lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi

Trúc-Lâm Yên-Tử  (08-10-2012) - (1 *) Hồ-chí-Minh lại càng không thể nào so sánh với cố giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục.

(2*) "Thời 1955-1975 ở đây có "sân bay Kép" đã nhiều lần "Én bạc" của Không quân Việt Nam xuất kích bắn hạ nhiều máy bay "Thần Sấm","Con ma" của không lực Hoa Kỳ leo thang xâm lược nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ! " - hết trích -

Có phải là xâm lược hay không, mời đọc Việt-Nam Sử-Lược Tân-BiênNhững Sự-Thật Cần Phải Biết: - Việt-Nam Cộng-Hòa - Nạn Nhân Của Chính-sách "Ngậm Máu Phun Người".

(3 *) trang 45, Từ sau ngày Tổng khởi nghĩa 19-8-1945 ( 2*)... mời đọc Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên.

Mời đọc Mahatma Ghandi để thấy dân tộc Ấn Độ không tốn một giọt máu nhưng vẫn dành lại được độc-lập từ tay thực-dân Anh-Cát-Lợi.

(4*) Đây là ý riêng của tác giả Nguyễn-Khôi trang 52 " Tây-tiến... đó là một trong những bài thơ hay nhất của thơ Việt Nam thế kỷ XX đặt trong hành trang ta mang theo đi vào thế kỷ XXI".

(5*); (thời kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược) (4*) đây là cuộc chiến hao xương tốn máu người Việt một cách không cần thiết.

(6*) Đây là ý riêng của tác giả. "...Đó là 3 trái Núi thơ (Thi Sơn) sừng sững trên bầu trời thơ Việt... - hết trích)

( 7*) Một cái nhìn khác về họ Trịnh của nhà thơ Lu-Hà.

(8*) Thi sĩ Phạm-Ngọc-Thái viết thơ tưởng niệm Hàn-Mặc-Tử

(9*) Tác giả đã viếng mộ Karl Marx, do đó cần phải viếng mộ những nạn nhân của ông từ cả trăm năm qua.
Đài “Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản” tại WashingtonDC
victimsofcommunism.org, travelpod.com   

***

Bắc-Ninh Thi-Thoại 

bắc ninh thi thoại, văn hóa dân tộc việt nam

1, 2, 3, 4, 5

NGUYỄN KHÔI
Bắc Ninh Thi Thoại
Tập II
(Phần ngoại biên)
Tặng: Người em đồng hương – Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoa

Bài 21: Về Câu Thơ " Lá trúc che ngang mặt chữ Điền " ?

Kể từ khi Tử viết bài thơ "Đây thôn Vỹ DẠ " gửi Cúc đến nay đã được 71 năm...mà cái "án" văn chương này còn biết bao điều kỳ bí để người đời tốn biết bao bút mực (hàn mặc) bàn tán về Nó ? Đấy là cái duyên thơ, cái "son phấn có thần, thơ vô mệnh" cho dù người viết tặng và người được tặng đã đi vào thiên cổ nhưng Thơ thì vẫn cứ làm day dứt lòng người yêu nó ?

Nguyên tác bài thơ là "Ở ĐÂY THÔN VỸ GIẠ"- Thi sĩ viết khi đang nằm trên giường bệnh (1939) là lúc Hàn Mạc Tử đang đau khổ lánh mình với nguồn thơ tuôn 2 dòng lệ...rồi chết sau đấy đúng 1 năm tròn ! Đây là tình yêu đơn phương của Tử với Hoàng Thị Kim Cúc( bút danh "Hoàng Hoa thôn nữ") -HMT sinh 22/9/1912 Nhâm tý. HTKC sinh 5/12/1913 Quí sửu- trai hơn 1 đẹp đôi, nhưng Nhâm/quí thì thôi rồi...Số là mùa hè năm 1939 Cúc nể tình Người em họ (Hoàng Ngâm- bạn thân của Tử) khuyên " Chị nên viết thư thăm Tử(mặc dù không yêu) hãy an ủi 1 tâm hồn đau khổ" thay vào viết thư, Cúc đã gửi 1 bức ảnh chụp phong cảnh nhỏ vừa bằng cái Carte Visite. Trong ảnh có mây có nước, có chiếc đò ngang với cô gái chèo đò, có mấy khóm tre ( không có cau), có cả ảnh ánh trăng hay ánh mặt trời chiếu xuống nước...Cúc viết mấy lời thăm sức khỏe sau bức ảnh mà không ký tên,rồi nhờ Ngâm trao cho Tử. Sau đó 1 tháng Cúc nhận được 1 bì thư trong đó có bài thơ " Ở đây thôn Vỹ Giạ" cũng do Ngâm gửi về cho chị. Đây là một sự "không ngờ" về sức tưởng tượng phi thường của Thi nhân quá khác thường: đã biến bức ảnh thành hình ảnh Bến sông Thôn Vỹ Giạ lúc hừng đông hay đêm trăng, trong đó có cả Cô gái "lá trúc che ngang ..." làm người ta liên tưởng là cô gái đó mặc áo trắng vì câu "áo em trắng quá nhìn không ra" rất ảo huyền viễn mộng...Bài thơ Tử ký 11/1939.

Ở ĐÂY THÔN VỸ GIẠ

Sao anh không về chơi thôn vỹ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?

Bài thơ mở đầu như "thác" lời của Cúc gửi Tử, rồi là niềm tâm sự của thi nhân với " ý trung nhân" - "mặc Nàng không yêu, ta cứ yêu" Nàng Thơ của lòng ta ?. Bài thơ có 2 cái đáng chú ý :

*-1, Nguyên tác "Ở đây thôn Vỹ Giạ". Chữ"Ở" Thi sĩ dùng có chủ ý nhằm nhấn mạnh cái tên Thôn Vỹ "ở đây sương khói mờ nhân ảnh" (tình yêu với Cúc chỉ là ảo, sương khói mà thôi...).

*-2, Về Cô gái trong "Lá trúc che ngang mặt chữ Điền" đó là cô gái do sức tưởng tượng của Thi nhân mà hiện ra thôi "...Nay ta xem lai di ảnh Nhà Giáo- cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc (1913-1989) thì đúng là Cúc có khuôn mặt chữ ĐIỀN phúc hậu...chứ không phải như ai đó (Thang Ngọc Pho và V,V...) quả quyết đó là chữ ĐIỀN- Hán tự đắp nổi ở "mặt trước phía trên cổng các nhà Quí tộc Huế " hay ở các tấm bình phong trước nhà...

Cảm thương về chàng Thi sĩ tài hoa từng thầm yêu trộm nhớ mình,nay đã khuất..."Hoàng Hoa thôn nữ" đã âm thầm viết bài thơ (và ở vậy suốt đời ?) :

ĐỀ TẶNG HƯƠNG HỒN ANH HÀN MẠC TỬ (8*)

Bao năm Hoa sống nơi thôn Vỹ
Thầm giữ trong lòng một ý thơ
Cũng biết cách xa ngoài vạn dặm
Tình anh lưu luyến cảnh quê mơ

Một mình một cõi với trời mây
Với cả đau thương với hận này
Anh khéo lột hết tài nghệ sĩ
Tiếng vang muôn thuở vẫn còn đây

Hồn anh lẩn khuất ở đâu xa
Hoa biết cùng ai thổ lộ ra
Tuy sống giữa cảnh đời náo nhiệt
Tình ai ai vẫn cứ đậm đà.
Đầu xuân Tân tỵ-1941

Hoàng Hoa

NK tôi vốn yêu thơ Hàn Mạc Tử từ khi còn đi học, mùa hè năm 2006 vào Huế đến Thôn Vỹ Giạ tìm dấu Người xưa, cảm tác :

HỌA THƠ THÔN VỸ

Đã bao người họa Thơ Thôn Vỹ ?
Dù mới ngang qua đã chạnh lòng
Thoáng nét thôn xưa chừng bỡ ngỡ
Gieo chút buồn xưa để bâng khuâng

Sao không về lại...ai kia nhỉ ?
Cứ như Lá trúc chắn nẻo về
Thà cứ là mây theo lối gió
Xin mãi là Trăng trong mộng mê

Ừ, sao ta không về Thôn Vỹ ?
Tìm dấu Người xưa để ngẩn ngơ
Tình như sương khói mờ nhân ảnh
Để vẩn vơ hoài Thơ với Thơ.

Huế 6-2006
Nguyễn Khôi

Bài 22 Về câu thơ: “Mỹ nhân tự cổ như danh tướng”

Giới làm thơ ngày trước ai mà chả thuộc 2 câu thơ cổ :

Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu

tạm dịch :

(Người đẹp từ xưa như tướng giỏi
Chẳng hẹn chờ ai thấy bạc đầu )

Còn xuất xứ 2 câu này ở đâu ? ( Đường thi,Tống thi ư ? chủ nhân của 2 câu thơ bất hủ đó là của ai ?…thì để còn “hỏi Thầỳ”, tra cứu kho tàng chữ nghĩa Trung Hoa đã ? Rồi ậm ừ qua vài trăm năm…có dư…

Thế rồi,có một “con mọt sách” ĐỤC xuyên qua cuốn ” Tùy Viên thi thoại” của Viên Mai (đời Thanh) gồm 16 quyển và 19 quyển “bổ di”- tổng cộng là 26 quyển, dịch ra tiếng Việt dày ngót 1000 trang, khổ 16×24…đó là một thứ “tùy bút” nhàn đàm về Thơ, với quan điểm :

Chịu khó tìm Thơ sẽ có Thơ
Tâm linh điểm ấy chính Thầy ta

mà điều kiện cần có của Người làm thơ là 3 chữ “tài, học và thức (kiến thức)- thiếu 1 đều không được !

Tùy Viên tiên sinh kể rằng : Người bạn (của ta) là Quan Thị độc( cỡ Viện trưởng-cố vấn cho vua ) họ Đông có việc phải rời Kinh thành đi Thiên Tân công cán,qua nhà họ Tra, gặp Tiến sĩ Đồng Duệ, vị Tiến sĩ này có nói rằng :

-Thân mẫu Triệu phu nhân, không may sớm là góa phụ, đã ở vậy thờ phụ thân (không tái giá) nuôi dạy con cái nên người, lại hay chữ nghiã,thường làm Thơ…có bài tuyệt cú “cúng ông Táo” như sau :

Tái bái Đông Trù Tư mệnh thần
Liêu tương thanh thủy tiễn hành tôn
Niên niên phá ốc đa trần thổ
Tư nhứ phu vong tử ấu nhân

Tạm dịch :

Kính xin thần bếp Đông Trù
dâng ngài chén nước tiễn đưa cầu trời
Bao năm phá(nhà) cửa bụi rồi
Hãy thương mẹ góa con côi một bầy.

Nhân đó, vị Tiến sĩ này kể thêm :”Chú của tiểu nhân, có làm bài “Điệu vong cơ”, khóc Người thiếp (vợ lẽ) qua đời, nhiều người họa lại…trong đó có bài của Người thiếp họ Đông, tên là Diễm Tuyết, thì thật là tuyệt diệu. 2 câu kết của bài rằng :

Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu

2 câu này, có tứ thơ khá gần với câu sau đây của thi sĩ Lạp Điền (đời Tống) :

Bạch phát tòng vô đáo mỹ nhân

(mái đầu tóc bạc từ nay trở đi không bao giờ đến với người đẹp cả…)

Lời bàn thêm : Thật đúng như Bảng nhãn Lê Quý Đôn đã nói :

Văn chương là của chung thiên hạ

Ý mỗi người mỗi khác

Phân tích thì được

Chứ không nên chê mắng.

Còn Andre’ Che’nier (Pháp) thì viết :
Nghệ thuật chỉ làm nên bài thơ
Còn trái tim mới là Thi sĩ

Ở ta, năm 1934 Thi sĩ Leiba (Lê văn Bái ) đã tâm đắc :

Người đẹp vẫn thường hay chết yểu
Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai ?

Thế mới biết tài tử giai nhân xưa nay đều có chung một một “nỗi sầu nghìn thu ” rồi cùng làm thơ là vậy ?

Góc Thành Nam Hà Nội -25-8-2010
Nguyễn Khôi-thân tặng…

Bài 23: Hoàng Hạc lâu – ba bản dịch độc đáo

hoàng hạc lâu

Trong ” Toàn Đường Thi” ( gồm 42.863 bài thơ của 2520 Thi sĩ đời Đường)-Nếu chỉ lấy 1 bài thơ tiêu biểu thì chắc là ai cũng chọn đó là “Hoàng Hạc Lâu” cuả Thôi Hiệu ?

“Hoàng Hạc Lâu” thuộc hàng đệ nhất luật thi đời Đường.Tác giả của thiên kỳ thi tuyệt hảo này là Thôi Hiệu ( ?-754) người Bịện Châu ( Khai Phong-Hà nam) đỗ Tiến sĩ năm Khai nguyên 13 (725) làm Quan tới chức Tư huân viên ngoại lang,hàm tứ phẩm (cỡ Vụ phó ngày nay).Ông tính lãng mạn, ham đánh bạc, rượu chè “của lạ” (thay vợ đến 4 lần). Hồi trẻ thơ ông diễm lệ bóng bẩy, đến cuối đời phong thái cốt cách mạnh mẽ rắn rỏi, sáng tạo tân kỳ có thể theo kịp Giang Yêm, Bão Chiếu…Ông khổ vì ngâm vịnh đến trở bệnh xanh xao hốc hác cả người (hết mình vì thơ là vậy); Bạn ông nói đùa ” không phải Bác bệnh đến như vậy, bởi khổ vì ngâm thơ nên gầy thôi” !

Lầu Hoàng Hạc xây dựng từ thời Tam Quốc, vốn là “tửu quán” -đó là 1 trong tam đại danh lâu của xứ ” Giang Nam hảo “nơi hội tụ của các văn nhân tài tử đến đây uống rượu và làm thơ…Theo sách ” Cổ đại thi tứ cố sự” thì Thôi Hiệu đề thơ ở Lầu Hac Vàng ở tư thế : thi sỹ nhìn Hán Dương ở bờ sông bên kia, “Tình Xuyên Các” bị che lấp trong ráng chiều ta, bãi Anh Vũ giữa sông phủ một lớp cỏ dày…

Thầy giáo của NK đã từng giảng giải: cái diệu của Thôi Hiệu ở chỗ chỉ một câu tả “Lầu”, còn 3 câu kia đều tả “người xưa”… trong đó câu 1 là tả “người xưa”, câu 3 là nghĩ “người xưa”, câu 4 là ngóng “người xưa”, cứ như phớt lờ không nhắc gì đến “lầu”. Câu 5-8 tiền giải là tả “người xưa”, hậu giải tả “người nay”, tuyệt nhiên không tả đến “lầu”… Thi sỹ chỉ nhất ý tựa cao trông xa, riêng thổ lộ hoài bão của mình.Rồi “hương quan hà xứ thị” (ở nơi này) với cây thì “lịch lịch” (in rõ), bãi thì “thê thê” (tươi tốt), riêng có mắt thì ngóng “hương quan” là không biết “hà xứ” (nơi nào).Rồi với hai chữ “nhật mộ” (chập tối lúc chim về tổ, gà vào chuồng) đặt ngang lên câu thơ làm cho 24 con chữ trong 4 câu tiền giải cùng nhảy múa tạo nên tuyệt tác để “đời sau đừng ai làm thơ về Hoàng Hạc Lâu nữa mà chuốc lấy hổ thẹn.”

Vâng, đúng là thế: cái diệu của Thôi Hiệu là trong 8 câu, chỉ có một câu nói đến Lầu (câu 2).Câu 3 “Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản” là câu rất đặc biệt: dùng liên tiếp 6 chữ “trắc” trong câu thơ 7 chữ, bất chấp luật bằng trắc, với bút pháp ấy khiến câu thơ mang sức mạnh (nội lực) khác thường.Để làm gì? – để nhấn mạnh cái ý “tiền bất kiến cổ nhân”

- “nhất khứ” là một đi – “bất phục phản” là không trở lại… câu này nói lên cái lẽ vô thường của mọi người, mọi việc.

Câu 3 đối câu 4: ý là thôi, đừng hoài niệm mãi nữa

Hoàng Hạc Lâu với cái ý tại ngôn ngoại đó là cái độc đáo của Đường thi mà nó là tiêu biểu số 1; và chính cũng vì lẽ đó mà xưa nay các nhà thơ ta đã bị Hoàng Hạc Lâu “thôi miên” ám ảnh, hết thế hệ này đến thế hệ khác lao tâm khổ tứ “dịch” nó, đến nay đã có ngót 100 bản dịch. Theo thiển ý của NK thì có 3 bản dịch đáng lưu ý là:

1.
Bản dịch của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục
(Nam Phong tạp chí – năm 1923)

Người tiên xưa cưỡi Hạc vàng cút,
Ở đây chi những lầu hạc trơ.
Hạc Vàng đã cút chẳng về nữa,
Mây trắng nghìn năm còn phất phơ.
Sông bạc Hán Dương cây xát xát,
Cỏ lên Anh Vũ bãi xa xa.
Ngày chiều làng cũ đâu chăng tá?
Mây nước trên sông khách thẫn thờ.

Đây là bản dịch khá chối tai (rất trúc trắc) nhưng khá công phu, khá già tay (túc Nho) ; công phu ở chỗ : theo sát nhạc điệu của nguyên tác, sát cả ở những chỗ sai niêm, thất luật.

2. Bản dịch của Tản Đà
In ở tạp chí Ngày Nay số 80 , ngày 10-10-1937

Đây là một bản dịch tài hoa, bay bướm nhẹ nhàng, văn chương trầm bổng theo cung điệu lục bát (đượm hồn dân tộc). Ở nguyên tác đó là cái không khí mang mang day dứt nỗi bơ vơ hiu quạnh của thân phận con người, lạc lõng giữa trần gian trong một chiều nắng tắt.Mà thiên đường thì đã mù mịt lối về.Cái không khí Hàn Lâm ấy đã bị Tản Đà thuần hóa trở nên nhu mì, mềm mại, nhẹ nhàng, trôi chảy trong dòng ca dao (lục bát). Cái HAY của Tản Đà là ở chỗ ấy, nó vào hồn người Việt là vì lẽ ấy, nhưng đó cũng là cái hụt hẫng khi dịch như thế?

3. Bản dịch của Vũ Hoàng Chương

Xưa Hạc Vàng bay vút bóng người,
Nay lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi.
Vàng tung cánh hạc đi đi mãi,
Trắng một màu mây vạn vạn đời.
Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu,
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi.
Gần xa, chiều xuống, đâu quê quán?
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!

Như ta đã biết : Thôi HIệu (con người phát ốm vì làm thơ đã vận dụng hết 10 phần công lực phá vỡ luật thơ thất ngôn, sử dụng 6 thanh “trắc” liên tiếp mới nói được:

Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch Vân thiên tải không du du

Để đến độ hùng tâm dũng khí như Đại thi hào Lý Bạch vẫn phải gác bút (đạo bất đắc) chịu thua, cúi đầu ra đi…

Còn thi sỹ Vũ Hoàng Chương sau 1000 năm thì ung dung rút kiếm, giữa trời thơ, phóng con mắt nhìn đời dõi theo cánh hạc đã mù khơi bay mất mà thong thả dụ dắt nó quay về trong cung bậc thất ngôn niêm luật (nói theo Tô Thẩm Huy). Đó là hai câu thực của Vũ bay bổng giữa trời ảo diệu:

Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
Trắng một màu mây vạn vạn đời

Một màu vàng lóe lên giữa trời vụt tắt, một màu vàng tung lên rồi vĩnh viễn ra đi, không bao giờ trở lại, nhưng mãi mãi lấp lánh trong tâm tưởng và thâm phận con người (kiếp nhân sinh). Đọc đến câu cuối “đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi thì là cả một trời Đường thi bỗng lay động”. Giá Thôi Hiệu phục sinh đọc bản dịch của Vũ thì chắc cũng bái phục: “Sóng ơi, sầu đã chín, xin người thôi giục,đó là sóng của bể dâu, hưng phế.”

Ta thử đọc lại hai câu theo âm Hán/ Việt:

- Yên ba giang thượng sử nhân sầu
- Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!

Thì sẽ thấy nội công thâm hậu của Vũ:

- Vàng tung cánh hạc đi đi mãi

Nếu đưa chữ “hạc” lên đầu câu:

- Hạc vàng tung cánh đi đi mãi

Thì cả một trời thơ lung linh tối sầm lại? Thi tài là thế – và có lẽ sau Vũ Hoàng Chương không ai nên dịch lại (Hoàng Hạc Lâu) nữa?

Góc thành nam Hà Nội ngày 27-3-2010

Nguyễn Khôi – Cẩn bút

Bài 24: LÝ BẠCH VỚI ANH VŨ CHÂU

Lý Bạch (701-762), người  thơ số 1 đời Đường, làm thơ tới mức xuất thần nhập hóa, người đời gọi là "Thi tiên". Thơ Lý Bạch thường giống như mưa và gió tranh nhau bay, rồng cá biến đổi trăm lần, lại như sông lớn không có gió mà sóng tự gào, mây trắng trên không thay đổi theo gió, đúng là có thể nói quái dị lớn lao- đại danh bao trùm vũ trụ là vậy. Đỉnh cao Đời và Thơ của ông gắn với thời Thịnh Đường (Vua Đường Huyền Tông), sau loạn An-Sử (755-761) sang đời Vua Túc Tông, vì dính vào vụ Vĩnh vương Lân- năm 758 ông bị biếm trích tới Dạ Lang (Quý Châu). Trên đường đi đày qua Bãi Vẹt (Anh Vũ Châu)  bên bờ bắc sông Trường Giang, gần Hán Dương (Hà Bắc) thời Tam Quốc đây thuộc Đông Ngô nên khúc sông này gọi "Ngô giang"...Đây chính là nơi cai trị của Thái thú Giang Hạ "Hoàng Tổ", con trai trưởng ông ta là "Xạ" làm Thái thú Chương Lăng, một hôm bày tiệc trên bãi sông; có người dâng chim Anh Vũ (Vẹt), Thái thú Xạ đưa lồng chim cho danh sĩ Nễ Hành và nói " -xin tiên sinh làm bài Phú tả cho"- Nễ Hành hạ bút viết liền một mạch thành bài Phú, không ai thêm bớt được chữ nào, ngôn ngữ vô cùng diễm lệ. Sau Nễ Hành bị Hoàng Tổ giết, từ đó có tên "Anh Vũ Châu" để ghi lại sự tích bi tráng trên ?

Lý trích tiên, sau cái lần "đăng Hoàng Hạc Lâu" thấy thơ Thôi Hiệu ở trên đầu, rồi "đạo bất đắc" cúi đầu ra đi trong lòng còn vương vấn " bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ thơm" thì nay lại đứng giữa ngay cái "phương thảo thê thê" này, nhớ tích xưa, đang cảnh đi đày, Thi sĩ cảm khái hạ bút :

Anh Vũ lai qua Ngô giang thủy
Giang thượng châu truyền Anh Vũ danh
Anh Vũ tây phi Lũng Sơn khứ
Phương Châu chi thụ hà thanh thanh
Yên khai lan diệp hương phong khởi
Ngạn giáp đào hoa cẩm lãng sinh
Thiên khách thử thì đồ cực mục
Trường khâu cô nguyệt hướng thùy minh

-Anh Vũ Châu

Dịch :   BÃI ANH VŨ

Xưa chim Anh Vũ đến Trường Giang
Anh Vũ đến nay bãi nổi danh
Anh Vũ về tây, qua núi Lũng
Bãi thơm mượt lá sao xanh xanh
Khói tan, Lan hiện gió thơm nổi
Đào nở bờ liền sóng gấm lan
Khách biếm  trông hoài non nước thẳm
Vì ai trăng sáng mãi mênh mang

(Trần Văn Nhĩ)

"Anh Vũ Châu" không phải là tuyệt tác của Lý Bạch, nó xếp sau Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu với cái duyên nợ cùng "phá luật thi" : câu 3 và câu 4 trong nguyên bản "không đối" về ý và từ. Theo Kim Thánh Thán thì :

 (1-4) Tiền Giải (đi từ không đối đến đối) giải này hẳn là mô phỏng Hoàng Hạc Lâu, nhưng chữ "khứ" lại lạc đến cuối câu 3, đó là "một con cua không giống một con cua vậy, nhất giải như nhất giải". Nhờ được 7 chữ của câu "Phương châu" mà chợt nổi lên mạnh mẽ, nếu không thế thì chỉ như một ông lão hèn cất bút ngâm vang, mong sao khỏi đói.

Lý tiên sinh anh hùng khi mà người thường không tự tiếc làm như vậy-"phương thảo chi thụ hà thanh thanh" chỉ với 7 chữ đó mà làm cho ngoời ta lòng mắt mờ mịt biết bao, không xét đến khói, đến như vậy là hết nước .

(5-8) Hậu giải :(đối đến không đối) : Các câu 5 -6,"lan điệp...phong khởi","đào hoa lãng sinh", chính là 2 chữ "thử thời" (lúc này) trong "thử thời cực mục" vậy. Chữ "phong", chữ "lãng" nói rằng : ta muốn đoạt thuyền căng buồm, hô gió phá sóng thẳng lên Kinh đô Tràng An (nơi Vua ở, hi vọng được trọng dụng ) bức xúc lắm rồi, ta không thẻ chờ đợi 1 khắc( giờ) nào được nữa (ảo mộng ), thế nhưng "mây nổi kín trời, trăng sáng không soi (cô nguyệt )-đó là thực tại cô độc phũ phàng, vô vọng, thì rốt cuộc không biết làm sao ? Bi kịch là tuy"oán" mà không dám "chê" bai Thánh chủ (nhà Vua đã sai chém đầu Lý Bạch vì tội đi làm mưu sĩ cho Vĩnh vương Lân làm phản triều đình ! ?  -Sau thấy oan đã ân xá) cho nên mới hỏi "trường châu cô nguyệt"(trăng lẻ bãi dài )..

Chao ôi, Thơ là Người, thơ là Đời...là thân phận con người bị sóng gió cuộc đời dập vùi, nên dù lãng mạn như Lý tiên sinh thì vẫn phải chịu cái đau nhân thế phũ phàng,chính trong cái cảnh bi phẫn ấy Nhà thơ đã viết "Anh Vũ Châu" để gửi gắm niềm tâm sự " với cái sầu nghìn thu" làm sao mà giết được ? !

Góc Thành Nam Hà Nội 26-3-2011

Nguyễn Khôi

Bài 25: Đọc lại bài thơ Lý Bạch :
TẶNG UÔNG LUÂN

-----------------

Tương truyền đời nhà Đường, vào năm Thiên Bảo thứ 13 (754) có Uông Luân là một Hào sĩ ở Kinh Xuyên, tuy tài năng không thể so sánh với Lý Bạch, nhưng ông cũng là dòng dõi hào kiệt, đã từng làm Huyện Lệnh ở Kinh huyện, rất thích giao du với các danh sĩ, hết sức mến mộ Lý Bạch: Nghe nói Lý Bạch sắp đi chơi qua đây, Uông Luân bèn gửi thư đón mời và trong thư có nói dối rằng:"Tiên sinh thích ngao du chăng?- ở đất này có vạn nhà hàng rượu"...Lý Bạch vui vẻ mà đến,  Uông Luân bèn nói thật rằng :"Đào Hoa đây là tên một cái đầm (đàm), thật không có hoa đào gị cả. Vạn nhà đây chỉ có "tửu điếm họ Vạn", chứ thật không có hàng vạn quán rượu nào đâu"...Lý thi nhân nghe xong bật cười to, ở lại chơi vài ngày. Sau đó, Uông Luân tặng 8 con ngựa và 10 cuộn gấm đẹp rồi đích thân tiễn đưa. Lý Bạch cảm vì chân thành nên hạ bút xuất thần bài "tuyệt cú Đào hoa đàm đề":

TẶNG UÔNG LUÂN

Lý Bạch thừa chu tương dục hành
Hốt văn ngạn thượng đạp ca thanh
Đào hoa đàm thủy thâm thiên xích
Bất cập Uông Luân tống ngã tình.

Dịch :

Sắp đi Lý Bạch ngồi thuyền
Trên bờ chân giậm, nghe liền tiếng ca
Nước đầm nghìn thước Đào Hoa
Uông Luân, tình bác tiễn ta sâu nhiều

-Tản Đà (1938)

Lý Bạch thuyền chèo sắp vượt ra
Trên bờ lanh lảnh tiếng thanh ca
Đầm Đào thăm thẳm sâu nghìn thước
Khôn đọ tình Uông tiễn tống ta.

-Trúc Khê (trước 1945)

BÌNH : Đây là sự cảm kích của Lý Bạch đối với Uông Luân lúc chia tay, bài thơ gây xúc động lòng người.

-Câu 1; tác giả tự nói về mình. 3 chữ "tương dục hành" là diễn tả cảnh bịn rịn tiễn biệt...

-Câu 2: chữ "hốt" là sự "chuyển" sang động thái lên đường, thật là có "thần" (không tả mình mà tả chủ nhân với cử chỉ "đạp ca"- một lối hát dân gian nhiều người cùng dang tay nhau và giậm chân làm nhịp - như kiểu "xòe Thái" hay Lăm Vông Lào ?)

Chữ "thanh" là chỉ tác giả (người được tiễn) nghe thấy...cùng lúc lên thuyền (thừa chu).

-Câu 3: bút lực của Thi hào đã "chuyển" vào cõi trời đất (đàm thủy).

-Câu 4: là bút pháp đảo ngược lấy cái sâu của đầm Đào Hoa ví với cái thâm tình của Uông Luân.

Toàn bài nổi bật 2 chữ "tương" và "hốt", đó là dạng "nhãn tự" (chữ mắt) như có thần tỏa sáng cả bài thơ.

Truyện Sử còn kể tiếp : đến đời nhà Thanh (Khang Hi thứ 55 ) trở đi, Nhà Thơ Viên Mai (1716-1797) đã chép :"Ngày nay thì đầm Đào Hoa đã cạn, đường qua đây đã tắc nghẽn, Nhà thơ Trương Tĩnh Trai đã cảm thán rằng (xin chép băn dịch) :

Rừng vắng ve chuyền chiếc lá rơi
Đào Hoa nẻo ấy dễ tìm thôi
Lạ gì tình bạn nay hời hợt
Đầm cũ xem ra cạn khác rồi.

-Trương Đình Chi (dịch)

Chao ôi, "tình bạn ngày nay đã khác xưa/ nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa"...Đọc lại thơ Lý Bạch, ngẫm thời thế mà buồn vui lẫn lộn thật  khó tả làm sao ?

Góc Thành Nam Hà Nội 17-9-2006
 Nguyễn Khôi

Bài 26: Đọc lại TUYỆT CÚ của ĐỖ PHỦ

"Tuyệt cú" là tên một thể loại Thơ cổ Trung Hoa có từ thời Lục Triều (439-581), nhưng phải đến đời Đường, đặc biệt là dưới triều Khai Nguyên -Thiên Bảo (712-756) Đường Huyền Tông thì Tuyệt cú Đường thi mới đạt đỉnh cao..."tuyệt" ở đây có nghĩa là "dứt" dùng để đối lập với chữ "liên" (=liền). Tuyệt cú gồm các loại thơ ngũ ngôn, lục ngôn,thất ngôn 4 câu tạo thành 1 bài, dùng vần bằng hoặc vần trắc.

Đỗ Phủ có 4 bài Tuyệt cú, chọn 1 bài :

Lưỡng cá Hoàng Ly minh thúy liễu,
Nhất hàng Bạch lộ thướng thanh thiên;
Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết,
Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền.

dịch nghĩa :

 Hai con chim Oanh vàng kêu (hót) trong cụm liễu xanh,
 một hàng cò trắng bay trên lưng chừng trời;
 Trước song  ngậm tuyết nghìn thu ở núi Tây Lĩnh,(1)
 Ngoài cửa thuyền Đông Ngô từ muôn dặm đến đậu. (2)

Đây là bài "Tuyệt Cú" Đỗ Phủ làm năm 764, lúc trở lại Thảo Đường ở Thành Đô ( Thục). 4 câu đều đối. Mỗi câu 1 cảnh: -(1) chỉ núi Dàn Sơn phía tây Thành Đô,tuyết phủ quanh năm không tan, câu này có nghĩa là: cửa sổ ngó ra núi,như ngậm lấy núi cho nên nói " song hàm".

-(2) Sông Thục chảy về phía đông, từ Thành Đô lên thuyền có thể đến đất Đông Ngô ( Giang Tô ): Đỗ Phủ có ý muốn rời Thục đi Ngô.

*-1-Bản dịch của Tản Đà :
Hai cái Oanh vàng kêu liễu biếc,
Một hàng cò trắng vút trời xanh;
Nghìn năm tuyết núi song in sắc,
Muôn dặm thuyền Ngô cửa rập rình.

Đây là bản dịch ĐẸP...nhưng Tản Đà "tác" mạnh hơn "dịch" ? Dịch chữ "cá" là"cái", "minh" là "kêu" không sai,nhưng ít vẻ thơ; câu 3 đưa thêm "sắc" không có trong nguyên bản.Đặc biệt câu 4 đưa thêm vào "rập rình" là hoàn toàn gượng gạo, nhầm vần với chữ "xanh" ở câu 2 ?

*-2- Bản dịch của Tương Như :
Liễu xanh hót cặp Oanh vàng,
Trới lam trắng điểm một hàng cò bay;
Song lồng mái tuyết non Tây,
Thuyền Ngô muôn dặm đỗ ngay cửa ngoài.

Đây là một dạng "diễn Nôm" theo gót Tố Như tiên sinh khi sáng tác Truyện Kiều...phải nói là "đẹp mượt" tuyệt tác...nhưng hơi xa nguyên tác ( Việt hóa đến cao độ ) làm giảm mất cái thần khí cao sang - đặc trưng về thể loại Tuyệt Cú Đường thi .

*-3- Bản dịch của Lê Kim Giao ( Nhà thơ Hà Nội ) :

Liễu biếc Oanh vàng đôi chiếc hót,
Trời xanh cò trắng một hàng lên;
Song in Tây Lĩnh nghìn thu tuyết;
Cửa đậu Đông Ngô vạn dặm thuyền.

Ai đã từng vào dầm mình trên bãi biển Lăng Cô (làng cò Thừa Thiên-Huế) 1 trong 3 bãi biển đẹp nhất Việt Nam, rồi chợt trông lên : chiều tà hắt nắng hè, xa xa một đàn cò trắng bay lên ngang trời in trên  nền dãy núi Hải Vân đệ nhất hùng quan xanh thẳm...tai nghe đôi hồi tiến Oanh hót trong các bụi Liễu nơi Resort bên bờ, ngoài khơi một chút là các con thuyền về đậu dập dờn trên sóng biẻn xanh...bỗng nhiên trong đầu ta (Thi nhân) vang lên bài Tuyệt Cú của Đỗ Phủ với bản dịch của Lê Kim Giao thì quả là tuyệt diệu như thưởng thức một bữa tiệc tâm hồn ( thơ) đầy ý vị...một bản dịch mới lạ ? !

Cái dụng ý "thi trung hữu họa" dùng MÀU TRÊN MÀU mà tác giả và dịch giả đồng cảm đó là "màu xanh của trời (xa), làm nền cho màu xanh của Liễu (gần), màu trắng cuă tuyết (xa) với màu trắng của cò (gần) mà chính do độ co giãn của tầm mắt(nhìn) xa/gần nên ta hoàn toàn tưởng tượng ra độ đậm nhạt ấy, rồi thú vị biết bao khi ta lại thấy màu vàng của đôi chim Hoàng Ly đan xen vào làm bức tranh thành tuyệt mỹ."

"Tuyệt cú " của Đỗ Phủ là viên ngọc trong Đường thi, bản dịch của Lê Kim Giao sau 1000 năm vấn rất tri âm tri kỷ, tài hoa xảo diệu...âu cũng là cái độc đáo xuất thần của chàng Công tử Hà Thành- thi sĩ Lê Kim Giao vậy chăng ?

Góc Thành Nam Hà Nội - 3/10/2010
Nguyễn Khôi - cẩn bút...

Bài 27: Đọc lại thơ Viên Mai : LẬP THÂN TỐI TIỂU THỊ VĂN CHƯƠNG

——————–

Xưa & Nay ở Việt Nam ta trong giới làm thơ vẫn truyền tụng 2 câu thơ của Viên Mai :

Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch
Lập thân tối hạ thị văn chương
(mỗi bữa không quên ghi thẻ trúc,
Lật thân thấp(hèn) nhất ấy văn chương)

-trúc bạch=tre và lụa,người xưa chép Sử (thơ) bằng thẻ tre hoặc lụa, khi chưa có giấy viết, nên gọi Sử là ” thanh sử”(Sử xanh).

Nguyên tác của 2 câu thơ đó theo Viên Mai trong “Tùy Viên thi thoại” quyển XIV-đoạn 66 được Trương Đình Chi dịch in ở thoại 449,trang 662 nxb VN tp HCM thì :”Tôi lúc còn bé, trong một bài thơ “vịnh hoài”(nói lòng mong muốn) có câu rằng :

Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch
Lập thân tối tiểu thị văn chương

Giải : mỗi bữa ăn không quên nghĩ đến tre lụa ( sử xanh),
Xây dựng danh tiếng nhỏ bé nhất là làm văn chương.

Dịch: Mỗi lúc hằng mong ghi Sử sách,
Lập thân nhỏ nhất ấy văn chương.

Viên Mai (1716-1797) quê Tiền Đường (Hàng Châu) đỗ Tiến sĩ và làm Quan Tri huyện. Năm 40 tuổi cáo quan về ở ẩn trên núi Tiểu Thương Sơn ngồi viết “Tùy Viên thi thoại” (nói truyện thơ ở vườn Tùy) và “Tử bất ngữ”(cái gì cụ Khổng chẳng nói thì ta nói )…

Cái thú vị, tai quái của văn chương là “ẩn dụ”- ý tại ngôn ngoại vận dụng vào tùy thời thế, hoàn cảnh mà “ám” vào với thân phận của người thưởng thức …mà nói thế nào cũng được? từ tốt sang xấu, từ “cực” nọ sang cực kia vẫn chỉ là tác phẩm ấy, câu thơ ấy!

Câu ” lập thân tối tiểu…” có người nói là : Ông khuyên chúng ta nên đi nghề võ, nghề buôn (kể cả buôn Vua) gì đấy, chứ đừng nên học hành văn chương thi đỗ dấn thân vào chốn Quan trường (ở Việt Nam ta tấm gương tày liếp là gia đinh Tiến sĩ Ngô Thì Sĩ- Ngô Thì Nhậm, cánh Nhân Văn Giai Phẩm…).Theo thiển ý của NK : hiểu thế thì e đơn giản quá? Viên Mai thâm Nho hơn nhiều. Lập ngôn là sáng tác văn chương, “tối tiểu” ở đây là đầy ý khinh miệt. Ý của Viên Mai là ám chỉ những kẻ làm nên Quan chức quyền nghiêng thiên hạ là nhờ vài ba cuốn sách xu thời, dăm bảy bài thơ”nịnh”Đức Vua… rồi cứ thế mà hưởng trọn đời (ăn hại tiền dân đóng thuế)?!

Ở Trung Hoa xưa & nay…cứ sau một vụ án Văn chương là khiến cho bao người cầm bút run sợ, tự gác bút hoặc có viết thì tránh xa sự thật, làm trò “Phu Chữ”, chạy vào thơ “tình yêu”(già cốc ra rồi vẫn còn “anh anh /em em” cứ như thuở mới đi tìm “lá diêu bông” ấy!)…Yên thân hơn cả là “di chúc ” cho con cháu chỉ sống bằng nghề làm ruộng hoặc đi buôn, không cả thèm đi học và tránh xa chốn Quan trường?!

Ô hô, i hi…Viên Mai quả sâu sắc là vậy!
Trích ” Bắc Ninh Thi Thoại” -1997

Tác giả viếng mộ Karl Marx tại LonDon 2007 (9*)

NGUYỄN KHÔI
BẮC NINH THI THOẠI
(Tập II – Phần ngoại biên)
Bản thảo chưa xuất bản
Góc Thành Nam Hà Nội, 5 tháng 10 năm 2011.

1, 2, 3, 4, 5

Nguyễn-Khôi @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site