lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Thiền Trúc Lâm

Nguồn: Phật Việt

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

TIẾT HAI
-------------------------------------------
CÁC TIỀN BỐI CỦA PHÁI THIỀN TRÚC LÂM

 Nói đến các vị tiền bối của Trúc Lâm tức là nói đến gốc tích của nó. Cái học và cái hành của các vị này sẽ cho chúng ta biết phong thái sinh hoạt của Phật giáo trong khoảng đầu nhà Trần. Trong các tiểu sử sẽ được trình bày dưới đây, chúng ta cũng nên để ý trước hết về vai trò của Cư sĩ. Họ là Cư sĩ, nhưng đương thời, hay về sau, được liệt vào danh sách những người nối tiếp ngọn đèn chấp pháp, duy trì cái tông chỉ tâm yếu của Phật. Đó là một thời kỳ đặc biệt của Phật giáo Việt Nam. Trong thời đó, triết lý hành động của đại thừa, nhất là Đại thừa Thiền tông, được phát huy và được thực hiện một cách đáng mệnh danh là viên dung vô ngại.

Danh hiệu của những vị mà chúng tôi trình bày ở đây, trước hết căn cứ theo đồ biểu trong bài lược dẫn của TSNL, và kế đó, là cuộc đời của họ, được viết theo những tài liệu mà chúng tôi hiện có. Tài liệu này không nhiều lắm, nhưng chúng cũng thủ vai trò chứng tích lịch sử một cách khá đầy đủ. Dù sao, điều mà chúng ta cần có là biết và hiểu một phần nào thái độ hành động của họ; để rồi trong những phần khác, chúng ta có thể hiểu những gì đáng gọi là điểm then chốt trong phái Thiền Trúc Lâm.

Theo đồ biểu trong TSNL, về các tiền bối của Trúc Lâm, trước hết chúng ta có Thông Thiền, Tức Lự và Ứng Thuận. Đó là ba vị Thiền sư thuộc các thế hệ thứ 13, 14 và 15 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Tiểu sử của họ được chép trong TUTA. Ta có thể ghi lại như sau:

I. THÔNG THIỀN.

Thiền Uyển Tập Anh cho biết, đời thứ 13 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông gồm có 5 vị, trong số đó, ba vị khuyết lục. Hai vị còn lại đều là truyền nhân của Thiền sư Thường Chiếu.

Thông Thiền, hay Thông sư Đại sĩ, người làng Oác hương, huyện A la, họ Đặng. Buổi đầu, cùng với bạn là Quách Thần Nghi đồng thờ Thường Chiếu, ở chùa Lục tổ làm thầy. Một hôm, sư vào thất để thỉnh ích , hỏi:

-Thế nào thì được gọi là đã giác ngộ Pháp Phật?

Thường Chiếu đáp:

-Phật Pháp không thể giác được thì làm gì có cái pháp giác ấy.

Qua lời đó, Sư lĩnh hội yếu chỉ. Rồi sau, trở về quê của mình. Kẻ tăng người tục kéo đến học hỏi rất đông. Phàm ai hỏi, Sư đều đem tâm ấn mà ấn chứng cho.

Có người hỏi:

-Người xuất thế là người thề nào?

Sư đáp:

-Không phải thấy đạo của cổ nhân là gì, mà cứ quán rằng năm uẩn đều không, bốn đại là vô ngã. Cái chân vốn vô tướng, không đến cũng không đi. Lúc sinh, tánh không đến, lúc chết, tánh không đi. Tâm và cảnh nhất như, tròn đầy và vắng lặng. Nếu có thể tỏ ngộ ngay được chỗ đó như vậy, không còn bị buộc ràng vào trong quá khứ, hiện tại hay vị lai. Ðó là người xuất thế. Điều trọng yếu là đừng mảy may nhắm tới một mục đích nào cả.

Hoặc có người hỏi về ý nghĩa vô danh, Sư đáp:

-Phân biệt các uẩn ấy, thấy rằng tánh của chúng vốn không tịch. Vì là không cho nên không thể diệt. Đó là ý nghĩa vô sinh.

Hoặc có kẻ hỏi về lý vô sinh, Sư đáp:

-Nhờ soi tỏ thấy các uẩn, mới làm hiển lộ tánh không. Tánh không thì không hề diệt. Đó là lý vô sinh.

Có thầy Tăng hỏi: Phật là gì? Sư đáp:

-Bổn tâm là Phật. Vì vậy, Đường Tam Tạng Huyền Trang nói rằng: Nếu tỏ rõ được tâm đạo, đó gọi là Tổng trì, tỏ ngộ pháp vô sinh, đó gọi là siêu giác.

Sư tịch vào năm Kiến trung thứ 4 (1228) đời nhà Trần.

Sư tịch vào lúc Trần Thái Tông sáng nghiệp được bốn năm. Giai đoạn giao thời giữa nhà Trần và nhà Lý hẳn là có những biến chuyển trọng đại trên phương diện xã hội. Chúng ta không hiểu những biến chuyển này ảnh hưởng đến tư tưởng Thiền tông đến mức độ nào. Một sự kiện trong tiểu sử của Quách Thần Nghi, bạn đồng học của Thông Thiền, có lẽ cho ta một ít tin tức. Đó là vào năm Kiến gia thứ 6 (1216), trước khi mất, Quách Thần Nghi trao cho đồ đệ mình là Ấn Không bản đồ phả hệ của Thiền tông Việt Nam do Thông Biện thiết lập. Bản đồ này, Quách Thần nghi nhận từ thầy của mình, mà cũng là thầy của Thông Thiền, là Thường Chiếu. Cái gây cho chúng ta ngạc nhiên ở đây là Quách Thần Nghi hỏi Thường Chiếu về nguồn gốc tông phái của mình:

-Con theo thờ thầy đã lâu năm, thế mà chưa biết người bắt đầu truyền đạo này là ai. Mong thầy chỉ dạy cho biết thứ tự các đời truyền pháp.

Một câu hỏi tương tự cũng đã được TUTA chép trong tiểu sử của Thông Biện. Nhưng nó được đặt ra từ bà Thái hậu nhà Lý nên sự kiện không đáng ngạc nhiên mấy. Nhưng một trăm năm sau được nhắc lại từ miệng của một truyền nhân trong dòng Thiền Vô Ngôn Thông, tức là cùng một dòng nối Thông Biện. Thế thì, hóa ra sự tiếp nối của các đời chỉ trong khoảng một trăm năm mà đã mất hết dấu vế lịch sử. Như vậy, chúng ta có thể quả quyết mà không nhầm lẫn rằng, dòng Vô Ngôn Thông trong khoảng đầu triều đại nhà Lý, rực rỡ với những Thiền sư lỗi lạc như Viên Chiếu (1090), Cứu Chỉ (1067), Thông Biện (1134), Mãn Giác (1090)… đến cuối đời nhà Lý thì đã tàn lụi, chỉ còn lại một vang bóng. Dù vậy, trong tiểu sử của Thường Chiếu, Tập Anh cho biết Thường Chiếu có soạn một tác phẩm mang danh Nam tông tự Pháp đồ, lưu hành ở đời. Rất tiếc chúng ta không có bản đồ này để khảo sát những biến chuyển trong vòng một trăm năm của Thiền tông Việt Nam, mà hậu quả sau cùng chắc chắn là sự xuất hiện của Trúc lâm.

II. TÚC LỰ.

Sư người quê ở làng Chu Minh, phủ Thiên Đức, trụ trì chùa Thông Thánh. Khi tuổi còn nhỏ, đã ham học hết thảy sách sở thế tục. Rồi một hôm, bỏ tất cả những sở học mà thờ Thông Thiền Đại sĩ làm thầy, học thấu chỗ uyên áo của thầy. Có lần, trong ngày giải sư, Sư  đặt máy bắt được một con chim, đem dâng Thông Thiền, Thông Thiền gạn hỏi: «Con đã làm Tăng mà còn phạm giới sát, không sợ quả báo ngày sau sao?» Sư đáp: «Bất cứ vào thời nào, con cũng chẳng thấy các vật đó, cũng không thấy có thân của mình, và cũng chẳng biết có quả báo sát sinh.» Bởi cớ đó, Thông Thiền coi Sư là người pháp khí, nên đặt vào hàng đệ tử nhập thất. Lại ấn chứng riêng cho rằng: «Nếu con mà dùng được cái khoảnh đất đó, thì dù có làm ra tội ngũ nghịch, thất già, cũng có thể thành Phật.» Ngay lúc ấy, có thầy Tăng gần đó lén nghe được, Sư bèn kêu lên: «Khổ thay, dù có cái chuyện đó, con cũng chẳng nhận.» Thông Thiền mới lớn giọng: «Giặc! Giặc! Cần gì phải nhờ đến hạng phi nhân mới xong! Qua lời đó, Sư lĩnh ngộ. Về sau, trở về chùa Thông Thánh giảng dạy và nghiên cứu tông chỉ của Thiền. Đệ tử tâm đắc của Sư là Cư sĩ Ứng Thuận, cũng là truyền nhân của Sư.

Không thấy nói Sư mất vào năm nào. Sư có bạn đồng học là Thiền sư Hiện Quang. Cả hai cùng thờ Thông Thiền làm thầy. Nhưng Hiện Quang chẳng may được Hoa Dương Công chúa trọng để cho đến nỗi bị đời dèm phá, nên về sau, Sư lánh mình trong núi trải qua 10 năm. Vua Lý Huệ Tông có sai sứ đến thỉnh, nhưng Sư cũng từ chối. Sư mất năm Kiến gia thứ 1 (1221), trước năm mất của Thông Thiền 7 năm.

III. ỨNG THUẬN.

Ứng Thuận, hay Ứng Vương, là đời thế hệ cuối cùng của Vô Ngôn Thông trong TUTA. Thế hệ này, có 7 người, mà tiểu sử chỉ còn lại duy một Ứng Vương. Người phường chợ Võ, họ Đỗ, tên húy là Văn. Tánh dững dưng, không hay bon chen với thế sự. Trong triều Chiêu lăng, tức triều vua Trần Thái Tông, ông làm quan đến chức Trung phẩm Phụng ngự. Những lúc rỗi rảnh, thường để hết tâm trí vào việc học Thiền, tay không rời sách, dò cho tới tận cùng ý chí của Tổ, tỏ rõ được tâm tông. Trong hàng môn phái của Thông thánh Tức Lự, ông đã đạt đến chỗ ẩn mật, nên Thiền sư Tức Lự không ngại mà không trao tâm ấn Thiền tông cho. Sau khi được truyền tâm ấn, ông là người tai mắt trong giới học Thiền, mà thịnh danh có thể so với các Thiền sư đương thời như: Nhất Tông Quốc sư, Tiêu Dao, Giới Minh, Giới Viên… không thấy TUTA nói đến năm mất. Trần văn Giáp trong Phật giáo Việt Nam phỏng chừng rằng có lẽ Ứng Thuận đồng thời với tác giả của TUTA nên sách mới không ghi được năm mất cuả ông. Đằng khác, theo đồ biểu phả hệ Thiền Trúc Lâm trong TSNL, chúng ta biết rằng Tiêu Dao là truyền nhân của Ứng Thuận, hay Ứng Vương. Thế thì, khi TUTA ghi nhận thịnh danh của Ứng Vương cũng ngang hàng với Nhất Tông, Tiêu Dao… Sự ghi nhận đó ám chỉ như thế nào? Tuy vậy, ở đây chúng ta cũng có thể đưa ra một ghi nhận riêng về tiểu sử của Ứng Vương. Oâng là một cư sĩ, làm quan đến chức Trung phẩm Phụng ngự, lại là truyền nhân của Thiền; sự kiện ấy có thể cho phép chúng ta ức thuyết rằng, khoảng đầu nhà Trần, Thiền tông Việt Nam đã có một thái độ hành động rõ rệt, Chắc chắn ông là người mở đầu cho tinh thần Thiền tông của phái Trúc Lâm. Điều đáng tiếc là chúng ta biết rất ít về tư tưởng của ông. Tập Anh chỉ nói là ông đã đạt đến chỗ uyên áo của Thiền, và nhất là dòng Thiền Vô Ngôn Thông, bấy giờ truyền đã được 15 đời, kéo dài trên dưới năm thế kỷ.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site