐỒ BIỂU D: PHẢ HỆ THIỀN TÔNG VIỆT NAM VÀ PHÁI TRÚC LÂM.

Phật Tổ Thích Ca
…………………
1. Ca Diếp
(………………..)
         28. I.     Bồ Đề Đạt Ma (Trung Hoa)
29. II.   Huệ Khả
30. III.  Tăng Xán
31. IV   Đạo Tín                       (1)       Tì Ni Đa Lưu Chi  (VN)
32. V    Hoàng Nhẫn                (2)       Pháp Hiền
33. VI   Huệ Năng                      n)
34. I      Thanh Nguyên          34.I      Nam Nhạc   (XIX)  Y Sơn
            35. II     Thạch Đầu                35.II     Mã Tổ
36. III    Dược Sơn                 36.III    Bách Trượng
37. IV    Vân Nham                37.IV   Hoàng Bá    37.IV Vô Ngôn Thông
                                                                                                            (VN)
38.V      Động Sơn                  38. V    Lâm Tế
                                                                                                (1) Cảm Thành
39        (.……….)                                  (………)
                        (…..……)                                  (..……..)
                        (………..)                                  (………)                 (15) Ứng Thuận
                        (………..)                                  (………)                  (?)   Tiêu Dao
                        (….…….)                                  (………)        (?)   Tuệ Trung
                        (…….….)                                  (………)        (i)    Trúc Lâm
                        (……… .)                                  (………)              (…………..)
          72          Nhất cú 7                      2.          Chuyết Công         (….……….)
                                                                           (Việt Nam)

Ghi chú:
          -Số Ả Rập, chỉ cho dòng Thiền liên tục kể từ Ca Diếp trở xuống.
          -Số La mã lớn chỉ cho dòng Thiền chính tông Trung Hoa, trước Huệ Năng.
          -Số La ma nhỏ: các phái Thiền Trung Hoa sau Huệ Năng.
          -Những số còn lại trong ngoặc: các dòng Thiền Việt Nam.

1, 2, 3, 4, 5, 6

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site