lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi

Trúc-Lâm Yên-Tử  (08-10-2012) - (1 *) Hồ-chí-Minh lại càng không thể nào so sánh với cố giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục.

(2*) "Thời 1955-1975 ở đây có "sân bay Kép" đã nhiều lần "Én bạc" của Không quân Việt Nam xuất kích bắn hạ nhiều máy bay "Thần Sấm","Con ma" của không lực Hoa Kỳ leo thang xâm lược nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ! " - hết trích -

Có phải là xâm lược hay không, mời đọc Việt-Nam Sử-Lược Tân-BiênNhững Sự-Thật Cần Phải Biết: - Việt-Nam Cộng-Hòa - Nạn Nhân Của Chính-sách "Ngậm Máu Phun Người".

(3 *) trang 45, Từ sau ngày Tổng khởi nghĩa 19-8-1945 ( 2*)... mời đọc Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên.

Mời đọc Mahatma Ghandi để thấy dân tộc Ấn Độ không tốn một giọt máu nhưng vẫn dành lại được độc-lập từ tay thực-dân Anh-Cát-Lợi.

(4*) Đây là ý riêng của tác giả Nguyễn-Khôi trang 52 " Tây-tiến... đó là một trong những bài thơ hay nhất của thơ Việt Nam thế kỷ XX đặt trong hành trang ta mang theo đi vào thế kỷ XXI".

(5*); (thời kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược) (4*) đây là cuộc chiến hao xương tốn máu người Việt một cách không cần thiết.

(6*) Đây là ý riêng của tác giả. "...Đó là 3 trái Núi thơ (Thi Sơn) sừng sững trên bầu trời thơ Việt... - hết trích)

( 7*) Một cái nhìn khác về họ Trịnh của nhà thơ Lu-Hà.

(8*) Thi sĩ Phạm-Ngọc-Thái viết thơ tưởng niệm Hàn-Mặc-Tử

(9*) Tác giả đã viếng mộ Karl Marx, do đó cần phải viếng mộ những nạn nhân của ông từ cả trăm năm qua.
Đài “Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản” tại WashingtonDC
victimsofcommunism.org, travelpod.com 

***

Bắc-Ninh Thi-Thoại 

bắc ninh thi thoại, văn hóa dân tộc việt nam

1, 2, 3, 4, 5

NGUYỄN KHÔI
Bắc Ninh Thi Thoại
Tập II
(Phần ngoại biên)
Tặng: Người em đồng hương – Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoa

Bài 1: VĂN NHƯ SIÊU QUÁT..?

Vào giữa thế kỷ 19, tại đất Thần Kinh (Huế) xuất hiện “Trường An tứ kiệt” với hai câu nhận xét cho là của Vua Tự Đức:

Văn như Siêu Quát vô tiền Hán
Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường

Tạm dịch:

Văn như Siêu và Quát, thì đến văn đời tiền Hán cũng không có giá trị gì; Thơ đến Tùng Thiện công và Tuy Lý công thì như bỏ qua cả thời Thịnh Đường”.

Sở dĩ, cho là của Tự Đức là hai câu trên nói theo khẩu khí đế Vương, gọi xách mé tên tục Phó bảng Nguyễn Văn Siêu là “Siêu”; cử nhân Cao Bá Quát là “Quát” thì chỉ có Đức Kim Thượng (Vua đương thời) mới dám gọi “thần Siêu, thánh Quát” như thế; còn bình thường tôn trọng đều gọi “Nguyễn Phương Đình” và “Cao Chu thần”. Tùng ở đây là Tùng Thiện công (Nguyễn Phúc Miên Thẩm) và Tuy là Tuy Lý công (Nguyễn Phúc Miên Trinh)- sau hai vị này được truy tặng là Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương (1936) đều là con Vua Minh Mạng, ở vào hàng chú của Vua Tự Đức.

Vừa qua, nhân chuyến di khảo miền Trung của Hội VNDG Hà Nội. Đoàn có đến viếng Phủ Tùng Thiện Vương và phủ Tuy Lý Vương ở Huế. Tại đây, rõ ràng hai câu trên đều không ghi tác giả, con cháu trong Phủ của hai Vương đều nói: Đó là của người đời! (dân gian truyền tụng). Đối với các danh sĩ đương thời thì “Trường An tứ kiệt” là những nhà văn, nhà thơ bậc thầy, chữ nghĩa nhiều như Vua Tự Đức mà còn “nhờ” Miên Thẩm duyệt thơ hộ nữa là... “Trường An tứ kiệt” không những nổi tiếng trong nước, các vị còn được các nhà thơ, nhà văn Trung Hoa ngày ấy đánh giá rất cao. Tiến sĩ Lao Sùng Quang, sứ thần nhà Thanh khi tựa đề “Thượng Sơn thi tập” đã nhận xét Miên Thẩm (Tùng Thiện Vương) là người luôn tự bồi dưỡng về đạo đức nên thơ ông đã đề cao được tính giáo hoá của nó. Nhan Sùng Hoành ở “Việt Đông thi xã” (Quảng Đông) thì cho tài thơ của Miên Thẩm không hề thua kém Tào Thực, con trai Tào Tháo (đi bảy bước làm một bài thơ). Về số lượng thơ Miên Thẩm sáng tác đứng đầu thời bấy giờ (14 thi tập với 2200 bài) – còn chất lượng của “Trường An tứ kiệt” là bốn đỉnh cao văn thơ thời Tự Đức. Điều độc đáo là tình bạn, tình thơ của các vị thật trong sáng (không phân biệt tầng lớp xuất thân, địa vị xã hội, sự khác nhau về khuynh hướng tư tưởng và con đường đời). Khi Cao Bá Quát bị bắt đi hiệu lực ở Giang Lưu Ba, Miên Thẩm là người duy nhất dám “rút kiếm, vì anh hát một khúc bi ca”. Khi Cao Bá Quát bị Vua Tự Đức hạ lệnh chém đầu, Phương Đình (án sát Siêu) vẫn có đôi câu đối viếng:

Ta tai! quán cổ tài danh, nan đệ nan huynh, bán thế ngẫu sinh hoàn ngẫu tử;
Dĩ kỹ! đáo đầu sự thế, khả liên khả ố, hồn trần lưu xú diệc lưu hương.

Tạm dịch:

Thương thay tài điệu tót vời, khó anh khó em, một cặp cùng sinh lại cùng thác;
Thôi nhỉ sự có đến vậy, đáng yêu đáng ghét, dây xấu cũng dây thơm.

“Chữ tài liền với chữ tai một vần” cứ như một định mệnh?

Còn câu:

Một người làm quan cả họ được nhờ;
một người làm thơ cả họ bơ phờ...

Xưa nay, âu cũng có phần chí lý!

Viết tại Huế, 10 tháng giêng 2007

Bài 2: CÂU ĐỐI "NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA "
CÓ PHẢI CỦA CAO BÁ QUÁT ?

Trong tạp chí Diễn đàn văn nghệ VN số 3/2006, nhà thơ nổi tiếng Phạm Tiến Duật (Tổng biên tập) có đăng bài thơ “cây mai trắng trong phòng Tổng Biên tập” tặng nhà văn, thiếu tướng Hữu Ước, có dẫn ở phần “đề từ” câu đối của Cao Bá Quát :

Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

Dịch là :

Mười năm lặn lội tìm cây kiếm cổ
Một đời chỉ biết lạy hoa mai)

Theo các tài liệu đã được các nhà nghiên cứu tiền bối công bố, thì đôi câu đối trên có xuất xứ như sau :

Theo “Như Thanh Nhật ký” năm Mậu Thìn (1868) vua Tự Đức cử đoàn sứ bộ sang triều cống nhà Mãn Thanh : cầm đầu là chánh sứ Lê Tuấn (đỗ Hoàng Giáp năm 1853); phó sứ là Nguyễn Tử Giản (Hoàng Giáp năm 1884); phó sứ thứ 2 là cử nhân Hoàng Tịnh.

Hành trình của sứ bộ theo lối xưa từ ải Nam Quan đến Yên Kinh “bộ khôn bằng bộ, thuỷ khôn bằng thuyền” mất 181 ngày (lưu trú 64 ngày đi 117 ngày trong đó 44 ngày đường bộ, 73 ngày đường thuỷ). Khởi hành ngày 1/8 Mậu Thìn, sau 125 ngày thì đến huyện thành Hà Dương tỉnh Hồ Bắc, ở đó đoàn Sứ bộ Việt Nam được viên tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng đôi câu đối cho chánh sứ Lê Tuấn :

Hữu Khẩu tu ngôn thiên hạ sự
Kháng hoài bất nhượng cổ chi nhân

Tạm dịch :

Có miệng nên nói việc thiên hạ
Nghị lực không chịu nhường người xưa.

Câu đối tặng Nguyễn Tử Giản :

Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

Tạm dịch :

Mười năm chọn bạn như tìm thanh kiếm cổ
Một đời chỉ biết cúi đầu lạy hoa mai

Câu đối tặng Hoàng Tịnh:

Truyền thần cổ hữu Lý Tư Huấn
Vấn tự kim vô Dương Tử Vân

Tạm dịch :

Truyền thần xưa có Lý Tư Huấn
Hỏi chữ nay không Dương Tử Vân.

Sự kiện trên được chép trong “Yên thiều bút lục” của Nguyễn Tử Giản (1823-1890) sách viết tay của thư viện khoa học Trung ương, số A.852 tờ 18a-b; Cứ liệu trên đã được các học giả Tảo Trang và Hoa Bằng đưa ra trên tạp chí văn học số 2-Hà Nội năm 1972, trang 61 và 64).

Câu đối “... bái mai hoa” của Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tử Giản là vào năm 1868, trước đó 14 năm, Cao Bá Quát đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (Giáp Dần 1854)... phải chăng người đời do quá yêu Cao Chu Thần nên cứ thích tương truyền câu “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của ông như một giai thoại để đời ?

Góc Thành Nam-Hà Nội ngày 5-12-2006

Bài 3: ĐÔI LỜI VỀ NGƯỜI DỊCH BÀI THƠ
" PHONG KIỀU DẠ BẠC"

Bài PHONG KIỀU DẠ BẠC của Trương Kế viết khoảng trước năm 754 là một bài thơ rất nổi tiếng và được nhiều người yêu thơ Việt Nam biết đến, nhất là qua bản diễn Nôm :

Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Đến nay đã có nhiều bản dịch nhưng không có bản nào dịch hay bằng bản đã chép ở trên (dù rằng câu thứ ba chỉ dịch thoát ý) nhưng âm điệu của giọng thơ lục bát lững lờ, kì ảo đi vào lòng người Việt Nam ta thật khó mà thay đổi được !? Vậy ai là tác giả bài dịch thơ trên ? Trước đây, Trần Trọng San (1957) và Lý Văn Hùng (1961) đều ghi là Tản Đà dịch. Đến năm 2003 Nguyễn Quảng Tuân khi khảo lại di cảo của Đinh Nhật Thuận (1841) đỗ Tiến Sĩ thời vua Minh Mạng ( là bạn của Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh) là tác giả " Thu dạ lữ hoài ngâm". Thời gian Cao Ba Quát bị nạn, ông bị giam lỏng ở Huế... một đêm ngồi trong thư phòng bên bờ sông Hương, ông nhớ đến Trương Kế với bài Phong kiều dạ bạc...

Ông hạ bút:

Đăng tiền độc đối thư trai
Thương tâm khách địa hữu hoài cố nhân
Hương thuỷ ngoại hốt văn ngư vận
Tòng hà lai trạo tấn giang biên
Bồi hồi nguyệt dạ sương thiên
Hàn San ám nhận khách thuyền cánh phi.

Đại ý là : Trong phòng văn một mình ngồi trước ngọn đèn, chạnh lòng đất khách, sực nhớ đến người xưa (Trương Kế). Ngoài sông Hương chợt nghe hò mái đẩy của kè Phường chài từ đâu mà chèo tới bến sông thế nhỉ? Đêm trăng trời sương, lòng luống những bồi hồi, đoán chúng là thuyển khách bên chùa Hàn Dan (Trương Kế) nhưng đó chỉ là mơ...

Cái độc đáo của Đinh Nhật Thân ở đây là mượn lời thơ của Trương Kế tả cảnh "Nguyệt dạ sương thiên" và thay vào tiếng chuông chùa Hàn San bằng tiếng chuông chùa Diệu Đế ( ở Huế) " Dạ văn diệu đế chung thanh không bằng chữ Nôm mà bằng chữ Hán theo thể song thất lục bát. Đây là trường hợp đặc biệt duy nhất trong văn học Việt Nam xưa nay. Chia sẻ với nỗi lòng của bạn, Nguyễn Hàm Ninh đã diễn Nôm Phong Kiều dạ bạc, nguyên gốc là:

Quạ kêu, trăng lặn, trời sương
Lửa chài le lói, sầu vương giấc hồ
Thyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Thật đúng là "diễn Nôm" như Tố Như với truyện Kiều, thi sĩ đã không bám câu bám chữ để dịch như nguyên tác... mà là mượn văn bản gốc, diễn ra tiếng Việt lấy cái hồn của tác phẩm để thoả mãn một nhu cầu ( một tâm trạng) để gửi gắm nỗi lòng... Hiểu như vậy, chia sẻ như vạy thì ta sẽ không bắt bẻ " dịch sai", văn chương nhất là thơ vốn là một trò mua vui, âu cũng chí lí là vậy.

So nhiều bản dịch xưa nay thì bản dịch của Nguyễn Hàm Ninh đáng là "tài hoa tột bậc", chỉ tiếc là ông đã để rơi mất chữ "Phong" kèm chữ "Giang" (theo mô típ thơ xưa thì "Phong" là biểu hiện mùa thu, "Phong lạc ngô giang lãnh" - lá phong rụng làm sông Ngô lạnh. "Giang Phong" ở đây cùng với "sương đầy trời" là cảm nhận "khí thu", đồng thời để diễn tả một cách kín đáo nỗi sầu của thi nhân lãng tử. Tuy nhiên, trong một bài thơ 4 câu (dịch) lại có 2 chữ "bến" thì không thể gọi là toàn bích được.

Chao ơi, dịch thơ phải đạt “tín-đạt-nhã” rồi là “hớp” hồn mà cái "tuyệt" nhất lại là cái hồn thơ ai do chop được cái "thần" do diễn giải ra bằng chữ nghĩa (ngôn từ) để lại các áng thơ bất hủ như Phong Kiều Dạ Bạc, Hoàng Hạc Lâu, Tỳ Bà Hành... thì cũng bõ công dịch thuật, mà xưa nay như vậy phỏng được mấy người ?

Hà Nội 19/7/2006

Bài 4: THĂM HÀN SAN TỰ

Đến Tô Châu ai cũng háo hức đi thăm Hàn Sơn Tự. Đó là ngôi chùa do Thiền sư Hy Thiên, pháp danh là Hàn Sơn Tử Giả xây vào khoảng năm Thiên Giám đời Lương, thuộc Nam Triều (Thế Kỷ Vl), tại trấn Phong Kiều bên ngoài Xương môn,phía tây thành Cô Tô (Nay là Tô Châu). Thiền Sư lấy tên hiệu(pháp danh) của mình đặt tên cho chùa"Hàn Sơn Tự" để làm kỷ niệm. Từ đây thiền sư lại vân du đi chơi núi Lạnh(Hàn San) đó là núi Thiên Thai(nơi sinh ra dòng tu Thiên Thai Tông) kết bạn với Thiền sư Thập Đắc Phong Can.Bức hoành phi với bốn chữ đại tự"Hàn Sơn Thập Đắc" có nghĩa là chùa Hàn Sơn lấy tên hai người là Hàn Sơn và Thập Đắc mà lưu danh.

Trải qua nhiều biến động của các triều đại, chùa Hàn San bị binh lửa đời Thanh đốt cháy(năm 1860), đến năm Quang Tự thứ 3(1904) chùa được xây dựng lại với quy mô dáng dấp như còn thấy ngày nay,gồm có : Đại điện, Tàng kinh lâu (lầu chứa kinh), Chung lâu (lầu chuông), Phong giang lâu(lầu ngắm rừng phong bên sông),bi lang(hành lang đặt bia). Điều thú vị là trong sân chùa có đặt tượng thi sĩ Trương Kế, mà theo tục lệ: các tao nhân mặc khách tứ xứ đến viếng chùa ai nấy đều tới vuốt nhẹ vào bàn tay pho tượng với ước nguyện để được tăng thêm nội lực, được chia sẻ một chút hồn thơ...đồng thời trong chùa còn giữ nhiều cổ vật quý giá, trong đó có tấm bia khắc bài thơ nổi tiếng Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế đời Đường(khoảng trước năm 754).

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Dịch thơ:

Trăng tà, tiếng quạ kêu sương
Lửa chài,cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Nguyễn Hàm Ninh
(Trước đây cho là của Tản Đà dịch)
Dịch "Thuyền ai đậu bến Cô Tô" là dịch thoát ý, dịch đúng phải là:

Trăng lặn, sương mờ, nghe tiếng quạ
Lửa chài cây ánh, giấc chưa yên
Cô Tô bên mái Hàn San Tự
Đêm muộn chuông ngân vẳng đến thuyền.

Bùi Khánh Đản

Quạ kêu, trăng xế, sương tuôn
Lửa chài cây bến,giấc buồn ngó nhau
Chùa Hàn San mé Tô Châu
Nửa đêm bỗng tiếng chuông đâu đến thuyền.

Hoài Anh

Sự ra đời của bài thơ: theo giai thoại thì Trương Kế người Tương Châu một lần đi thi trượt (tiến sỹ), theo dòng Vận Hà bắc nam, đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều(bến Cây Phong)bên chùa Hàn San (Hàn San đây là tên chùa, chứ không có núi Lạnh như một số dịch giả suy diễn qua văn bản thơ...vào thời bấy giờ (đời Đường) người ta có"phân dạ Chung"(chuông chia đêm)đánh vào lúc nửa đêm...Thi Sỹ buồn (vì thi trượt)nằm trong thuyền chập chờn bên ngọn lửa của ngư ông(lão đánh cá) giữa trời sương,trăng lặn lảnh tiếng quạ kêu cùng tiếng chuông chùa Hàn San nửa đêm vọng tới...tức cảnh sinh tình, Trương Kế hạ bút hồn cất cánh thơ để lại một Phong Kiều Dạ Bạc lưu truyền hậu thế. Cũng nhờ có thơ Trương Kế mà Hàn San Tự trở nên nổi tiếng hấp dẫn khách năm châu bốn biển được các thi nhân viếng thăm đề vịnh. Xin dẫn một vài ví dụ với đôi câu thơ hay: . Ô đề nguyệt lạc kiều biên tự (Quạ kêu trăng xế chùa bên cầu) Tần Thục - đời Tống. Lãnh tận Hàn San cổ tự phong (Lạnh đến cả cây phong bên chùa cổ Hàn San) Khang Hữu Vi - đời Thanh Còn một điều cực kỳ thú vị nữa là: theo Giáo sư Kiều Thu Hoạch thì thơ Trương Kế không chỉ ảnh hưởng đến thơ Việt (kể cả nhạc Văn Cao) mà còn ảnh hưởng đến cả đời sống văn hoá - ngôn ngữ của người Việt.Số là cái bát canh mà ở Bắc Việt hiện nay vẫn gọi là"bát ô tô", Nam Việt gọi là "tô" thì Đại Nam Quốc Âm tự vị (Sai Gon - 1895) của Paulus Của giải thích là"bát thành Cô Tô làm ra,bát lớn mà khéo".Tuy nhiên ý kiến của Paulus Của chỉ đúng một nửa.Theo ý kiến của giới ngôn ngữ học thì đó chỉ là cái bát có vẽ cảnh Cô Tô theo ý thơ "Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự". Người Bắc Việt nhân đó gọi là bát Cô Tô , rồi gọi chệch là "bát ô tô", còn dân Nam Việt gọi tắt là "bát tô", rồi "tô". Xem thế, đủ thấy sức lan toả về mặt văn hóa của một kiệt tác văn học quả là sâu rộng lắm thay! Tô Châu -

Hà Nội 6-2006

Bài 5: DỊCH SAI

Xưa nay không thiếu gì chuyện"dịch sai".

Có hai lý do:

. Một là do người dịch không hiểu ý tác giả hoặc là vốn chữ nghĩa (cả hai phía ngôn ngữ) không đủ...

. Hai là người dịch kiến thức uyên bác nhưng cố tình dịch sai với một ý đồ riêng (xuyên tạc để phục vụ chủ ý của mình); cũng không ít trường hợp "dịch sai" mà lại thành "hay" rất được phổ biến, để người đời tưởng đó là thật, cứ dùng, không chấp nhận bản "dịch đúng nguyên tác" - xin ví dụ :

1. Trong bài MINH LƯƠNG (vua sáng tôi hiền) của vua Lê Thánh Tông, câu 3 + 4 là:

Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo
Vũ Mục hung trung liệt giáp binh

Dịch đúng là:

Văn chương Nguyễn Trãi lòng soi sáng
Binh giáp Lê Khôi bụng chứa đầy

Dịch sai là:

Ức Trai lòng sáng tựa sao khuê
...

Ở đây Lê Thánh Tông chỉ khen ngợi (Nguyễn Trãi) về mặt tài năng, chứ không nói về nhân cách. "Khuê tảo" là một từ kép đối với"binh giáp"."Khuê" là ngôi sao chủ về văn chương,"tảo" là một loại rong rêu có mầu sắc đẹp đẽ, do đó"khuê tảo" là văn chương đẹp đẽ; nếu chỉ dịch là "sao khuê" tức là bỏ từ "tảo" một cấu thành của từ kép "khuê tảo" là làm lạc mất nghĩa của từ kép này. Lý do: Vua cháu (Lê Thánh Tông) khi minh oan cho Nguyễn Trãi (sau vụ án Lệ Chi Viên) cũng chỉ phong tặng cho là tước Trụ Quốc Tán Trù Bá (kém cái tước Quan Phục Hầu mà vua ông (Lê Thái Tổ) đã ban, là vì "Trẫm phải có trách nhiệm giữ gìn uy tín của triều trước (ông cha)"... Với cách dịch ví sánh Nguyễn Trãi với sao khuê chỉ thấy xuất hiện đầu tiên trong sách Nguyễn Trãi(nhà xuất bản sử học 1963) và trong quyển"Mấy vấn đề sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi (nhà xuất vản khoa học 1963). Nhờ lời dịch sai như trên lại đem đến cho đời một lời bình phẩm sáng giá, một hình ảnh rạng tỏa về con người Nguyễn Trãi. Có lẽ vì thế mà lời dịch, lời thơ dễ được thiên hạ chấp nhận?(lời dịch sai đã đi vào tâm thức của nhân dân).

2. Về bài "Tân Xuất Ngục Học Đăng Sơn"(mới ra tù tập leo núi):

Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc bộ Tây phong lĩnh
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.

Nam Trân dịch:

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây phong lĩnh
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.

Với bút danh T.Lan (Hồ Chí Minh) tác giả đã dịch đúng là:

Mây ôm núi, núi ôm mây
Lòng sông sạch chẳng mảy may bụi hồng
Bùi ngùi dạo đỉnh Tây phong
Trông về cố quốc chạnh lòng nhớ ai.

"Ức cố nhân" = nhớ ai, đây là người yêu của Anh Ba (Nguyễn Tất Thành).

3. Chữ Hán dịch bằng 2 chữ Việt chứa đủ cả Ý, Tình, Sự - Hồ Chí Minh quả là một thi sỹ tài hoa, sử dụng cả hai thứ ngôn ngữ Việt - Hoa vào loại bậc thầy. Giỏi như Nam Trân (1907-1967) 12 tuổi đã thông Hán văn trường Ốc, rồi đỗ Tú tài, làm tới Tá Lý Bộ Lại (trước 1945) sau này làm viện phó viện văn học, tác giả nổi tiếng với tập thơ "Huế đẹp và thơ"... Thế mà so về Thơ (Thi tài) xem ra còn thua Hồ Chí Minh 1 bậc (1*) - tuyệt vời thay!

Góc thành Nam Hà Nội 5-4-2006

1, 2, 3, 4, 5

Nguyễn-Khôi @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site