lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Tư-Tưởng Của Phật-Giáo

Mahatma Gandhi

Mahatma Gandhi

  

Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên khảo. Lời giới thiệu: Thánh Gandhi là một nhân vật lỗi lạc của thế kỷ 20 và của nhân loại. Ngài là người duy nhất áp dụng phương pháp ôn hòa bất bạo động đương đầu với bạo lực súng đạn của thực dân Anh và đã thành công mang lại tự do cho đất nước Ấn Độ rộng lớn. Viết về thánh Gandhi là một việc làm khó khăn lâu dài vì đã có quá nhiều tài liệu, sách vở viết về ngài (1). Trong khuôn khổ một bài viết nhỏ trên diễn đàn điện tử, chúng tôi chỉ có thể khai lược một vài nét về Người. Ước mong sẽ có dịp trở lại đề tài này đầy đủ hơn khi điều kiện cho phép.

Thánh Gandhi tên gọi đủ là Mohandas Karamchand Gandhi (***). Gandhi là họ và cũng là tên gia đình. Khi còn trẻ nhiều người gọi ngài là Manu, Moniya, Mohan và Mohandas. Ở Nam Phi, nhiều đồng nghiệp gọi là «Bhai» hay anh. Khi trở về cố hương Ấn Độ được người dân thương mến kính trọng gọi là «Mahatma» tức -Great Soul- Người có trái tim rộng lớn hay Đại Bồ Tát. Người Việt ta gọi ngài là Thánh Gandhi. Giản dị hơn nữa dân chúng Ấn gọi ngài là Bapu tức là vị cha kính mến.

Thánh Gandhi đản sanh ngày 2 tháng 10 năm 1869 tại thành phố Porbandar thuộc Kathiawar hay Saurashtra. Ngài trưởng thành và theo đuổi con đường học vấn, năm 30 tuổi lập gia đình với Kasturba.

Năm 1888, ngài đến Luân Đôn để học Luật. Với nỗ lực phi thường, ngài đã trở thành một vị luật sư năm 1891. Năm 1893 đến Nam Phi hành nghề Luật sư. Năm 1915 trở về Ấn cùng với gia đình cư trú tại Kochrab, sau đó là Sabarmati. Cũng trong thời gian này Gandhi đã có nhiều ưu tư trên các vấn nạn mà nước Ấn đang phải chịu đựng, đó là sự đô hộ của thực dân Anh.

Bức xúc trước sự nghèo khổ của dân chúng Ấn Độ dưới sự cai trị hà khắc của thực dân Anh, Ngài ủng hộ sự đình công của nông nhân nghèo tỉnh Champaran thuộc Bihar và Kheda thuộc Gujarat và đồng thời cùng hàng ngàn công nhân hầm mỏ xuống đường đấu tranh đòi công bằng luật pháp ở Ahmedabad.

Đứng trước guồng máy đàn áp thô bạo của thực dân Anh, ngài chỉ có một chủ trương duy nhất để tiến hành đấu tranh. Đó là thực hành phương pháp không bạo động và không hợp tác với nhà cầm quyền thuộc địa. Chủ trương này đã được đại đa số tầng lớp dân chúng hưởng ứng, và cái tên Bapu đã thực sự khắc ghi vào lòng dân tộc Ấn cho mãi đến ngày hôm nay.

Cụ thể của chủ trương đó là các phong trào như không hợp tác với chính quyền bảo hộ và từ chối hiến pháp nước Anh năm 1920-1921; Satyagraha năm 1930-1932; chống chiến tranh 1940-1941 đồng thời đòi hỏi thực dân Anh trao trả độc lập và rời khỏi Ấn Độ. Lo sợ trước uy tín ngày càng lan rộng của ngài, thực dân Anh đã bắt giam Thánh Gandhi vào ngày 9/8/1942.

Trước phong trào đấu tranh ngày càng lan rộng, thực dân Anh bắt buộc phải trao trả độc lập cho Ấn Độ vào 15/08/1947.

Mahatma Gandhi đã bị ám sát bởi một kẻ hindou quá khích vào ngày 30/1/1948 để lại biết bao thương kính cho dân tộc Ấn Độ. Từ bấy lâu nay nhiều người trong chúng ta cho rằng Gandhi bị ám sát bởi những kẻ cô đơn không có tổ chức, tuy nhiên theo Yann Forget thì ngài đã bị cả một nhóm hindou quá khích có tinh thần quốc gia cực đoan ám sát. Căn nguyên chỉ vì Gandhi chủ trương hòa đồng tôn giáo, chung sống hòa bình giữa các dân tộc. Jahawarlal Nehru ngậm ngùi than rằng: «…ngọn đèn trí tuệ đã rời khỏi chúng ta».

Vừa là một luật sư, triết gia vốn có đủ điều kiện để kiến tạo cho bản thân và gia đình một cuộc sống an nhàn hạnh phúc ở Vương quốc Anh. Nhưng với tấm lòng yêu nước thương dân nồng nàn, ngài đã rời bỏ tất cả để trở về tổ quốc, chỉ với quần thô áo vải dấn thân cùng với những người nông dân nghèo khổ để tranh đấu đòi quyền sống, bình đẳng và độc lập cho tổ quốc. Phương pháp đấu tranh bất bạo động và bất hợp tác với chính quyền bảo hộ đã đưa tới thắng lợi sau cùng cho dân tộc Ấn Độ. Đó là thực dân Anh đã trao trả độc lập cho nước Ấn và toàn dân xứ này đã khắc ghi ân đức của Mahatma Gandhi.

Đấu tranh phương pháp bất bạo động và bất hợp tác chống lại sự cai trị của thực dân Anh, Mahatma Gandhi đã biểu lộ được sức mạnh tâm linh vô cùng mãnh liệt. Sự mãnh liệt này chỉ có bốn chữ Im Lặng Sấm Sét mới tạm nói lên được một phần nào ý nghĩa của nó. Với sức mạnh tâm linh mãnh liệt như vừa trình bày, ngài và dân tộc Ấn Độ đã dành lại độc lập cho xứ sở vào năm 1947.

Trong bối cảnh cuộc đấu tranh cho dân quyền, nhân quyền, chống giặc Tàu xâm lược của người Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước, phương pháp đấu tranh bạo động, bất bạo động, bất hợp tác phải xử dụng cùng một lúc. Tuy nhiên cần áp dụng một cách uyển chuyển phù hợp với tình hình cho đến khi nào chúng ta tạo được đủ thếlực cần thiết cho dân tộc đuổi quân xâm lược Trung cộng ra khỏi bờ cõi nước Nam. 

Nói tóm lại, những gì chúng tôi vừa trình bày chỉ có tính cách tóm tắt sơ lược về Thánh Gandhi, không nói được đầy đủ cuộc đời thánh thiện thật sự của ngài. Ngoài ra chúng tôi có thể đồng ý với JAWAHARLAL NEHRU về điểm «Không ai có thể viết về cuộc đời của Thánh Gandhi một cách đầy đủ trừ khi cá thể người ấy có cuộc sống và tâm hồn rộng lớn như Gandhi» (2). Muốn tìm hiểu thêm, mời quý vị đọc thêm tài liệu trong phần sách tham khảo (3).

Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc biên khảo

Tham khảo:
(1) Life of MOHANDAS KARAMCHAND GANDHI, D.G.TENDULKA, in eight volumes, l969, Patiala House, Delhi .
(2) J. NEHRU, Foreword,P. 11, sách đã dẫn
(3) The way of Gandhi and Nehru, HUSAIN S. ABID, 1959, Asia Publishing House, Bombaỵ
-The Gandhi Reader, Jack Homer Ạ, Indiana University Press ,Bloomington ,U.S.A
-Pour connaître la pensée de Gandhi, Camille DREVET, 1954, BORDAS, Paris.
- La non violence, Corman D. Louis, 1949 et 1951, Stock, Paris.
- The Story of my Experiments with Truth , Mohandas Karamchand Gandhi, Thích Trí Hải dịch Việt ngữ, Thích Trí Quang giới thiệu, 1971, Quế Sơn,Võ Tánh, Saigon.
- Let Us Know GANDHIJI -U.R. RAO- Publications Division – Ministry Of Information and Broadcasting Government Of India, 1969.
- http://www.pondichery.com/26yf/Inde/MeurtreGandhi.html
- Hachette – Le Dictionnaire de notre temps, xuất bản tại Paris 1991

Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc @ Trúc-Lâm Yên-Tử

 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site